Matt Mahan

ads header

Breaking News

Chống Tàu diệt Việt cộng sẽ thành công nhờ Cách Mạng Mềm


Thư Cho Con  
Giáo Già
(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Chống Tàu Diệt Việt Cộng Sẽ Thành Công
Nhờ Cách Mạng Mềm

Ngày 5 tháng 7 năm 2018

H,

Tin được hầu hết các cơ quan truyền thông quốc tế và VN trong ngày 10-6-2018 cho biết “Hàng chục ngàn người đồng loạt xuống đường tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Nha Trang, Đà Nẵng, Tiền Giang… để phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng, hôm 10 Tháng Sáu, 2018… Đã xảy ra nhiều nơi đụng độ với cảnh sát và nhiều người bị bắt”.[Xem hình: Hàng chục ngàn người dân biểu tình ở Sài Gòn hôm 10 Tháng Sáu, 2018 chống cả dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” và dự luật “An Ninh Mạng.” (Hình: KAO NGUYEN/AFP/Getty Images)].Theo đó, người dân xuống đường biểu tình với băng rôn và những tấm biểu ngữ bày tỏ sự chống đối mạnh mẽ hai dự luật được đảng CSVN muốn cho thông qua ở kỳ họp Quốc Hội đang diễn ra.Tất cả diễn ra tại nhiều địa phương với số lượng người tham dự nhiều gấp nhiều lần so với cuộc biểu tình chống Formosa. Những tin tức, hình ảnh, video clip được các Facebookers phổ biến nhanh chóng trên các mạng xã hội. Tại Sài Gòn, cuộc biểu tình đã diễn ra tại nhiều địa điểm như trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực Nhà thờ Đức Bà, trước tòa đại sứ Mỹ, khu vực lăng Cha Cả, làm lưu thông xe cộ gián đoạn…

Báo chí của CSVN như VNExpress, Tuổi Trẻ, Người Lao Động rất nhiều giờ sau mới đưa tin và hình ảnh; nhưng, dĩ nhiên, với cung cách không phải hậu thuẫn cho những người biểu tình.Dù sao, báo mạng VNExpress cũng phải nhìn nhận: “Nhiều khu vực ở Sài Gòn, Khánh Hòa, Bình Thuận… hôm nay tê liệt vì nhiều người tụ tập phản đối dự thảo Luật Đặc Khu Kinh Tế, trong khi dự luật này đã được hoãn thông qua.” Báo này mô cả cảnh biểu tình ở Sài Gòn: “Từ sáng sớm, đông nghịt người tụ tập ở công viên Hoàng Văn Thụ, khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả và nhiều tuyến đường xung quanh như: Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Giót, Trường Sơn… Đến trưa, dòng người ngày càng đông khiến giao thông quanh khu vực sân bay tê liệt. Nhiều hành khách phải kéo vali chạy bộ cả cây số vào sân bay, không ít người trễ chuyến. Hãng hàng không Vietnam Airlines sau đó phát thông báo khuyến nghị hành khách chủ động thu xếp thời gian ra sân bay sớm nhất có thể, đặc biệt tránh di chuyển qua trục đường Trường Sơn để đảm bảo đi lại không bị chậm trễ.”

Đáng lưu ý, hầu hết người xuống đường là những gương mặt mới, vàđông đảo làthành phần trẻ, chứ không phải là những nhân sĩ, trí thức quen thuộc tại các cuộc biểu tình ởnhững năm trước, vìcác nhân vật được nhiều người biết đều đã bị chặn cửa nhà từ đêm hôm trước, điển hình như trường hợp nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân...

Bà Phan Thị Châu, cựu phóng viên báo Phụ Nữ ở Sài Gòn, một trong những người xuống đường hôm 10 Tháng Sáu, tường thuật trên trang Facebook cá nhân rằng: “Dòng người rất đông đổ về khu nhà thờ Đức Bà với đầy đủ loa, biểu ngữ phản đối. Cuộc biểu tình lần này lượng người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ dạng tiểu thương khá đông. Họ rất hăng hái vung tay, hát hò, phản đối lẫn la hét đến khản cổ.”


Tại Hà Nội, cũng như Sài Gòn [xem hình: Dân Hà Nội biểu tình ngày 10 Tháng Sáu, 2018, chống dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” và dự luật “An Ninh Mạng.” (Hình: AFP/Getty Images)].Hàng ngàn người đã tập trung biểu tình tại khu vực hồ Hoàn Kiếm với rất nhiều biểu ngữ. Các cuộc biểu tình cũng đã thấy xảy ra tại nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Vinh, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bình Dương…

Hình ảnh cho thấyở các đoàn biểu tình nổi bật nhất là băng rôn “Không cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ một ngày” cùng với những khẩu hiệu khác như “Phản đối Luật Đặc Khu,” “Trung Quốc cút khỏi Việt Nam”…Như vậy, rõ ràng, người dân nghi ngờ nhà cầm quyền có dấu hiệu đưa ra dự luật “Ðặc Khu Kinh Tế” với thời hạn cho thuê đất 99 năm, làm đầu cầu cho người Trung Quốc ùn ùn kéo nhau sang Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Nó sẽ biến một phần những nơi quan yếu ở cả ba miền đất nước Việt Nam thành những kiểu “tô giới”.Có những người còn nói tới nguy cơ mất nước, họa Bắc thuộc tái diễn.Một trong những tấm ảnh được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội hôm 10 Tháng Sáu cho thấy điều đó. (Xem hình: Facebook Nguyen Anh Tuan).

Riêng Facebooker “Nha Trang Ngày Về” viết về cuộc biểu tình tại Nha Trang: “Chung sức cùng cả nước, lúc 8 giờ 30 sáng ngày 10 Tháng Sáu, 2018, phản đối dự luật Đặc Khu và dự luật An Ninh Mạng, hàng nghìn, hàng nghìn người yêu nước cầm cờ Việt Nam và biểu ngữ diễu hành đi bộ và xe máy dọc đường ven biển Trần Phú.Khu vực ngã 6 nhà thờ đá cũng đông nghẹt. Đến 10 giờ trưa, tại đường 2 Tháng Tư vẫn còn biểu tình, nghẹt đường Trần Phú ở đoạn C.A tỉnh và đài truyền hình. Công an, xung kích, xe bít bùng… bố trí ở khu vực quảng trường mùng Hai Tháng Tư, nhưng không ngăn cản nổi dòng thác người biểu tình đông áp đảo.”

Đặc biệt, người dân tham gia cuộc biểu tình tại tỉnh Bình Thuận đã xông vào chiếm trụ sở “Ủy Ban Nhân Dân” tỉnh. Người ta cũng thấy một số video clip dân và cảnh sát cơ động ném gạch đá lẫn nhau. Có clip cho thấy cảnh một số thanh niên “đấu gậy” với cảnh sát cơ động và nhóm cảnh sát cơ động bị dồn vào bên cạnh một chiếc xe tải tại thị xã Phan Rí.Tờ Tuổi Trẻ mô tả “điểm nóng tụ tập đông người trên quốc lộ 1, đoạn qua thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, bày tỏ thái độ về dự thảo luật về đặc khu chưa được vãn hồi thì nhiều người đã quá khích tràn vào UBND tỉnh Bình Thuận tại thành phố Phan Thiết” để “la hét, đốt phá.”Họ đã bị đàn áp bằng “phun vòi rồng” nhưng “tình hình càng lúc càng phức tạp”. Tờ Tuổi Trẻ viết: “Đỉnh điểm vào tối cùng ngày, nhiều người xô cổng, đập bể cửa kính vọng gác bảo vệ và lao vào đốt xe trong trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Các đối tượng quá khích liên tục ném đá vào bên trong các phòng ban.”Tờ Tuổi Trẻ cũng nói vì cuộc biểu tình mà quốc lộ 1 qua khu vực Phan Rí, Phan Thiết bị kẹt từ trưa cho đến chiều tối, trong khi nhiều chuyến bay ở Sài Gòn cũng bị bỏ trống nhiều ghế vì hành khách không vào kịp giờ bay.Không biết đích xác có bao nhiêu người biểu tình đã bị bắt, nhưng qua nhiều nguồn tin khác nhau, phải hàng chục người nếu không phải là hàng trăm. Trên Facebook cũng thấy tấm hình một người biểu tình đã bị đánh gãy răng, máu chảy đầy áo phía trước.

Facebook Tran Tien Dung nói: “Chúng tôi nhiều lúc đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến và hòa vào dòng người yêu nước như dòng thác lớn.Từ sáng, khởi đầu chỉ khoảng hơn 500 người đứng ở đầu đường Phạm Ngọc Thạch, người biểu tình đứng uy nghi đưa biểu ngữ và hát, tiếng hát vang dội cùng với nhịp tiếng hô khẩu hiệu.Hơn 9 giờ, một nhóm người biểu tình định di chuyển tuần hành nhưng một số khác ngăn họ lại. Ai cũng tưởng rằng nhóm biểu tình chỉ bất động nơi họ đứng để biểu lộ thái độ phản kháng; nhưng không, hơn 9 giờ 30 từ đường Lê Duẩn, một đoàn biểu tình khác kéo đến, sau đó từ phái mặt chính của Vương Cung Thánh đường đoàn biểu tình khác cũng đến, từ phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng kéo về.Vậy là đoàn lớn biểu tình bắt đầu di chuyển về phía Dinh Độc lập, người hai bên đường từ đâu không biết cũng hòa vào dòng người biểu tình như một dòng sông lớn bất tận. Người phía trước đi bộ, người phía sau đi xe máy, người phía trước thì hô khẩu hiệu, phía sau hô theo và cùng nhấn kèn xe máy.Đoàn người vây kín hết cả con đường trước Dinh Độc Lập, phủ kín đường Lê Duẩn kéo dài hút tầm mắt chúng tôi, thật không thể ngờ, sau đó đoàn tuần hành đi theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, qua Hàn Thuyên trở lại nhà thờ Đức Bà.Nhưng trên hết là tất cả người tham gia biểu tình đều ôn hòa và di chuyển trong trật tự.Tất nhiên thêm điều không hề ngạc nhiên là công an và các lực lượng trấn áp khác của chế độ vây “đông như quân nguyên.Tôi rời đoàn biều tình lúc 11 giờ 15 phút.” [Xem hình: Đoàn biểu tình vào sáng 10 Tháng Sáu, 2017 phía sau nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. (Hình: Facebook Trần Tiến Dũng)].


Phần Soạn giả Nguyễn Phương, qua email gởi đi các nơi đã viết: “Từ ngày 10/6/2018 đến ngày 19/6/2018, vô internet kiếm hình nghệ sĩ cho Thời Báo, tôi bị cuốn hút vì tin tức biểu tình của dân toàn quốc chống lại nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam âm mưu bán đứng Tổ Quốc cho Tàu Cộng dưới hình thức cho mướn ba đặc khu: Đảo Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong. Các cuộc biểu tình mang theo biểu ngữ: “Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày”, “Giao đất cho giặc Tàu là mất nước”. Dân biểu tình cũng đưa cao biểu ngữ chống luật An Ninh Mạng vì luật này tiêu diệt Tự Do Ngôn Luận, đó là dự luật “Bịt miệng dân”.Cuộc Tổng biểu tình ngày 10 tháng 6 khởi đầu ở Hà Nội, Saigon, Quỳnh Lưu – Nghệ An, Thạch Hà – Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Huế, Các Giáo xứ Công Giáo ở địa phận Vinh, Giáo hạt Can Lộc, Giáo xứ Văn Hạnh, Giáo xứ Song Ngọc, Bình Thuận, Phan Rí, Phan Rang, Nha Trang, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Gạo, Gò Công, Phú Quốc… Riêng ở Saigon, biểu tình nhiều đoàn, nhiều chỗ như ở Phú Nhuận, sân vận động Tao Đàn, quận Tân Bình, khu nhà thờ Đức Bà, công viên Hoàng Văn Thụ…Cuộc biểu tình ở Saigon từ sáng sớm đến 5 giờ chiều vẫn còn đông người, gây tắc nghẽn cả các tuyến đường quan trọng trong thành phố. Nhiều biểu ngữ hơn và tiếng hô khẩu hiệu vang rền nhiều chập: “Cho mướn đặc khu là bán nước cho Trung Quốc.” Riêng tỉnh Mỹ Tho, dân biểu tình hàng mấy trăm người tụ tập trước cổng Bộ Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Tiền Giang, trương biểu ngữ và hô to nhiều lần khẩu hiệu: “Đả đảo Công Sản, Đả đảo Cộng Sản bán nước”.Bọn Cảnh sát cơ động, Công an chìm (mặc thường phục), công an dùng gậy gộc, dùi cui, đánh đập dân biểu tình rất tàn nhẫn. Hành động của bọn công an, cảnh sát cơ động của bọn cầm quyền công sản tàn ác, vô nhân đạo đến mức tưởng chúng là bọn cướp, bọn ác quỷ, bọn ác thú đội lốt người chớ không phải con người. Chúng bắt hơn bốn trăm người ở Saigon và các tỉnh giam cầm và tra khảo… Ngoài ra, ở hải ngoại, Cộng đồng Việt Nam định cư tại Montréal, Ottawa, Toronto, Vancouver – Canada, Paris – Pháp, Đức quốc, Anh quốc, Úc Châu, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc cũng biểu tình chống Luật cho Trung Quốc mướn Đặc Khu Kinh Tế và luật An ninh mạng của Quốc Hội và Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam…”

Trong khi đó, thông tin từ mạng xã hội cho biết một thanh niên người Mỹ gốc Việt, tên William Nguyễn bị bắt giữ ở Sài Gòn khi anh tham gia biểu tình phản đối hai Dự luật An ninh mạng, Dự luật Đặc khu vào ngày 10 tháng 6. Bạn trẻ Nguyễn Peng, vào tối ngày 11 tháng 6 kể lại với RFA anh đã nhìn thấy anh William Nguyễn trong đoàn biểu tình, mặc dù không biết anh là ai và cũng bắt gặp hình ảnh anh William Nguyễn bị bắt: “Tầm 2 giờ có một số bạn bị bắt vô phường 6 quận 3. Tụi em đến đòi người nhưng không được cho vào và tụi em đứng cách xe khỏang 1 căn nhà. Lúc đó tụi em nhìn thấy 1 chiếc xe buýt và 1 chiếc xe jeep của phường chở khoảng 5 người về. Trong đó em thấy có 1 anh bạn người nước ngoài, tóc đầu đinh mặc áo thun ba lỗ mà máu đổ đầy mặt.Mấy người còn lại bị cưỡng chế bồng ‘giục’ vào phường.Còn anh này thì bị lôi đi vào trong phường.”Facebook Văn Đắc An đăng tải video ghi lại hình ảnh anh William Nguyễn bị các an ninh Việt Nam mặc thường phục trấn áp, kéo lê trên đường và bị quăng lên xe cảnh sát với phía đầu bên trái bị đổ máu [XemFacebook Văn Đắc An]

Sau đó, ngày 20/06/2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã được ba dân biểu Jimmy Gomez, Alan Lowenthal và Luis Correa, đại diện cho các địa hạt ở California chính thức yêu cầu “can thiệp” vụ anh Will Nguyễn bị bắt trong khi tham gia biểu tình chống Dự luật Đặc khu và An ninh Mạng ở Việt Nam, một ngày sau khi thanh niên Mỹ gốc Việt này [bịép cung] nói trên truyền hình rằng hành động của mình “sai trái với pháp luật Việt Nam” [xem phóng ảnh đính kèm].

***

Tuần sau, rút kinh nghiệm, không để người dân có thể tập trung, tại Sài Gòn công an và côn đồđã sẵn sàng bắt giữ bất cứ ai chúng nghĩ rằng sẽ tập trung như tuần trước. Từ sáng sớm ngày 17/6/2018, các lực lượng cảnh sát, mật vụ (an ninh chìm), dân phòng đã rải quân đông đặc khu trung tâm Sài Gòn. Đường sách Nguyễn Văn Bình, một loạt quán cafe quanh Nhà thờ Đức Bà… đều bị công an ép đóng cửa.Mật vụ đứng ngồi lố nhố trong quán xá, trên vỉa hè, gườm gườm nhìn như muốn lột đồ từng người dân.Tất cả những người trẻ, cầm điện thoại di động, trông “có vẻ khả nghi” đều bị chúng chặn lại hỏi giấy tờ, lục soát đồ, kiểm tra điện thoại và bắt xoá hình.

Cho tới đầu giờ chiều, gần 200 người đã bị bắt đưa về các đồn khác nhau, không lý do. Trong đó, có những người đang ngồi trong quán cafe thì bị công an xô vào bắt, có người đang đi bộ lững thững ở khu bán sách cũ cũng bị cả đám công an vây lại rồi đẩy lên xe đưa về đồn."Tôi chưa bao giờ thấy cảnh đàn áp người như vậy.Họ coi chúng tôi như tội phạm."Đó là kết luận của bà Nguyễn Ngọc Lụa [xem hình]với BBC qua điện thoại từ TP Hồ Chí Minh.Bà Lụa cho biết bà bị bắt khi vừa ra khỏi Nhà thờ Đức Bà sáng 17/6."Lúc ấy vừa xong lễ sớm, khoảng 7:45. Tôi vừa đi ra ngoài Nhà thờ Đức Bà, đang đứng cầu nguyện trước tượng Đức Bà thì bốn người mặc thường phục ập đến túm cổ áo tôi. Tôi la lên thì họ bạt tai rồi lôi lên xe," bà Lụa nói.Sau đó, bà Lụa được đưa về một khu nhà rộng mà theo bà mô tả là khu thể thao trong công viên. Bên trong nhà chia ra làm hai dãy để chơi tennis, bóng rổ và tập võ. Ước chừng hơn 300 người bị đưa về đây trong sáng 17/6."Lúc tôi đến mới có 10 người, bị đẩy vào một phòng nhỏ.Ở đó tôi gặp anh Trịnh Toàn và vợ là chị Loan."

Ít nhất có 10 người bị đánh.Quần áo rách tả tơi, mặt bầm tím.Nhưng nặng nhất vẫn là anh Toàn cùng vợ là chị Loan.Rồi sau đó xe bus tới, mang theo cả trăm người, có cả trẻ em. Khu nhà trở nên hỗn loạn chưa từng có.Trong dãy nhà đó, có một phòng nhỏ.Anh Toàn bị lôi và đánh trong đó.Anh kêu 'Mọi người ơi cứu tôi với' rất thảm thương, mặt anh đầy máu.Chúng tôi ở bên ngoài kêu gào: 'Anh ấy là người Việt, không phải Trung Cộng, đừng đánh anh ấy'... thì một toán công an cầm dùi cui tới trấn áp, lôi mọi người ra ngoài. Lát sau thì xe cứu thương tới, đưa anh Toàn và chị Loan vào bệnh viện. Tôi hỏi sao họ chửi bới người bằng tuổi cha chú họ, họ bạt tai. Họ yêu cầu tôi cởi chuỗi mân côi trên người, tôi không chịu, họ cho một bạt tai. Tôi bị giam ở đó 18 tiếng.Tôi từng tham gia một số cuộc biểu tình trước đó, nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh đàn áp người Công giáo như vậy.Họ coi chúng tôi như tội phạm.Bà Lụa cũng cho biết chiều 18/6 bà dự định vào bệnh viện "thăm vợ chồng anh Toàn chị Loan hiện vẫn đang phải điều trị do bị đánh đập hôm 17/6" [Xem hình].

Một người khác, bà Khánh Mai nói với BBC rằng bà bị bắt khi đang chụp ảnh trên đường Nguyễn Văn Bình, Sài Gòn, sáng 17/6."Do công việc, tôi tới đường Nguyễn Văn Bình để chụp cho người mẫu. Khi tôi và ê kíp đang đứng chụp thì thấy cảnh công an bắt người đưa lên xe. Tôi tò mò đưa máy lên chụp thì ngay lập tức hai thanh niên chỉ thẳng vào mặt tôi từ phía xa.Một anh khác ở gần đó chạy lại, họ hét lên: “Chụp cái gì đấy. Đưa về đồn ngay!"Ngay lập tức tôi bị đẩy lên xe cùng với một chị phụ nữ đang gào khóc. Tôi bị đưa về một trại tạm giữ nơi đó đã có khá đông người ngồi sẵn. Đó là một căn phòng rộng, được dựng tạm bên sân bóng của công viên Tao Đàn, đường Huyền Trân Công Chúa. Phía trên có lớp tôn và phía dưới trải tấm bạt.Rất đông người la lết nằm ngồi một góc ở phía đó.Lần đầu tiên, chứng kiến cảnh tượng cả đoàn người lê lết nằm ngồi, bị lăn tay, chụp hình với tôi là một kí ức khó quên. Vây xung quanh tôi là những gương mặt nông dân lao động, là những cô cậu bé sinh viên hoặc những người thanh niên muốn làm được một cái gì đó cho đất nước này. Lấy lời khai xong chúng tôi ngồi vào một góc nữa.Có người ngồi thiền, có người nằm ngủ. Có người mệt mỏi dựa đầu vào người kia. Tôi bị hốt lên xe lúc 9 giờ 5 phút và được "đặc cách" thả ra lúc khoảng 4 giờ 45 phút. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi là một người bình thường, viết sách, không hề có ý định tham gia biểu tình. Nhưng sự việc hôm nay khiến cuộc sống của tôi bị xáo trộn và tôi vô cùng lo sợ...”Theo biên bản vi phạm hành chính mà bà Mai cung cấp, bà bị phạt vì lỗi tụ tập đông người. [Xem hình: Bà Khánh Mai cho hay đang chụp ảnh cho người mẫu thì bị bắt sáng 17/6]

Một bài viết được Phạm Đoan Trang đưa lên mạng[http://www.phamdoantrang.com/] ngày 19 tháng 6 năm 2018 nói rằng  “Khủng bố nhân dân, công an Việt Nam đã hiện nguyên hình là ác ôn cộng sản”. Khởi đầu bài viết Đoan trang nói: “Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng - thực chất là tra tấn - suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được “nổi tiếng” theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh, nên trong câu chuyện, bạn xin giấu mọi thông tin về nhân thân.” [Xem phụđính 1].

Đồng thời, trong bài viết “Ai sẽ trả lời cho em Trương Thị Hà?” đăng ngày 30/06/2018 trên mạng Tiếng Dân [https://baotiengdan.com/] nói vềSinh viên Trương Thị Hà [xem hình] xuống đường, phản đối luật đặc khu, bị công an bắt đưa về trại giam, mong được ông Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và ông Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông của trường (là nhân chứng) lên tiếng xác nhận em là sinh viên của trường và can thiệp, nhưng các ông đã im lặng, tác giả Kong Kong đã viết: Làm Thầy (chưa nói đến chính học trò đang là nạn nhân ở ngay trước mặt) khi chứng kiến cảnh “công an nhân dân” bắt người vô cớ và thẳng tay đánh đập, nhục mạ hàng trăm người vô tội thuộc đủ mọi thành phần tại trại tra khảo dã chiến Tao Đàn, Tp HCM, hôm 17/6/2018 như thế mà không dám phản ứng, không dám nói thẳng được đôi lời thì có là Thầy, là Trí thức hay không? Cứ cho là… cùng có chung lập trường “chống bọn phản động” đi nữa thì việc hai ông im lặng trước tội ác bạo lực của công an là đương nhiên đồng lõa. Với học hàm học vị cao như thế, mà 2 ông làm ngơ trước tiếng kêu gào gần như tuyệt vọng của cô học trò đang gặp nạn thì trường sẽ “giáo dục và đào tạo” ra những ai?

Đến lúc quá căng thẳng, học trò thống thiết van xin “thầy” gọi giúp luật sư “Thầy chỉ cần thông báo cho các Luật sư của em thôi, chỉ cần vậy thôi, thầy ơi.Em sẽ biết ơn thầy suốt đời ạ”. Và “thầy” trả lời: “Thầy không biết về luật”? Tác  giả Kong Kong viết tiếp: “…Rất tiếc lúc đó không ai có thể còn giữ được iphone để chụp ảnh nét mặt của 2 “thầy”, chờ đến “ngày thầy giáo” hàng năm, sẽ gửi kèm ảnh đó với bó hoa chúc mừng (!)”

Sau đó, được về nhàsinh viênHàviết bài “Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩm của công an…” đưa lên FB Trương Thị Hà ngày 29-6-2018. Bài viết của cô Trương Thị Hà,với hình Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, được đăng trên Facebook vài tiếng thì bị gỡ bỏ.Tuy nhiên,bài viết cũng đã được truyền đi rộng rãi trên mạng.Riêng Tiếng Dân cũng còn giữ và cho đăng lại [Xem phụđính 2].

Ngoài ra, trên mạng Đàn Chim Việt [http://www.danchimviet.info/] cũng cóđăng bài của Facebook Hoài Diễm, ngày 22-6-2018, với tựa đề “Tôi là nhân chứng sống những gì xảy ra hôm đó”, viết rằng:“Sau hơn 72h trở về từ cái nơi mà cả đời tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đặt chân tới đó. Tưởng chừng những cảm xúc hoang mang, những căm phẫn tột độ của ngày hôm đó trong tôi rồi sẽ nguôi thôi nhưng KHÔNG, có thứ gì đó cứ thúc giục tôi, tôi PHẢI LÊN TIẾNG. Tôi phải cùng những người dân vô tội ngày hôm ấy vạch trần tất cả sự thối nát đằng sau cái nơi gọi là thiên đường mà chúng ta đang sống…” Sau khi trình bày hầu nhưđầy đủ những gian dối và tàn bạo của công an, với sự chịu đựng cực kỳđau đớn của những nạn nhơn vô tội,tác giả kết thúc bài viết với lời xác nhận của một chị: “NGÀY HÔM NAY, DÙ CHÚNG TA KHÔNG CÒN THỨ GÌ BÊN CẠNH, KHÔNG ĐT ĐỂ CHỤP, QUAY LẠI, KHÔNG GIẤY TỜ GHI CHÉP NHƯNG CHẮC CHẮN NHỮNG SỰ VIỆC DIỄN RA HÔM NAY CHÚNG TA PHẢI MANG THEO SUỐT ĐỜI”. Phần mình tác giả nói: “Dù hôm ấy thật đáng sợ, dù bị bắt về với chẳng vì lý do nào cả, nhưng tôi thật sự cảm ơn vì ngày hôm ấy tôi đã ở đó, đã nghe tận tai, mắt tận thấy những hành động vô cương vô pháp, vô nhân đạo của bọn chúng. Trải qua một ngày để nhận ra cái thiên đường mà tôi đang sống nó ntn.Một ngày quá xứng đáng để tôi có trong đời. Tôi k định nói ra, vì tôi k biết sau những gì tôi kể, tôi và gia đình, bạn bè tôi có bị chúng làm phiền hay k. Nhưng tôi nghĩ sự thật vẫn là sự thật. Tội ác của chúng ngày hôm đó đáng được phơi bày.” [xem phụđính 3].

Đồng thời, ngày 29/06/2018VOA Tiếng Việt cũng có bài “Hội chứng 17/6: “Uất nghẹn, giận dữ, cay đắng”. Bài viết cho biết “Người dân biểu tình phản đối các dự luật An ninh mạng và Đặc khu kinh tế. Những người bị công an bắt giữ và đánh đập hôm 17/6 ở TP HCM nói họ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và thể chất. (Facebook Lê Thiệu)”


Ba trong số hàng trăm người bị công an bắt giữ và đánh đập hôm 17/6 vì bị nghi là 'tụ tập làm mất trật tự công cộng' đã lên tiếng tố cáo sự tàn bạo và bất nhân của cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam khi đối xử với họ như “tội phạm” và “con vật”.

Gần hai tuần sau khi sự việc xảy ra, những người này nói với VOA rằng họ vẫn còn “bàng hoàng” trước những “hành xử côn đồ” và “tra tấn dã man” của công an đối với họ. Họ nói vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý cũng như về thể chất.

Đây là lần đầu tiên trong đời họ bị đánh đập như vậy.Một trong số họ bị trầm cảm.Người khác bị ‘sốc’ nặng.Người còn lại vẫn bị ảnh hưởng về sức khỏe và tâm thần.

[Xem hình: Người dân cài hoa hồng lên hàng rào kẽm gai trước đó được dùng để quây khu vực "trại giam" của công an ở Công viên Tao Đàn, quận 1 TP HCM. (Facebook Lê Thiệu)


Theo VOA, Khoảng 200 người – gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ con – đã bị công an và lực lượng an ninh bắt giữ và câu lưu nhiều giờ trong một khu mà họ mô tả là “trại tập trung giữa lòng thành phố” ở Công viên Tao Đàn, quận 1 của TP HCM. Họ bị công an bắt vì nghi là tụ tập để phản đối dự luật An ninh mạng mới được thông qua và dự luật Đặc khu kinh tế đang gây tranh cãi.Những người trả lời phỏng vấn của VOA nói họ cùng hàng trăm người khác bị cảnh sát dùng bạo lực lục soát đồ đạc cá nhân, lấy điện thoại và yêu cầu họ mở mã khóa để công an kiểm tra xem họ có chụp hình, phát live stream hay đưa bất cứ thông tin gì về cuộc biểu tình lên mạng.

Nguyễn Nam Dương, một người từng là phát thanh viên đài Phát thanh Tây Ninh, nói anh bị khoảng 9-10 nhân viên an ninh dùng vũ lực trói tay và đánh anh ngay trên đường phố, ngay sau khi anh bắt đầu truyền live stream về “không gian căng thẳng” của thành phố, hôm 17/6. Anh Dương bị giam và tiếp tục bị đánh đập ở khu Công viên Tao Đàn cùng với hàng trăm người khác mà theo anh “đa phần là phụ nữ.”“Lần đầu tiên trong đời tôi bị đánh như vậy.Họ đánh tôi rất là nhiều đến nỗi tôi còn không nhớ tôi bị đánh như thế nào nữa.”Anh Dương nói anh bị sốc khi bị công an đối xử với mình và mọi người “như con vật.”…Anh Dương mô tả cảm giác của anh là “uất nghẹn, ngẹn ngào, giận dữ và cay đắng” và anh gọi những cảm xúc tiêu cực mà anh vẫn đang phải chịu đựng là “hội chứng ngày 17/6”…

Bên cạnh đó, Nguyễn Tín, một người tham gia biểu tình ngày 10/6 cũng bị bắt giữ trong dịp càn quét của công an ngày 17/6. Cư dân của TP HCM nói anh bị công an triệu tập với lý do kiểm tra hành chính về tạm trú và sau đó bị bắt giam trong 3 đêm từ 16-18/6. Người đang sinh sống bằng việc kinh doanh bán hàng online ở TP HCM này nói đó là lần đầu tiên anh bị bắt và bị tra tấn như vậy.“Chắc chắn nó ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần của mình trong một khoảng thời gian dài. Hiện tại tôi vẫn chưa làm việc lại được do bị đau và nhức cơ thể. Hiện tại tôi tạm dừng công việc để lo cho sức khỏe của mình trước.”… Nguyễn Tín cho biết những gì công an đã làm đối với anh và với 200 người ngày 17/6 càng làm cho anh thêm quyết tâm “lên tiếng trước những bất công của nhà cầm quyền.” Anh nói anh đã lường trước những khả năng sẽ “bị đánh đập, bị tra tấn, bị bắt hoặc bị đi tù” nhưng sẽ “dấn thân cho đến khi nào không còn thể làm được nữa thì thô.

Facebooker Nguyễn Ngọc Lụađã nhắc tới một người phụ nữ dù bị công an đánh nhưng không chịu khuất phục. Theo chị Lụa, “người phụ nữ bị an ninh đánh nhiều, đánh gẫy răng (chỉ vì dám yêu nước, dám thực hiện quyền công dân, không khuất phụ bạo quyền) nhưng chị đã nuốt răng và máu vào trong.”

Luật sư Lê Công Định gọi những hành động dùng vũ lực, đánh đập và bắt giữ người biểu tình và tình nghi biểu tình” của công an và lực lượng an ninh ngày 17/6 là “hành động vi phạm luật pháp nghiêm trọng của cơ quan an ninh.”Nói trong một video được đăng tải trên trang Facebook Nhật ký biểu tình, luật sư từng chịu án 5 năm tù giam vềtội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cho rằng “việc làm của cơ quan an ninh ngày 17/6 cho thấy nhà cầm quyền tự vi phạm luật pháp của chính mình.”[Xem phụđính 4].

Ngày 26/06/2018, trong một bài nhận định mang tên “Cách Mạng Mùa Hè Việt Nam sẽ thành công?” tác giảNguyễn Quốc Khảiđã so sánh nhiều cuộc cách mạng ở thế giới, đặc biệt là nói nhiều tới sự thất bại của cuộc biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn; nó cho chúng ta hai bài học chiến lược:

1. Chiếm cứ một địa điểm cụ thể dù mang ý nghĩa quan trọng luôn luôn là một rủi ro đối với những người biểu tình, vìchiếm cứ một địa điểm thì dễ nhưng giữđược là rất khó. Nó sẽ trở thành một mục tiêu cốđịnh để chánh quyền dễ dàng tấn công và giải tán;
2. Thất bại trong việc động viên những người trong chánh quyến nhưng bất hợp tác với chánh quyền, bao gồm nhân viên dân sự, quân đội, cảnh sát, công nhân trong ngành viễn thông và chuyên chở.

Trong khi đócuộc nổi dậy của dân Việt ở trong nước, qua cuộc biểu tình nhiều chục ngàn người ở trong nước với sự ủng hộ nhiệt tình của người Việt khắp nơi ở hải ngoại không vướng vào 2 yếu điểm đó. Nó cho thấy:

1. Không chiếm cứ một địa điểm cụ thể nào nên không bị giải tán thành tan rả. Trái lại, thành phần tham gia biểu tình là lớp người mới, chẳng những có tinh thần hăng say, ởkhắp mọi nơi và có trình độ kỹ thật cao trong việc truyền bá tin tức, vận động người tham gia, nhờ Internet, cell phone…, thể hiện cuộc cách mạng mềm, bị chận nơi này thoátđi nơi khác…, làm thành mạng lưới rộng khắp nơi;
2. Ở hải ngoại,  nhiều cuộc biểu tình chống CSVN đã diễn ra ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Anh, Ba Lan, Na Uy, Nhật, Đài Loan, Đại Hàn, Phi Luật Tân... Chưa bao giờ người ta chứng kiến hiện tượng phản kháng chế độ CSVN lớn lao như vậy.Đồng thời cũng được quốc tế ủng hộ mạnh mẽ, khiến chúng phải hết nhượng bộ này tới nhượng bộ khá, điển hình mới nhứt làphải cho người tù lương tâm Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà ra tù,rồi tức khắc sang Đức quốc, kèm theo vợ của Luật sưĐài là bàVũ Minh Khánhcũng được theo chồng.
3. Môi trường chính trị ở Việt Nam hiện nay cũng rất thuận lợi cho cuộc cách mạng tự do, dân chủ, nhân quyền. Mặt khác, về mặt nội bộ, Đảng CSVN cũng đã rạn nứt thành nhiều nhóm khác nhau về quyền lợi, mà không còn vìlý tưởng. Đã vậy, guồng máy công quyền ngày càng phình to ra, trở nên nặng nề và tốn kém, phải nuôi ăn những kẻ chỉ quen chơi, quen “nhậu” chớ không quen làm.

Vấn đề tiếp theo là việc “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” phải mau hoàn mãn. Chống Tàu là cấp thời không cho các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc được thành lập; đồng thời những nơi có người Tàu chiếm ngụ không để chúng được ưu quyền ưu đãi, không để chúng lộng hành và cũng khôngđể chúng tràn đến cư ngụ, sinh sống, cho dầu ngắn hạn hay lâu dài. Phần Diệt Việt Cộnglà tạo điều kiện cho chúng đào thoát khỏi guồng máy đang gò bó chúng, vừa bằng “tự diễn biến”, vừa bằng “thương lượng” cho chúng có cơ may trở về với dân tộc trong tình bao dung độ lượng của đồng bào… để guồng máy cai trị chỉ còn nhiệm quyền, giải tán quốc hội, ban hành một “hiến ước tạm thời”, tiến hành cuộc bầu cử quốc hội lập hiến, soạn thảo hiến pháp…để Việt Nam đừng là Tây Tạng thứ hai.

Trong các cuộc biểu tình vừa qua, biểu ngữ Giáo Già rất đắc ý là“Nó cấm lên mạng thì ta xuống đường.”Đồng bào đã xuống đường vàđang làm cuộc “Cách Mạng Mềm” hoàn mãn tiến trình xây dựng mộtđất nước Việt Nam sinh tồn độc lập, tựdo, dân chủ pháp trị và tôn trọng nhân quyền.

Hẹn con thư sau.
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)


Phụđính 1

Khủng bố nhân dân, công an Việt Nam đã hiện nguyên hình là ác ôn cộng sản
Phạm Đoan Trang:
Tuesday, 19 June 2018

Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng - thực chất là tra tấn - suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được “nổi tiếng” theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh, nên trong câu chuyện, bạn xin giấu mọi thông tin về nhân thân.

* * *
Khi em mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trên giường bệnh. Xung quanh không còn bóng an ninh nào. Một cô bé y tá đi đến, em hỏi mới biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, và lúc đó là khoảng 12h đêm. Thế nghĩa là chúng đã đánh em liên tục từ 2h chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và... chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì.Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó phía dưới sảnh.

Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu.Em sờ lại người thì thấy chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng.Ngoài ra chẳng còn gì.Điện thoại đã bị lấy mất.Số liên lạc của gia đình nằm trong điện thoại.Đến đôi giày cũng mất tiêu - chúng đã lột giày em ra và dùng chính đôi giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát hai bàn chân em.Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng đã thấy đau.

Em nói em muốn về nhà. Bác sĩ không cho, bảo là cần phải xem em có bị tụ huyết trong não, chấn thương sọ não không (không biết vì ông sợ bệnh nhân gặp chuyện gì hay vì sợ mấy bạn công an có thể đâu đó ngoài kia). “Cậu về mà chết giữa đường là tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy”.Nhưng em cũng làm gì có đủ tiền mà nộp viện phí.Đầu em đau nhức, váng vất.“Em không sao đâu.Em chỉ muốn về nhà, muốn ngủ thôi, với lại cũng phải báo cho người thân yên tâm”.Em nói vậy. Nhìn bộ dạng em với khuôn mặt phù, mắt tím bầm như gấu trúc, môi rách và sưng phù lên như trái cà, cô bé y tá có lẽ cũng thương nên thì thào: “Thôi anh đi đi. Coi như anh trốn viện”. Cô ấy dẫn em qua một cửa nhỏ, theo một lối đi riêng, kín đáo ra khỏi bệnh viện.

Em lết từ taxi về tới cổng nhà rồi ngồi sụp luôn trước cửa. Lúc đó khoảng 1h sáng.

* * *
Cách đó nửa ngày, vào khoảng 1h chiều chủ nhật 17/6, em rời nhà ra quận 1 chơi. Khu trung tâm Sài Gòn chưa bao giờ đông công an và dân phòng như thế. Vỉa hè, quán cafe đầy nghẹt những tốp công an áo xanh, dân phòng đeo băng đỏ, và những thanh niên cao to, mặt mày hung dữ. Họ bắt người liên tục; gần như cứ thấy ai cầm điện thoại đi ngang là xông vào bắt.Thậm chí họ vào tận quán cafe để khám xét giấy tờ và lôi khách ra ngoài, bắt đem đi.Không khí ngột ngạt, căng thẳng.Chưa bao giờ em thấy Sài Gòn căng thẳng như thế. Như thời chiến, với toàn xã hội là một trại lính, công an trộn lẫn với dân và có thể toàn quyền chặn bắt, khám xét giấy tờ, hốt về đồn bất kỳ ai.

Em ghé quán cafe mua một ly đem đi, rồi vào phố sách.Đường sách hôm nay hình như không hoạt động. Em đi được vài mét thì bị một nhóm công an chặn lại; có lẽ họ đã “tia” được em từ lúc nào không hay. Họ hỏi giấy tờ. Xui cho em là em chỉ tính đi cafe nên không mang giấy tờ gì theo. Họ quát bảo em gọi người thân mang giấy đến. Em cầm điện thoại gọi về nhà, chỉ vừa nói được câu “con bị bắt”, thì một người đã chộp lấy và giật tung điện thoại khỏi tay em. Em kêu lên, nhưng cả đám đẩy em vào xe, phóng đi.

Chúng đưa em vào một khu nhà tập ở sân Tao Đàn.Xung quanh la liệt người, già trẻ nam nữ, có cả mấy cô gái áo dài, chắc là hướng dẫn viên du lịch. Sau này em mới biết, hôm đó công an Thành phố đã bắt tới 179 người, gom về Tao Đàn. Trong số đó, có cả khách du lịch, hướng dẫn viên, và những bác già đi tập thể dục.Tất cả đều bị bắt, và kinh khủng hơn, đều bị đánh.

Chúng đưa em vào một căn phòng, moi điện thoại em ra, hất hàm: “Mật khẩu?”. Em đáp: “Sao các anh lấy điện thoại của tôi?”.“Bộp” - câu trả lời là một cú đấm thẳng vào mặt em.Sau đó là liên tiếp những cái tát.Em vẫn không đưa mật khẩu. Chúng nắm tóc, dúi đầu em xuống mặt bàn, đấm tới tấp vào hai mang tai. Rồi chúng bảo nhau rằng thằng này bướng, mang nó qua phòng kia.

Thì ra cả phòng em chỉ có mình em không khai mật khẩu điện thoại cho chúng, nên chúng “sàng lọc”, đưa đối tượng cứng đầu sang phòng riêng để tiện bề tra khảo.

Ngay sau đó, khi đưa em sang một căn buồng khác, chỉ còn mình em, chúng xông vào ra đòn ngay. Hai chục thanh niên cao to, cả sắc phục và thường phục, vây lấy em, đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy và tất nhiên, chân tay. Em ngồi bệt trên sàn, co người lại, hai tay ôm đầu. Hai thằng bèn bẻ tay em ra sau, để cho đám còn lại đấm như mưa vào mặt. “Đù má, lì hả mày” - chúng vừa đánh vừa chửi.

Chúng cho gọi mấy kỹ thuật viên vào phá password. Trong lúc kỹ thuật viên làm việc, khoảng 15-20 phút, chúng đánh em không ngơi tay. Có mấy an ninh nữ rất xinh gái cũng bạt tai em liên tục đến độ em chỉ còn thấy trước mắt một màu nhờ nhờ trắng. Một lão an ninh già, khoảng ngoài 60 tuổi, vụt dùi cui rất dữ. Nghĩa là đánh em có đủ thành phần an ninh, nam phụ lão ấu.

Rồi kỹ thuật viên cũng phá được khoá máy (iPhone 5s), và đám an ninh hả hê: “Đù, mày tưởng ngon hả, tưởng tụi tao không mở được điện thoại mày hả?”. (*) Chúng còng tay em lại, đánh càng dữ hơn, vừa đánh vừa “điều tra” về từng người trong contacts của em. “Thằng này là thằng nào?”.“Là bạn Facebook của tôi”.“Mày gặp nó chưa?Làm gì?”. “Tôi gặp uống cafe”. “Gặp đâu, hồi nào?”.“Tôi không nhớ”.“Đù má, không nhớ này.Không nhớ này”.

Cứ mỗi từ “không nhớ” hay “không biết” mà em nói, chúng lại lấy gậy sắt dộng mạnh vào hai bàn chân em. Mu bàn chân em sưng phồng lên, mặt em chắc cũng vậy. Một thằng túm tóc kéo giật đầu em ra, và chúng phun nước miếng vào mặt em. “Tao ghét cái từ không biết hay không nhớ lắm nha. Mày còn nói mấy từ đó nữa, tao còn đánh”.[Xem hình:Một trong vô số vết thương mà ác ôn để lại trên thân thể bạn trẻ.]

“Con này con nào?”.“Bạn tôi”.“Bồ mày hả?Mày chịch nó chưa? Bú l. nó chưa mày?”. Không còn một từ gì tục tĩu nhất mà chúng không dám phun ra miệng.Chúng tháo giày em ra và cầm luôn đôi giày đó quật vào mặt em.“Dạng chân ra” - chúng quát.Em sợ bị đánh vào hạ bộ nên càng co người lại. Nhưng may thay chúng không đánh vào chỗ đó, chỉ lột áo quần em ra đấm đá vào bụng, ngực, và rít lên: “Mày có tin là bọn tao có thể treo mày lên mà đánh như đánh một con chó không?”.

Một lát, chúng nghỉ.Em bò lết lên tấm nệm mút đặt sẵn ở đó (trong phòng tập, cho vận động viên). Một thằng quát: “Đù. Mày đòi được nằm nệm ấy hả?”.Rồi chúng nắm chân em lôi xuống sàn, tiếp tục đánh hội đồng, giẫm đạp.Cứ như thế.

Rất lâu sau, có lẽ khi trời đã xế chiều, chúng vẫn chưa ngừng còn em thì đã không mở được mắt ra nữa.Khi trời tối hẳn thì em bắt đầu rơi vào trạng thái lơ mơ. Chúng nắm tóc, kéo tay, thảy em ra ngoài nằm chung giữa một đám người. Em chỉ nghe tiếng lao xao, và sau đó là tiếng la khóc. Rất nhiều người khóc, không hiểu khóc cái gì.Em cố mở mắt, và nhận ra là mọi người khóc vì em. Quanh em la liệt người, có lẽ ai cũng bị đánh vì nhiều người mặt sưng húp. Mấy bác già cũng bị đánh.Nhưng ai cũng nhìn em, khóc như mưa. Họ bảo nhau: “Lấy đồ che cho thằng bé đi”. Thế là một loạt áo được truyền tới, đắp phủ lên mình em.

Sao mà giống cảnh tù Côn Đảo - như trong văn học và lịch sử “cách mạng” viết quá vậy? Nhưng khác hẳn ở một điểm, là ở đây, đám công an con cháu của thế hệ “cách mạng” chống “Mỹ ngụy” năm xưa giờ đã hiện nguyên hình là một lũ ác ôn, thẳng tay khủng bố dân để bảo vệ đảng độc tài phản quốc. Ác ôn cộng sản.

Có một cô lớn tuổi bước đến, gối đầu em lên đùi cô, xoa dầu lên trán em, nắm tay em và khóc rưng rức. Em không sao mở to nổi mắt để nhìn rõ mặt cô, chỉ thấy nhờ nhờ. Em cố mấp máy đôi môi đã sưng vều: “Cô. Cô đừng khóc nữa. Cô khóc con khóc theo đó”. Em muốn nói thêm, “mà con không muốn tụi nó thấy mình khóc”, nhưng không thở được nữa nên không nói nổi.

Nghe loáng thoáng mọi người nói: “Sao chúng nó đánh thằng nhỏ dữ vậy trời?”. Thấy không khí căng quá, ai cũng thương em, sợ mọi người “nổi loạn”, đám công an lại sầm sập chạy lại, kéo em ra. Cô lớn tuổi đang xoa dầu cho em khóc rất nhiều và la: “Mấy người còng tay tôi đi, tha cho thằng nhỏ, đánh nó chết rồi sao?”.

Em cố mở mắt ra để nhìn và nhớ gương mặt cô.Nhưng hoàn toàn không thể, lúc đó đầu óc em đã mụ mị rồi. Đám công an ném em lên xe, về sau em mới biết là chúng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Mọi người giữ em lại, chúng giằng ra.Có mấy người che cho em để khỏi bị đánh tiếp.Mặc, chúng vẫn lôi em đi. Cô lớn tuổi kia chạy theo em ra xe, nhưng chúng bịt miệng, kéo cô ra ngoài. Cửa xe sập lại. Em nghe một thằng chửi vọng: “Đù má thằng này. Mày diễn hay lắm. Mày diễn cho cả đám tụi nó khóc hả?”.

Sau đó em không biết gì nữa.Khi tỉnh lại, em đã ở trong bệnh viện, nhưng cũng chưa được điều trị gì vì... chưa đóng viện phí.

* * *
Đêm đó em nằm li bì.Sáng sớm hôm sau em vào viện khám lần nữa. Quá may mắn, em chỉ bị công an đánh cho đến đa chấn thương thôi chứ chưa bị chấn thương sọ não. Và hai ngày nay, liên miên anh em, bạn bè đến thăm em. Ai cũng thương em, cho tiền, cho quà bánh rất nhiều.

Nhưng em vẫn nhớ những người đã ôm lấy em, che đòn cho em, và cởi áo phủ lên em vào ngày chủ nhật ấy. Nhất là cô đã đặt em gối đầu lên chân cô - như đứa con với mẹ - và xoa dầu cho em, và cầm tay em, và khóc. Em muốn ghi nhớ nét mặt cô mà không nhìn được nên không nhớ nổi.Đến tên cô, em cũng chẳng biết. Em chẳng nhận ra được ai trong số những người bị đánh hôm đó, những người đã che chở, bảo vệ, động viên em trong những giờ phút kinh khủng nhất, cùng chia sẻ với nhau nỗi đau đớn của những người dân vô tội, bị công an giam giữ vô luật và đánh như đánh kẻ thù.

Trong lúc bị đòn hội đồng, em không nhớ nổi gương mặt ác quỷ nào, nhưng cũng kịp nhìn thấy một phù hiệu trên ngực áo của một công an, ghi tên Nguyễn Lương Minh. Chúng không hề biết em là ai, chỉ vì em không khai password điện thoại mà chúng còn đánh em như vậy; không hiểu những người bị chúng coi là “biểu tình viên”, “nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền”, “nhà bất đồng chính kiến”, thì nếu vào tay chúng, chúng còn hành hạ họ tới mức nào. Và còn hàng trăm người bị bắt bừa bãi hôm đó nữa, cả những bác già, những sinh viên trẻ măng, tinh khôi, những hướng dẫn viên du lịch áo dài...

Qua đây em cũng muốn hỏi thông tin về cô - người phụ nữ đã khóc rất nhiều vì em hôm ấy. Lúc đó là khoảng 7-8h tối chủ nhật 17/6, ở một căn phòng nào đó trên sân vận động công viên Tao Đàn.
——-
 (*) Chú thích của người viết về chi tiết “phá mật khẩu iPhone 5s”: Khi bạn trẻ này rút điện thoại gọi về nhà, có một vài nhân viên an ninh đứng sau lưng và sát bên bạn đã nhìn trộm được hai chữ số (mật khẩu 6 chữ số). Như vậy trên nguyên tắc, an ninh chỉ phải dò bốn chữ số còn lại. Và các kỹ thuật viên của họ đã làm được điều đó sau một thời gian ngắn.

Posted by Blog list at 15:54 
Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: Phong trào dân chủ Việt Nam
Monday, 18 June 2018
Terrorizing the people to protect dictatorship

This is a story of a young man, detained by chance and got beaten by a mob of police (men and women) - actually, more like interrogated - from 2pm to 7-8pm Sunday, June 17, at Tao Dan (district 1, TP. HCM). Because he is very young, and he’s not a human right activist, nor he has any ambition to “be famous”, a common label that the security force and its followers would have made of him, in this story, he chose to be anonymous.
*  *  *
When I opened my eyes, I’m on a hospital bed. There wasn’t any cops around. A nurse came and I found out that I was in the emergency room of the Police’s hospital. That’s about midnight. It seemed they had beaten me continuously from 2pm until I passed out, then they tossed me in here and… disappeared to avoid any responsibility. But it’s also very possible that they’re still on guard somewhere down the lobby.

The hospital asked for 2 million dong fee. I checked and luckily, they (the police) left my wallet and I still have a bit more than 100,000 dong. Nothing else. My phone was confiscated. All my family contact info were in the phone. My shoes are also gone - they took off my shoes and used it to hit my head hundred of times. They used batons to crush my feet. There are bruises, cuts all over my body. It’s painful just to move, even a little.

I wanted to go home. The doctor did not allow, and said that he has to make sure I don’t have blood clots in my brain, or any brain concussion (I don’t know if he really worried for my wellness, or he’s afraid of the policemen somewhere out there). “I’m not responsible if you die on the way home”, he said. But I didn’t have enough money to pay for the hospital fee. My head hurt, and dizzy. “I’m OK. I just want to go home and go to sleep… and let my family know of my whereabout”, I said. Looking at my swollen face, eyed blacken like a panda, torn lips as big as a tomato, the nurse softly said: “Just go. Let’s make it look like you left without proper discharging”. She led me through a small door, via a private path, discreetly out of the hospital.

I dragged myself from the taxi to the front of my house and collapsed. That was about 1am.

* * *
12 hours before, about 1pm Sunday, June 17, I left home and went to district 1 to hangout. I’ve never seen that many cops and cop helpers (dân phòng, civilian paid by the government to keep peace) in the center of Saigon. On the sidewalk, in coffee shops, there were full of green-cloth cops, cop helpers with red ribbon on their arms, and lots of big burly angry looking guys (translator: these are plain-clothe thugs). The continuously grabbed and detained people; It’s as if they would detain anyone who was walking by with a phone on their hand. They even went inside the cafe to check for paper and pulled coffee shop patrons out to drive away. Just like a war zone, where cops and cop helpers had full rights to stop and search and take anyone away.

I stopped by a cafe for a cup of coffee and went to the book street (translator: one of a rare street left in Saigon where books are sold). It seemed that the book street is shutdown today. I proceeded a couple of meters and was stopped by a group of cops; perhaps they had targeted my somehow and I did not notice. They asked for my paper. My bad luck, I just went for coffee, so I didn’t have my paper with me. They asked me to tell my family to bring my paper. As I called home, just after I said: “I got detained…”, one of them yanked the phone off my hand. I protested, but they pushed me onto a car and sped away.

They took me into a big room in Tao Dan. There were people, sitting everywhere: old, young, men, women. There were some even with traditional “ao dai”. They must be tour guides (translator: ao dai = Vietnamese traditional long dress). Later on I learned that the city cops detained 179 people at Tao Dan: tourists, tour guides, some seniors who went on their morning exercise. We were all detained, more ridiculously, we were all beaten.

They took me into a room, took out my phone and asked for my password. I asked “Why did you take my phone?” and got a straight punch to the face. After that were a series of slaps. I still didn’t provide my password. They grabbed my hair, pushed my head down on the table and gave me another series of punches to my ears. They told each other that I am incorrigible, hard-core and proceeded to bring me to a different room.

It turned out that in the first detaining room, I was the only one who didn’t give up the phone password, so they filtered people and moved them to separate private room for more interrogating.

Once I was in the new private room, they jumped me right away. About 20 big strong men, both cops and plainclothes, surrounded and beat me with batons, sticks and of course, with their fists and feet. I sat on the floor, huddled myself, covering my head. Two of them then pulled my hands behind my back while the rest of them punch my face. “Mother fucker, you think you’re tough” - they yelled at my while providing the beating.

The asked for some tech guys to break in my phone. While the tech was working on my phone, for about 15-20 minutes, they beat me continuously. There were also some cute looking female cops slapping me until I could only see a blurry white shade. One of the older cop, about 60 or more, were very good with his baton. All kind of cops: young, old, men, women involved in the beating.

Finally, the tech got in my iPhone 5s. The cops: “Mother fucker, you think you’re cool. You think we can’t hack your phone?” The cuffed my hands, and more beating. They beat me while “investigating” about each of the people on my contact list. “Who is this?”.“My FB friend”. “You met him? For what?”. “For coffee”.“Where?When?”. “Don’t remember”. “God damn, don’t remember? don’t remember?”

For each of the “I don’t remember”, or “I don’t know”, they use iron stick to hit the sole of my feet. My feet swollen, and I’m sure my face was too. One of them pulled my head back and they spitted on my face. “I hate the phrase don’t know or don’t remember. If you keep on saying that, I’ll keep beating”.

One of the many bruises left on his body after the five-hour torture by the police.

“Who is this girl?”.“My friend”.“Girl friend? Did you fuck her? Did you …” There was no vulgar language that they did not use.

They took off my shoes and use them to beat my face. “Spread your leg”, they shouted. I was afraid they were going to beat my private part, so I curled my self into a ball. Luckily, they didn’t hit me there, but only took off my shirt and pants and punch and kick my stomach, chest while screaming: “Do you believe that we can hang you up and beat you like a dog?”

The rested. I crawled up an exercise pad nearby (this is inside a exercise room, for athletes). One of them yelled: “God damn. You want padded bed?” Then they pulled my by the legs down to the floor, and continued to beat and stomp me. Just like that.

For a long while, maybe it’s now late afternoon, they still didn’t stop. I couldn’t open my eyes anymore. When the last sun ray receded, my head was floating. They grabbed my head, pulled my hands and tossed me out of the private room into the common area. I only heard people talking, crying, screaming. Lots of crying, not sure what they were crying about. I tried to open my eyes and realized they were crying for me. There were lots of people around me. Perhaps they were beaten too, since lots of them have swollen faces. The very old people were beaten too. But they all looked at me, and cried. They told each other: “Let’s cover the kid up”. Then a number of shirts were passed over, covering me.

Why does it look like Con Dao - like the stories told in literature and history (translator: Con Dao stories are the ones depicting the cruelty of French colonists upon revolutionist - according to the revolutionist point of view). The only difference, here, is that the cops are sons and daughters of the revolutionists of yesteryear, showing their true selves as cruel thugs, terrorizing the people to protect the dictatorship from the single political party. Cruel communists.

An older woman came over. She put my head on her thigh, put balm oilment on my forehead, held my hands and cried. I could not open my eyes to see her clearly. I tried to speak with my swollen lips: “Please don’t cry. You make me want to cry too.” I wanted to add: “I don’t want them to see our crying”, but my breath was short and I couldn’t.

I heard people talking: “Why did they beat the kid so badly?” Seeing that the air was tensed, and that everyone loved me, and worrying that the crowd might react in a rebellious way, the cops ran in and pulled me out. The old women burst out crying and asked: “You take me, cuff me, let the kid go. You’re going to beat him to dead?”.

I tried hard to open my eyes to remember her face, but couldn’t. My head was shutting down. The cops were tossing me onto a car. (Later I learned that they sent me to the hospital). Everyone was trying to keep me with them. The cops were pulling. There were people trying to cover my body to avoid more beating. The cops were still able to pull me away. The old woman ran after the car. They pulled her back, shut the door. I heard one of the cops said: “Mother fucker. Nice play. Good acting to get those pep crying?”.

After that, I don’t know anything anymore. When I woke, I was in the hospital but there was no treatment, because… hospital fee was not paid.
* * *
That night, I slept like a log. The next morning, I went to the hospital for a checkup. Lucky for me, I was just badly beaten, but no brain damage. The last two days, lots of friends came to visit. They all loved me, gave me money and lots of treats.

I still remember the people holding me, covering for me, and sharing their shirts for me on that Sunday. Especially the old woman who was treating me like her own son, rubbing my forehead, holding my hand, and crying. I want to remember her face, but couldn’t. Even her name, I do not know. I don’t recognize any of the people who were beaten that day. Those who tried to cover me, to protect and to encourage me in that horrific time.Those who share the pain of the innocent people.Those who got detained lawlessly and were beaten as if they were the enemies.

During the whole time, I didn’t remember any of the evil faces, but I was able to see one name tag on one of the cops: Nguyen Luong Minh. They didn’t know who I was. Just because I didn’t give up my phone password, they treated me this way; I don’t understand how they would treat people that they refer to as “protesters”, “human rights activists”, “dissidents”. Beside myself, there were hundred of people, illegally detained that day, the old men, the young fresh students, the tour guides in ao dai…

Here, I would like to ask for any information about the woman who cried and held me that night. It was about 7-8pm Sunday, Jun 17, in a room in Tao Dan.

Phụ đính 2
Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩm của công an
FB Trương Thị Hà
29-6-2018

[Xem hình: TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học XH&NV. Ảnh trên mạng]

From: Sinh viên năm 2 Trương Thị Hà, mã sinh viên 1767010064, khóa 2017- 2020, Lớp trưởng lớp 17/2, Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

To: Tiến sỹ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trưởng phòng đào tạo; và Thầy Nam (đi cùng thầy Hạ chứng kiến sự việc).

Thầy Hạ kính mến,

Khi viết những dòng này, nước mắt em không ngừng tuôn rơi khi nghĩ về thầy. Em khóc chỉ vì em thấy cô đơn và bị bỏ rơi tại trại tập trung Tao Đàn ngày 17/06/2018 với những con người đáng sợ mang danh “công an nhân dân”. Em không giận thầy cả, vì nếu có giận, những kẻ đã xúc phạm danh dự và xuống tay đánh em mới là kẻ đáng giận thầy ơi.

Em là lớp trưởng lớp 17/2 ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.Em luôn mang lại niềm vui và động lực học cho các bạn trong lớp.Em luôn cố gắng kết nối các bạn trong lớp, các thầy cô và Giáo vụ. Tháng này, lớp em thi cuối kỳ, em đang chuẩn bị viết thư cảm ơn các thầy cô bộ môn đây ạ. Lớp 17/2 có thể tự hào rằng, lớp em là một trong những lớp học chăm chỉ nhất, đoàn kết nhất và có thành tích học tập cao nhất khóa học. Thầy có thể hỏi thầy Triết, thầy Triều, cô Hạnh và cô Nguyên trực tiếp dạy lớp em ạ.

Em nói như vậy, chỉ muốn thầy biết rằng, em là sinh viên ngoan và đáng tự hào của thầy, em là một Lớp trưởng có trách nhiệm với lớp. Chứ không phải như những người “công an nhân dân” kia nói em là: “con điếm”, “con đĩ”, “con phản động”, “bị đuổi học.”….

Tao Đàn, ngày 17/06/2018.

Thầy ơi, chỉ thầy có thể mới cứu được em lúc này thôi ạ…

Công an 1: Tôi sẽ gọi thầy Phó Hiệu trưởng của em đến đây.

Thầy ơi, khi nhìn thấy thầy, em đã khóc vì sung sướng. Vì em biết rằng, thầy sẽ làm gì đó để giúp em ra khỏi nơi đáng sợ này ạ. Nhưng…

Công an 1 (đe nẹt): Sinh viên của thầy đây. Là một kẻ phản động, thầy nhìn những gì nó làm này, kêu gọi biểu tình, hướng dẫn người dân đối phó với công an…

Công an 2 (liên tục sỉ nhục): Loại này làm đĩ, làm điếm, chứ Lớp trưởng gì. Tao khịnh!

Công an 3 (vỗ về): Em “hợp tác” đi là được về ngay mà. Bọn anh có làm gì đâu mà em mời Luật sư.

Hà (nhìn vào thầy khóc): Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em lúc này thôi ạ. Thầy hãy báo cho Luật sư Trần Vũ Hải và Luật sư Lê Công Định giúp em là em đang bị bắt ở đây ạ. Số điện thoại của 2 Luật sư đây ạ.

Thầy: Im lặng…

Hà (khóc to hơn): Em là người hành nghề Luật, em có quyền được mời Luật sư…Thầy có thể hỏi các thầy cô đại học Luật Hà Nội của em. Họ sẽ nhắc đến em là một đứa sinh viên ngoan.Ngày xưa, các thầy cô đại học Luật yêu quý và bảo vệ em như thế nào mà ngày nay, thầy lại đối xử với em như vậy.Nếu các thầy cô đại học Luật ở đây, các thầy cô sẽ cứu em.Em biết thầy không có nghĩa vụ phải thông báo Luật sư giúp em.Nhưng em là sinh viên của thầy, em đang cầu xin thầy.Thầy ơi, thầy hãy nhìn vào mắt em.Em có giống một đưa sinh viên hư không ạ. Thầy ơi, thầy hãy cứu em thầy ơi.Thầy đừng im lặng như vậy mà.Thầy chỉ cần thông báo cho các Luật sư của em thôi, chỉ cần vậy thôi, thầy ơi.Em sẽ biết ơn thầy suốt đời ạ.

Công an 1: Có phải điều tra tội phạm đâu mà mời Luật sư, Luật sư không có quyền đến đây cả! Vô ích thôi.

Thầy: Thầy không biết về Luật.

Hà (khóc và bất lực): Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu được em thôi. Sinh viên của thầy nghi bị người của Báo Tuổi trẻ hiếp dâm, thầy cô trường Đại học Xã hội và Nhân văn đã lên tiếng và Luật sư của em đã bảo vệ quyền lợi của em sinh viên ấy. Em cũng là sinh viên của thầy, em xin thầy hãy đối xử công bằng với em như em sinh viên kia. Hãy báo cho các Luật sư của em là em đang ở đây ạ.

Công an 4: Mệt con này quá. Giờ ký nhận được chưa?

Hà: Im lặng và nhìn thầy.

Công an 4 (Vả vào mặt Hà): Bốp. Mày không “hợp tác” à. Mày nhắc đến 3 từ “mời Luật sư” nữa, tao vả cho vỡ mồm.

Thầy: Im lặng…

Thầy ơi, công an tát em, em không đau cả, em đau vì thầy không bênh em, em đau vì thầy không ôm em, em đau vì thầy không che chở em. Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩm và xâm phạm thân thể trắng trợn của công an Quận 1. Có lẽ, thầy sẽ không bao giờ quên gương mặt đáng thương của em tại trại tập trung Tao Đàn ngày hôm đó đâu.

Tại sao thầy ký vào Biên bản do công an soạn sẵn? Tại sao thầy nói với em là thầy không biết Luật, nhưng thầy lại tin những gì Công an nói, chứ không tin đứa sinh viên ngoan của thầy?Tại sao thầy lại quay lưng bỏ lại em một mình ở đấy ạ?

Xin thầy hãy trả lời giúp em những câu hỏi này hoặc đơn giản là tâm sự thật lòng với em vào email: htruong692669@protonmail.com ạ.

Em tin rằng lúc đó có Công an nên thầy không thể làm những điều thầy muốn. Giống như các thầy cô đại học Luật ngày xưa, các thầy cô đã âm thầm che chở em và bảo vệ em. Công an đánh em, sỉ nhục em, em không đau vì đó là nhiệm vụ của họ. Nhưng các thầy cô của em không bảo vệ và che chở cho em, em sẽ đau khổ lắm thầy ơi.

Thầy ơi, chỉ có thầy mới cứu vớt được tâm hồn yếu đuối của em lúc này được thôi ạ. Hãy nói cho em suy nghĩ thật lòng của thầy.Thầy có thương em không?Chỉ cần vậy thôi là em thấy yên lòng rồi thầy ơi.Em cám ơn thầy và luôn tự hào là sinh viên Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ạ.

Hà Nội, 21h20′ ngày 29/06/2018.[Xem hình: Sinh viên Trương Thị Hà. Ảnh: FB nhân vật]



Phụ đính 3
Tôi là nhân chứng sống những gì xảy ra hôm đó
Tác Giả:
Đàn Chim Việt
-
22/06/2018

Sau hơn 72h trở về từ cái nơi mà cả đời tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đặt chân tới đó.Tưởng chừng những cảm xúc hoang mang, những căm phẫn tột độ của ngày hôm đó trong tôi rồi sẽ nguôi thôi nhưng KHÔNG, có thứ gì đó cứ thúc giục tôi, tôi PHẢI LÊN TIẾNG.Tôi phải cùng những người dân vô tội ngày hôm ấy vạch trần tất cả sự thối nát đằng sau cái nơi gọi là thiên đường mà chúng ta đang sống.

Hôm ấy, tôi cùng bạn trai và 2 người bạn đang đi trên đường Nguyễn Du thì có 4 người mặc quân phục xanh đến đề nghị chúng xuất trình giấy tờ tùy thân và lục soát balo, đồ cá nhân của chúng tôi. Sau đó họ nói rằng cần đưa chúng tôi về trụ sở chỉ để kiểm tra thông tin, mặc cho câu hỏi chúng tôi đã làm gì và vì sao bị đưa về. Chúng bắt xe taxi và áp tải chúng tôi về trụ sở.

Chúng tôi bị đưa về 1 căn phòng lớn bên trong sân vận động ở đường Huyền Trân Công Chúa, nơi bị tách biệt với bên ngoài. Bên trong ngổn ngang người đứng, người ngồi, người già, người trẻ, cả nam lẫn nữ, một cảnh tượng xô bồ, la hét xung quanh khiến tôi thấy có điều gì đó chẳng lành sắp đến.

4 đứa chúng tôi bị bắt đứng thành hàng ngang, sau đó bị lục soát hết balo đến kiểm tra đồ đạc trên người lần nữa. Chúng tịch thu điện thoại, ví, đồng hồ, niêm phong tất cả. Bạn trai tôi và 2 người bạn bị đẩy ra 1 góc, tôi thì bị đẩy đến chỗ lấy thông tin, lăn tay, sau đó cầm tờ giấy có thông tin của mình để trước ngực để chụp hình. Hình ảnh của tôi lúc đó chẳng khác nào hình ảnh của những tên tội phạm tôi đã từng xem trên mặt báo.

Chúng hỏi chúng tôi bằng những câu hỏi với giọng gắt gỏng, xưng hô chẳng khác nào dân chợ búa:”mày, tao, con này, thằng kia, v..v” thỉnh thoảng lại có trường hợp bọn chúng tự chửi bới mạt sát lẫn nhau, cấp trên chửi cấp dưới, cấp dưới ngồi rủa cấp trên trc mặt chúng tôi. Tất cả như cái chợ.

Sau đó chúng tôi bị đẩy vào ngồi lê lết 1 góc, đợi lần lượt kêu tên để lấy lời khai. Ở đây không chỉ mình tôi, hàng trăm người quanh tôi bị bắt mà không hiểu nguyên do. Có người đang ngồi quán cafe thì bị vào túm cổ đi, có 1 chị ngồi cạnh tôi thì bị chúng quan sát và bám theo đến lúc chị vào bưu điện tp, có người đi lễ nhà thờ ra không 1 lý do cũng bị bắt, thậm chí có người đứng chụp hình cũng bị bắt.

Chúng tôi đều không hiểu chúng đang muốn gì và động cơ nào khiến chúng hành động như những con thú không tình người như vậy.

Đến giữa trưa, chúng tôi bắt đầu đói, khát, chúng mang đến 2 bịch bánh mì bự nhưng tôi để ý chẳng ai thèm đụng đến, nhiều người giỡn bảo “Đưa chúng nó ăn trc, rồi mình hãy ăn, coi chừng chết trước.
Có người đùa ” biết đâu trong ổ bánh mì có 300k ở đó” Haha. Dù đói nhưng chúng tôi nhất quyết không ăn, bịch bánh mì vẫn ở đó, ngổn ngang giữa đường.

Rồi cũng đến lượt tôi lấy lời khai. Tôi may mắn khi làm việc với thằng khá trẻ, chắc ngang tôi, nó chẳng làm khó tôi mấy, lâu lâu châm chích tôi vài câu kiểu tôi biết phản động là gì không? Biết an ninh mạng (ANM) là gì không? Đọc hết luật ANM chưa?Tìm hiểu kĩ chưa mà hành động?

Tôi đều phủ nhận, chúng chẳng có chứng cứ gì để bắt tôi vào tội phản động cả. Chỉ tội cho những người xung quanh, những người bị tra khảo, chúng lấy điện thoại niêm phong của họ ra, ai bị ép đưa mật khẩu cho chúng thì chúng lục hết tất cả, từ fb, messages, zalo, hình ảnh đến tận lịch sử web cũng không tha, những ai không đưa mật khẩu, chúng đưa họ qua phòng cách ly bên cạnh, nơi cánh cửa tôn nhỏ xíu chen ngang nhưng bên trong đó là gì tôi chẳng biết đc.

Bạn biết không?Chỉ cách 1 bức vách nhưng tôi cảm nhận được rõ rệt sự khác biệt giữa 2 bên. Chúng tôi, những con người ngồi đây còn có nhau, còn nói ra được sự căm phẫn cho nhau nghe, còn cùng nhau trấn an, nhưng bên kia, những tiếng đánh HUỲNH HUỴCH kèm theo đó những âm thanh la hét thét lên từng hồi. Chúng tôi bên này như chết lặng, âm thanh đó vang lên ngày 1 lớn hơn, tim tôi bắt đầu đập mạnh, những cú đánh thốc làm chúng tôi như nghẹt thở, xung quanh tôi bắt đầu xuất hiện những giọt nước mắt, chúng tôi bắt đầu khóc, khóc vì bất lực, vì đau lòng, vì căm phẫn.

1 bạn gái mặc áo tím vừa khóc vừa đứng dậy đi thẳng đến bọn nó, tôi không nghe đc gì nhưng chắc chắn bạn lên tiếng vì những âm thanh phát ra từ căn phòng ấy. Chúng tôi bắt đầu cảm nhận được đây là giây phút chúng tôi cần đồng lòng đứng lên để bảo vệ những người đang bị hành hạ bên kia cũng như bảo vệ cho chính chúng tôi. Bọn nó bắt đầu dồn về phía chúng tôi, chúng rất đông, đứa thì miệng vừa quát tay vừa chỉ dùi cui vào mặt bắt chúng tôi ngồi xuống, đứa thì làm dịu bằng cách nói láo TRẮNG TRỢN:
“Các anh chị hãy im lặng và ngồi xuống, đó chỉ là âm thanh của những người học võ bên ngoài”

Tiếng đánh người, tiếng la THẤT THANH bên trong rõ mồn một chỉ cách 1 bức vách mà các anh nói đó là tiếng các bạn học võ bên ngoài ư??? Chúng tôi dồn chúng bằng những câu hỏi:

“Nếu k có gì sao phải đóng cửa, đề nghị các người mở cửa ra để chúng tôi thấy được bên trong, tại sao lại bắt chúng tôi phải im lặng ngồi nghe người dân bị đánh như vậy?

Hàng trăm câu hỏi đặt ra chúng bắt đầu dùng biện pháp mạnh, buộc chúng tôi phải nguội lại, ngồi xuống trong sự tuyệt vọng, chúng tôi bất thần nhìn những giọt nc mắt của nhau. Vài phút sau, 1 anh được đưa ra khỏi căn phòng ấy với tấm gạt băng vết thương khá bự trên đầu, sau đó là một anh vừa bc ra đã ngã UỴCH xuống và bất tỉnh. Chúng tôi dần xác định đc về những gì đang xảy ra bên trong căn phòng ấy. Sự căm phẫn trong chúng tôi lên cực độ, chúng tôi bật dậy đồng loạt:

– Các người đang làm gì người dân chúng tôi vậy? Các người có phải con người k? Các người xem tính mạng người khác là gì vậy???

Có người khóc, có người ngồi xuống thất thần vì bất lực,có người phản kháng đến cùng, ngay chính lúc ấy tôi như muốn nổ tung vì chẳng biết phải làm gì để cứu lấy những người vô tội kia, phải làm gì để tự cứu lấy tôi và các bạn tôi?

Bọn chúng tiến về phía chúng tôi một đông hơn, lần này như không thể chối cãi hành động của mình, chúng không quát mắng, lớn tiếng hầm hồ với chúng tôi nữa, chúng dỗ ngọt “Nếu chúng tôi chịu ngồi xuống và hợp tác, chúng sẽ hoàn tất hồ sơ sớm và khi xong sẽ đưa chúng tôi về” , chúng đánh mạnh vào tâm lý muốn thoát khỏi nơi này của chúng tôi, dù bất mãn, dù căm phẫn đến đâu, chúng tôi ở đây ai ai chẳng mong về, chúng tôi đành dịu lại vì biết chẳng thể làm đc gì ngoài ngồi và chờ đợi.

Tôi muốn đi vệ sinh, phải ra xin phép và được 1 chị dẫn ra tận cửa nhà vệ sinh.

Lần đầu tiên trong đời, tôi vừa đi vệ sinh vừa bị thúc “XONG CHƯA?NHANH LÊN” Trời đất, tôi có phạm tội gì đâu mà bị canh chừng đến mức quyền tự do cơ bản còn k có như vậy?

Về lại chỗ cũ, tôi ngồi cạnh mọi người, có chị bảo tôi rằng: “NGÀY HÔM NAY, DÙ CHÚNG TA KHÔNG CÒN THỨ GÌ BÊN CẠNH, KHÔNG ĐT ĐỂ CHỤP, QUAY LẠI, KHÔNG GIẤY TỜ GHI CHÉP NHƯNG CHẮC CHẮN NHỮNG SỰ VIỆC DIỄN RA HÔM NAY CHÚNG TA PHẢI MANG THEO SUỐT ĐỜI” Câu nói của chị như ám ảnh tôi suốt khoảng thời gian từ ngày hôm đó đó đến bây giờ. Thật, đến tận giờ này khi viết những dòng này, mọi thứ vẫn hiện ra trong đầu tôi rõ mồn một.

Đến một lúc sau, có 1 vài người được công an phường đến bảo lãnh về, bạn trai tôi đã được đưa về CA phường từ 3h. Trước đó trong những bài share của những người từng bị bắt, tôi có đọc đc bài của 1 chị sau khi đc bảo lãnh ra, chị bị đưa ra xa khỏi trung tâm tp và tự tìm đường về, tôi ngồi nhìn btrai bị đưa đi mà lòng hoang man tột độ, tôi lo cho anh không tả nỗi, không biết anh sẽ bị đưa về đâu.

Chúng tôi bắt đầu thấm mệt, người ngồi kể chuyện, người nằm dưới sàn lê lết bẩn để ngủ, người ngồi thấp thỏm mong ngóng.Tôi ngồi đợi đến khoảng hơn 17h thì đc đưa đi. Còn những người ở lại, tôi bc đi nhưng lòng thầm mong họ đc bình an khi ở lại. Nhất là 2 người bạn của tôi.

Chúng đưa tôi về CA phường nơi tôi đang sống, bạn trai tôi bị giam trong phòng kín, tôi thì bị giữ ở phòng ngoài, chúng bắt đầu quần tôi lại hàng chục lần những câu hỏi khi sáng tôi đã được hỏi. Đến lúc bọn chúng kiểm tra điện thoại, tôi thừa biết chúng đang xâm phạm đến quyền riêng tư của tôi, tôi nhất quyết bấm cho lock dấu vân tay và không cung cấp mk điện thoại. Chúng tìm đc FB của tôi, mò mk đt tôi, quần tôi gần 5 tiếng đồng hồ với những câu hỏi như cái máy lắp sẵn, mục đích chúng chỉ muốn tôi thừa nhận mình đi biểu tình và muốn biết ai là người đứng sau chúng tôi. Thật nực cười.Không có chứng cứ sao bắt tôi nhận tội được?

Đến tận 23h, khi chúng bắt đầu cảm thấy không thể lấy thông tin gì từ tôi và bạn trai, chúng bắt tôi phải viết giấy cam kết rồi đợi người bảo lãnh mới để chúng tôi về. Tôi nhất quyết không cam kết như những gì chúng đọc, tôi chỉ cam kết theo những gì thực tế tôi làm. Lúc này tôi đói đến hoa mắt.Ký xong, có giấy bảo lãnh xong.Tôi chính thức bước ra khỏi đồn CA khi gần 24h đêm.

Còn một câu nói của 1 người chị bị bắt giam vô cớ như tôi mà tôi: nhớ mãi: “Bây giờ Trung Quốc nó tràn vào thì có là gì?”

Dù hôm ấy thật đáng sợ, dù bị bắt về với chẳng vì lý do nào cả, nhưng tôi thật sự cảm ơn vì ngày hôm ấy tôi đã ở đó, đã nghe tận tai, mắt tận thấy những hành động vô cương vô pháp, vô nhân đạo của bọn chúng. Trải qua một ngày để nhận ra cái thiên đường mà tôi đang sống nó ntn.Một ngày quá xứng đáng để tôi có trong đời. Tôi k định nói ra, vì tôi k biết sau những gì tôi kể, tôi và gia đình, bạn bè tôi có bị chúng làm phiền hay k. Nhưng tôi nghĩ sự thật vẫn là sự thật. Tội ác của chúng ngày hôm đó đáng được phơi bày.

TÔI CAM KẾT NHỮNG SỰ VIỆC Ở TRÊN DO TÔI KỂ HOÀN TOÀN LÀ SỰ THẬT VÀ TÔI LÀ NHÂN CHỨNG SỐNG CHO NGÀY HÔM ĐÓ.
Facebook Hoài Diễm


Phụ đính 4
Hội chứng 17/6: “Uất nghẹn, giận dữ, cay đắng”
29/06/2018
VOA Tiếng Việt

Người dân biểu tình phản đối các dự luật an ninh mạng và Đặc khu kinh tế. Những người bị công an bắt giữ và đánh đập hôm 17/6 ở TP HCM nói họ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và thể chất. (Facebook Lê Thiệu)

Ba trong số hàng trăm người bị công an bắt giữ và đánh đập hôm 17/6 vì bị nghi là 'tụ tập làm mất trật tự công cộng' đã lên tiếng tố cáo sự tàn bạo và bất nhân của cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam khi đối xử với họ như “tội phạm” và “con vật”.

Gần hai tuần sau khi sự việc xảy ra, những người này nói với VOA rằng họ vẫn còn “bàng hoàng” trước những “hành xử côn đồ” và “tra tấn dã man” của công an đối với họ. Họ nói vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý cũng như về thể chất.

Đây là lần đầu tiên trong đời họ bị đánh đập như vậy.Một trong số họ bị trầm cảm.Người khác bị ‘sốc’ nặng.Người còn lại vẫn bị ảnh hưởng về sức khỏe và tâm thần.

Người dân cài hoa hồng lên hàng rào kẽm gai trước đó được dùng để quây khu vực "trại giam" của công an ở Công viên Tao Đàn, quận 1 TP HCM. (Facebook Lê Thiệu)

“Trại giam Tao Đàn”

Khoảng 200 người – gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ con – đã bị công an và lực lượng an ninh bắt giữ và câu lưu nhiều giờ trong một khu mà họ mô tả là “trại tập trung giữa lòng thành phố” ở Công viên Tao Đàn, quận 1 của TP HCM. Họ bị công an bắt vì nghi là tụ tập để phản đối dự luật An ninh mạng mới được thông qua và dự luật Đặc khu kinh tế đang gây tranh cãi.

Những người trả lời phỏng vấn VOA nói họ cùng hàng trăm người khác bị cảnh sát dùng bạo lực lục soát đồ đạc cá nhân, lấy điện thoại và yêu cầu họ mở mã khóa để công an kiểm tra xem họ có chụp hình, phát live stream hay đưa bất cứ thông tin gì về cuộc biểu tình lên mạng.

Nguyễn Nam Dương, một người từng là phát thanh viên đài Phát thanh Tây Ninh, nói anh bị khoảng 9-10 nhân viên an ninh dùng vũ lực trói tay và đánh anh ngay trên đường phố ngay sau khi anh bắt đầu truyền live stream về “không gian căng thẳng” của thành phố hôm 17/6. Anh Dương bị giam và tiếp tục bị đánh đập ở khu Công viên Tao Đàn cùng với hàng trăm người khác mà theo anh “đa phần là phụ nữ.”
“Lần đầu tiên trong đời tôi bị đánh như vậy.Họ đánh tôi rất là nhiều đến nỗi tôi còn không nhớ tôi bị đánh như thế nào nữa.”

Anh Dương nói anh bị sốc khi bị công an đối xử với mình và mọi người “như con vật.”

“Trong hoàn cảnh đó dường như là luật pháp, những luân lý và luật lệ không tồn tại trong cái trại tập trung đó trong ngày 17/6.”

Hội chứng 17/6

Anh Dương mô tả cảm giác của anh là “uất nghẹn, ngẹn ngào, giận dữ và cay đắng” và anh gọi những cảm xúc tiêu cực mà anh vẫn đang phải chịu đựng là “hội chứng ngày 17/6”.

Nguyễn Tín, một người tham gia biểu tình ngày 10/6 cũng bị bắt giữ trong dịp càn quét của công an ngày 17/6. Cư dân của TP HCM nói anh bị công an triệu tập với lý do kiểm tra hành chính về tạm trú và sau đó bị bắt giam trong 3 đêm từ 16-18/6. Người đang sinh sống bằng việc kinh doanh bán hàng online ở TP HCM này nói đó là lần đầu tiên anh bị bắt và bị tra tấn như vậy.

Nguyễn Tín vừa bị “mời” làm việc lúc 22h30 phút khi đang ở phòng trọ ở quận Tân Bình.

“Chắc chắn nó ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần của mình trong một khoảng thời gian dài. Hiện tại tôi vẫn chưa làm việc lại được do bị đau và nhức cơ thể. Hiện tại tôi tạm dừng công việc để lo cho sức khỏe của mình trước.”

Một phụ nữ, cũng là nạn nhân bị bắt giữ và đánh đập trong vụ càn quét ngày 17/6, cho VOA biết rằng chị “mong được nói ra sự thật kinh hoàng về sự cai trị độc ác của nhà nước Việt Nam.”
“Sự phẫn uất làm chúng tôi bị trầm cảm cho đến ngày hôm nay,” người không muốn nêu danh tính cho VOA biết hôm 28/6.
Cô chỉ là một trong số nhiều phụ nữ khác bị bắt và đánh đập hôm đó.

Một người có tên Đinh Thị Thu Thủy viết trên trang Facebook của cô về những gì xảy ra tại “trại giam Tao Đàn” ngày 17/6 trong một bài viết có tên “Tình người nơi đâu.” Cô nói đó “vẫn là ký ức kinh hoàng đối với tôi.Và tôi chắc là với cả 200 người có mặt ở nhà thi đấu oan nghiệt đó.”

Nguyễn Ngọc Lụa, một trong những người cũng là nạn nhân của vụ càn quét hôm 17/6 ở trung tâm TP HCM nói trong một video đăng tải trên trang Facebook cá nhân rằng cô bị giam trong 18 tiếng và bị công an đánh đập “có lần sùi cả bọt mép”. Cô gọi vụ bắt bớ đó “giống như cuộc bách đạo người Công giáo.”

Chùn bước hay dấn thân?

Mặc dù nhiều người đã lên tiếng về những hành động mà họ gọi là “mất nhân tính” và “không còn tình người” của công an trên Facebook trong những ngày qua, nhưng người phụ nữ không muốn nêu danh tính nói cô và nhiều người “bị giằng xé giữa trách nhiệm nói lên sự thật và sự an toàn cho người thân của mình.”Cô cho biết: “Hiện tại chúng tôi không một ai che chở. Chịu mọi sự rình rập khắp nơi.Bất kỳ lúc nào tai họa cũng có thể đổ lên đầu chúng tôi.”

Nhưng Nguyễn Tín cho biết những gì công an đã làm đối với anh và với 200 người ngày 17/6 càng làm cho anh thêm quyết tâm “lên tiếng trước những bất công của nhà cầm quyền.” Anh nói anh đã lường trước những khả năng sẽ “bị đánh đập, bị tra tấn, bị bắt hoặc bị đi tù” nhưng sẽ “dấn thân cho đến khi nào không còn thể làm được nữa thì thôi.”

“(Nhà cầm quyền) vi phạm nhân quyền trầm trọng và những người như Tín sẽ tiếp tục đấu tranh cho việc đó và xem những việc đó là cần phải mang ra cho quốc tế để họ lên tiếng cho (tình trạng) nhân quyền ở Việt Nam.”

Facebooker Nguyễn Ngọc Lụa [xem hình] đã nhắc tới một người phụ nữ dù bị công an đánh nhưng không chịu khuất phục. Theo chị Lụa, “người phụ nữ bị an ninh đánh nhiều, đánh gẫy răng (chỉ vì dám yêu nước, dám thực hiện quyền công dân, không khuất phụ bạo quyền) nhưng chị đã nuốt răng và máu vào trong.”

Luật sư Lê Công Định gọi những hành động dùng vũ lực, đánh đập và bắt giữ người biểu tình và tình nghi biểu tình” của công an và lực lượng an ninh ngày 17/6 là “hành động vi phạm luật pháp nghiêm trọng của cơ quan an ninh.”

Nói trong một video được đăng tải trên trang Facebook Nhật ký biểu tình, luật sư từng chịu án 5 năm tù giam tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cho rằng “việc làm của cơ quan an ninh ngày 17/6 cho thấy nhà cầm quyền tự vi phạm luật pháp của chính mình.”

Các nhóm nhân quyền và tôn giáo hôm 26/6 đã lên tiếng phản đối gay gắt vụ bắt người và đánh đập của công an hôm 17/6. Các tổ chức này “yêu cầu nhà cầm quyền phải khởi tố điều tra và xét xử những kẻ ra lệnh trực tiếp bắt, tra tấn, đánh đập, hạ nhục người dân vô tội.”Họ cũng yêu cầu chính quyền phải xin lỗi những nạn nhân này.

Phụ đính 5
Cách Mạng Mùa Hè’ Việt Nam sẽ thành công?
26/06/2018
Nguyễn Quốc Khải

Trong hai tuần vừa qua ở Việt Nam đã bùng lên nhiều cuộc biểu tình lớn tại Hà Nội, Saigon, và nhiều thành phố khác. Những người đi biểu tình đã trương lên những biểu ngữ và hô lên những khẩu hiệu chống Luật Đặc Khu Kinh Tế nhắm cho thuê đất một thời gian rất dài lên đến 99 năm và Luật An Ninh Mạng nhắm kiểm soát việc sử dụng các mạng thông tin hầu tiêu diệt quyền tự do ngôn luận. Một vài biểu ngữ và bích chương kêu gọi dân chống lại chế độ cộng sản.

Những cuộc biểu tình này, lớn chưa từng thấy kể từ khi CSVN lên nắm quyền cai trị đất nước từ 1975, đánh dấu khởi đầu của một cuộc cách mạng Mùa Hè ở Việt Nam. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy rằng cuộc cách mạng dân chủ này có nhiều hi vọng thành công. Như chúng ta sẽ thấy trong bài phân tách này, cuộc Cách Mạng Mùa Hè 2018 ở Việt Nam khác với cuộc cách mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc, mặc dù cả hai có cùng một mục tiêu giống nhau: chống nô lệ độc tài, xây dựng tự do dân chủ.

Tại sao cuộc Cách Mạng Mùa Hè ở Trung Quốc thất bại?

Cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc bắt đầu với những cuộc biểu tình của sinh viên vào cuối năm 1986 và đầu năm 1989 vì sự bất mãn với tình trạng tham nhũng lớn lao và lan rông ở cấp cao trong chính phủ, con cái những viên chức này được hưởng nhiều đặc ân, ngân sách thiếu hụt kinh niên, nạn lạm phát đáng kể (40% - 50% hàng năm), và chênh lệch giầu nghèo quá lớn trong xã hội. Cuộc cách mạng này bùng nổ lớn vào ngày 17-4-1989 khi khoảng 600 giáo sư và sinh viên đến đặt vòng hoa tại Quảng Trường Thiên An Môn để tưởng niệm cố Tổng Bí Thư Cộng Sản Trung Quốc Hu Yaobang, một người chủ trương cải cách, vừa qua đời trước đó hai ngày. Nhiều sinh viên khác đã kéo đến tham dự ngày càng đông trong bảy tuần lễ liên tiếp. Đoàn người biểu tình đòi hỏi chánh quyền đánh giá lại di sản của Ô. Hu Yaobang, các viên chức chánh quyền phải kê khai lương bổng và tài sản, bãi bỏ chánh sách kiểm duyệt báo chí, tăng lương cho những nhà trí thức, và tăng ngân sách quốc gia về giáo dục.

Chánh quyền lên án những cuộc biểu tình, ban bố tình trạng khẩn trương và ra lệnh thiết quân luật vào ngày 20-5-1989. Tuy nhiên những biện pháp này không những vô hiệu mà còn làm tăng sự ủng hộ của dân chúng đối với sinh viên. Ngoài ra cuộc viếng thăm Trung Quốc của Chủ Tịch Nga Xô Mikhail Gorbachev trùng hợp vào thời gian này làm tăng khí thế của sinh viên. Sau cùng bực bội đối với cuộc biểu tình kéo dài, bị làm nhục và lo sợ ngày càng nhiều người ủng hộ phong trào dân chủ, vào ngày 3 và 4, tháng 6, 1989 Ô. Deng Xiaoping, mặc dầu đã về hưu nhưng vẫn sử dụng quyền lực ở hậu trường, theo phe cứng rắn, ra lệnh cho quân đội với 250,000 binh sĩ, hàng trăm xe tăng và xe bọc sắt vây Quảng Trường Thiên An Môn và bắn vào sinh viên để giải tán đám biểu tình ôn hòa. Trước đó, hàng trăm sĩ quan cao cấp trong quân đội đã viết thư cho Thủ Tướng Trung Quốc Lý Bằng từ chối không điều động quân để giết sinh viên.

Một trong những lý do chính làm cho cuộc Cách Mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc thất bại là vì phong trào dân chủ không tiếp cận tới được giới nông dân và được khối lượng người rất lớn này hưởng ứng. Mặc dù nông dân quan tâm đến nạn tham nhũng lan rộng khắp nơi, lợi tức suy giảm, và tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng, nông dân Trung Quốc, một giai cấp rất nghèo, hài lòng với cải cách kinh tế bắt đầu từ 1979 do Ô. Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Phần lớn những người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh là sinh viên, giáo chức và một số công nhân trong thành phố.Cuộc biểu tình ở Bắc Kinh được ủng hộ của hàng triệu người ở 80 thành phố, nhưng vẫn thiếu vắng khối nông dân.Những người lính bắn vào đám đông sinh viên từng là những nông dân.

Sinh viên Trung Quốc chủ trương đấu tranh bất bạo động vì không đủ lực lượng đối phó với quân đội.Mặt khác sinh viên e ngại rằng bạo động sẽ là cái cớ để chính quyền đàn áp và tin tưởng rằng những sự khác biệt với nhà cầm quyền hiểu biết có thể giải quyết một cách ôn hòa. Sinh viên tổ chức biểu tình tuần hành với 10,000 người đạp xe đạp và tuyệt thực vào lúc Chủ Tịch Xô Viết Mikhail Gorbachev đến Bắc Kinh. Chính cuộc tuyệt thực đã kích động và lôi kéo công nhân thành phố nhập cuộc.

Khối sinh viên là những người ủng hộ dân chủ, nhưng không có ai là chính thức là người người lãnh đạo.Bên trong nôi bộ khối sinh viên có những khác biệt về chiến lược và tư tưởng. Giữa các nhóm sinh viên nẩy sinh ra những va chạm, đặc biệt giữa Bộ Chỉ Huy ở Quảng Trường Thiên An Môn và Liên Hiệp Đoàn Kết Sinh Viên Đại Học Tự Trị. Ngoài ra, về sau có một vài nhóm riêng biệt khác tham gia phong trào, nhưng độc lập với khối sinh viên, như trí thức, ký giả, công nhân, nên việc phối hợp chiến lược càng trở nên khó khăn.

Theo hai sử gia về xung đột bất bạo động Gene Sharp và Bruce Jenkins, Mặc dù, cuộc Cách Mạng Mùa Hè 1989 ở Trung Quốc thất bại, nhưng ngọn lửa cách mạng vẫn cháy trong tim những người ưa chuộng tự do ở Trung Quốc. Cuộc Cách Mạng Mùa Hè ở Trung Quốc gây ra chấn động trên toàn thế giới, đặc biệt là trong khối cộng sản.Cuộc cách mạng này đã giúp những cuộc cách mạng khác ở Đông Âu thành công và không đổ máu, ngoại trừ ở Romania.

Tổng Thống Nga Xô Mikhail Gorbachev từ chối gửi quân đội Nga giúp các nước Đông Âu dẹp loạn. Lãnh tụ cộng sản Đông Đức Erich Honecker chủ trương dùng giải pháp Công Trường Thiên An Môn để dẹp biểu tình tại Leipzig và Đông Bá Linh, nhưng đã bị chính những cố vấn, kể cả Bộ Trưởng Công An Erick Mielke, can ngăn vì “không thể đánh đập hàng trăm ngàn người”. Kết quả là Bức Tường Bá Linh sụp đổ vào ngày 9-11-1989 và 11 tháng sau nước Đức thống nhất.

Tại sao cuộc cách mạng Mùa Hè ở Việt Nam sẽ thành công?

Ngắn gọn, cuộc Cách Mạng Mùa Hè ở Việt Nam, đã bắt đầu từ 10-6-2018, có nhiều lợi điểm so với cuộc Cách Mạng 1989 ở Trung Quốc để thành công.

Thật vậy, những cuộc biểu tình trong hai tuần vừa qua tại nhiều tỉnh lớn, nhỏ ở Việt Nam cho thấy một điều rất thích thú là những người tham gia thuộc mọi lớp tuổi và giới tính: già, trẻ, lớn, bé, đàn ông, đàn bà, thuộc mọi giai cấp trong xã hội: thanh niên, học sinh, sinh viên, các bà nội trợ, công nhân, tu sĩ, dân oan bị cướp đất, nghệ sĩ, những người bình thường trong xã hội. Những cuộc biểu tình ở Bình Thuận gồm toàn dân địa phương, phần lớn sống về nghề đánh cá.Điều này chứng tỏ rằng chế độ CSVN hiện nay đã gây chiến với toàn bộ dân Việt.Có những nơi toàn bộ nhà thờ gồm hàng ngàn người kéo nhau đi biểu tình một cách trật tự và ôn hòa. Họ vừa đi vừa hát:

“Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn…”

Một cuộc biểu tình nhỏ bao gồm khoảng 30 công dân bình thường, gồm cả nam và nữ, thuộc Quân 12 của Hà Nội, mặc cùng một loại áo chui đầu mầu lá mạ, đến trước dinh thự của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng biểu tình một cách ôn hòa, trật tự, nhưng ồn ào. Họ nói vọng vào trong dinh rằng “Tham nhũng nhiều quá làm mất nước Bác Trọng ơi”, “Trả tài sản, trả nhà cho dân, Bác Trọng ơi”, “Bác vô tâm vô cảm với dân”, “Cứu dân, cứu nước Bác Trọng ơi”, “Chánh quyền Quận 12 cướp hết tài sản của dân rồi, Bác Trọng ơi.” An ninh đồng phục và thường phục có mặt, ngăn cản không cho dân đến sát hàng rào, nhưng không giải tán đám đông theo những hình ảnh thu nhận được trong hơn 11 phút.

Một điều rất đáng chú ý chưa bao giờ xảy ra trong thời gian gần đây là những cuộc biểu tình này không có ai lãnh đạo cả. Một lý do rất giản dị là CSVN đã bắt giam vào trong tù gần 200 tù nhân lương tâm. Những người đã từng tranh đấu, hết hạn tù, đều bị công an canh gác không cho ra khỏi nhà hoặc thậm chí khóa cửa từ bên ngoài để nội bất xuất, ngoại bất nhập. Đó là trường hợp của LS Lê Thị Công Nhân.

Nhân dân tự động kết hợp cùng nhau tham gia biểu tình.Có những cuộc biểu tình dài đến hơn một cây số.Tại sao những người dân bình thường lại có thể làm nên phép lạ đến như vậy?Chính những vũ khí ác độc chính quyền trao cho người dân tạo nên phép lạ này. Họ đã động đến nọc của toàn dân Việt Nam khi đưa ra Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu Kinh Tế. Luật An Ninh Mạng nhắm bịt miệng dân để bảo vệ đảng, bảo vệ những kẻ tham nhũng. Chính Ông Nguyễn Phú Trọng đã phải xác nhận như thế. Luật Đặc Khu Kinh Tế nhắm cho Tầu thuê đất 99 năm ở ba vị trí chiến lược của Việt Nam: Vân Đồn, Bắc Văn Phong và Phú Quốc.

Đối với toàn dân Việt Nam, trong và ngoài nước, Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp. Trước những hành động bán nước cầu vinh của CSVN liên tiếp từ khi có Mật Ước Thành Đô 1990 đến nay, trước sự bất lực của CSVN đối với việc lấn chiếm lãnh hải của Việt Nam và chém giết ngư dân Việt ở Biển Đông, dân Việt Nam không thể chấp nhận được sự ươn hèn của các nhà lãnh đạo CSVN. Chính nguy cơ mất nước cho giặc Tầu, Việt Nam trở thành một Tây Tạng thứ hai, làm cho toàn thể dân Việt vùng dậy, đoàn kết chống ngoại xâm. Cuộc Cách Mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc không có yếu tố cực kỳ quan trọng này.

Cho đến nay, chánh quyền CSVN đã không ra lệnh giải tán những cuộc biểu tình ôn hòa. Tuy nhiên họ cho công an mặc thường phục trà trộn trong các đoàn biểu tình, theo dõi những người “lãnh đạo”, bắt giữ và đưa những người này về đồn công an để đánh đập và ép cung. Tuy nhiên biện pháp hèn hạ và bất hợp pháp này chỉ làm cho dân chúng căm giận thêm và nhìn chánh quyền và công an như những công cụ của Trung Quốc.

Một yếu tố vô cùng thuận lợi khác mà cuộc Cách Mạng Mùa Hè 1989 tại Trung Quốc không có là phương tiên truyền thông tiến bộ như ngày nay với Facebook, YouTube, Internet, điện thoại di động. Mọi người trên thế giới có thể liên lạc với nhau trong nháy mắt, nói chuyện nửa vòng trái đất không tốn một xu.Đặc biệt với YouTube, người ta có thể thấy đầy đủ những cuộc biểu tình ở Việt Nam. Nói chung các mạng xã hội là một yếu tố thuận lợi cho cuộc cách mạng mà cách đây ba thập niên chưa có. Cũng chính vì lý do này mà CSVN đưa ra Luật An Ninh Mạng.

Cuộc cách mạng nào mà không cần tiền vì người cần làm biểu ngữ, in truyền đơn, mua loa phóng thanh, điện thoại, chi phí di chuyển, … CSVN không những trù dập những người đấu tranh cho tự do dân chủ, mà chúng còn trả thù cả những người trong gia đình, làm cho mất việc làm, không cho con cái đi học, …
Việc chuyển tiền ngày nay khá dễ dàng. Có nhiều tổ chức và cá nhân hải ngoại và ở ngay trong nước đã chuyển tiền về để yểm trợ cho những gia đình bị CSVN đầy đọa, những nhà tranh đấu cho tự do và công bằng xã hội và những nạn nhân bị công an đánh đập.

Nếu nhìn vào đám đông biểu tình chúng ta sẽ không thể nhận ra ai thuôc giới nghệ sĩ.Nhưng không có sự tham gia của nghệ sĩ sẽ không có cách mạng. Họ thuộc một trong sáu người cần để khởi đầu cho bất cứ một cuộc cách mạng nào: (1) Nhà hoạt động; (2) Trí thức; (3) Nghệ sĩ; (4) Người trong cuộc biết rõ guồng máy cai tri; (5) Thành viên ưu tú bất mãn trong xã hội; và (6) Quần chúng.

Giới nghệ sĩ đã đóng đóng góp rất nhiều cho cuộc Cách Mạng Mùa Hè đã bắt đầu ở Việt Nam.Ảnh hưởng của khối nghệ sĩ này rất to lớn nhưng có thể chúng ta chưa chú ý đến. Tôi muốn nói sự đóng góp vô cùng quý báu của các nhạc sĩ Việt Khang, Trúc Hồ, Nguyệt Ánh, Phan Văn Hưng, Việt Dũng, Nguyễn Xuân Tân, Nguyễn Đức Quang, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Trần Huân, Kiên Thanh. Những bài hát cách mạng đã phá vỡ sự vô cảm của nhiều người Việt và động viện lòng yêu nước của hàng triệu người. Một số bài hát này gồm Việt Nam Tôi Đâu, Trả Lại Cho Dân, Tôi Vẫn Mơ Một Ngày Về, Chúng Đi Buôn, Đáp Lời Sông Núi, Dậy Mà Đi, Phải Lên Tiếng, Triệu Con Tim, Hát Cho Ngày Saigon Quật Khởi, Thề Không Phản Bội Quê Hương, … Chúng ta đã nghe thấy những người biểu tình đã hát một số bài này.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy nhiều bài thơ đầy cảm súc sáng tác trong thời gian gần đây để kích động lòng yêu nước, ca ngợi cách mạng như Tổ Quốc Lâm Nguy và Xuống Đường Đi của Trần Quốc Bảo, Ngủ của Thùy Dung, Hãy Chụp Hình Giùm Tôi của Trần Văn Lương. Khi đang viết bài này tôi cón nhận được một câu ca dao đầy ý nghĩa dưới đây của Phong Trào Dân Trị:

Đánh cho chết thói cuồng ngông,
Đánh cho chúng biết đàn ông nước nhà,
Đánh cho chết thói gian tà,
Đánh cho chúng biết đàn bà nước Nam.

Ngược lại, phe chính quyền cộng sản không sản xuất được một bài hát nào, câu thơ nào hay một bích chương trong thời gian gần đây để ca ngợi chế độ độc tài cộng sản hay thiên đường XHCN. Rõ ràng họ đang thua đậm trên mặt trận dân vận và văn hóa.

Một điều đáng ca ngợi là những người biểu tình đã mang nhiều bích chương và biểu ngữ rất chuẩn mực, trình bày sáng sủa và đẹp đẽ. Điều này làm tăng sức mạnh của biểu tình. Tuy nhiên những cuộc biểu tình còn thiếu những biểu ngữ và bích chương bằng tiếng Anh (ngoại ngữ phổ thông nhất hiện nay) để vận động sự hỗ trợ của thế giới bên ngoài.Phải có người có đầu óc họa sĩ và hiểu biết về Photoshop mới làm được những bích chương mỹ thuật và ý nghĩa. Trong đó phải kể đến những bích chương như “Nó cấm lên mạng thì ta xuống đường,” “Cho thuế đất 99 năm là bán nước,” “Phản đối lưỡi bò Trung Quốc,” “Không đặc khu, không Trung Quốc,” “An ninh mạng thế giới, an ninh mạng Việt Nam,” Hãy dậy đi hỡi đồng bào ơi,” “Cây dù không làm chính trị,” “Luật An Ninh Mạng – Vietnam Cybersecurity Law.”

Luật Đặc Khu Kinh Tế và An Ninh Mạng chỉ là những điểm và là ngòi nổ.Diện là cuộc cách mạng dân chủ. Hiện nay cuộc Cách Mạng Mùa Hè của Việt Nam còn thiếu một biểu hiệu cho mục tiêu cách mạng chung: dân chủ, tư do, no ấm, công bằng xã hội. Trong khi chờ đợi, một số người đã dùng cờ ngũ sắc do LM Nguyễn Văn Lý khởi xướng.

Cuộc nổi dậy của dân Việt ở trong nước đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người Việt khắp nơi ở nước ngoài. Nhiều cuộc biểu tình chống CSVN đã diễn ra ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Anh, Ba Lan, Na Uy, Nhật, Đài Loan, Đại Hàn, và Phi Luật Tân. Chưa bao giờ người ta chứng kiến hiện tượng phản kháng chế độ CSVN lớn lao như vậy.

Môi trường chính trị ở Việt Nam hiện nay rất thuận lợi cho cuộc cách mạng dân chủ.Về mặt nội bộ, Đảng CSVN đã rạn nứt thành nhiều nhóm khác nhau về quyền lợi, chứ không phải vì lý tưởng.Họ còn lý tưởng nào đâu để mà khác biệt.Guồng máy chính trị ngày càng phình to ra, trở nên nặng nề và tốn kém.Chế độ CSVN tin rằng nếu nuôi dưỡng được guồng máy này, đảng sẽ vĩnh viễn tồn tại, nhưng họ quên rằng chỉ có dân mới bảo vệ được đảng mà thôi. Cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, trước thềm Hội Nghị Trung Ương 6 đã tuyên bố phải cách mạng bộ máy chính trị, không có đường lùi. Bộ máy đã trì trệ, chưa nói đến con người.Không ít người toàn ngồi chơi không.

Ngân sách quốc gia phải dành ra 82.1% để trả lương cho viên chức, cán bộ, quân đội và khoảng 5 triệu đảng viên cộng sản. Phần còn lại khoảng 17.9% dành cho đầu tư phát triển.Tuy vậy, vì quá nhiều người trong sổ lương của nhà nước, ngân sách quốc gia chia ra cho họ không đủ sống, nên mạnh ai “kiếm chác” thêm bên ngoài, tạo ra tham nhũng. Chính quyền thỉnh thoảng lại tăng thuế, bắt dân vô tội è cổ ra nuôi bộ máy chính trị gồm cả 205 tướng công an để đàn áp dân. Bất công ngày càng chồng chất.

Về mặt quốc tế, giản dị là chế độ CSVN hiện nay bị cô lập từ mọi phía. Những lãnh tụ CSVN với âm mưu bán nước cầu vinh, đã nhượng bộ, chịu nhục với Trung Quốc nhiều lần khiến dân Việt tức giận và bất mãn, nhưng vẫn chưa làm hài lòng một đồng chí tham lam. Nga đã bỏ rơi Việt Nam khi tuyên bố ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông. Hai nước kế cận là Campuchia và Lào đều theo Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Kể từ ngày Ô. Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho bắt cóc Ô. Trịnh Xuân Thanh ở Đức, uy tín của Việt Nam xuống dốc thê thảm đối với thế giới, đặc biệt là Âu Châu. Việt Nam chỉ còn một đồng minh thân thiết duy nhất là Cuba.Nhưng quốc gia này không thể tự lo cho chính họ nói chi là giúp Việt Nam, ngoại trừ cho phép những lãnh tụ Việt Nam đến tị nạn chính tri khi có biến. Mỹ xem ra sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam nhưng với những điều kiện khó nuốt đối với những lãnh tụ đang sa cơ thất thế là tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.

Lịch sử cho thấy rằng những lãnh tụ độc tài ít khi nào chịu nhả quyền hành và lợi ích đang nắm trong tay. Do đó những cuộc cách mạng khó có thể kết thúc trong hòa bình. Nhưng vào lúc tuyệt vọng, cuộc thương thuyết cuối cùng có thể đưa đến thay đổi nhanh chóng như trường hợp của cựu Tổng Thống Eduard Shevarnadze của Georgia, nguyên tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Georgia, đã đồng ý từ chức trong một cuộc Cách Mạng Mầu Hồng ôn hòa vào 2003. Lịch sử gần đây cho thấy đây không phải là trường hợp ra đi ổn thỏa duy nhất.

So sánh cuộc Cách Mạng Mùa Hè cùa Việt Nam với một vài cuộc cách mạng ở Á châu và Trung Đông

Tại Nam Dương sau 32 năm cầm quyền, gia đình của Tổng Thống Muhammad Suharto và những bạn bè thân thuộc trở nên rất giầu có trong khi đó những người từng ủng hộ ông trước đây và đa số dân ngày càng nghèo. Nạn tham nhũng và khủng hoảng kinh tế Á châu 1997-1998 làm chánh phủ Suharto ngày càng mất đi sự ủng hộ của dân.Sau khi Ô. Suharto tuyên bố “tái đác cử” thêm một nhiệm kỳ nữa vào tháng 3, 1998, những cuộc biểu tình liên tiếp bùng lên ở nhiều nơi. Xung đột giữa cảnh sát và dân làm hơn 1,000 người bị chết nhưng các cuộc biểu tình tiếp tục lan rộng. Ô. Suharto phải từ chức vào cuối năm 1998 sau khi các tướng Nam Dương bảo đảm cho ông về hưu an toàn. Theo Transparency International, Suharto là một người tham nhũng nhất thế giới trong lịch sử cận đại. Ông đã biển thủ khoảng 15-35 tỉ Mỹ kim trong thời gian cầm quyền.

Tunisia vào đầu thập niên 2010 là một quốc gia nghèo, với nạn thất nghiệp cao, giá thực phẩm cao, tham nhũng lan rộng và không có tự do dân chủ. Dân chúng đã nhiều lần biểu tình phản đối chính phủ. Sau cùng, một người nghèo tên là Mohammed Bouazizi, 26 tuổi, bán rau để nuôi gia đình gồm 8 người tại thành phố Sidi Bouzid, cách thủ đô khoảng 300 cây số. Anh ta không có giấy phép hành nghề, bị cảnh sát tịch thu xe rau và đánh đập. Bouazizi đến trụ sở hành chánh thành phố để than phiền và đòi lại rau, nhưng không được tiếp nên đã tự thiêu ngay trước trụ sở vào ngày 17-12-2010 vì quá uất ức.Tổng Thống của Tunisia là Ô. Ben Ali đã đến bệnh viện thăm Bouazizi vào ngày 28-12 để làm dịu các cuộc biểu tình.Bouazizi đã qua đời vào ngày 4-1-2011.

Tai nạn này khích động hàng ngàn người đã ra đường ở nhiều nơi để phản đối chánh phủ trong nhiều ngày. Dân chúng xô xát với cảnh sát. Một số ít người bị chết hoặc bị thương.Dân chúng phá ngục giải thoát các tù nhân chính trị.Khi các tướng của Tunisia từ chối bắn vào đám đông, Tổng Thống Ben Ali quyết định chạy trốn ra khỏi Tunisia vào ngày 14-1-2011 và sau đó tị nạn tại Saudi Arabia. Sau biến cố này, Tusisia trở thành một nước dân chủ, đa đảng với những cuộc bầu cử tự do. Cuộc cách mạng 2011 ở Tunisia kích động nhanh chóng toàn thế giới Ả Rập, đưa đến cuộc cách mạng tại Ai Cập từ 25-1 dến 11-2-2011, cuộc cách mạng tại Lybia từ 15-2 đến 23-10-2011 và cải tổ chính trị ở nhiều nước khác. Báo chí quốc tế gọi đây là “Mùa Xuân Ả Rập”.

Cuộc cách mạng ở Ai Cập bắt đầu vào 25-1-2011.Ngày này được nhiều nhóm thanh viên sinh viên chọn để cho trùng hợp với Ngày Cảnh Sát Công An hầu gây chú ý đến sự tàn bạo của họ trong những năm gần đây dưới chánh quyền của Tổng Thống Hosni Mubarak. Những người biểu tình đòi chấm dứt sự hung ác của cảnh sát công an, bãi bỏ luật tình trạng khẩn cấp, giải quyết nạn tham nhũng, thất nghiệp và lạm phát giá thực phẩm, bất công xã hội, chấm dứt chế độ độc tài, phục hồi các quyền tự do.

Chánh quyền Mubarak thiết lập giờ giới nghiêm nhưng vô hiệu quả vì cảnh sát và quân đội không thi hành được do dân chúng bất tuân lệnh. Hàng triệu người tham gia biểu tình ôn hòa tại thủ đô Cairo, Alexandria và ở hầu hết các thành phố chính trên khắp nước. Những nghiệp đoàn lao động tổ chức đình công để yểm trợ cuộc cách mạng. Khi đám người biểu tình bị cảnh sát cản trở, xô xát giữa đôi bên đã xẩy ra và làm ít nhất 846 người thiệt mạng và trên 6,000 người bị thương. Những người chống đối đốt cháy 90 đồn cảnh sát trên khắp nước để trả thù. Chưa đầy một tháng, vào ngày 13-2-2011, Ô. Mubarak từ chức.
Những lý do căn bản để xảy ra những cuộc cách mạng gần đây xảy ra ở Á châu hay Trung Đông đều giống như Việt Nam hiện nay. Những người biểu tình và chánh quyền CSVN nên học hỏi những kinh nghiệm này để máu càng đổ ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.Máu để dành chống giặc Tàu.

Kết luận

Tóm tắt lại, dù mới bắt đầu chưa có tổ chức, chưa có phối hợp, khí thế đã lên cao, cuộc Cách Mạng Mùa Hè của Việt Nam xem ra khởi sắc, mạnh mẽ và trật tự và có nhiều lợi điểm hơn hơn cuộc Cách Mạng mùa Hè 1989 ở Trung Quốc.

Leon Trotsky, nhà cách mạng Nga và lý thuyết gia Marxist, từng nói rằng “Nếu nghèo khổ là nguyên nhân của những cuộc cách mạng, sẽ luôn luôn có những cuộc cách mạng.” Theo tôi điều này chỉ đúng một phần vì đa số người dân trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay đều nghèo. Yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ những cuộc cách mạng là những bất công xã hội, một phần thể hiện qua sự chênh lệch giầu nghèo quá mức ngay trong ranh giới một quận huyện, một thành phố hay một quốc gia. Việt Nam đang chứng kiến hiện tượng hiển nhiên này gây ra bởi chính những người từng nhận mình thuộc giai cấp vô sản chuyên chính.Thật là cay đắng.Đã tới lúc một cuộc cách mạng phải bùng nổ, sớm hay muộn.

Việt Nam có tất cả những thành tố căn bản của một cuộc cách mạng tiêu biểu: bất công xã hội, tham nhũng từ trên xuống dưới, giai cấp đảng viên cán bộ giầu có trong khi dân bình thường nghèo khổ, không có tự do dân chủ, dân làm nô lệ cho chánh quyền, nhân quyền bị trà đạp, hàng trăm tù nhân lương tâm đang bị giam cầm. Nông dân bị cướp đất, ngư dân bị cướp biển, mất phương tiện sinh sống. Sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Công an tự do bắt dân, đánh đập dân thoải mãi, bất kể đến pháp luật. Dân không biết cầu cứu ai, phải vùng lên tự cứu mình và con cháu.

CSVN xưa nay vẫn dựa vào hai nguyên tắc kinh điển của Vladimir Lenin để cai trị dân bằng súng đạn và dối trá: (1) “Một người có súng có thể kiểm soát được 100 người không có” và (2) “Lời nói dối lập đi lập lại nhiều lần sẽ thành sự thật”. Tình trạng ở Việt Nam bây giờ xem ra còn tồi tệ hơn Tunisia và Ai Cập bảy năm trước.

Một cuộc cách mạng thường được khởi xướng bởi thanh niên sinh viên, được sự tham gia đông đủ và mạnh mẽ của nghệ sĩ, trí thức, công dân, nông nhân và sau cùng kéo theo quân đội, cuộc cách mạng đó sẽ thành công. Trường hợp cách mạng Việt Nam đặc biệt và mạnh hơn vì có nhiều vị tu sĩ trong và ngoài nước tham gia và lãnh đạo.

Nhất định Việt Nam sẽ không là Tây Tạng thứ hai.

Tham khảo:

1. Bital Ahmed, “The 1989 Comparison”, Souciant, February 27, 2013.
2. Mark Almond, “How Revolutions Happen: Patterns from Iran to Egypt”, BBC, February 14, 2011.
3. Christopher Amacker, “Why Did Communism Survive in China but Not in the USSR?”, Webster University, Geneva, November 17, 2010.
4. Neal Conan, Shadi Hamid, Simon Schama, “The Elements of a Successful Revolution,” NPR, February 7, 2011.
5. Lester R. Kutz, “The Chinese Pro-Democracy Movement 1987-1989,” George Mason University, October 2010.
6. Sara Robinson, “6 People You Need to Start a Revolution,” Alternet, April 12, 2012.
7. Gene Sharp and Bruce Jenkins, “Non-Violent Struggle in China: An Eyewitness Account”, 1989.
8. Mark Thompson, “To Shoot or Not to Shoot – Post Totalitarism in China and Eastern Europe”, Comparative Politics, October 2001, City University of New York.
9. Đà Trang & Đức Bình, “Đổi Mới Chính Trị: Không Có Đường Lui”, Tuổi Trẻ, 2-10-2017.
10. Michael True, “the 1989 Democratic Uprising in China: A Non-Violent Perspective”, The International Journal of Peace Studies, January 1997.
11. Weihang Wang, “The Revolutions of 1989 in Poland, Romania and China”, Ohio State University, autumn 2014.
12. Wu Wei, “Why China’s Political Reforms Failed”, The Diplomat, June 04. 2015.