Sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại Việt Nam
Mới đây, trên tờ East Asia Forum ngày 5 tháng 3, Lê Hồng Hiệp, chuyên viên nghiên cứu tại Institute of Southeast Asia Studies, có một bài viết khá hay về sự thay đổi trong cán cân quyền lực trong hệ thống chính trị tại Việt Nam.
Theo Lê Hồng Hiệp, trước đây, quyền lực chính trị tại Việt Nam chủ yếu nằm trong tay một cá nhân (Hồ Chí Minh và/hoặc Lê Duẩn), sau, chuyển sang Bộ Chính trị (dưới thời các Tổng Bí thư từ Trường Chinh đến Nông Đức Mạnh), và gần đây, chuyển sang Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Có mấy bằng chứng cho thấy sự thay đổi này: Một, vào tháng 10, 2012, khi Bộ Chính trị định kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì những thất bại của ông trong lãnh vực kinh tế, Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ, cuối cùng, Nguyễn Tấn Dũng được xem là vô tội. Hai, vào tháng 3, 2013, khi Nguyễn Phú Trọng đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã lại bác bỏ và, thay vào đó, bầu hai người khác, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân. Và ba, vào tháng 1, 2015, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu tín nhiệm các uỷ viên trong Bộ Chính trị. Kết quả cuộc bầu cử, cho đến nay, vẫn không được công bố chính thức, tuy nhiên, theo trang blog Chân dung Quyền lực, ở đó, Nguyễn Tấn Dũng được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất (152 phiếu), trên Trương Tấn Sang (149 phiếu), và cao hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng, đứng hạng thứ 8, với 135 phiếu.
Với các sự kiện ấy, Lê Hồng Hiệp cho rằng, nếu xem cấu trúc quyền lực trong hệ thống chính trị tại Việt Nam như một hình tam giác thì ở trên cùng là Ban Chấp hành Trung ương, dưới một chút là Bộ Chính trị, và dưới nữa là Tổng Bí thư. Cấu trúc này không thể hiện xu hướng dân chủ tại Việt Nam, bởi vì, thay đổi theo cách nào, mọi quyền lực cũng đều nằm trong tay đảng Cộng sản. Tuy nhiên, nó thể hiện được cán cân quyền lực trong nội bộ đảng. Điều này đã có nhiều người nhận ra: trong lịch đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam, chưa có Tổng Bí thư nào bất lực như Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cũng chưa có một Thủ tướng nào có nhiều quyền lực như Nguyễn Tấn Dũng.
Có thể nói, sự thay đổi đột biến trong cán cân quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương gắn liền với sự lớn mạnh trong vai trò Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Ban Chấp hành Trung ương lớn hơn hẳn các ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng hoặc Trương Tấn Sang. Có hai lý do chính. Thứ nhất, hầu hết các thành viên trong Ban Chấp hành Trung ương là các cán bộ lãnh đạo địa phương hoặc trong guồng máy hành chính trung ương: ở cả hai nơi, quyền bổ nhiệm cũng như quyền phân phối ngân sách đều chủ yếu nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng. Thứ hai, Nguyễn Tấn Dũng cũng có quan hệ chặt chẽ với cả Bộ Quốc phòng lẫn Bộ Công an, nơi trước đây ông từng lãnh đạo, mà hai bộ này chiếm đến 15 phần trăm tổng số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Với ảnh hưởng to lớn trên Ban chấp hành Trung ương như vậy, khả năng Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư trong kỳ đại hội đảng vào năm 2016 tới không phải là xa vời hay bất khả. Nếu Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư, một trong những phó Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng hiện nay sẽ lên làm Thủ tướng. Lúc ấy, cán cân quyền lực, theo tôi, lại quay ngược lại thời trước: Tổng Bí thư sẽ có quyền lực cao nhất. Tuy nhiên, dù cao đến mấy, quyền lực của Tổng Bí thư cũng sẽ không cao bằng Hồ Chí Minh hay Lê Duẫn thời trước vì họ phải lệ thuộc vào sự ủng hộ của mấy trăm người trong Ban Chấp hành Trung ương đảng. Nhưng dù sao lúc ấy Tổng Bí thư cũng sẽ có quyền lực hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng hiện nay.
Vấn đề là: những sự thay đổi về cán cân quyền lực cũng như cấu trúc quyền lực như vậy có lợi hay có hại cho đất nước?
Câu trả lời, theo tôi, là vừa lợi vừa hại.
Hại, trước hết, vì quyền lực của đảng trên quyền lực của Thủ tướng, tức trên bộ máy hành chánh, càng lớn, xu hướng độc tài càng có nguy cơ phát triển mạnh. Đó là những gì đã xảy ra và đã kéo dài trong nhiều thập niên dưới quyền của Lê Duẩn, ở đó, các thủ tướng, kể cả Phạm Văn Đồng, đều là những con rối trong tay Tổng Bí thư và Bộ Chính trị, chứ không có một quyền lực gì cả.
Hại nữa vì nó tiếp tục duy trì thế đứng của đảng như một thứ siêu quyền lực, đứng trên và đứng ngoài luật pháp, ở đó, mọi ước mơ thay đổi và dân chủ hoá đều dễ dàng bị dập tắt.
Tuy nhiên, khi quyền lực nằm hẳn trong tay một người, và nếu người đó có óc cấp tiến, có ý muốn thay đổi theo hướng dân chủ hoá thì ý muốn ấy rất dễ biến thành hiện thực. Nó khác với tình trạng hiện nay khi quyền lực bị phân tán, người này chỉ đứng trên người kia một chút, làm bất cứ điều gì người ta cũng phải nhân nhượng và thoả hiệp với nhau, cuối cùng, không có một chính sách tiến bộ hay mạnh mẽ nào có thể thực hiện được cả.
Theo tôi, ở Việt Nam hiện nay, có hai điều cần nhất: Một là dân chủ hoá; và hai là, một nhà lãnh đạo thực sự mạnh. Không có nhà lãnh đạo mạnh, sẽ không có gì thay đổi cả.
Tuy nhiên, như đã nói, đất nước chỉ thực sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, nếu, và chỉ nếu, nhà lãnh đạo mạnh ấy cũng đồng thời là một người sáng suốt, có quyết tâm xây dựng đất nước và theo đuổi làn sóng dân chủ hoá. Liệu Nguyễn Tấn Dũng có phải là một người như thế?
Nguyễn Hưng Quốc
Theo Lê Hồng Hiệp, trước đây, quyền lực chính trị tại Việt Nam chủ yếu nằm trong tay một cá nhân (Hồ Chí Minh và/hoặc Lê Duẩn), sau, chuyển sang Bộ Chính trị (dưới thời các Tổng Bí thư từ Trường Chinh đến Nông Đức Mạnh), và gần đây, chuyển sang Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Có mấy bằng chứng cho thấy sự thay đổi này: Một, vào tháng 10, 2012, khi Bộ Chính trị định kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì những thất bại của ông trong lãnh vực kinh tế, Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ, cuối cùng, Nguyễn Tấn Dũng được xem là vô tội. Hai, vào tháng 3, 2013, khi Nguyễn Phú Trọng đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã lại bác bỏ và, thay vào đó, bầu hai người khác, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân. Và ba, vào tháng 1, 2015, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu tín nhiệm các uỷ viên trong Bộ Chính trị. Kết quả cuộc bầu cử, cho đến nay, vẫn không được công bố chính thức, tuy nhiên, theo trang blog Chân dung Quyền lực, ở đó, Nguyễn Tấn Dũng được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất (152 phiếu), trên Trương Tấn Sang (149 phiếu), và cao hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng, đứng hạng thứ 8, với 135 phiếu.
Với các sự kiện ấy, Lê Hồng Hiệp cho rằng, nếu xem cấu trúc quyền lực trong hệ thống chính trị tại Việt Nam như một hình tam giác thì ở trên cùng là Ban Chấp hành Trung ương, dưới một chút là Bộ Chính trị, và dưới nữa là Tổng Bí thư. Cấu trúc này không thể hiện xu hướng dân chủ tại Việt Nam, bởi vì, thay đổi theo cách nào, mọi quyền lực cũng đều nằm trong tay đảng Cộng sản. Tuy nhiên, nó thể hiện được cán cân quyền lực trong nội bộ đảng. Điều này đã có nhiều người nhận ra: trong lịch đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam, chưa có Tổng Bí thư nào bất lực như Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cũng chưa có một Thủ tướng nào có nhiều quyền lực như Nguyễn Tấn Dũng.
Có thể nói, sự thay đổi đột biến trong cán cân quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương gắn liền với sự lớn mạnh trong vai trò Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Ban Chấp hành Trung ương lớn hơn hẳn các ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng hoặc Trương Tấn Sang. Có hai lý do chính. Thứ nhất, hầu hết các thành viên trong Ban Chấp hành Trung ương là các cán bộ lãnh đạo địa phương hoặc trong guồng máy hành chính trung ương: ở cả hai nơi, quyền bổ nhiệm cũng như quyền phân phối ngân sách đều chủ yếu nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng. Thứ hai, Nguyễn Tấn Dũng cũng có quan hệ chặt chẽ với cả Bộ Quốc phòng lẫn Bộ Công an, nơi trước đây ông từng lãnh đạo, mà hai bộ này chiếm đến 15 phần trăm tổng số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Với ảnh hưởng to lớn trên Ban chấp hành Trung ương như vậy, khả năng Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư trong kỳ đại hội đảng vào năm 2016 tới không phải là xa vời hay bất khả. Nếu Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư, một trong những phó Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng hiện nay sẽ lên làm Thủ tướng. Lúc ấy, cán cân quyền lực, theo tôi, lại quay ngược lại thời trước: Tổng Bí thư sẽ có quyền lực cao nhất. Tuy nhiên, dù cao đến mấy, quyền lực của Tổng Bí thư cũng sẽ không cao bằng Hồ Chí Minh hay Lê Duẫn thời trước vì họ phải lệ thuộc vào sự ủng hộ của mấy trăm người trong Ban Chấp hành Trung ương đảng. Nhưng dù sao lúc ấy Tổng Bí thư cũng sẽ có quyền lực hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng hiện nay.
Vấn đề là: những sự thay đổi về cán cân quyền lực cũng như cấu trúc quyền lực như vậy có lợi hay có hại cho đất nước?
Câu trả lời, theo tôi, là vừa lợi vừa hại.
Hại, trước hết, vì quyền lực của đảng trên quyền lực của Thủ tướng, tức trên bộ máy hành chánh, càng lớn, xu hướng độc tài càng có nguy cơ phát triển mạnh. Đó là những gì đã xảy ra và đã kéo dài trong nhiều thập niên dưới quyền của Lê Duẩn, ở đó, các thủ tướng, kể cả Phạm Văn Đồng, đều là những con rối trong tay Tổng Bí thư và Bộ Chính trị, chứ không có một quyền lực gì cả.
Hại nữa vì nó tiếp tục duy trì thế đứng của đảng như một thứ siêu quyền lực, đứng trên và đứng ngoài luật pháp, ở đó, mọi ước mơ thay đổi và dân chủ hoá đều dễ dàng bị dập tắt.
Tuy nhiên, khi quyền lực nằm hẳn trong tay một người, và nếu người đó có óc cấp tiến, có ý muốn thay đổi theo hướng dân chủ hoá thì ý muốn ấy rất dễ biến thành hiện thực. Nó khác với tình trạng hiện nay khi quyền lực bị phân tán, người này chỉ đứng trên người kia một chút, làm bất cứ điều gì người ta cũng phải nhân nhượng và thoả hiệp với nhau, cuối cùng, không có một chính sách tiến bộ hay mạnh mẽ nào có thể thực hiện được cả.
Theo tôi, ở Việt Nam hiện nay, có hai điều cần nhất: Một là dân chủ hoá; và hai là, một nhà lãnh đạo thực sự mạnh. Không có nhà lãnh đạo mạnh, sẽ không có gì thay đổi cả.
Tuy nhiên, như đã nói, đất nước chỉ thực sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, nếu, và chỉ nếu, nhà lãnh đạo mạnh ấy cũng đồng thời là một người sáng suốt, có quyết tâm xây dựng đất nước và theo đuổi làn sóng dân chủ hoá. Liệu Nguyễn Tấn Dũng có phải là một người như thế?
Nguyễn Hưng Quốc