Matt Mahan

ads header

Breaking News

Sacramento Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

Tưởng niệm cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và các anh hùng sát cánh đấu tranh cùng Giáo sư
Sacramento Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

Ngày 26 tháng 8 năm 2016

H,

Vào lúc 11 giờ 15 phút sáng ngày Thứ Bảy, 20-8-2016, buổi tưởng niệm cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và các anh hùng sát cánh đấu tranh cùng Giáo sưđã được tổ chức tạiStockton Boulevard Partnership, 5625 Stockton Blvd., Sacramento, CA 95824.

Tiếp theo phần nghi thức chào cờ và tưởng niệm trước bàn thờ Tổ Quốc và di ảnh cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Giáo sư Trần Minh Xuân, đại diện ban tổ chức, được mời lên diễn đàn chào mừng quan khách và các phái đoàn tham dự đến từ xa như cácphái đoàn của Khu hội Cựu tù nhân Chánh trị Stockton, Hội Cao niên Diên Hồng Oakland, Thanh niên Sinh viên Cờ Vàng San Jose, Sinh viên San Francisco…; cùng một số vị từ xa như Đức quốc, Canada, Úc châu, các tiểu bang xa nhưNew York, Delaware, Texas… có email, điện thoại, gởi thư thăm hỏi, gởi bài tham luận [xem trong phần phụ đính 6, 7, 9 và 9] và chúc buổi lễ thành công [xem hình quan khách tham dự].

Quan khách tham dự
Sau đó, Giáo sư Xuân đã nói qua vài nét đặc biệt về Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy rất đáng được lưu ý. Ông cho biết Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy sinh ngày 2 tháng 11 năm 1924 tại Chợ Lớn, nhưng tổ quán ở Tân Uyên, Biên Hòa, Nam Việt Nam, qua đời ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Paris, Pháp Quốc, trên đường đến Hòa Lan tham dự Đại hội Liên Minh Dân Chủ Việt Nam toàn thế giới với sự có mặt của vài thành viên đang âm thầm hoạt động ở quốc nội [xem Di cải II). Giáo sư Huy làm thơ ký bút hiệu Đằng Phương, hoạt động chánh trị lấy bí danh Hùng Nguyên. Ông họctrường Pétrus Trương Vĩnh Ký, thi đậu bằng Trung Học. Sau đó tự học thi đậu bằng Tú Tàị.Qua Pháp học ở Đại học Paris.Năm 1963 đậu Tiến sĩ Chính trị học [tối ưu] tại Đại học Luật khoa và Khoa học Kinh tế, viện Đại học Paris.Ông từng là Khoa trưởng Luật khoa và Khoa học Xã hội Cần Thơ. Giáo sư chuyên về Luật Hiến Pháp, Bang giao Quốc tế, thông thạo Pháp, Anh và Hán văn. Ông dạy hầu khắp các trường đại học tại Việt Nam, kể cả các trường Cao đẳng Quốc phòng, Tham mưu cao cấp, và Đại học Chiến tranh Chính trị… Từ năm 1976, những năm lưu vong, Ông là Phụ khảo tại Đại học Luật khoa Harvard.

Giáo sư Trần Minh Xuân (ông giáo Già)
Những năm cuối cùng tại Việt Nam, ông là Tổng thư ký Phong trào Quốc gia Cấp tiến [Chủ tịch là Giáo sư Nguyễn Văn Bông] và Đồng Chủ tịch Liên minh Quốc gia Dân chủ Xã hội gồm 6 chính đảng đối lập. Năm 1964 Ông thành lập đảng Tân Đại Việt và lãnh đạo đảng cho đến khi qua đời.

Trên bình diện văn hóa, Giáo sư Xuân [xem hình] cho biếtGiáo Sư Huy đã để lại một công trình sáng tác đồ sộ gồm hàng chục tác phẩm lẫy lừng, trải dài trên nhiều lãnh vực khác nhau. Để khỏi mất nhiều thì giờ ông xin quan khách xem tiểu sử Giáo sư Huy có ghi trong các quyển “Di cáo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy”được ban tổ chức kính biếu quan khách tham dự buổi lễ. Tuy nhiên,xin được ghi lại đây một số tác phẩm tiêu biểu như:

• Thơ Hồn Việt,
• Quốc Triều Hình Luật,
• Dân Tộc Sinh Tồn,
• Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung,
• Hàn Phi Tử,
• Lịch Sử Các Học Thuyết Chánh Trị,
• Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chánh Trị Trung Quốc Cổ Thời
• …………….…

Cho tới nay bài thơ “Anh hùng vô danh” trong tập“Thơ Hồn Việt”được coi như bất tử [có để ở bàn tiếp tân và xem trong phần phụ đính 4], trong đó có những câu được nhiều người thuộc nằm lòng như:

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
……………………
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang phiêu dạt dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,…
Trọn bài thơ “Anh Hùng Vô Danh” [xem phụ đính 4] đã được anh Nghĩa trong phái đoàn Stockton diễn ngâm hết sứcđiêu luyện khiến người nghe vô cùng xúc động.

Bên cạnh đó, khi nói tới 13 liệt sĩ của Việt Nam Quốc Dân Đảng lên máy chém Giáo sư đã thấy:…Tử thần kính cẩn đứng ghi tên / Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc(trong bài “Ngày tang Yên Bái”) khiến người nghe vô cùng cảm khái.

Đặc biệt, trong lễ tưởng niệm, ngoài việc tưởng niệm Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, ban tổ chức cũng đồng thời tưởng niệm các anh hùng từng sát cánh đấu tranh cùng Giáo sư như:

• Bác sỹ Nguyễn Tôn Hoàn và hiền nội [Phan thị Bình],
• Giáo sư Nguyễn Văn Bông, Giáo sư Nguyễn Đình Huy, Giáo sư Đồng Tuy,

Các tướng lãnh:
• Trần Văn Nhựt, Lê Quang Lưỡng, Đỗ Kiến Nhiễu,Chung Tấn Cang,Diệp Quang Thủy.

Các dân biểu:
• Nhan Minh Trang,Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, Trương Vĩ Trí, Phạm Văn Trọng.

Các nhơn sĩ:
• Nguyễn Văn Tại,Trần Văn Chiêu,Cao Minh Châu, Dương Quang Tiếp, Nguyễn Văn Hữu, Nguyễn văn Nghiệp,Nguyễn Văn Khiêm, Dương Quang Thừa, Trần Thúc Vũ, Trần Quang Liêm, Hồ Văn Quí,Hồ Văn Phàng,Lê Quốc Quân,Nguyễn Đình Phúc,Phạm Văn Hy,Huỳnh Hữu Thọ,Trần Công Nghị,Đỗ Như Thân,Trần Quang Minh,Trần Quang Trí,…….…..

Đặc biệt ban tổ chức đã nghiêm trang tưởng niệm anh Nguyễn Văn Hoàng,Giáo sư Phụ khảo của trường Cao Đẳng Thương Mãi Minh Trí [Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là một thành viên sang lập], người Chủ tịch Mặt Trận Tự Do Cứu Quốc Việt Nam bị Việt Cộng xử bắn tại Trung tâm Huấn luyện Quang Trung ngày 31-5-1983, một môn sinh ưu tú, cũng là một đồng chí trung kiên của Giáo sư. Khi hay tin, Giáo sư Huy có ngay lời phân ưu trên báo Tự Do Dân Bản; và tại Houston, Texas, ngày 26-11-1983 Giáo sư Huy làm ngay bài thơ “Điếu Một Môn Sinh”, trong đó có những câu đầy xúc động [xem toàn bài trong phần phụ đính 5]:
…………………….
Nhưng giữa phong ba nỗi bất ngờ
Trên đường tranh đấu rủi sa cơ
Trò đà ngã gục ngày hôm ấy
Và chết hiên ngang dưới bóng cờ
Nghe tin trò đã phải hy sinh
Xao xuyến trong tâm mối nghĩa tình
Thầy thấp nén hương thờ liệt sĩ
Cho nhà ái quốc cựu môn sinh
…………………………….
Suối vàng trò hãy cứ an tâm.

Ông Vương Từ Mỹ (thứ 2 từ trái)
Đặc biệt hơn nữa là tưởng niệm anh Vương Từ Mỹ [hình ngồi mặc áo sọc ngang], cựu sinh viên khóa 3 trường Bộ Binh Thù Đức, nguyên Chánh sự vụ Nha Sưu tầm tài liệu Phủ Thủ tướng, vừa qua đời ngày 20-6-2016 tại San Francisco, mà ái nữ của anh là cô Vương Kim Ánh, một sinh viên ưu tú, sẽ thuyết trình về chuyện “Tiếp nối con đường Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy” trong buổi lễ tưởng niệm. CôÁnh cho biết:

“Sau khi con đến Mỹ, Ba con thường than phiền trong thời gian sau này tổ chức thiếu thành phần trẻ tham gia các hoạt động chống lại sự cai trị gian ác của Việt cộng độc đảng độc tài nơi quê nhà; và mong muốn lớp người trẻ dấn thân phục vụ đất nước nhiều hơn. Do con rất ngưỡng mộ Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và thán phục con đường đấu tranh ôn hòa nhưng quyết liệt của Giáo sư Huy cũng như lý tưởng cả cuộc đời của Ba nên con đã nói với chồng con là anh Nguyễn Hữu Tuấn cùng có mặt ở đây hôm nay, ý muốn được tham gia các hoạt động của Ba và các bác các chú theo con đường đấu tranh chống cộng sản cai trị cả nước bằng độc đảng độc tài, đấu tranh cho độc lập tự do, cho nền dân chủ pháp trị cho đất nước Việt Nam, đấu tranh cho dân tộc sinh tồn mà chính Ba đã cùng Giáo sư tham gia lúc thiếu thời theo lý tưởng của đảng trưởng Trương Tử Anh. Do đó con đã ngỏ ý xin Ba cho vợ chồng con tham gia vào các hoạt động của tổ chức bên cạnh Ba. Ba rất mừng khi được biết ý muốn của con chúng con và Ba đã thu xếp cho con và chồng con được tuyên thệ vào đảng Tân Đại Việtngày 24 tháng 11 năm 2012 để làm thế hệ tiếp nối con đường đấu tranh đang chờ được thành tựu của Ba và Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy [xem hình banner của ‘Tuổi trẻ cờ vàng’ bày tỏý nguyện ‘3 thế hệ một tấm lòng quyếttâm bảo vệ tổ quốc’. Từ đó, con rất hân hạnh được chồng con tham gia vào các hoạt động của Ba bên cạnh các bác, các chú, đặc biệt trong các phiên họp của tổ chức mà con cùng chồng con đưa Ba đi họp…”[Xem toàn văn và hình trong phần phụ đính 1].


Sau đó, anh Nguyễn Hữu Sơn, một cựu sinh viên Học viện Quốc gia Hành Chánh được mời nói chuyện về “Con đường Dân Tôc Sinh Tồn của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy”. Trong bài phát biểu của mình ông Sơn cho biết: Ởtrang 5, quyển 2, bộ Dân Tộc Sinh Tồn (DTST) đã viết: “Nhân dân VN phải tự hào về một chủ thuyết dân tộc do người VN đề xuất, vì quyền lợi của nhân dân và tổ quốc VN. Ở ngưỡng cửa thế kỷ 21 này, vào lúc chủ nghĩa ngoại lai cộng sản đã phá sản, chủ nghĩa thần quyền lạc hậu gây tang thương đẫm máu, chủ nghĩa 'DTST' phải chiếm lĩnh vị trí ý thức hệ chỉ đạo để hồi phục đất nước trên mọi lãnh vực, nhất là xây dựng lại niềm tự hào dân tộc và dân chủ tự do.'' [Cũng xin xem toàn văn và hình trong phần phụ đính 2].

Trong phần phát biểu của quan khách hiện diện, song song với ông Hội trưởng Hội Cao niên Trần Gia Tường vàTiến sĩ Nguyễn Khắc Leecùng bày tỏ lòng ngưỡng mộ và ca ngợi công lao của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy; cựu Dân biểu Trần Minh Nhựt, cựu Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn, đã hùng hồn kể lại những chi tiết rất đáng quan tâm về Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy mà ông là Trưởng ban Vận động thành lập, đồng thời với những kỷ niệm không quên đối với Giáo sư Huy, xin trích một đoạn ông nói về kỷ niệm này như sau:

Thanh niên Sinh viên Cờ Vàng đang trình diễn hợp ca
“Tại Việt Nam, ngay khi tin GS Nguyễn Ngọc Huy qua đời được Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA loan báo, một số Anh Em tôi vừa ra khỏi nhà tù VC sau hơn 13 năm khổ sai , Cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, Cựu Đại tá Dân Biểu Nhan Minh Trang, Cựu DB Phạm Văn Trọng , Cưu DB Trương Vỹ Trí, tôi, Cựu DB Trần Minh Nhựt... đã cùng một số Chiến hữu Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến và các Đồng chí Đảng Tân Đại Việt còn kẹt lại trong nước, âm thầm tổ chức một Buổi Lễ Cầu Siêu cho Cố GS tại một ngôi chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất tại Gò Vấp, Gia Định rất trang nghiêm và nhiều xúc động không ai kềm giữ được giọt lệ tiếc thương người quá Cố !!!”[Xin xem hìnhvà toàn văn bài phát biểu trong phần phụ đính 3].

Xen kẻ giữa các bài phát biểu, và tiếp theo sau phần phát biểu, các anhem Thanh niên Sinh viên Cờ Vàng đã trình diễn các màn hợp caxuất sắc với phần chủđộng của anh Minh Huy, các côDiễm Trang, Mỹ Phượng, và với phần phụ họa hào hứng của một số khách tham dự vô cùng xuất sắc.Ngoài ra cũng được biết thêm là toán Tuổi Trẻ Cờ Vàng cũng có quà tặng cho các diễn giả và ban tổ chức để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và lưu niệm ngày tưởng niệm cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

Buổi lễ kết thúc vào lức 2 giờ chiều sau phần ăn nhẹ và thưởng thức ca nhạc đấu tranh do Thanh niên Sinh viên cờ vàng hợp ca với sự phấn khởi tham dự của quan khách.

Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

*********************************************

Phụ đính 1

Phát Biểu Của Vương Kim Ánh

Kính thưa quý bác, quý chú,

Kính thưa quý vị,

Cô Vương Kim Ánh đang phát biểu
Con là Vương Kim Ánh [xem hình], con của ông Vương Từ Mỹ, một đồng chí kỳ cựu của Đảng Tân Đại Việt vừa qua đời ở San Francisco hồi tháng 6 năm 2016 vừa qua, được ban tổ chức tưởng niệm cùng với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và các vị từng sát cánh đấu tranh với Giáo sư Huy.

Kính thưa quý vị,

Lúc GS còn sanh tiền có đôi lần con được hân hạnh gặp cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy khi còn ở VN trước năm 1975 mà con còn được gọi Người bằng danh xưng thân thương như trong gia đình là “ Bác Ba Huy”. Con còn được nghe Ba Mẹ nói rất nhiều về Giáo sư và những tấm gương sáng của Giáo sư trong tình đồng chí và trong những hoạt động của Giáo sư trong nỗ lực xây dựng quốc gia trước những khuyết điểm của nền dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa, xây dựng nền dân chủ pháp trị trước những tuyên truyền bịp bợm của cộng sản nhưng lại được một số người tin nghe khiến Cộng sản Bắc Việt xâm lăng được Miền Nam Việt Nam.

Tuy con không được gần gũi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhưng những tấm gương sáng của Giáo sư ảnh hưởng nhiều đến những suy nghĩ của con, ảnh hưởng đến sanh hoạt của con khi trưởng thành trong gia đình. Con không được gần gủi Giáo sư nhưng rất may mắn cho con là thường xuyên được Ba Mẹ nói nhiều về những hoạt động của Giáo sư lúc Người còn sanh tiền, lúc Ba con thường xuyên làm việc với Người ngay từ lúc đầu tham gia vào đảng Đại Việt; đặc biệt là con được thường xuyên gặp gỡ các đồng chí của Ba và được biết nhiều về những buổi họp của GS và Ba con lúc còn ở Sàigon. Ba còn đưa con đi xem những lần rước đuốc của Phong trào Quốc Gia Cấp Tiến tổ chức ngày xưa.

Sau khi con đến Mỹ, Ba con thường than phiền trong thời gian sau này tổ chức thiếu thành phần trẻ tham gia các hoạt động chống lại sự cai trị gian ác của Việt cộng độc đảng độc tài nơi quê nhà; và mong muốn lớp người trẻ dấn thân phục vụ đất nước nhiều hơn. Do con rất ngưỡng mộ Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và thán phục con đường đấu tranh ôn hòa nhưng quyết liệt của Giáo sư Huy cũng như lý tưởng cả cuộc đời của Ba nên con đã nói với chồng con là anh Nguyễn Hữu Tuấn cùng có mặt ở đây hôm nay, ý muốn được tham gia các hoạt động của Ba và các bác các chú theo con đường đấu tranh chống cộng sản cai trị cả nước bằng độc đảng độc tài, đấu tranh cho độc lập tự do, cho nền dân chủ pháp trị cho đất nước Việt Nam, đấu tranh cho dân tộc sinh tồn mà chính Ba đã cùng Giáo sư tham gia lúc thiếu thời theo lý tưởng của đảng trưởng Trương Tử Anh.

Do đó con đã ngỏ ý xin Ba cho vợ chồng con tham gia vào các hoạt động của tổ chức bên cạnh Ba. Ba rất mừng khi được biết ý muốn của con chúng con và Ba đã thu xếp cho con và chồng con được tuyên thệ vào đảng Tân Đại Việt ngày 24 tháng 11 năm 2012 để làm thế hệ tiếp nối con đường đấu tranh đang chờ được thành tựu của Ba và Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

Từ đó, con rất hân hạnh được chồng con tham gia vào các hoạt động của Ba bên cạnh các bác, các chú, đặc biệt trong các phiên họp của tổ chức mà con cùng chồng con đưa Ba đi họp.

Kính thưa quý vị,

Con rất mừng khi trong các phiên họp được nghe báo cáo về những thuận lợi trong cuộc đấu tranh chống giặc Tàu xâm lăng và sự cai trị hà khắc của Việt cộng nơi quê nhà với sự dấn thân của lớp người trẻ như vợ chồng con, những người đã đạp qua sự sợ hãi bị công an đàn áp, tận dụng mọi phương tiện truyền thông tân tiến như internet, facebook, cell phone… liên tục lên án Trung cộng và Việt cộng, hăng hái tham gia các cuộc biểu tình mỗi khi có dịp, đặc biệt là gần đây đòi hỏi trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam, đòi hỏi nhà nước phải làm sạch biển, trả biển sạch lại cho ngư dân Việt Nam, mà kết quả điển hình trước mắt là sự nhận tội của cả Formosa và một số cấp lãnh đạo Việt cộng có liên quan đến nội vụ. Những việc đó phù hợp với con đường đấu tranh của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy trong mặt trận thứ nhứt là quốc nội của Phương trình Nguyễn Ngọc Huy.

Tại hải ngoại, những thành quả vô cùng ngoạn mục đặc biệt trên các lãnh vực vinh danh Cờ Vàng, ôn hòa vận động nhiều thành phố cấm các cấp lãnh đạo Việt Cộng đến đó. Đông đảo người Quốc gia Việt Nam hải ngoại cũng hăng hái tham gia các cuộc biểu tình khiến bất cứ vị lãnh đạo Việt cộng nào đến gặp các vị lãnh đạo ở các nước tự do như Mỹ, Úc… phải nhục nhã vào ra bằng cửa hậu.

Trên phương diện quốc tế, các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng liên tục lên án và áp lực nhà cầm quyền Việt cộng phải tôn trọng nhân quyền, lên án mọi áp chế của Việt cộng đối với các cuộc đấu tranh ôn hòa của lớp người trẻ, của các tổ chức xã hội dân sự, của các blogger… và dồn dập đòi hỏi chúng phải trả tự do cho những người tù lương tâm. Nó cũng phù hợp với cuộc đấu tranh khôn ngoan mà đảng Tân Đại Việt theo đuổi theo đúng con đường đấu tranh được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy vạch ra lúc sanh tiền.

Thì giờ không cho phép con nói nhiều nên xin phép các bác, các chú, xin phép quý vị cho con được tạm kết thúc, hôm nay đứng trước hương linh của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, trước hương linh của Ba con, các chú bác và các anh hùng dân tộc, con xin nguyện noi theo con đường đấu tranh từng được Giáo sư vạch ra, con đường ôn hòa đấu tranh cho độc lập tự do cho quê hương Việt Nam bên kia biển Thái Bình và cho dân tộc Việt Nam sinh tồn.

Cám ơn các bác, các chú, cám ơn quý vị đã lắng nghe; và trân trọng kính chào quý vị.

Vương Kim Ánh

*********************************************

Phụ đính 2

Con đường''Dân tộc sinh tồn của GS Nguyễn Ngọc Huy''
Nguyễn Hữu Sơn
Ông Nguyễn Hữu Sơn nhận áo có hình cờ vàng ba sọc đỏ từ Thanh niên Sinh viên Cờ Vàng
Kính thưa quý vị,

Hôm nay trước khói hương nghi ngút, chúng ta tưởng niệm các bậc tiền nhân đã tranh đấu và đã hy sinh cho đất nước. Chúng ta lần dỡ lại những trang sử đấu tranh của họ để mưu cầu sự sinh tồn tự do của dân tộc mà họ đã từng nêu cao cho ngọn đuốc đấu tranh.

Nói đến''Dân Tộc Sinh Tồn'' là nói đến lý tưởng dân tộc cao đẹp mà GS Huy và các đồng chí của ông đã theo đuổi từ lúc thanh niên cho đến lúc lìa đời, đó là con đường bảo vệ Tổ Quốc, tức là bảo vệ Giang sơn và bảo vệ giống nòi, giành lấy sự độc lập, tự do cho dân tộc, trước sự xâm lăng bất cứ từ đâu dến. Dân tộc Sinh Tồn, bốn chữ này là gợi lên tinh thần dân tộc, một ý chí đấu tranh để bảo vệ sự sống còn, độc lập và tự do của giống nòi. Bốn chữ ''DTST'' không bao gồm ý nghĩa DT Thống Trị mà các đế quốc theo chủ nghĩa dân tộc trước đây, (như các nước Phát xít Đức, Ý, Nhật) đã xử dụng để theo đuổi và gây ra Cuộc Thế Chiến thứ Hai. ''DTST'' chỉ mang ý nghĩa tiêu cực hơn, đó là đấu tranh ''giành quyền dân tộc tự quyết'' mà Hiến Chương LHQ đã công bố và thừa nhận là một quyền chánh đáng của các dân tộc [Xem hình ông Nguyễn Hữu Sơn vui vẻnhận áocó hình cờ vàng ba sọc đỏtừ Thanh niên Sinh viên Cờ Vàng].

Ông Sơn cho biết, theo GS Huy, trong bộ sách DTST, Giáo sư đã dày công nghiên cứu các học thuyết đông tây, kim cổ và nhận thấy rằng chỉ có học thuyết DTST là thích hợp cho cuộc đấu tranh của dân tộc VN, để tranh đấu giành độc lập cho nước nhà, bảo vệ sự tòan vẹn lãnh thổ, đồng thời tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền dưới ách cai trị độc tài của Cộng Sản.Trang 5, quyển thứ hai của bộ sách Chủ nghĩa DTST đã viết:

''Chủ nghĩa DTST là một hệ thống tư tưởng về triết học và chính trị do nhà cách mạng Trương Tử Anh công bố ngày 10/12/1938, vì ông nhận thấy: ''Những triết thuyết, những chủ nghĩa đương thời đều không thích hợp với dân tộc VN và đều có sai lầm''. (Trích trang 5, Quyển 2, bộ DTST).

Nơi trang bìa chót của Bộ DTST, GS N N Huy đã viết Lời Kết Luận của Bộ DTST như sau:

''Với tánh cách khoa học của nó, chủ nghĩa DTST không hẹp hòi như những chủ nghĩa quốc gia cổ điển. Nó không chủ trương xem quốc gia là một thực thể trừu tượng thiêng liêng mà người phải phụng thờ một cách mù quáng, vì chủ trương này thường đưa đến những lạm dụng quá đáng, bắt đại chúng làm nô lệ cho một người hay một dòng họ.
''Chủ nghĩa DTST chủ trương xem quốc gia là một tổ chức đặt ra để giúp vào sự sinh tồn của người. Nếu người phải phụng sự quốc gia , đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết thì đó là vì quyền lợi quốc gia là quyền lợi của tất cả mọi người, vì sự sinh tồn của người với tư cách là người , bao giờ cũng phải được xem là cứu cánh sau cùng của xã hội.
''Như thế, DTST, chủ nghĩa quốc gia khoa học, tuy có khi cũng phải kêu gọi người hy sinh cá nhân mình, vẫn tôn trọng nhân phẩm của người và vẫn nghĩ đến cá nhơn. Xét các nguyên lý căn bản của nó, ta sẽ thấy rằng nó công nhận những phần tốt đẹp của các chủ nghĩa hướng về việc phụng sự cá nhơn.
''Nó chấp nhận những tự do căn bản của người: tự do thân thể, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng,v. v.. . vì nó cho rằng những tự do này hết sức cần thiết cho sự sinh tồn của người.'' (Trích trang bìa chót của Bộ DTST, quyển 2, Gió Đông phát hành, tái bản lần 6 năm 2006 , tại California, USA.)

Trang 5, Quyển 2, bộ DTST, đã viết:

''Nhân dân VN phải tự hào về một chủ thuyết dân tộc do người VN đề xuất, vì quyền lợi của nhân dân và tổ quốc VN. Ở ngưỡng cửa thế kỷ 21 này, vào lúc chủ nghĩa ngoại lai cộng sản đã phá sản, chủ nghĩa thần quyền lạc hậu gây tang thương đẫm máu, chủ nghĩa ''DTST'' phải chiếm lĩnh vị trí ý thức hệ chỉ đạo để hồi phục đất nước trên mọi lãnh vực, nhất là xây dựng lại niềm tự hào dân tộc và dân chủ tự do.''

Trân trọng kính chào quý vị và cám ơn quý vị đã vui lòng lắng nghe.

Nguyễn Hữu Sơn (08/2016)
Cựu Sinh viên QGHC, Sài gòn.

*********************************************

Phụ đính 3

Phát biểu của Luật sư Trần Minh Nhựt Cựu Dân Biểu VNCH

Luật sư Trần Minh Nhựt Cựu Dân Biểu VNCH đang phát biểu
Kính thưa toàn thể quý vị,

Hôm nay , ngày Thứ Bảy, 20 tháng 8, năm 2016, toàn thể Đồng Hương VN chúng ta có mặt tại đây, Sacramento, Thủ Phủ của TB California, Hoa Kỳ để tưởng niệm một người con ưu tú của Dân Tộc Việt Nam , Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy .

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời ngày 28-7-1990 tại Paris, Pháp quốc vì bạo bịnh. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy mất trên đường tham dự Đại hội Liên Minh Dân chủ Việt Nam toàn thế giới được tổ chức tại Hòa Lan. Tính đến nay đã 26 năm. Sau khi Ông mất, ngoài thân tộc của Ông còn có một số đồng chí và đồng môn với Ông đã có di ảnh thờ trong nhà nên năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày này song song với con cháu trong gia đình cúng giỗ và các tổ chức chánh trị do Giáo sư lãnh đạo khắp nơi trên thế giới đều tổ chức Lễ Tưởng Niệm mở rộng với đổng hương VN cùng tham dự .

Năm nay, Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy tổ chức nơi đây lễ tưởng niệm nhằm mục đích tưởng nhớ Giáo sư và những đóng góp của Người Con ưu tú của Dân Tộc mà trọn đời đã hy sinh tận tụy đấu tranh cho một quốc gia Việt Nam độc lập, tự do, cho nền dân chủ pháp trị cho dân tộc Việt Nam. Sự hy sinh đấu tranh của GS Nguyễn Ngọc Huy cho Dân Tộc VN thật hào hùng và vĩ đại khiến khi hay tin Ông mất, Vị Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush chia buồn với nội dung là ....Không những Ông đã phục vụ cho Dân Tộc VN mà còn phục vụ cho dân chúng Hoa Kỳ và còn là tấm gương PHỤC VỤ ĐỐI VỚI CÁC THẾ HỆ MAI SAU !!! Hơn thế, Tại một buổi họp Quốc Hội Canada, chính khách nổi tiếng, Dân Biểu David Kilgour đã mạnh mẽ ca ngợi ...Cố GS NGUYỄN NGỌC HUY là một MAHATMA GANDHI CỦA VIỆT NAM !!! Điều không ít người VN tỵ nạn chúng ta ngạc nhiên là Vị Giáo Sư người Mỹ thông thạo tiếng Việt, thâm cứu Văn Học và Lịch Sử VN , GS Stephen B. Young luôn thể hiện sự kính trọng và khâm phục tinh thần hy sinh, đạo đức trong sáng và kiến thức uyên bác của GS Nguyễn Ngọc Huy mà cho đến nay trong nhiều bài viết về VN Ông vẫn luôn nhắc đến lập trường Ái Quốc, DÂn Tộc không CS cùa Cố GS NNH !!!

Tin GS Nguyễn Ngọc Huy vĩnh viễn ra đi lúc bấy giờ đã gây sự thương tiếc , cảm phục và sự mất mát to lớn cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CSVN trong cộng đồng tỵ nạn VN chúng ta . Ký giả Lô Răng cho rằng ....Mất mát này là to lớn nhất của Người Quốc Gia Hải Ngoại !!!Cưu Dân Biểu VNCH Dương Thanh Tồn vinh danh Cố GS Nguyễn Ngọc Huy là DANH NHÂN THỜI ĐẠI CHÚNG TA !!! Ông Phạm Nam Sách, Cựu Nghị Sĩ VNCH với nổi tiếc thương và cảm mến sự đóng góp to lớn của Cố GS qua bài viết “SUỐI TUÔN GIÒNG LỆ“. Nhiều nhiều không kể siết lúc bấy giờ của mọi giới đồng bào biểu tỏ nổi tiếc thương và sự mất mát to lớn trong CUỘC ĐẤU TRANH CỦA DÂN TỘC VN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC về NGỌN HẢI ĐĂNG NGUYỄN NGỌC HUY VỤT TẮT!!!

Tại Việt Nam, ngay khi tin GS Nguyễn Ngọc Huy qua đời được Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA loan báo, một số Anh Em tôi vừa ra khỏi nhà tù VC sau hơn 13 năm khổ sai , Cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, Cựu Đại tá Dân Biểu Nhan Minh Trang, Cựu DB Phạm Văn Trọng , Cưu DB Trương Vỹ Trí, tôi, Cựu DB Trần Minh Nhựt... đã cùng một số Chiến hữu Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến và các Đồng chí Đảng Tân Đại Việt còn kẹt lại trong nước, âm thầm tổ chức một Buổi Lễ Cầu Siêu cho Cố GS tại một ngôi chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất tại Gò Vấp, Gia Định rất trang nghiêm và nhiều xúc động không ai kềm giữ được giọt lệ tiếc thương người quá Cố!!!

Đã 26 năm trôi qua, hơn một phần tư đời trăm năm con người, không những chúng ta hôm nay có mặt tai đây mà nhiều nơi khắp thế giới tổ chức Tưởng Niệm Cố GS Nguyễn Ngọc Huy, tuy tro xác ông đã gởi theo đòng Đại Dương , nhưng kho tàng di sản mà Ông để lại cho Hậu thế rất to lớn từ Văn Học, Văn Hóa, Giáo Dục, Chính Trị, Ngoại Giao, Quân Sự là vô giá nhất là LÝ TƯỞNG DÂN TỘC SINH TỒN là khắc tinh của chủ nghĩa CS mà Đại Gia Đình NGUYỄN NGỌC HUY tiếp tục thục hiện không ngừng nghĩ !!!

Nhân dịp này chúng tôi muốn thưa rõ: Khác với gia đình Nguyễn Ngọc Huy chỉ gồm con cháu và những người thân trong giòng họ Nguyễn Ngọc Huy, Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy bao gồm những người có liên quan đến Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, như những đồng nghiệp từng sanh hoạt với giáo sư, tuy ở nhiều lãnh vực khác nhau nhưng rất mến mộ giáo sư, họ cũng là những môn sinh từng học qua với giáo sư, rất thương mến giáo sư, họ cũng là những người có cơ duyên gần gủi giáo sư thương mến giáo sư, thán phục tài năng đức độ của giáo sư, ủng hộ cuộc đấu tranh của giáo sư.

Đây không phải là một tổ chức chánh trị có đầy đủ cơ chế của một tổ chức có điều lệ và nội quy như một tổ chức hợp pháp, có bầu cử và ứng cử các chức vụ. Do đó, mọi người, nếu muốn có thể là một thành viên trong Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy, cùng sanh hoạt bên nhau trong tình thân thiết của một người trong đại gia đình.

Ký ức sâu đậm và kỷ niệm khó quên là trước đây, năm 2008, tại thành phố Vocouver, Candada, chúng tôi đã đặt nền móng và hình thành ĐẠI GIA ĐÌNH NGUYỄN NGỌC HUY với cá nhơn tôi là Trưởng ban vận động cùng với 2 phó ban là Giáo sư Trần Minh Xuân, có mặt nơi đây, và ông Nguyễn Hữu Ninh, cư ngụ tại Vancouver, đương nhiệm Chủ tịch Liên Minh Dân chủ Việt Nam.

Trong buổi ra mắt ban vận động tại Vancouver ngày đó, cá nhơn tôi và Giáo sư Trần Minh Xuân đã trình bày “Tâm nguyện Nguyễn Ngọc Huy” mà giáo sư cưu mang lúc sanh tiền, cưu mang trên đường tranh đấu cho đến khi qua đời, và chúng tôi, những kẻ cùng mang tâm nguyện đó cố gắng thực hiện và duy trì sao cho tâm nguyện đó được hoàn mãn.

Cho tới nay, con đường giáo sư đi chưa tới, nhưng chưa tới không có nghĩa là không tới; khi con đường đang ngày càng ngắn lại theo từng bước lùi của Cộng sản Việt Nam.

Để thấy rõ bước lùi của Việt cộng, hày nhìn xã hội Việt Nam trong thời gian dài hơn 10 năm từ ngày CSBV hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam VN ngày 30-4-1975, tức từ năm 1975 tới năm 1986, chúng cai trị Miền Nam bẳng độc đảng độc tài, chúng muốn làm gì thì làm, muốn bắt ai thì bắt, muốn tịch thu tài sản của ai thì cứ tịch thu, muốn giết ai thì giết, mốn bỏ tù ai thì bỏ tù, từ phường tới quận chỗ nào cũng có thể là nhà tù. Thế hệ chúng ta là Chứng nhân lịch sử thời CS hẵn không bao giờ quên các chính sách ma quái với các tên Hộ Khẩu, Lý Lịch, Học Tập, Cảii Tạo Thương Nghiệp, Đổi tiền, Đánh Tư Sản , Đi Vùng Kinh Tế Mới .....!!! Nhưng đến nay, Bọn cầm quyền VC không còn có thể đè đầu cưởi cổ, bóp nghẹt sinh lộ của Dân tộc được , người dân trong nước công khai qua LOA MIỆNG đến Diễn Đàng Cá nhân Internet , thể hiện không còn sợ CS như trước đây !!! Do Đâu , Do Đâu ??? Chắc chắn không phải do bọ VC thương dân thương nước mà cởi mở trói buộc cho dân mà do Công Cuộc Đáu Tranh bền bỉ của cả Dân Tộc trong và ngoài nước để vạch trần sự lừa bịp , dối trá, tham nhũng, Buôn Dân Bán Nước, đưa Đại Họa Mất Nước vào tay Tàu Cộng gần kề !!!

Sau 41 năm tuy cuộc tranh đấu cứu dân cứu nước của Dân Tộc VN chưa đạt kế quả cuối cùng, VC vẫn còn cầm quyền, nhưng con đường đấu tranh theo “Phương trình Nguyễn Ngọc Huy”, tức đấu tranh đồng bộ trên 3 mặt “Quốc nội”, “Hải ngoại” và “Quốc tế” mà chúng ta bền bỉ thực hiện đã khiến VC càng lúc càng lùi mau và SINH LỘ CỦA DÂN TỘC đã thể hiện rõ nét qua:

1. Ở Quốc nội, cuộc đấu tranh đòi nhân quyền, đòi độc lập, tự do, dân chủ pháp trị của các tổ chức xã hội dân sự, của các blogger, đặc biệt là của lớp người trẻ sử dụng các phương tiện truyền thông tân tiến như internet, facebook, cell phone… đã khiến bọn cầm quyền điên đầu, bớt lộng hành trong việc áp chế người dân…

2. Ở Hải ngoại cuộc đấu tranh cho chánh nghĩa Quốc gia Việt Nam chống cộng cũng gặt hái những thành quả ngoạn mục, từ làm sống lại lá cờ Quốc gia nền vàng ba sọc đỏ, khiến bài Quốc ca “Nầy công dân ơi…” lúc nào cũng vang vọng trong các buổi họp mặt đông người; đặc biệt chuyện yểm trợ cuộc đấu tranh ở Quốc nội lúc nào cũng sinh động nhịp nhàng, như gần đây là cuộc đấu tranh đòi trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam, đòi biển sạch…

3. Về mặt trận Quốc tế, Cộng Đồng Hảii Ngoại bền bỉ, vận động nhịp nhàng các tổ chức quốc tế lên án Việt cộng vi phạm nhân quyền, đòi CSVN phải trả tự do cho những người tù lương tâm luôn là những lực đẩy khiến VC luôn ở thế bị động khi phải đi Cầu Viện, ăn xin sự giúp đở của Quốc Tế !!!
Lão Tử nói “Đường vạn dặm bắt đầu từ một bước đi”. Những bước đi đấu tranh cho dân tộc sinh tồn Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã bắt đầu từ lâu, đang trên đường gặt hái những thành quả khích lệ; và hôm nay, nhân ngày giỗ thứ 26 của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy xin được tiếp nối hoàn mãn “Tâm nguyện Nguyễn Ngọc Huy”…

Trân trọng cám ơn và Kính Chào Toàn thể Quý Liệt Vị.

Thay mặt Đại Gia Đình NGUYỄN NGỌC HUY.
Cựu Dân Biểu VNCH TRẦN MINH NHỰT – Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn .

*********************************************

Phụ đính 4

Anh Hùng Vô Danh

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.

Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một dải san hà gấm vóc.

Họ là kẻ không nề đường hiểm hóc,
Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn
Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam Tiến mở giang sơn rộng lớn rộng.

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giầy của những kẻ xâm lăng,
Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc,

Trong chiến đấu không nề muôn khó nhọc,
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.

Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa,
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang phiêu dạt dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,

Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn chung với tấm tình trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.
Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy

*********************************************

Phụ đính 5

Điếu Một Môn Sinh 

Năm trước cùng chung một mái trường
Trong chương trình phục vụ quê hương
Thầy trao trò nhận truyền tri thức
Giúp nước trong thời đại nhiễu nhương
Đến lúc non sông cát bụi lầm
Thầy đi nơi hải ngoại xa xăm
Trò bên trong nước đầy tang tóc
Nhưng vẫn cùng chung một quyết tâm
Đập nát xiềng gông lũ bạo tàn
Làm cho toàn quốc được khương an
Trong niềm vui sống và no ấm
Cùng tự do về với quốc dân
Nhưng giữa phong ba nổi bất ngờ
Trên đường tranh đấu rủi sa cơ
Trò đà ngã gục ngày hôm ấy
Và chết hiên ngang dưới bóng cờ
Nghe tin trò đã phải hy sinh
Xao xuyến trong tâm mối nghĩa tình
Thầy thấp nén hương thờ liệt sĩ
Cho nhà ái quốc cựu môn sinh
Trên con đường giải phóng nhơn dân
Còn có bao người quyết dấn thân
Diệt lũ hung tàn, xây đất nước
Suối vàng trò hãy cứ an tâm

Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy
điếu học trò Nguyễn Văn Hoàng
Houston, Texas 26/11/1983

*********************************************

Phụ đính 6

Tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy
28 tháng 7 năm 2016

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (1924 - 1990)
Kỷ niệm với GS Nguyễn Ngọc Huy:
Tại sao có tác phẩm chót "Tên Họ Người VN"?
Hai dòng họ VN đặc biệt nhứt: dòng họ Nguyễn Phúc & dòng họ Ma?

Trần Nguyên

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (1924 - 1990 )

Nhớ lại đêm thứ sáu tuần rồi, một người bạn nhỏ gọi điện thoại cho biết có thông báo nhiều nơi sẽ tổ chức làm lễ tưởng niệm lần thứ 26 cho Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy. Người bạn ngạc nhiên lắm vì thấy đã 26 năm qua đời mà vẫn còn được nhớ đến thì thực là tình nghĩa hiếm có trong thời nhiểu nhương này. Thực ra không gì khó hiểu cả nếu có cơ hội tiếp xúc hoặc làm việc trong đoàn thể với Giáo sư Huy thì biết ngay lý do tại sao.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời vào ngày 28-7-1990 tại Paris hưởng thọ 66 tuổi, mang lại tiếc thương vô vàng cho mọi người mến mộ vì ai cũng biết khó tìm được một nhân tài có tài năng và nhứt là có đức độ thấm sâu vào trong lòng người như vậy (xem phần tham khảo 1 về tiểu sử).

Đặc biệt nhứt có lẻ lần đầu tiên một người Việt Nam qua đời , lại được chính Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiệm - ông George Bush - chia buồn và lên tiếng ca ngợi là một nhân vật tận tụy phụng sự cho dân tộc Việt với tấm gương sáng ngời cho thế hệ mai sau (xem phần tham khảo 2).

I/ Hiếm có 

Thông thường cứ đến độ giữa hè vào cuối tháng bảy, ở quốc nội và tại hải ngoại, âm thầm hoặc công khai đều có Lễ Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy. Như vậy tính đến nay đã 26 năm rồi. Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống. Sự ra đi vĩnh viễn của Giáo Sư Huy vào ngày 28 tháng 7 năm 1990 xảy ra đúng vào lúc thế lực cộng sản đang trên đà gục ngã tại Đông Âu. Bây giờ 26 năm sau nhìn lại toàn bộ thấy tiếc nuối đã mất một cơ hội hiếm có trong đời để xoay chuyển dân chủ hóa được cho VN. Rỏ ràng lúc đó thiếu mất yếu tố cấp lãnh đạo uy tín và sáng suốt với tầm vóc cở Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy nên không ai đưa ra được kế hoạch hữu hiệu nào đối phó cả và để rồi "cơ hội ngàn năm một thuở" vuột mất đi.

II/ Tác phẩm

Nhìn lại, Giáo Sư Huy để lại một công trình sáng tác đồ sộ gồm hàng chục tác phẩm lẩy lừng trải dài trên nhiều lãnh vực khác nhau. Điểm rất lạ là suốt đời Giáo Sư Huy hoạt động tranh đấu, lãnh đạo đoàn thể, đấu trí chống chỏi các thế lực độc tài, rồi lại bị bịnh ung thư kéo dài gần 10 năm, vậy mà vẫn có thể viết ra được quá nhiều những tác phẩm độc đáo. Mà quả thực vậy, nhìn lại toàn bộ các tác phẩm của ông đã cho thấy rỏ điều đó. Chỉ nội trong quyển ‘‘Quốc Triều Hình Luật’’ dầy 263 trang được dẩn chứng 478 lần rút từ trên 100 quyển sách. Còn quyển Perstroika (Anh, Pháp) dầy 497 trang với 639 dẫn chứng của trên 200 tác phẩm ngoại quốc. Trong những năm cuối cùng ông thường tâm sự, nếu có thì giờ rảnh rổi thì cứ mỗi tháng có thể viết xong một tác phẩm. Mặc dù trách nhiệm đè nặng trên đôi vai gầy, ông đã cố gắng viết được các tác phẩm giá trị (xem phần tham khảo 1 về tác phẩm). Trong đó có các tác phẩm tiêu biểu như:

• Thơ Hồn Việt,
• Quốc Triều Hình Luật,
• Dân Tộc Sinh Tồn,
• Dân Tộc hay Giai Cấp?,
• Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung,
• Hàn Phi Tử,
• Lịch Sử Các Học Thuyết Chánh Trị,
• Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chánh Trị Trung Quốc Cổ Thời…

III/ Tại sao có được tác phẩm chót "Tên Họ Người VN"? 

Tác phẩm chót "Tên Họ Người VN"
Trong danh sách các tác phẩm của Giáo Sư Huy lúc qua đời thì không có quyển "Tên Họ Người VN", bởi vì lúc đó thực sự tác phẩm này chưa được hoàn thành và chỉ trong tình trạng bản thảo viết tay. Bản thảo này bị thất lạc lúc Giáo Sư Huy qua đời và ai cũng tưởng rằng bị mất luôn. Riêng phía chúng tôi tiếc lắm, vì biết rõ Giáo Sư Huy đã bỏ rất nhiều thì giờ nghiên cứu biên khảo tác phẩm này. Giáo Sư đã nhờ chúng tôi tìm kiếm một số danh tánh của các nhân vật nổi tiếng có ý nghĩa giải thích được nguồn gốc tên họ xuất phát ở Âu Châu và thống kê qua điện thoại niên giám biết tỷ lệ các dòng họ lớn VN. Chúng tôi đã sưu tầm và dịch ra gửi đến cho Giáo Sư sử dụng.

Thực là hi hữu không ai có thể ngờ nổi gần 10 năm sau, có lẻ nhờ sự hiển linh của hương hồn Gs Huy, nên Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trần (Paris) tình cờ được biếu bản thảo và giao cho nhà xuất bản Mekong-Tỵ Nạn in phổ biến. Chúng tôi nhận được sách tặng và rất cảm động đọc thấy lại kỷ niệm năm xưa qua những dẩn chứng với tên họ của các nhân vật nổi tiếng như Tổng Thống Freiherr von Weizsaecker (trang 131), Nữ vô địch quần vợt Steffi Graf, Bộ Trưởng Nội Vụ Zimmerman, Nam vô địch bơi lội Michael Gross...

Như vậy tác phẩm chót "Tên Họ Người VN" được ra đời là phần lớn nhờ uy tín của Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trần (Paris) nên mới có lại bản thảo viết tay và lại được nhà xuất bản Mekong-Tỵ Nạn của GS Trần Minh Xuân tận tụy đúc kết điều chỉnh in thành sách vào năm 1998.

IV/ Tại sao GS Huy lại viết tác phẩm chót "Tên Họ Người VN"?

1) Thuở còn thơ ấu, chúng tôi có 2 người bạn học chơi rất thân. Cả hai đều có tên dòng họ "đặc biệt":

a) Người bạn thứ nhứt mang họ Bảo mà thân phụ lại mang họ Vĩnh. Điều mâu thuẩn này khiến cho bạn bè chế nhạo là "con rơi con rớt". Nhưng bạn tôi lại nói rằng mình thuộc về dòng dỏi vua Minh Mạng nên có tình trạng tên họ cha con khác hẳn nhau như vậy. Bạn bè không tin và đưa dẫn chứng rằng Thái tử Bảo Long có bố là vua Bảo Đại cùng là họ Bảo chớ đâu khác họ như bạn tôi phải bị như vậy.

b) Người bạn thứ nhì mang họ Ma khiến cho bạn bè trong lớp thường chọc ghẹo là dòng dỏi "Ma Cà Rồng" hoặc là người vùng sơn cước chớ người Việt thuần túy "ròng" nào lại lạ lùng có họ "xấu như Ma" vậy. Có lần một vài Thày Cô còn thêm dấu sửa lại thành họ Mã vì ngở viết quên dấu. Nhưng bạn tôi luôn quả quyết chống lại vì gia đình cho biết dòng họ Ma bề thế lớn lắm.

Câu chuyện lạ lùng về dòng họ của 2 người bạn thân khiến chúng tôi thắc mắc mãi đến khi gặp được Giáo Sư Huy mới có dịp "giải toả".

2) Lúc còn thời sinh viên chúng tôi có "duyên" gặp được Giáo Sư Huy "ngắn ngủi" trên bước đường đi thuyết trình vào dịp Mùa Hè Lửa Đỏ 1972. Có lẽ "hạp tuổi" nhau nên sau đó chúng tôi được Giáo Sư Huy gửi tặng một số tác phẩm do nhà xuất bản Cấp Tiến in.

Tác phẩm "Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chánh Trị Trung Quốc Cổ Thời"
Trong đó đặc biệt có quyển Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chánh Trị Trung Quốc Cổ Thời. Quyển này chính là Luận Án Tiến Sĩ của Giáo Sư Huy và được chấm xuất sắc nhứt trong niên khóa 1962-1963 tại Viện Đại Học Paris. Có lẽ đây là bản in duy nhứt còn tồn tại được sau bao nhiêu biến chuyển và chúng tôi dự định cho in lại để phổ biến cho hậu thế tham khảo.

3) Mãi đến 10 năm sau, vào năm 1982, mới tái ngộ cùng Giáo Sư Huy và từ đó có dịp thường xuyên tiếp xúc & tháp tùng. Trong cơ hội gần gủi đó chúng tôi có dịp hỏi Giáo Sư Huy về chuyện "kỳ lạ" của hai dòng họ kể trên và được trả lời rất lý thú như sau:

a) Dòng họ Nguyễn Phúc

- Vua Minh Mạng cho làm bài thơ Ðế-hệ thi để đặt tên lót cho con cháu mình đời đời sau:

Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Ðịnh Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương

Nhưng không hiểu vì thiếu hiểu biết hoặc quá cao ngạo, mà con cháu đời sau đều dùng tên lót biến thành họ luôn. Bởi thế mới có chuyện "nực cười" là cha mang họ Vĩnh mà con trai lại mang họ Bảo. Riêng trường hợp vua Bảo Đại có tên Vĩnh Thụy, nên con trưởng có tên là Bảo Long. Còn Bảo Đại chỉ là đế hiệu tình cờ trùng hợp mà thôi.

- Để giải thích rõ ràng thắc mắc này, Giáo Sư Huy có viết nguyên 7 trang trong tác phẩm, vì trong thâm tâm thấy chỉ có dân tộc VN mới có sáng kiến đầu tiên trong nhân loại đặt tên lót theo một bài thơ và nhờ đó trong dòng họ nhận được ngay thứ bậc với nhau (xem thêm phần tài liệu 1).

b) Dòng họ Ma

- Quả thực đó là dòng họ lớn gắn liền với lịch sử dân tộc qua nhiều nhân vật nổi tiếng . Điển hình như: Đại tướng quân Ma Khê thời vua Hùng Vương, “Ma tộc thần tướng” Ma Xuân Trường thời Thập Nhị Sứ Quân.... Trong tài liệu về Hội Thề Đông Quan (năm 1427) có ghi tên nhân vật Ma Luân là một trong 16 tướng lãnh quan trọng nhứt cùng Bình Định Vương Lê Lợi tham dự hội thề này để "tống khứ" tàn quân Minh về Tàu (xem phần tham khảo 3) .

- Về các sắc tộc vùng sơn cước thì thật ra bản chất họ cũng là người VN cả, nhưng vì đi "di tản" lánh nạn trên vùng sơn cước khi quân Tàu sang đô hộ nước ta. Rất nhiều nhân vật lịch sử đều xuất thân từ các sắc tộc vùng sơn cước. Chẳng hạn vua Lê Lợi và một số tướng sĩ hiện diện trong Hội Thề Lũng Nhai (năm 1416) như Lê Lai, Lê Hiểm, Đinh Lễ,..... Ngay cả vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành cũng có "lý lịch" dân vùng sơn cước và họ chính là sắc tộc Việt Cỗ.

- Qua phát giác gần đây, thì dòng họ Ma có thể là dòng họ xưa nhứt VN với ngọc phả lâu đời nhứt bắt nguồn từ thời vua Hùng Vương (xem thêm phần tài liệu 2).

- Dòng họ Ma này có thêm đặc điểm là "ròng 100 %" vì có nghĩa xấu nên không bao giờ bị pha trộn "lộn giống" bởi dòng họ khác đổi họ gia nhập vào. Chẳng hạn như 3 dòng họ vua chúa Trần, Lê và Nguyễn bị pha trộn đổi họ vào nên có "dân số" cao nhứt nước.

- Rất có thể "Ma" là một phiên âm của ngôn ngữ thời xa xưa và có ý nghĩa khác với "ma quỷ" thời nay. Tương tự Giáo Sư Huy đưa giả thuyết cho rằng Sài Gòn có thể là phiên âm của dân địa phương thời xa xưa (giống như trường hợp các địa danh Đắc Lắc, Ban Mê Thuộc...). Trong Việt Nam Tự Điển / Lê Ngọc Trụ / trang 874 có ghi chú chữ "ma" có nghĩa là "mè (vừng)". Điều này phù hợp thực tế là ở thị xã Phú Thọ (nơi có nhiều người dòng họ Ma) có chợ Mè, thành Mè, bến (sông) Mè (xem phần tài liệu 2).

Như vậy cho thấy rằng mặc dù biết sắp chết mà Giáo Sư Huy vẫn cố gắng hết sức để viết tác phẩm "Tên Họ Người VN" thì ắt phải có lý do thầm kín quan trọng nào đó.
Theo thiển ý, rất có thể thấy thế hệ trẻ tại hải ngoại như chúng tôi thiếu kiến thức về văn hóa dân tộc Việt, cho nên Giáo Sư Huy rất muốn "để đời" một tác phẩm hữu ích cho con cháu.

Trong niềm tin "Cây có gốc, nước có nguồn. Người có tổ tiên, dòng họ", Giáo Sư Huy đã tận dụng sức tàn còn lại trong đời để cố gắng hoàn thành tác phẩm cuối "Tên Họ Người VN" gần 300 trang để lại cho hậu thế còn biết cội nguồn Việt mà tìm về gìn giử cho khỏi bị mất gốc và mất nước.

Trần Nguyên 
July 2016

Tham khảo 1: Tiểu sử & các tác phẩm của GS Nguyễn Ngọc Huy
http://www.aihuubienhoa.com/a144/nhan-tai-xu-buoi-bien-hoa-giao-su-nguyen-ngoc-huy

Tham khảo 2: Nhà Chí Sĩ Thời Đại: Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / trang 11 / Câu Lạc Bộ Đằng Phương xuất bản năm 2003

Tham khảo 3: Hội thề Đông Quan
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_th%E1%BB%81_%C4%90%C3%B4ng_Quan

Tài liệu 1: Trích ra từ tác phẩm "Tên Họ Người VN"

Những chi tiết đặc biệt về dòng họ Nguyễn Phúc

Theo truyền thuyết thì khi có thai, bà vợ của chúa Nguyễn Hoàng đã nằm chiêm bao thấy thần cho mình chữ Phúc, khi thức dậy bà đã nói cho chúa biết và chúa nghĩ rằng nên lấy chữ Phúc làm tên chánh cho đứa con sẽ được sanh ra. Nhưng bà vợ của chúa Nguyễn Hoàng bàn rằng làm như vậy thì chỉ có đứa con đó được hưởng phúc, còn nếu dùng chữ Phúc làm chữ lót thì con cháu nhiều đời về sau cũng được hưởng. Chúa Nguyễn Hoàng đã theo ý kiến của bà nên con cháu của ông về sau đều dùng chữ Phúc làm chữ lót như Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trân, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Trú, Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần,……

Năm 1823, vua Minh Mạng đã có một quyết định liên hệ đến tên họ những người thuộc gia tộc nhà Nguyễn đang trị vì trên đất Việt Nam.

Gia tộc này vốn ở làng Gia Miêu Ngoại Trang, tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1803, vua Gia Long đã đổi tên Gia Miêu Ngoại Trang thành Quí Hương và Tống Sơn thành Quí Huyện.

Cứ theo quyết định của vua Minh Mạng thì con cháu những người theo chúa Nguyễn Hoàng vào nam thì mang họ Tông Thất Nguyễn Phúc, còn con cháu những người vẫn ở lại Bắc Hà thì mang họ Công Tánh Nguyễn Hựu.

Tông Thất Nguyễn Phúc đã được đổi lại thành Tôn Thất Nguyễn Phúc vì cữ tên vua Thiệu Trị.

Mặt khác, trong thực tế thì về sau hai họ được dùng cho những người nói trên đây được thâu gọn thành Nguyễn Hựu và Tôn Thất.

Ðối với con cháu vua Gia Long (t.v. 1802-1819) vua Minh Mạng đã ấn định cách đặt tên chánh theo một số nguyên tắc.

Nói chung thì các tên chánh này đều là tên đôi. Về chữ đầu của tên đôi này, vua Minh Mạng đặt ra những bài thơ, mỗi bài gồm 20 chữ, và dành cho mình và các anh cùng em trai của mình.

Vua Gia Long vốn có 13 người con trai, nhưng hai người mất sớm, còn lại 11 người có con cháu, nên vua Minh Mạng đã đặt ra cả thảy 11 bài thơ gồm 1 bài Ðế-hệ thi và 10 bài Phiên-hệ thi (Xin xem nguyên tác chữ Hán các bài thi này ở phần Phụ-lục). Chữ đầu của mỗi bài thơ này được dùng cho các cháu nội của vua Gia Long, và sau đó, cứ mỗi thế hệ lại dùng một chữ, sau thế hệ dùng chữ chót của bài thơ thì đến thế hệ dùng lại chữ đầu.

– Bài thơ dành cho con cháu vua Minh Mạng được gọi là “Ðế hệ thi” như sau:

Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Ðịnh Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương

Ngoài ra, lại còn mười bài dành cho con cháu những người anh em trai của vua Minh Mạng và được gọi là “Phiên hệ thi” :

– Bài dành cho Tăng Duệ hoàng thái tử tức là Ðông Cung Cảnh, anh ruột vua Minh Mạng như sau:

Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng
Liên Huy Phát Bội Hương
Linh Nghi Hàm Tốn Thuận
Vĩ Vọng Biểu Khôn Quang

–……

Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong 11 bài thơ trên đây, có những chữ giống nhau như Thuật (Ðế hệ thi và Phiên hệ thi Kiến An vương), Gia (Ðế hệ thi và Phiên hệ thi Quảng Oai công, Thường Tín quận vương) nhưng đó là vì ta đã phiên âm các chữ ấy ra chữ Quốc ngữ chớ viết ra Hán tự thì các chữ ấy đều khác nhau (Xem nguyên tác Hán văn các bài thi này trong phần Phụ-lục).

Về chữ thứ nhì trong tên đôi của những người con cháu vua Gia Long, vua Minh Mạng cũng ấn định là mỗi đời phải dùng tên thuộc một bộ.

Theo Nguyễn-Phước tộc lược biên, năm 1823, vua Minh-Mạng có lựa sẵn 20 chữ (toàn bộ Nhật) để đặt tên cho các vị vua kế thống sau này. Ngài lại làm bài thơ Ngự-chế Mạng danh thi gồm 20 bộ, các vua triều sau cứ noi theo thế thứ mà đặt tên cho các hoàng-tử (Xem nguyên tác Hán văn bài này trong phần Phụ-lục).

Sau đây là phiên âm các bài Ngự-chế Mạng danh thi:

Miên Nhơn Kỳ Sơn Ngọc
Phụ Nhơn Ngôn Tài Hòa
Bối Lực Tài Ngôn Tâm
Ngọc Thạch Hỏa Hòa Tiểu

Ta nhận thấy rằng trong bài thơ này, có những bộ được dùng hai lần như Nhơn, Tài và Ngọc.

Con cháu của những người anh và em trai của vua Minh Mạng thì chọn chữ thứ nhì trong tên đôi thuộc các bộ chỉ ngũ hành, cứ mỗi đời một bộ, bắt đầu với bộ thổ và kế tiếp nhau theo thứ tự ngũ hành tương sanh thổ kim thủy mộc hỏa.

Với quyết định của vua Minh Mạng năm 1823, việc nhận vai vế những người thuộc hoàng tộc rất dễ. Những người mang họ Nguyễn Hựu là bà con rất xa đối với vua nhà Nguyễn, những người mang họ Tôn Thất gần hơn nhưng không phải là con cháu vua Gia Long.

Về con cháu vua Gia Long thì những người thuộc dòng vua Minh Mạng được biết nhiều nhứt, những người thuộc dòng Ðông Cung Cảnh được biết ít hơn, còn những người thuộc dòng các người em trai của vua Minh Mạng thì có lẽ không mấy ai được biết.

Về dòng vua Minh Mạng thì ta biết rằng con ông có tên bắt đầu bằng chữ Miên và tiếp theo đó là một chữ thuộc bộ Miên như Miên Tông (vua Thiệu Trị), Miên Thẩm (Tùng Thiện vương), Miên Trinh (Tuy Lý vương).

Ðời cháu nội vua Minh Mạng thì có tên bắt đầu bằng chữ Hồng và tiếp theo đó là một chữ thuộc bộ Nhơn như Hồng Nhậm (vua Tự Ðức), Hồng Bảo,…

Nhờ bài Ðế hệ thi, ta biết rằng các vua Thành Thái (tên Bửu Lân) và Khải Ðịnh (tên Bửu Ðảo) thuộc một thế hệ với nhau, và các vua Duy Tân (tên Vĩnh San) và Bảo Ðại (tên Vĩnh Thụy) thuộc một thế hệ sau đó.

Nhờ bài đầu của Phiên hệ thi, ta biết rằng ông Cường Ðể là dòng dõi Ðông Cung Cảnh. Ðối chiếu với Ðế hệ thi thì những người mang tên bắt đầu bằng chữ Cường trong dòng Ðông Cung Cảnh tương ứng với những người mang tên bắt đầu bằng chữ Bửu trong dòng vua Minh Mạng. Vậy ông Cường Ðể là vai anh các vua Thành Thái và Khải Ðịnh và con ông là Tráng Liệt và Tráng Cử là vai anh các vua Duy Tân và Bảo Ðại.

Những người thuộc dòng dõi vua Gia Long đã áp dụng các bài thơ do vua Minh Mạng đặt ra năm 1823 để đặt tên con cháu.

Nhưng riêng vua Duy Tân ở vào một trường hợp đặc biệt. Như trên đây đã nói, nhà vua này vốn tên là Vĩnh San và sau khi bị người Pháp truất phế rồi đem đi an trí ở đảo Réunion, ông mang tên là hoàng tử Vĩnh San. Khi sanh con trai tại đây, ông muốn theo nguyên tắc của hoàng tộc đặt những tên bắt đầu bằng chữ Bảo. Các viên chức Pháp coi hộ tịch tại đảo Réunion tưởng rằng hai chữ Vĩnh San gồm cả tên lẫn họ nên không thể chấp nhận để cho trong tên con ông Vĩnh San không có chữ nào liên hệ đến hai chữ Vĩnh và San và không chịu ghi vào hộ tịch tên đứa con trai ông đưa cho họ.

Giá như vua Duy Tân chịu khó giải thích cho họ biết rằng họ ông là Nguyễn Phúc và Vĩnh San chỉ là tên, và khai tên họ con trai mình là Nguyễn Phúc Bảo… thì vấn đề đã giải quyết được ổn thỏa. Nhưng có lẽ lúc ấy nhà vua bực bội với người Pháp nên không chịu giải thích, thành ra trong sổ hộ tịch các viên chức Pháp đã kể Vĩnh San là họ của vua Duy Tân và thêm vào một tên Pháp thông thường cho con ông thành ra Georges Vĩnh San.

Trên đây là nói về tên đặt cho các hoàng tử của nhà Nguyễn từ đời vua Minh Mạng trở đi.

Ngoài ra, năm 1823 vua Minh Mạng lại còn làm một bài thơ 20 chữ thuộc bộ nhựt để đặt cho những người được kế vị làm vua. Do đó, các nhà vua triều Nguyễn từ đời vua Thiệu Trị (1820-1848) đều có hai tên chánh, một tên lúc còn là hoàng tử, một tên từ lúc lên ngôi. Như vua Tự Ðức lúc còn là hoàng tử đã mang tên là Hồng Nhậm và khi lên ngôi lại mang tên là Thì.

Tài liệu 2: Trích ra từ thông tin thị xã Phú Thọ 

Bí ẩn dòng họ Ma – Dòng họ lâu đời nhất Việt Nam?

Tộc trưởng dòng họ Ma ở Phú Thọ cho rằng dòng họ mình đã có từ thời vua Hùng, là dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có nhiều công lao dựng nước và giữ nước nổi bật trong dòng họ là Ma Tộc Thần Tướng – Ma Xuân Trường.

Thời điểm hiện tại, dòng họ Ma là dòng họ duy nhất tại Việt Nam còn lưu giữ được Ngọc Phả chứng minh cụ tổ của dòng tộc mình đã được sinh ra từ thời Hùng Vương, có công giúp vua Hùng dựng nước và giữ nước.

Dòng họ đã có 79 đời

Ông Ma Ngọc Bảo, tộc trưởng thứ 77 của dòng họ Ma tự hào chia sẻ: “Nếu đến năm 2015 mà dòng họ Nguyễn và dòng họ Cao không tìm được thấy ngọc phả của mình, thì dòng họ Ma sẽ được ghi nhận là dòng họ lâu đời nhất Việt Nam“

Ông Bảo năm nay đã ngoài 70 tuổi chia sẻ cuốn gia phả của dòng họ kéo dài hàng nghìn năm đã chuyển thành chữ quốc ngữ. Ông là tộc trưởng đời thứ 77 của dòng họ, tộc trưởng đầu tiên là ông tổ Ma Khê, mất năm 259 trước công nguyên thọ 95 tuổi. Người trẻ nhất trong gia phả là cháu đích tôn của ông Bảo: Ma Tân Thành, năm nay 7 tuổi, thuộc về đời thứ 79.

Ông Bảo cho biết: “Trong mười tám chi họ Hùng tồn tại ở Việt Nam với gần chín mươi đời vua thì cụ tổ Ma Khê của dòng họ là con Hùng Nghị Vương thứ ba năm 354 trước Công nguyên, thuộc đời Hùng Vương thứ 17. Họ Ma là người dân tộc Tày, định cư chủ yếu ở vùng núi Đọi, ven sông Thao, nay thuộc đất Cẩm Khê, Phú Thọ. Cụ tổ Ma Khê là người tài đức song toàn, từ nhỏ đã bộc lộ nhiều khả năng xuất chúng. Năm 18 tuổi, ông đã thay cha giữ chức tộc trưởng đứng đầu bộ tộc Tày núi Đọi. Đến đời Hùng Vương thứ 18, gặp lúc trong nước có giặc, ông đã mang dân binh Ma tộc về giúp vua Hùng đánh giặc, lập nên nhiều chiến công lớn, được Hùng Duệ Vương yêu mến và phong chức Đại tướng quân. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ trấn thủ đất Phong Châu, đóng quân ở ngã ba sông Bạch Hạc. Với nhiều công lao to lớn, Ma Khê được Hùng Duệ Vương thứ hai phong cho đến chức Phụ Quốc Ma Vương Đại Thần, Đại Tướng Quân và triệu về triều đình giúp vua trị nước an dân.

Nhân dân bộ tộc núi Đọi rất tự hào về ông và dần dần người ta tự đổi tên vùng đất mình sống thành đất Ma Khê. Bất cứ ai, đi đến đâu chỉ cần nói là người vùng Ma Khê thì thiên hạ cúi đầu nể phục. Trải qua hàng nghìn năm, vùng đất này được mở rộng và thành tên Ma Khê. Đến thời đất nước chia nhiều quận huyện thì gọi là huyện Ma Khê, có triều đại đổi thành huyện Hoa Khê, và cuối cùng là cái tên Cẩm Khê như ngày nay.”

Cụ tổ Ma Khê là một trong bốn vị tướng quốc nổi tiếng thời đại Hùng Duệ Vương. Ba vị còn lại bao gồm Cao Sơn, Quý Minh và Nguyễn Tuấn. Tuy nhiên, do dòng họ Nguyễn và dòng họ Cao chưa tìm thấy ngọc phả của mình nên trên danh nghĩa thì dòng họ Ma vẫn được ghi nhận là dòng họ lâu đời nhất Việt Nam cho đến nay.

Ông Ma Ngọc Bảo với ngọc phả của dòng họ lâu đời nhất Việt Nam
Dòng họ duy nhất còn giữ ngọc phả từ thời Hùng Vương

Cụ Ma Văn Thực (1917-2004), thân sinh của ông Bảo, vừa theo Hán học, vừa theo Tây học, là người được cha mình là cụ Ma Văn Thị (1878-1950) giao cho giữ tộc phả và hàng năm lo việc cúng tế giỗ chạp tổ tiên.

Ông Ma Ngọc Bảo tiếp tục chia sẻ: “Thời chiến tranh, các bản gốc của gia phả bị hủy hoại hoặc thất lạc. Nhưng cha tôi đã kịp chuyển thành chữ quốc ngữ” . Sau này ông Bảo sao ra nhiều bản để gửi cho các chi nhánh dòng họ Ma ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang…
Có rất nhiều điều mang tính truyền thuyết xung quanh cuốn gia phả dòng họ này, nhưng có những dấu tích vẫn nằm trong dư địa chí miền trung du Phú Thọ. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phú Thọ, Nguyễn Hữu Nhàn cho biết: “Truyền thuyết về dòng họ Ma gắn liền với thời Hùng Vương thứ 18, đồng thời cũng gắn liền với những ngôi đền thờ, tên núi, tên sông nay vẫn còn tại tỉnh Phú Thọ. Đó là đền Kim Giao thờ ông Ma Khê, tại xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê. Tương truyền bộ tộc người Tày họ Ma dưới chân núi Đọi Đèn ở đây đã triệu tập binh mã giúp Hùng Vương đánh thắng giặc, giữ yên bờ cõi cho nước Văn Lang”.

Thời điểm ấy, họ Ma xây thành trì của riêng mình, lấy tên là Ma Thành, nhưng để tránh từ “ma” trong tiếng người Việt nên gọi là thành Mè. Hiện nay ở thị xã Phú Thọ vẫn còn những dấu tích có tên chợ Mè, bến (sông) Mè…

Theo lời kể trong Ngọc Phả dòng họ Ma, kể từ sau đời cụ tổ Ma Khê, họ Ma lui về ẩn dật, làm ruộng. Mãi cho đến đời thứ 43, một người con của dòng họ là Ma Xuân Trường (930-966) đã đi vào sử sách nước nhà. Thời điểm đó là thời nhà Ngô tan rã, đất nước rơi vào loạn 12 sứ quân. Vùng phía Bắc do một người là Kiều Thuận cai quản với một vị tướng dưới quyền là Ma Xuân Trường.

Trong cuộc chiến 12 sứ quân, Ma Xuân Trường có công giải cứu Kiều Thuận khi đã bị thương. Sau đó Ma Xuân Trường đưa cả họ tộc chạy lên Tuần Quán, Yên Bái thì qua đời tại đây, thọ 36 tuổi. Hiện ở Tuần Quán vẫn còn miếu thờ ông.

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông đã không trị tội Kiều Thuận, mà để an dân, ông còn phong danh hiệu “Trung quân ái quốc”, và ban cho dân lập đền thờ.

Đền Trù Mật ở Phú Thọ, nơi thờ tộc trưởng và thanh đao của dòng họ Ma
Ngôi đền ấy giờ đây nằm bình yên, nép bóng bên con đường làng xanh tươi ở làng Trù Mật, thị xã Phú Thọ. Ngôi đền gắn liền với lịch sử thị xã Phú Thọ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia này được xây dựng năm 970 và nay đã được trùng tu nhiều lần. Nơi đây thờ “Cương nghị đại vương” Kiều Thuận và “Ma tộc thần tướng” Ma Xuân Trường.

Thanh đao của dòng họ Ma (trái) và biển hiệu đền Trù Mật.
Những câu chuyện về ông tổ Ma Khê và dòng họ lâu đời nhất Việt Nam có từ thời vua Hùng thuộc về dạng truyền thuyết mà nhà sử học Đào Duy Anh gọi là “truyền thuyết khuyết sử”, nhưng lại trở nên rất thiêng liêng, là niềm tự hào của con cháu dòng họ Ma bây giờ.

Tuy nhiên, nhiều người đã thay đổi họ của mình, ông Bảo chia sẻ: “Hiện nay, tồn tại một sự việc đáng buồn, đó là: Nhiều người thuộc dòng họ Ma, nhưng do các cụ sinh sống trước đây hiểu biết còn hạn chế đã nghĩ rằng họ Ma là xấu, là xui xẻo nên đã đổi thành họ Mai… Tuy nhiên, lịch sử một dòng họ vẫn còn đầy đủ ngọc phả chứng nhận đã có từ thời Hùng Vương là một niềm tự hào. Mỗi người dòng họ Ma trên đất nước Việt Nam hãy đừng quay lưng với chính niềm tự hào của mình“

Tuy nhiên, những người họ Ma – dòng họ lâu đời nhất Việt Nam vẫn rất đông và sinh sống khắp cả nước, ông Bảo cho biết thêm: “Vì dòng họ Ma rất đông, sinh sống ở khắp nơi nên năm 1902 các cụ đã họp lại, chia nhỏ thành ba nhóm cho tiện bề sinh hoạt cúng tế tổ tiên. Nhóm trưởng giữ ngọc phả của dòng họ, nhóm thứ hai giữ thanh đao thờ, còn nhóm thứ ba giữ ngựa gỗ thờ của tổ”.

Con ngựa gỗ giờ đã thất lạc, nhưng thanh đao sắt thì vẫn còn ở đền Trù Mật, nơi con cháu dòng họ Ma hàng năm vẫn tụ hội về đây để tưởng nhớ cha ông.

https://www.youtube.com/watch?v=WXjYeYhYkLg

*********************************************

Phụ đính 7

Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy Lần Thứ 26
Nguyễn Hữu Ninh

Nhân ngày tưởng niệm 26 năm của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, thiết nghĩ không có gì hay hơn là ôn lại những hoạt động, những di ngôn của Người lúc sinh tiền để rút ra những bài học cho các thế hệ đi sau giang tay gánh vác, bắt tay vào hành động.

Phận Trai Thời Chiến

Cố Giáo sư sinh năm 1924 và mất năm 1990, chưa đầy 66 năm ở dương thế. Một lẽ rất khác thường, con người thiên tài ấy đã tự đi trên tốc độ ánh sáng của sự thu thập, lưu trữ kinh nghiệm cuộc sống thoáng qua vào trong tâm trí, một cách quá nhanh nhẹn, chính xác. Con người đó không có lần thử lại thứ hai.Hùng khí Việt đã hun đúc nên chàng thanh niên 19 tuổi sáng tác những bài thơ hùng tráng, ca ngợi những anh tài Việt, những trận đánh vẽ vang, lưu chiến sử của dân tộc, phô ra cùng nhân loại.

Năm 21 tuổi đã gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng, sinh hoạt chính trị, viết báo, đi làm cho tới năm 25 tuổi dùng toàn thời gian cho đoàn thể và tự học để lấy bằng tú tài. Năm 31 tuổi Giáo sư đã được chỉ định qua Pháp. Từ đó, Giáo sư đã vừa đi làm vừa học, hoàn tất học vấn với bằng Tiến sĩ Chính Trị Học năm 1963, được coi là luận án xuất sắc nhất trong năm.

Về nước.Đến năm 1964, Giáo sư thành lập đảng Tân Đại Việt với chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn quốc gia, dân chủ và khoa học.Sau đó, Giáo sư cùng với các đảng phái khác, các dân sự độc lập thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến.

Ra hải ngoại, thành lập Liên Minh Dân Chủ Việt Nam năm 1981 với đường lối và sách lược đấu tranh diễn giải trong các tập tài liệu huấn luyện cán bộ, tổ chức và kiện toàn cơ cấu, lôi cuốn sự gia nhập của mọi tầng lớp vào đoàn thể. Sau đó, thành lập Tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do, vận động các Dân biểu, Thượng Nghị Sĩ, các Nhân sĩ gia nhập tổ chức này. Liên lạc trong ngoài nước Việt nam để liên kết, quy hoạch chương trình hành động...

Trong thời chiến, Giáo sư đã tận năng lực, còn sống thì còn tát, không đầu hàng trước định mệnh, kiên trì cho đến hơi thở cuối cùng, trong ngày đại hội lần thứ I của LMDC VN tại Hòa Lan. Giáo sư mất đi như một dũng tướng đầy khí phách trên mặt trận, với anh em, với chiến hữu. Ông đã vạch một con đường đi xuyên suốt cho Việt Nam, phải có Dân chủ cho đất nước, mọi người sum vầy, góp tài, lực với nhau trong tình thương huyết thống, đầy trí huệ đưa đất nước tiến lên. Ông đã để lại không biết bao nhiêu công trình sáng tác, thơ, sách, báo, phỏng vấn...

Phải nói, suốt cuộc đời mình, cố Giáo sư dồn cả cho đất nước, cho đại cuộc. Nếu ông sinh ra trong một đất nước an bình thì chỉ mong muốn làm một nhà giáo để truyền thụ các chuẩn mực tri thức, cuộc sống cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Nhưng trong thời chiến, đối đầu với cái ác, đồ giả, lừa lọc, phản trắc, mất gốc nên phải xoay lại cơ đồ...

Dân Chủ Và Niềm Phấn Đấu Không Ngừng

Khi đã vạch ra một lối đi Dân chủ tất yếu cho VN, thì Giáo sư đã phấn đấu không ngừng cho mục đích đó. Dân chủ như ở phương Tây đã áp dụng thành công cả hàng trăm năm, đã phát triễn quốc gia của họ không ngừng về mọi mặt. Dân chủ Tự do đã tạo nên cơ hội cho con người phát tiết ra được toàn thể sự ưu tú của phận làm người để tỏa sáng, bay bổng trên bầu trời bao la; để chia vui sẻ buồn với đồng bào, đồng loại, tịnh tiến thái bình, an lạc.

Một trong những hoài bão của cố Giáo sư, ngoài Tự Do, Độc Lập, Hoà Bình - là Dân Bản và Trung Lập. Dân bản hàm chứa Dân chủ, quyện nhuyễn tính nhân bản, đồng bào, tình tự thương yêu, đùm bọc, chăm lo như đại gia đình trong đó. Để rồi có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia, hết lòng dồn hết tâm trí với đồng bào, với đất nước. Cái riêng và chung là một thực thể hổ tương như âm có dương và trong dương có âm. Cố Giáo sư đã viết:

"Dân Bản có nghĩa là lấy dân làm gốc cho quốc gia và cho mọi hoạt động chánh trị.Đây là một chủ trương được người Trung Hoa thời cổ nêu ra và được dân tộc Việt Nam thâu nhận từ ngàn xưa.Lý tưởng dân bản đã đưa các chánh quyền quân chủ tốt ngày xưa đến chủ trương bảo vệ người dân chống sự hiếp bức của kẻ nhiều thế lực và làm cho dân no ấm. Với chánh sách quân điền tức là chánh sách chia ruộng đều cho dân áp dụng không ngừng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, các chánh quyền quân chủ Việt Nam trước đây đã giúp cho mọi người dân có được mảnh đất nhỏ để cày cấy mà mưu sinh. Vậy, lý tưởng dân bản có những nét giống với lý tưởng xã hội hiện tại.Nhưng nó khác với lý tưởng xã hội hiện tại ở chỗ nó không phải xây dựng trên chủ trương giai cấp tranh đấu và sự hận thù mà xây dựng trên sự đoàn kết và sự thương mến giữa các giới người khác nhau trong dân tộc. Dùng lý tưởng dân bản làm tiêu ngữ, chúng ta vừa làm sống lại một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vừa giải quyết các vấn đề xã hội một cách thích hợp, vừa tránh dùng chữ xã hội chủ nghĩa đã bị nhơn dân Việt Nam nhờm gớm từ khi bọn cộng sản chiếm được cả nước Việt Nam và áp dụng chánh sách xã hội chủ nghĩa dựa vào sự hận thù và giai cấp tranh đấu làm cho nhơn dân Việt Nam khổ sở điêu linh.
Trung Lập Pháp Lý Liên Minh Dân Chủ Việt Nam cũng chủ trương theo qui chế trung lập pháp lý như Thụy Sĩ, Thụy Điển hay Áo. Chủ trương này khác với chủ trương theo chánh sách trung lập cũng được gọi là chánh sách phi liên kết. Trong thực tế, các nước tự xưng là theo chánh sách trung lập hay phi liên kết phần lớn đã theo hẳn siêu cường này để chọi siêu cường kia. Trong khi đó, qui chế trung lập pháp lý mà Liên Minh chủ trương là một qui chế được quốc tế nhìn nhận. Quốc gia theo qui chế này không Liên Minh quân sự với bất cứ nước nào khác, không để cho bất cứ nước nào khác dùng lãnh thổ mình để tấn công nước thứ ba, và đứng ngoài các cuộc tranh chấp võ trang giữa các nước khác. Chủ trương trung lập theo qui chế pháp lý quốc tế phù hợp với chủ trương hỏa bình. Nó không ngăn cản dân tộc Việt Nam tự võ trang để tự vệ chỉ đòi hỏi dân tộc Việt Nam khước từ dùng võ lực để xâm lấn nước khác hay tham dự các cuộc tranh chấp võ trang giữa các nước khác." Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp Tập II trang 548 và 550.

Áp dụng trung lập pháp lý sẽ tránh được cảnh nước này bỏ thì còn có nước khác giúp đỡ, tránh cảnh bị bỏ rơi, bán đứng, phản bội như Việt Nam Cộng Hòa trong thời Mỹ thao túng chính trường miền Nam Việt Nam. Việt Nam ở gần Trung Hoa, một nước lớn, cần phải giữ được nền tự chủ và hòa khí với họ như cha ông chúng ta đã làm.

Được như vậy, đất nước mới có an bình, vui hưởng để kiến thiết đưa đất nước đi lên; làm cho dân giàu nước mạnh, an cư lạc nghiệp.

Nhìn chung lại, con người Nguyễn Ngọc Huy thuần khiết, thủy chung, chân thật trước sau như một với đất nước và con người Việt Nam. Cách sống của ông đạm bạc, giản dị. Riêng phần hành động thì đam mê, quyết liệt, đi tới cùng... Văn của Giáo sư chữ dùng chính xác, rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu, lôi cuốn cho nên đã đọc là thích thú và đọc đến hết. Một tác phẩm chính trị vốn đã khô khan, cọng thêm lối văn cô đọng triết lý thì chỉ để trong hàn lâm, để nghiên cứu, có mấy người coi, hoặc đi vào huyền thoại; và nhất là làm sao truyền đạt tới số đông trong quần chúng, làm sao hạ san để nhập thế hành đạo. Văn của Giáo sư là trãi nghiệm cuộc đời, cuộc sống, hành động của một chính nhân quân tử chỉ dạy cho các thế hệ Việt Nam tránh được các lỗi lầm về sau và nên chọn con đường nào mà đi.
Đọc lại trong tập Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp, tập I trong phần Các Vấn Đề Trọng Đại Cần Phải Được Giải Quyết, có Vấn Đề Kỳ Thị Địa Phương; Vấn Đề Xung Đột Tôn Giáo; Vấn Đề Sắc Tộc Thiểu Số. Cố Giáo sư đã đi ngược giòng lịch sử Việt cả ngàn năm để tìm nguyên nhân, phân tích sự khác biệt tâm lý của Bắc Trung Nam, do hoàn cảnh lịch sử, xã hội và kinh tế tạo ra. Thêm vào các dữ kiện và biến cố chính trị làm cho sự kỳ thị trầm trọng hơn. Kế tiếp cố Giáo sư nói đến hậu quả tai hại của việc kỳ thị cùng đưa ra giải pháp.

Phải nói rằng, không một ai đưa ra diễn giải những vấn đề này một cách mạch lạc, đúng đắn và giải phẩu những chuyện đầy tế nhị này một cách rốt ráo: đưa ra vấn đề, phân tích, lập luận, phương cách giải quyết. Lịch sử Việt dàn trãi trước mặt ông và với cái nhìn thấu đáo, sắc bén và với cách viết theo lối kể chuyện, trong sáng, giản dị, cố Giáo sư làm say mê người đọc.

Khi cố Giáo sư san định chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn cũng như luận án Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chính Trị Trung Quốc Cổ Thời, Giáo sư đã nặng về lý thuyết, lý luận, suy tư, đưa ra lý lẽ để biện chứng, quy nạp, diễn dịch nhằm thoả mãn nhu cầu tri thức của con người. Cũng như các học thuyết chính trị đã được chấp thuận trong một khuôn khổ, được định luật hóa, hệ thống hóa và giảng dạy trong trường ốc khác với việc làm chính trị mà Giáo sư đang sống động sinh hoạt, đang theo đuổi, đang muốn biến cải. Chính trị ở Việt Nam là những tuyên truyền, rỉ tai, là lường gạt, là độc tài, gian dối, xảo quyệt; là bán nước, là thủ lợi cá nhân, là hạ cấp, là bẩn thỉu... Ở đó không có tình người mà giành giật, giết chóc, cá lớn nuốt cá bé. Căn nhà Việt nam đang cháy phải làm sao dập tắt ngọn lửa đó. Nước Việt đang chênh vênh trên vực thẳm, dân tình ta thán, nước đang bị lệ thuộc và mất dần vào tay Tàu cộng. Trước tình cảnh nước mất nhà tan đó sao không động bi ai? Sao lại ngồi yên được? Giáo sư đã buông xả hoàn toàn như phận tằm nhả tơ, tất cả cho đất nước Việt Nam, cho con người Việt Nam có được Dân Bản, Tự do, Độc Lập, Hoà Bình, Trung Lập.

Như một chí sĩ tức tưởi vì ý nguyện không thành, nhưng hậu thế nhìn về cố Giáo sư như ngôi sao Bắc Đẩu để hướng dẫn tiếp nối sự nghiệp của Người đang còn dang dở. Hình ảnh cuộc đời cố Giáo sư luôn luôn nhắc nhở, thúc dục chúng ta phải làm gì có lợi cho đất nước, đưa nước Việt ra khỏi sự bế tắc, thoát khỏi tình cảnh chậm phát triễn, thân phận nhược tiểu để tung bay vẫy vùng trên bầu trời Tự do.

Vancouver Hè 2016, Ngậm Ngùi Tưởng Niệm lần thứ 26 cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy.
Nguyễn Hữu Ninh
ChủTịch UBCHTƯ Liên Minh Dân ChủVN

*********************************************

Phụ đính 8 

Phát biểu của Bác sĩ Mã Xái,
Cựu Dân biểu VNCH, Chủ tịch Đảng Tân Đại Việt
nhơn Lễ Tưởng Niệm cố GS Nguyễn Ngọc Huy lần thứ 26,
tại Westminster Community Civic Center, CA ngày 31-07-2016

Kính thưa Quý vị,

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, cố chủ tich Đảng Tân Đại Việt và LMDCVN đã khuất bóng từ 26 năm qua, hơn một phần tư thế kỷ, nhưng đồng bào, đồng chí, thân hữu, môn sinh hàng năm nhiều nơi trên thế giới vẫn cùng nhau gặp gỡ để tưởng niệm nhà ái quốc, một chí sĩ, một nhà lãnh đạo, để tỏ lòng thương nhớ người bạn, người Thầy của mình, một người suốt đời hy sanh, đấu tranh cho sự sống còn của dân tộc, cho một “Nước Việt Trường tồn”, cho một Viêt Nam tự do, dân chủ pháp trị, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh, và đã được GS Nguyễn Ngọc Huy phát huy thành chủ nghĩa quốc gia khoa học trong hai bộ sách vào thập niên 1960s; chủ nghĩa DTST, khắc tinh với chủ nghĩa Mac Lê chủ trương vô thần vô tổ quốc, duy vật, vô nhơn tính, trong một thế giới ảo tưởng đại đồng.

GS tham gia Đại Việt Quốc Dân Đảng vào năm 1945 (ĐVQDĐ do nhà ái quốc Trương Tử Anh thành lập năm 1939) vào lúc 21 tuổi, và sau ba năm người đảng viên trẻ tuổi đó sớm trở thành viên ủy Ban Chấp hành Trung Ương năm 1948. Cũng ghi nhớ chiến tranh Thế giới Thứ hai bắt đầu từ năm 1939 và HCM lẻn về nước năm 1941, cho ra đời Măt Trận Việt Minh năm 1945 và cướp chánh quyền từ tay người quôc gia. ĐVQDĐ lúc bấy giờ ở thế lưỡng đầu tho địch vừa chống thực dân Pháp, vừa chiến đấu chống cộng sản, nhưng Đảng Đại Việt vẫn sớm phát triển trên khắp ba miền Nam Trung Bắc.

Sau Genève-54, đất nước qua phân thì Đại Việt cũng chia sẻ với dòng sanh mạng dân tộc. Thực dân Pháp ra đi thì Hoa Kỳ nhập cuộc nhằm be bờ CS tràn xuống khống chế ĐNA, và bắt đầu hổ trợ nhơn dân Miền Nam xây dựng nền tảng VNCH. Chấm dứt thời kỳ lưu vong, Giáo sư từ Paris trở vể nước từ sau cách mạng 1963. Thích nghi với tình hình mới, Xứ Bộ Đại Việt Miền Nam chuyển hướng trong tinh thần “Biến Cải”của Chủ nghĩa DTST từ đấu tranh cách mạng bạo lực sang đấu tranh chánh trị, sanh hoạt theo lề lối dân chủ; và ngày 14 tháng 11 năm 1964 Đảng Tân Đại Việt chánh thức thành lập, tách ra khỏi Đại Việt QDĐ, mà GS Nguyễn Ngọc Huy là người cổ võ sáng lập, và giữ vai trò Tổng Thơ Ký của đảng. Dưới sư lãnh đạo của GS, Đảng Tân Đại Việt đã góp phần quan trọng cho nền Đệ Nhị VNCH trong việc xây dựng nền dân chủ pháp trị với tam quyền phân lập, đa đảng, có đảng đối lập trong đó Phong Trào Quôc Gia Cấp Tiến (thành lập năm 1968) là tổ chức ngoại vi của ĐTĐV mà Chủ tịch là Giáo Sư Nguyễn văn Bông, một khuôn mặt chánh trị sáng giá tại Miền Nam lúc bấy giờ nhưng bị công sản ám sát sau đó. Dù ở tư thế đối lập, GS Nguyễn Ngọc Huy đã tham gia Phái đoàn Hoà Đàm Paris và tham dự thương thuyết La Celle Saint Cloud (1973) theo lời mời của tổng thống Nguyễn văn Thiệu. Riêng khối Dân Biểu Dân Quyền Hạ Nghị Viện là tiếng nói của ĐTDV tại cơ quan lập pháp.

Vận nước lại không may với ngày Quốc Hận 30-04-1975, CS Hà Nội xua quân xâm chiếm Miền Nam, Đảng TĐV cùng chung số phận dân tộc, Đảng tìm con đường sinh tồn nơi không gian mới. Nơi đất tạm dung, quyết không bỏ cuôc, GS lại tập hợp các đồng chí đảng Tân Đại Việt hoạt đông trở lại cùng với các tổ chức quần chúng thành lập Liên Minh Dân chủ Viêt Nam (1981) và Uỷ Ban Quốc Tế Yểm trợ Việt Nam Tự Do (1986). Ngọn cờ DTST lại giương cao, “xu hướng Biến Cải”lại được vận dụng cho trận thế mới đối đầu với CS Hà Nôi, một cuộc đấu tranh mới trong môi trường mới trong thế giới hội nhâp toàn cầu hoá của thời đại thông tin. Sách lược cho một đấu tranh mới cho công cuộc đấu tranh dân chủ hoá trong bối cảnh nước nhà nằm trong tay nhà cầm quyền độc tài, độc đảng, toàn trị CSVN, sách lược mới cần”biến cải”đáp ứng với tình hình mới; mộ thức đấu tranh giải trừ chế độ độc tài CSVN của GS Chủ tịch Nguyễn Ngọc Huy được bộ phận tuyên huấn tóm lược trong phương trình: “Lực lượng quốc nội+Lực lượng hải ngoại+ yểm trợ của thế giới tự do..”mà cách giải đáp uyển chuyển với “Luật Biến cải”, phối hợp với “Luật Sức Mạnh” và “Luật Hợp Quần” của chủ nghĩa DTST.

Viễn kiến về kịch bản cho tiến trình dân chủ hoá Viêt Nam xuyên qua mô thức nhân dân nổi dậy từ dưới lên trên, hay mô hình chuyển hoá do sự tranh chấp quyền lực của cấp lãnh đạo chóp bu cộng sản được tim thấy trong bản thảo cho bài thuyết trình trước ngày GS qua đời.

Đảng chủ trương đấu tranh ôn hoà, phi quân sự, dựa trên bất bạo động, nhưng tích cực yểm trợ một cuộc nổi dậy của nhơn dân quốc nội đứng lên lật đổ bạo quyền khi thời cơ thuận lợi đến, khi nhơn dân bị bạo quyền CSVN đẩy vào chơn tường; giải thể chế độc tài toàn trị CSVN là sự nghiệp cách mạng của toàn dân mà chủ lực là quốc nội, và hải ngoại là lưc lượng yểm trợ với sự hổ trợ của quốc tế. Chủ trương đoàn kết gây sức mạnh, một liên minh các chánh đảng cùng lập trường cũng được GS thành lập vào năm 1989.

Nhưng rồi nỗi bất hạnh lại đến, định mạng quá khắt khe với nhà chí sĩ thời đại GS Nguyễn Ngoc Huy, khi tâm nguyện của GS chưa thành, cơn bịnh hiểm nghèo đã mang Giáo sư về bên kia thế giới, ngay giữa cuộc hành trình, trên đường tham dự Đại Hội Liên Minh Dân chủ Việt Nam ToànThế Giới tại Hoà Lan. Chí sĩ Nguyễn Ngọc Huy đã vĩnh viễn ra đị ngày 28/7/1990 tại Pháp để lại cho hậu duệ giấc mơ còn dang dở, giấc mơ xây dựng nền Dân chủ Pháp trị cho đất nước Việt Nam dưới ngọn đuốc Chủ nghĩa Dân Tộc Sanh Tồn.

Chí sĩ Nguyễn Ngoc Huy ra đi cách đây trên một phần tư thế kỷ mà ước mơ về một Việt Nam dân chủ pháp trị vẫn còn mờ mịt trong chế độ độc tài, toàn trị của nhà cầm quyền Hà Nội mà vì quyền lợi sống còn, đảng cộng sản vẫn tiếp tục làm thân thừa sai cho Trung Cộng; lệ thuộc Bắc kinh trên mọi mặt kinh tế, chánh trị, an ninh, nằm trong tiến trình Hán hoá; nhà cầm quyền CSVN nhắm mắt trước âm mưu diệt chủng của TQ điển hình là vụ thảm hoạ môi trường Formosa Hà Tĩnh; các hạ tầng kiến trúc kinh tế quan yếu của đất nước đã bị TC chiếm giữ từ Bắc chí Nam, dễ trở thành cơ sở quân sự nằm ngay trong các vị trí chiến lược (cảng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương,và trên cao nguyên vùng Tân Rai, Nhân Cơ trong vụ khai thác bauxite …). Bên sườn phía tây, TC khống chế thượng nguồn sông Mekong, gây bao nhiêu tai hai môi trường cho dân tộc. Qua phán quyết của Toà Trọng Tài (PCA) ngày 12-07-2016, nhân dân ta thấy rõ, CSVN đã tiếp tay TC để Biển Đông mất dần vào Phương Bắc; TC đã minh thị không tuân thủ phán quyết PCA, chẳng những vậy mà sau ngày phán quyết Bắc Kinh còn hung hăng loan báo tập trận ở Biển Đông, hù hoạ bãi Scarborough của Philippines, răn đe thành lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Đất nước lâm nguy, sắp mất vào tay Trung Cộng; chỉ có nội lực của toàn dân trong và ngoài nước đứng lên tranh đấu cho sự sống còn cho dân tộc mình, bảo vệ đất nước mình trước sự lấn áp của bá quyền bành trướng Trung Cộng. Toàn dân đã quá bất mãn nhà cầm quyền CSVN nếu không nói là câm thù bọn hèn với giặc ác với dân. Noi gương nhà chí sĩ Nguyễn Ngọc Huy, Đảng Tân Đại Viêt, dưới ánh sáng của Chủ nghĩa DTST, cùng toàn dân giữ vững quyết tâm đấu tranh giải trừ chế độ độc tài, toàn trị CSVN, cho sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chũ quyền dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam tự do Dân Chủ, pháp trị, nước nhà thịnh vượng. Đảng Tân Đại Việt chủ trương không hoà giải hoà hợp với Cộng Sản, nhưng Đảng TĐV chủ trương cộng tác hàng ngang với các tổ chức, đoàn thể, chánh đảng cùng lập trường,trong và ngoài nước, để tạo sức mạnh chung cho công cuộc đấu tranh xây dựng nền dân chủ pháp trị cho quê hương.

Hôm nay GS Nguyễn Ngọc Huy đã vĩnh viễn ở bên kia thế giới, chúng tôi xin đốt nén hương lòng, nguyên noi gương tiếp nối sự nghiệp của nhà chí sĩ của thời đại.

Xin cám ơn toàn thể quý vị.

Bác Sĩ Mã Xái

*********************************************

Phụ đính 9

Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy
Mai Thanh Truyết

1 - Đại Việt & Con Đường Đang Đi.

Lại thêm một năm nữa, hôm nay chúng ta lại cùng nhau làm Lễ Tưởng niệm Gs Nguyễn Ngọc Huy lần thứ 26, nhưng với một tâm trạng khác thường khá đặc biệt. Đó là:

• Thứ nhứt: TC chuyển hướng áp lực của người dân Trung Hoa, các mối bất ổn trong nội địa và kích thích tinh thần quốc gia cực đoan Đại Hán trong vấn để biển Đông;

• Thứ hai: Phong trào dành độc lập trong nước nổi lên và TC không muốn thế giới bên ngoài chú tâm vào, cho nên càng làm nổi thêm đình đám trong vần đề biển Đông;

• Thứ ba: Phát triển kinh tế của TC trong mấy năm gần đây giảm sút mạnh không còn giữ ở mức độ 9-10% nữa (thống kê mới nhất chỉ có 7.1%); do đó, uy tín của nhà cầm quyền bị sụt giảm, người dân không còn tin tưởng chính sách của đảng nữa. Riêng năm 2015, xuất cảng giảm sút 25% do Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ tẩy chay hàng hóa tạo ra một lượng không nhỏ lao động thất nghiệp vì hàng tồn kho ứ đọng;

• Thứ tư: Việc thiết lập các phi trường quân sự trên các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, cùng hành động cho máy bay tiếp liệu hạng nặng, máy bay quân sự hoạt động trên các vùng đảo TC chiếm đóng của Việt Nam từ 1974 và 1988 đến nay. TC cũng không ngừng thành lập bộ chỉ huy quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa và đảo Vành Khăn, Trường Sa. Hiện tại, TC dự định biến hai nới nầy thành hai trung tâm du lịch và bắt đầu tiếp nhận du khách dự trù vào đầu tháng 9 tới đây. Do đó, những sự kiện nầy cho thấy âm mưu không chế biển Đông của TC càng rõ nét hơn;
• Thứ năm: Đây chính là cốt lõi của vấn đề TC làm ồn ào ở biển Đông. Đó là việc che đậy tiến trình Hán hóa một cách tiệm tiến và vững chắc của TC vào suốt chiều dài của Việt Nam từ Bắc chí Nam bằng cách xây dựng xí nghiệp, nhà máy, mang thiết bị, nhân công xâm nhập, thuê mướn rừng đầu nguồn dài hạn, thuê mướn đất nông nghiệp, thu mua tất cả sản phẩm chăn nuôi hay nông nghiệp và nguyên liệu của Việt Nam bằng bất cứ giá nào. Từ đó khống chế nền kinh tế VN và xâm nhập nhân công, đưa tình báo vào khắp mọi miền đất nước.

Chúng ta thấy rõ ràng âm mưu của TC thể hiện rõ qua năm chỉ dấu trên và hệ lụy của những sự kiện đó đưa đến kết quả là:

• Ở phía Đông,TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;
• Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;
• Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: - vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; - và nóc nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra.

Và trong nước hiện tại, tuổi trẻ Việt Nam, ngay từ sau thảm nạn cá chết bắt đầu ở Vũng Áng từ ngày 6/4, bắt đầu đứng lên thực sự và thể hiện tinh thần đòi quyền được sống qua việc bảo vệ môi trường. Công cuộc chống TC đã chuyển sang một thế trận mới…Và thế trận nầy làm cho chính những người đã từng làm thân khuyển mã cho Đảng CS Bắc Việt cần phải nghĩ lại cung cách đàn áp người dân. Lương tri và lương tâm của công an, quân đội chắc chắn phải được đánh động. Vá trong những ngày sắp tới đây, cơ may cho vận nước chuyển sáng một sinh lộ mới có thể được bắt đầu.

Từ đó, một lần nữa tinh thần Nguyễn ngọc Huy lại được rực sáng khi thấy những hành động vừa nói của tuổi trẻ!

Vậy, nhân ngày tưởng niệm ngày anh Ba ra đi, Đại Việt cần phải suy nghĩ, hành động và có những trách nhiệm gì với Việt Nam hôm nay và trong những ngày sắp tới?

2 - Tiếp Nối Con Đường Nguyễn Ngọc Huy

Với tư cách một đảng viên Đại Việt, chúng tôi rất tự hào đứng dưới danh nghĩa đảng chính trị Đại Việt, đã do một thiên tài của đất nước là Cố Đảng trưởng Trương Tử Anh khai sáng và xây dựng khi vừa mới 25 tuổi, nhưng đã có khả năng lập thuyết "Dân Tộc Sinh Tồn" (DTST):

(a) Để làm khung cho nền tảng lý luận,
(b) Để điều hướng hoạt động đấu tranh vững mạnh cho các mục tiêu chiến lược lâu dài, và
(c) Để tạo điều kiện cho Đại Việt trường tồn đến ngày nay.

Trên trận tuyến đấu tranh chống CS Bắc Việt hiện tại, Đại Việt có thể giương cao ngọn cờ DTST, đặt trên căn bản đầy tình tự dân tộc và nhân bản, làm đối lực đương đầu với chủ nghĩa CS vô thần, mị dân, với ảo tưởng dựng nên một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà ngay cả những người đề xướng ra cũng không xác định được xã hội chủ nghĩa cụ thể là gì.

Mỗi người trong chúng ta, dù có những suy nghĩ nào dị biệt đi nữa, cũng khó có thể phủ nhận được tính cách mạng đầy nhân bản của chủ thuyết DTST. Chính chủ thuyết nầy, theo quan điểm của riêng của người viết, cho đến ngày hôm nay, vẫn còn là một đối trọng vững chắc, đối với ý thức hệ của chủ thuyết Cộng sản, để từ đó áp dụng vào các điều kiện thực tế Việt Nam, hầu thúc đẩy nhanh hơn tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Đó là một xác quyết.

Chúng tôi muốn lập lại một lần nữa, trước tiến trình tòan cầu hóa hiện nay, cùng với vai trò của từng quốc gia trên thế giới, dù muốn dù không, Việt Nam cần phải hôị nhập vào cộng đồng nhân loại, trong đó chủ thuyết DTST có khả năng không phải để chuyển hóa, nhưng để xóa tan chủ nghĩa CS hiện đang cai trị Việt Nam.

3 - Đại Việt & Sự Biến Cải Học Thuyết DTST

Qua luật tiến hóa của Darwin, GS Nguyễn Ngọc Huy, người đã đề ra một lối nhìn mới, được biến cải từ học thuyết DTST, để thấy rằng sức mạnh của con người, chưa phải là một yếu tố then chốt, để đưa đến thắng lợi sau cùng, nhưng cần phải có nhiều yếu tố khác của môi trường chung quanh, mới quyết định sự thắng lợi tòan vẹn.

Do đó, Gs Huy đề xướng ra sự biến cải vừa nói, tức là khả năng thích nghi tùy theo hoàn cảnh, lúc tiến, lúc lùi để ứng phó với những thuận lợi cùng bất lợi.Để rồi, sau cùng, tranh thủ phần thắng lợi trước mọi tình huống, dù là bất lợi, cho đòan thể của mình. Khái niệm DTST biến cải, trong giai đoạn nầy, sẽ được hiểu theo ý nghĩa và chiều hướng của sự tiến hóa và sự tiến bộ của loài người.
Điều vừa nói đó, là một sự chuyển hướng lớn về luận thuyết của Đại Việt. Tên tuổi của GS Huy đã đựợc nằm trong danh sách những người khai sáng và tiếp nối truyền thống Đại Việt. GS Huy còn đã đưa ra một số điều kiện cho sự sinh tồn trong luận thuyết biến cải cùng 2 hình thức tranh đấu dựa theo hai nguyên tắc đối nội và đối ngoại. Đó là hai hình thức tranh đấu bên ngoài thân và tranh đấu bên trong, với chính nôị tâm của mình.

(a) Từ suy nghĩ trên, công cuộc tranh đấu của GS Huy được thể hiện dưới hình thức ôn hòa hay bạo động tuỳ theo trường hợp và tùy theo diễn biến của hòan cảnh chính trị quốc gia trong từng thời điểm vừa nói.

(b) Từ sự nhận định những khả năng tranh đấu vừa nói, GS Huy đã khai triển thêm thành ba bước khác nhau như 3 định luật, để rồi căn cứ theo đó mà hành xử, tuỳ theo tình huống đang xảy ra. Đó là luật sức mạnh, luật biến cải, luật hợp quần và giáo dục.

1. Luật sức mạnh, đứng trước thế phân cực mới trên thế giới, quả thật sức mạnh ngày hôm nay không còn căn cứ theo khả năng quân sự nữa, mà khả năng kinh tế mới là thước đo quyền lực tòan cầu. Thí dụ như TC với khả năng kinh tế vừa vượt qua Nhựt Bổn chiếm vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ.
2. Luật biến cải, cũng được GS giải thích là khả năng thích nghi theo hòan cảnh và điều kiện trong tình trạng xã hội lúc bấy giờ. Trước tình thế mới ngày hôm nay, cần phải vận dụng trí óc để thẩm định tình hình, để biến cải mọi hợp tác quốc gia, thì phải dựa theo quan điểm đồng thuận và đồng lợi cho đôi bên cùng có lợi (win-win situation) mà vẫn giữ được tính chất độc lập dân tộc.
3. Luật hợp quần và giáo dục. Đây là một yếu tố nhập môn rất sơ đẳng, đã được giảng dạy từ những ngày đầu tiên của trẻ con miền Nam, trong chương trình giáo dục tiểu học, qua những câu chuyện ngụ ngôn trong sách quốc văn giáo khoa thư. Nhưng để thực hiện và áp dụng luật trên không phải dễ. Nhìn lại chính chúng ta, hiện tại bao nhiêu hệ phái của Đại Việt, đã thực sự làm suy yếu tiềm lực lớn lao của một Đảng, đã có quá trình tranh đấu lâu dài, và một thời đã được sự ngưỡng mộ và ủng hộ của đại khối dân tộc Việt Nam.

Kể từ ngày thành lập đảng Đại Việt cho đến ngày nay, thế giới đã hoàn toàn biến đổi, đi từ một thế giới với những quốc gia khép kín đến hình thái một thế giới mở như ngày hôm nay. Tiến trình toàn cầu hóa, hẳn nhiên là một tiến trình phải hướng tới, vì sự phát triển chung của toàn cầu. Đây là một tiến trình tự nhiên trong phát triển, để cùng đưa các quốc gia đến gần nhau hơn và bổ túc cho nhau hơn, để đôi bên cùng được lưỡng lợi.

Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế - kỹ thuật - khoa học và môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang thành hình. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng mọi người đều có trách nhiệm.

Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long.Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam.Và dĩ nhiên đảng viên Đại Việt cũng phải có trách nhiệm trước dân tộc.

Nhưng, trách nhiệm đó sẽ được thể hiện như thế nào?

Đó là câu hỏi của tất cả đảng viên Đại Việt cùng phải hợp lực để có câu trả lời.Việc ứng dụng chủ thuyết DTST ngay từ bây giờ sẽ là một đề tài để mỗi đảng viên cùng suy nghĩ.

4 - Đại Việt Hôm Nay - Ngày Mai và Chủ Nghĩa DTST

Ngày hôm nay, bất cứ người Đảng viên Đại Việt nào cũng phải được trang bị kiến thức, và phải có đởm lược để phát huy tiếng nói của Đại Việt Dân Tộc Sinh Tồn. Phát huy không phải là nói suông là phải biết nói, biết viết. Nói lên, viết lên chính nghĩa của chúng ta. Nói và viết lên những sai trái của chế độ về những việc làm hiện tại của họ trong công cuộc quản lý đất nước Việt Nam, và để tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc hiểu rõ hơn bộ mặt thật dưới bất cứ hình thức nào của chế độ độc đảng cai trị.

Đó là Trách Nhiệm của Đại Việt Hôm Nay và Ngày Mai.

Thêm nữa, trong giai đọan nầy, người Đảng viên Đại Việt- DTST phải biết hy sinh cho đại cuộc bằng việc đóng góp vật lực, tài lực, và sự đóng góp dấn than chân chính cho nhu cầu dành lại dân chủ, tự do và hạnh phúc chân thật cho người dân Việt.

Đảng viên ĐV DTST của Việt Nam phải lên đường, bắt đầu ngay từ bây giờ, cùng nhau điều chỉnh hướng đi để có thể ứng hợp với khuynh hướng toàn cầu hóa trên thế giới, hầu tạo được một chất keo kết dính, để hình thành một hình thức “think-tank” và hy vọng rút ngắn tiến trình mang lại dân chủ, tự do cho Việt Nam.

Tóm lại, trong hiện tình chánh trị, Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn là luận thuyết duy nhất lấy dân tộc và ý thức nhân bản làm trung tâm nên có đủ điều kiện làm đối lực với chủ nghĩa cọng sản phi nhân, vô thần, đang đội lốt chủ nghĩa xã hội, lại còn đang qua giai đoạn "quá độ" xây dựng giai cấp tư bản bản đỏ cần thiết để phát triển.

LỜI KẾT:

Khi miền Nam mất, khi sang Mỹ, Gs. Huy, đã đi trong con đường hầm chưa thấy ánh sáng của Dân tộc Việt Nam, tuy nhiên, anh Ba đã bền bĩ, cô đơn, bôn ba khắp thế giới ngõ hầu quy tụ Đồng chí, Chiến hữu, và Đồng bào. Kết quả là Anh Ba đã được sự ủng hộ đồng tình khắp nơi qua phương trình Nguyễn Ngọc Huy với đáp số như sau:

Lực Lượng Quốc Nội + Lực Lượng Hải Ngoại + Yểm Trợ Thế Giới = Việt Nam

Và Anh Ba đã xây dựng được tổ chức "Ùy Ban quốc tế yểm trợ Việt Nam Tự Do".

Do đó, để tiếp tục phát triển công trình Nguyễn Ngọc Huy, chúng ta cần vận động, nhen nhúm lại ngọn lửa đấu tranh theo các phương hướng vừa nói, mà chính GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghiên cứu và kiểm nghiệm, thật thích hợp với bối cảnh chánh trị hiện tại, và được xác định rõ ràng rằng, đường hướng cách mạng bạo lực chống CSVN không còn thích hợp trong tương lai nữa.

Cho nên, để có cơ hội và triển vọng tương lai phát triển quốc gia, cùng đời sống kinh tế và tâm linh của mỗi người dân Việt được nâng cao hơn và hoà nhập với cộng đồng nhân loại, con đường ĐẠI VIỆT đang đi phải là sự nối tiếp tinh thần và chiến lược chính trị của Trương Tử Anh & Nguyễn Ngọc Huy và bao nhiêu Đồng Chí Đại Việt đã nằm xuống vĩnh viễn vì Dân Tộc Việt Nam. Và con đường đã vạch ra đó đã được xây dựng, tô bồi kể từ ngày thành lập Đảng.

Và Đại Việt khẳng quyết con đường đó là:
1. Thuyết DTST của cố Đảng trưởng Trương Tử Anh đã mở rộng không gian sinh tồn của chúng ta và đã bảo vệ người Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Pháp.
2. Luật Biến cải về thuyết DTST mở rộng đến không gian sinh tồn của Gs Nguyễn Ngọc Huy đang mang đến một Đại Việt mở cho chúng ta trước tiến trình toàn cầu hóa.
3. Ngày nay, chúng ta có nhiệm vụ và bổn phận phải cùng nhau thực hiện thành công kế hoạch và chương trình cho MỘT ĐẠI VIỆT NHÂN BẢN MỞ. Từ đó, chúng ta mới có điều kiện để bảo vệ được đất nước và nòi giống Việt Nam thoát khỏi Hán thuộc và Hán hóa!

Cương quyết: Một Đại Việt Nhân Bản Mở Phải Hoàn Thành Trách Nhiệm với Dân Tộc cho cả Hôm Nay và Ngày Mai.

Mai Thanh Truyết
Đại Việt
Kỷ niệm lần thứ 26 ngày Anh BA ra đi