Matt Mahan

ads header

Breaking News

Ngô Quốc Sĩ: Những vần thơ nhỏ máu


NHỮNG VẦN THƠ NHỎ MÁU
Ngô Quốc Sĩ

Ba muơi tháng Tư! Màn đêm ba mươi phủ kín không gian và thời gian, biến tháng Tư thành “Tháng Tư Đen” và dòng sử Việt thành “sử đen”, ghi dấu vết hằn nhục nhã. Sau 21 năm kiên cuờng chiến đấu bảo vệ tự do của miền Nam Việt Nam, miền Nam tự do đã bị bức tử, chết trong tức tuởi, khi cộng sản miền Bắc xua quân xâm chiếm miền Nam duới chiêu bài giải phóng. Từ đó, bao áng văn lời thơ chan chứa niềm đau trải dài trong văn chuơng Việt Nam, như những giọt máu còn tươi tiếp tục nhỏ xuống..
Khởi đầu là lời thơ Nguyễn Chí Thiện, như một lời than vãn và trách móc thái độ vô tình của đồng minh. Nếu  Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã viết “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” để nói lên sự phản bội của Hoa Kỳ thì Nguyễn Chí Thiện cũng đã phải thốt lên một cách hằn học:
Khi Mỹ chạy bỏ miền Nam cho cộng sản
Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than
Tiếng kêu than nhục nhã không phải chỉ là của dân Việt mà của cả toàn cầu, cũng đã tuôn trào trong tiếng thơ của Vĩnh Liêm
Ngày Quốc Hận năm nay như năm trước,
Vẫn là ngày Quốc Hận của năm sau!
Nếu mọi người còn chung một niềm đau,
Còn quay quắt ôm nỗi sầu vong quốc.
Tại sao lại chung một niềm đau? Mỗi nguời dân Việt có một niềm đau riêng tư vì gia đình ly tán, sự nghiệp tan tành, tương lai mờ mịt, nhưng tất cả dân Việt cùng mang một niềm đau chung, như thể ‘nỗi đoạn truờng” trong lời thơ của Lê Chân
Anh ơi ! Tháng Tư đen
Ngày ba mươi đoạn trường !
Anh nuốt hờn tủi nhục,
Em suối lệ trào tuôn.
Anh ơi ! Tháng Tư đen
Tháng Tư cơn Quốc nạn
Trời đất cùng kinh hoàng..
Khi màn đêm phủ xuống, biến tất cả thành màu đen, thì tất cả cũng đã  chìm khuất. Quê hương yêu dấu đã bị che mờ bởi làn sương tuy mỏng mà kín và lạnh, như hơi thở nghẹn ngào qua làn nớc mắt của Trần Mộng Tú
Anh ạ tháng tư sương mỏng lắm
sao em nhìn mãi chẳng thấy quê
hay sương thành lệ tra vào mắt
mờ khuất trong em mọi nẻo về.
  Khóc là phải! Khóc vì bóng dáng quê huơng mờ khuất. Nhưng còn khóc vì cuộc đổi đời bi thảm, tất cả bị  đảo ngược, ngày thành đêm, phải thành trái, đen thay trắng, như thể mặt trời mọc nguợc, biến bình minh thành hoàng hôn, đúng như niềm tâm cảm của Khuất Đẩu
Tháng tư với mặt trời mọc ngược
Đêm thành ngày trắng bỗng thành đen
Gió không thổi người đi như chạy
Hầm hố nào thành luỹ tan hoang
Thế đó! Trong bóng đêm ba mươi, dân Việt chỉ còn nhìn thấy chết chóc và oan khiên tủi nhục. Tủi nhục vì phải buông súng đầu hàng địch quân khi tinh thần chiến đấu còn ngút ngàn. Oan khiên vì máu nhuộm cả mặt đuờng, như thể màu cờ máu phủ xuống trên gia tài của mẹ, trên con Rồng cháu Tiên, đúng như lời thơ của Ngô Minh Hằng
Tháng Tư, trời đất mây mù
Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn!
Nghẹn ngào, nhục tủi, đau thương
Oan khiên máu đỏ ngập đường lui quân
Thân người đổ xuống theo thân
Không làn đất phủ, không lần tiễn đưa !
Xác người bón gốc rừng thưa
Nước tôi có một Tháng Tư kinh hoàng !
Đến như lời thơ của Bút Trẻ thì không còn là tiếng than thở, mà là những nhát dao cắt, diễn tả những vết thuơng mãi còn rỉ máu trên thịt da dân tộc Việt Nam
Tháng tư đen như mực… Tầu
vấy lên cả nước… một mầu tang chung

Tháng tư đen như mặt… Hồ
Dân Ta ngồi…rửa nỗi nhơ ngàn đời

Tháng tư đen, xã hội đen
Bạo quyền…cướp trắng , dân hèn… trắng tay

Đau thương, uất hận, nhưng dân Việt không buông xuôi,chỉ ngồi đó mà khóc mà than. Trái lại, dân Việt đã ngẫng  đấu lên, nhìn gương người xưa để mai kiếm duới trăng, ngâm câu Hồ Truờng mà hứa với Mẹ Việt Nam  sẽ về dựng lại quê huơng như lời thơ thác đổ của Võ Đại Tôn
Xin Mẹ yên lòng, ngày mai rồi hoa lá
Giữa Mùa Xuân Dân Tộc sẽ bừng hương.
Đàn Con đưa Mẹ về, dựng lại Tình Thương
Quỳ dâng Mẹ tháng ngày tươi sáng mới.
Đàn Con dìu Mẹ đi, nắng Xuân hồng phơi phới,
Mẹ-Con mình vui sống với Quê Hương!

Nói làm sao hết! Uất hận dâng trào.Thơ cũng tuôn trào. Chỉ xin kết bằng một vết chém, một làn roi, một đuờng kiếm của những nguời con dân dất Việt còn mài kiếm duới trăng
Tháng tư đen hằn sâu vết chém.
Tháng tư buồn nhức buốt thịt da
Hận tháng tư thét roi cầu Vị
Thề tháng tư kiếm dậy Trời Nam
Ngô Quốc Sĩ