Matt Mahan

ads header

Breaking News

Anh lại trở về đó sao?

Nguồn ảnh: 24h.com.vn
ANH LẠI TRỞ VỀ ĐÓ SAO?
Ngô Quốc Sĩ

Về thăm quê hương là một đề tài đang được dư luận bàn tán sôi nổi. Có người coi đó là chuyện bình thường, như Trịnh Công Sơn “em ra đi nơi này vẫn thế”  hay Đỗ Trung Quân “quê hương là chùm khế ngọt”. Nhưng đa số dân Việt lại bất bình trước hiện tượng dân Việt về thăm quê hương khi cộng sản còn ngự trị tại Hà Nội, coi đó là vô tâm vô cảm, nếu không nói là chối bỏ căn cước tị nạn và phản bội quê hương. Quan điểm cứng rắn đó đã được nhiều người tán thưởng, tiêu biểu như  Trần Văn Lương và Ngô Minh Hằng đã nhiều lần khẳng định, dứt khoát không về Việt Nam thăm nhà, nói chi đến việc hợp tác xây dựng chế độ! Có về là về để đấu tranh mà thôi! Mới đây, Trần Văn Lương đã cho phổ biến bài thơ “Mày lại về ăn Tết” để biểu tỏ nỗi bất bình trước sự kiện bạn bè rủ nhau về vui xuân tại Việt Nam.
Vào thơ, tác giả chỉ trích thái độ lén lút của bạn bè, về quê ăn Tết mà không dám gặp ai, có lẽ vì mang mặc cảm tội lỗi, vội quên qúa khứ đau buồn của dân tộc sau khi cánh cửa tự do dân chủ khép lại một cách phi lý và tức tưởi.
Tao mới biết mày luôn về "ăn Tết",
Nhưng mày hằng trốn biệt chẳng tìm tao,
Vì ngại tao túm áo hỏi tại sao
Mày không nghĩ đến đồng bào đất nước
Chính vì mang mặc cảm tội lỗi, nên anh bạn đã phải đóng kịch để che mắt cộng đồng và bạn bè chiến hữu. Kịch bản “áo trận oai phong” qủa là trơ trẽn lố bịch chẳng giống ai!
Tao nghe nói, có năm gần trước Tết,
Mày lên đồ lính trận thiệt oai phong,
Xuống Bolsa, hùng dũng giữa đám đông
Hô chống Cộng, trông vô cùng lẫm liệt.
Đóng kịch rồi còn nói láo, biện minh để chạy tội, mượn cớ thăm nhà mà thực chất chỉ để vui chơi hưởng thụ cho thỏa thích:
Mày xui xẻo giờ bị tao gặp phải,
Chẳng sượng sùng, còn lải nhải biện minh,
Nào đi xa nên nhớ quá quê mình,
Nào tiếng gọi gia đình không dám cãi!
Theo Trần Văn Lương, có biện minh cũng vô ích, bởi lẽ về quê ăn Tết trong lúc này là một phản bội quê hương dân tộc và phản bội luôn cả thân nhân của mình. Với quê hương, mang tiền về ăn chơi phè phỡn chính là góp phần nuôi dưỡng bọn bất lương, đưa đất nước vào vòng hủy diệt:
Mày có biết khi xênh xang trở lại,
Mày vô tình đã làm hại quê hương,
Đã góp phần nuôi dưỡng bọn bất lương,
Đưa đất nước vào con đường hủy diệt
Với dân tộc, về quê vui chơi ngày Tết chính là hưởng thụ trên nỗi chết của đồng bào, đồng hóa với bọn người tha hóa tại quê nhà, vô tâm vô cảm và vô can,  sống chết mặc bay, mất cả tình người và nhân tính:
Mày có thấy thường dân bị đánh giết,
Khách trên đường chỉ liếc mắt rồi thôi,
Vẫn thản nhiên, vẫn phớt tỉnh nói cười,
Nhân tính của người thời nay thế đó!
Ngay cả với thân nhân, về quê vui chơi phè phỡn có khác nào bổ xuống con tim rướm máu những nhát dao nhọn, khơi lại vết thương ngàn đời không thể khâu vá! Nào  là xác vợ trôi dạt trên biển Đông, nào là nỗi nhục nhã trong trại tị nạn Thái:
Chuyện quá khứ mày đà quên hết tiệt,
Quên vợ con mày chết ở Biển Đông,
Quên những ngày trại tỵ nạn long đong
Khúm núm sợ phật lòng thằng gác Thái.
  Quên qúa khứ tủi nhục là một trọng tội. Nhưng quay mặt đi trước tội ác của cộng sản hôm nay lại càng đáng lên án hơn. Đảng cộng sản Việt Nam chính là đảng ác, với bộ máy chém giết, dương cao cánh tay đao phủ của bọn công an bất lương và bất nhân, chỉ biết vơ vét tài sản dân lành:
  Mày có thấy bầy công an cán bộ
Bắt con dân yêu nước bỏ vô tù,
Bao nhà nông tài sản bị tịch thu
Chỉ còn biết ngậm căm thù, nuốt lệ?
Đáng nói nhất là hiện thực bi đát của quê hương thân yêu hôm nay.Trước đây, tuổi trẻ bị đầu độc với tuyên truyền láo khoét và những giáo điều vô nghĩa. Hôm nay tuổi trẻ lại bị đầu độc trong nếp sống buông thả trác táng. Trai thì vùi đầu ăn chơi thỏa thích không còn nghĩ đến ngày mai, gái thì bán thân nuôi miệng, nô lệ tình dục cho ngoại nhân. Nỡ nào dân Việt có thể quay mặt đi trước hoàn cảnh thương tâm đó, hớn hở về quê ăn Tết vui xuân?
  Mày có thấy đám đầu xanh tuổi trẻ,
Trai rạc rài chẳng kể đến ngày mai,
Gái bán rao trinh tiết tận nước ngoài?
Đấy, hy vọng cùng tương lai nước Việt!
Đó là chưa nói tới thảm họa mất nước đã gần kề. Ngàn năm giặc Tàu, trăm năm giặc Tây đã không làm dân Việt mất chân đứng trong dòng lịch sử chống ngoại xâm. Dân Việt đã anh dũng chiến đấu, đã chiến thắng vẻ vang. Đất nước trường tồn và vươn lên như Việt Điểu.  Nay cộng sản đã đem búa liềm cờ đỏ về tắm máu dân tộc, lại còn đem gia tài của mẹ dâng hiến cho ngoại bang. Nền Bắc Thuộc mới đã bắt đầu. Chủ trương Hán Hóa đang được thực hiện từng bước. Dân Việt có thể khoanh tay nhìn kẻ thù truyền kiếp đày đọa và đồng hóa dân mình được sao?
  Giang san đã bán cho Tàu,
Người về "ăn Tết" có đau tấc lòng?
Không đau sao được! Khắp nẻo đường đất nước, tràn ngập bước chân ngoại thù truyền kiếp của dân tộc. Phố xá, nếp sống, ngôn ngữ đã bị xâm lấn, trở thành xa lạ:
Mày có thấy năm nay về "ăn Tết",
Bắc đến Nam, nhốn nháo Chệt đầy đường,
Trong lòng mày có thoáng chút buồn thương
Cho vận mệnh của quê hương đất nước?
Nếu Việt Khang đã hỏi “Việt Nam tôi đâu?”, thì Trần Văn Lương cũng nghẹn lời thốt lên một cách xót xa, Việt Nam tôi không còn, bởi lẽ nền Bắc Thuộc mới đã hiện nguyên hình, chỉ còn leo lét ánh đuốc buồn giữa đêm đen:
Thêm một lần Bắc thuộc,
Leo lét buồn ánh đuốc giữa đêm đen.
Sao anh lại về? Chẳng lẽ dân Việt vội quên tủi hận qúa khứ và làm ngơ trước hiện thực đau buồn để vui chơi khi quê hương tả tơi như xác pháo hay sao? Chỉ khi nào đất nước vắng bóng cộng sản, thì Tết mới  thật vui, xuân mới thật tươi, và ánh đuốc mới tỏa sáng như trăng rằm trên quê hương Việt Nam!