Khủng bố đẫm máu tại Bỉ
Khủng bố đẫm máu tại Bỉ
(RFI) Sau khi nghi can cuộc khủng bố tại Paris vừa bị bắt ngày 18 tháng 3 vừa qua thì tại Bruxelles sáng ngày 22 tháng 3, thủ đô nước Bỉ bị hai cuộc khủng bố tự sát làm nhiều người thiệt mạng.
Khoảng 8 giờ sáng ngày thứ ba, 22 tháng 3, hai vụ nổ tại phi trường Bruxelles tại Zaventem và 1 vụ nổ tại tàu điện ngầm (métro) Maalbeek tại trung tâm Bruxelles, thủ đô nước Bỉ khoảng 1 giờ sau đó đã làm vương quốc nhỏ bé Bỉ chấn động. Anh Luân, một cư dân ngụ tại vùng Forêt cho biết các tuyến đường công cộng ra vào thủ đô đã bị ngăn lại và mọi lưu thông đều bị khám xét nghiêm ngặt. Anh Luân cho biết quang cảnh khu anh ở và nhà ga chính của thủ đô Bruxelles lúc 6 giờ chiều sau khi khủng bố hoàn toàn vắng lặng, chỉ có cảnh sát, không có người dân ngoài đường phố:
“Cũng có chạy ra phố coi thử ra sao, lúc đi ra là 6 giờ thì thấy đường phố vắng, xe cộ thưa thớt. Ngang qua ga Du Midi thì thấy cảnh sát rất đông đứng ở đó, đông lắm, nhiều lắm!”
Anh Luyến, một cư dân Bỉ, làm việc tại khu vận chuyển cargo (chuyên chở hàng hóa lớn) của phi trường Bruxelles cho biết khi anh vừa tới phi trường lúc khoảng 8 giờ sáng thì nghe tiếng nổ và mọi người đều bị đuổi ra khỏi phi trường, anh kẻ lại khung cảnh hỗn loạn lúc đó:
“Tức là lúc nó nổ thì tôi ở tầng dưới cùng, tôi vừa bước ra khỏi tầng hầm xe lửa, đi ra để lấy xe bus thì người ta đuổi không cho ra đó vì đó là lối di tản, khung cảnh cũng khá hỗn loạn là vì xe bus không nhận, không đón khách nữa, cho nên người ta nhốn nháo cả lên, những người bị đuổi không biết đi đâu vì xe bus không có, xe lửa thì không chạy, chỗ đó cũng không có taxi nữa. Người ta nhốn nháo như vậy, nhưng trước sau gì thì mọi người cũng có cách để rời khỏi chỗ đó.”
Khi đến được chỗ làm thì hầu như cơ quan không hoạt động, anh Luyến tiếp:
“Có nhiều người không tới được sở, mà tới cũng chẳng làm được gì hết vì…hãng lo về vấn đề logistic, chuyển chở…nên không có máy bay tới, không có máy bay đi nên không làm gì được hết cả.”
Và anh kể lại một trường hợp rất hi hữu: Vợ của anh đã hai lần thoát chết sau hai cuộc khủng bố trong cùng một ngày. Anh Luyến nói:
"Trong khi đó bà xã tôi cũng tới phi trường để đón người anh từ Việt Nam vừa trở về Bỉ. Tôi gặp bà xã ở đó, rồi tôi ra xe , lấy xe đi làm còn bã xã tôi lấy xe ( điện ngầm- RFA) đi vô trong Bruxelles. Sau đó khoảng nửa tiếng đồng hồ sau thì bà xã tôi cũng là nạn nhân trong trận nổ thứ nhì luôn. Có lẽ bà xã tôi là một trong những người hiếm hoi có mặt trong cả hai cái biến cố cách nhau gần 1 tiếng đồng hồ”.
Anh cho biết, sáng cùng ngày, vợ anh ra phi trường đón người lúc 8 giờ sáng thì xảy ra vụ nổ thứ nhất. Sau đó, vợ anh dùng tàu điện ngầm (métro) để về nhà, đến trạm Maalbeek thì gặp thêm vụ nổ thứ hai. Sau hai lần thoát chết, hiện chị đang trong tình trạng khủng hoảng tinh thần khá nghiêm trọng. Anh Luyến kể lại theo lời tường thuật của vợ:
“Khi xe điện ngầm tới trạm ngừng thì có tiếng nổ đùng một cái. Có một vật gì rớt từ trên xuống va vào đầu bà xã tôi văng cả mắt kiếng. Lối ra của đường hầm thì tối om. Bà xã tôi mò mẫm đi ra được tới ngoài rồi đi xe taxi về nhà. Anh chị của bà xã liên lạc không được, mãi đến 15 phút - nửa tiếng sau mới gọi lại được thì bà xã tôi mếu máo kể “em mới vừa thoát chết, đang trên xe taxi để về nhà”. Sau đó về nhà kêu bác sĩ tới nhà. Bắc sĩ khám nói ngày mai nên đi nhà thương, vì bị nhức đầu nên phải đi chụp hình, xem vật va vào đầu có làm tổn thương gì không?”
Chị Điệp, một công dân Bỉ gốc Việt, sống tại khu Forêt xúc động cho biết có thể chị đã may mắn thoát chết vì lẽ ra hôm đó chị phải đi làm, nhưng được chủ cho nghỉ. Con đường chị thường đi làm đi ngang qua trạm Maalbeek, nơi xảy ra khủng bố. Trạm Maalbeek và trạm và trạm Schuman là hai trạm métro thường tấp nập khách vì nó dẫn đến trung tâm Bruxelles và trụ sở của Quốc hội Âu Châu. Ngay cả con trai chị, hôm đó nghĩ ở nhà để chuẩn bị học thi nên vô tình đã thoát được tai nạn khủng bố vì đường xe điện ngầm đó là nơi con trai chị đến trường. Vẫn còn trong cơn xúc động, chị Điệp cho biết:
“Hôm nay, bình thường là em đi làm, khoảng 9-9.30 giờ em đi làm, nhưng chủ nói, thôi để bắt đầu tháng 4. Con trai em mới hên, nó đi học ngày nào cũng đi ngang métro đó. Từ cái métro đó thì có hai hướng đi ra 2 nơi nữa. Mà cái métro đó đi về khu phố chính của Bruxelles, thành ra hầu hết những trường học, công sở, dân đi làm là khoảng 7-8 giờ sáng rất đông, và lúc 9-10 giờ là dân đi họp ở Communautée Européan, người ta xách Samsonite đi đầy trong métro, đông lắm, người ta chen chút. Ái chà, lúc nãy em và con em cũng thắc mắc không hiểu tại sao bom lại nổ ở Maalbeek mà không nổ ở Schumaan, vì tại Shumaan mới đúng là trạm của CEE. Nó nổ ở Maalbeek thì ít người hơn, vắng hơn, nên em lại mừng cho người ta.”
Cho tới thời điểm này, tổng kết hai vụ nổ ở phi trường Bruxelles tại Zaventem và một vụ nổ tại trạm xe điện ngầm Maalbeek tại trung tâm thủ đô Bruxelles đã làm 34 người chết, khoảng 200 người bị thương. Đô trưởng thành phố Bruelles Yvan Meyer cho biết cuộc khủng bố tại phi trường Bruxelles làm 14 người chết. trên 80 người bị thương và có ít nhất 20 người chết và trên 100 người bị thương tại trạm xe điện ngầm Maalbeek. Tổ chức khủng bố Hồi Giáo đã lên tiếng nhận là tác giả của 2 vụ khủng bố này.
Nhiều quan sát cho biết có dấu hiệu nghi phạm chính của cuộc khủng bố tháng 11 năm 2015 tại Paris, tên Salah Addeslam mới bị bắt tại Bruxelles ngày 18 vừa qua có thể đã tham gia vào việc chuẩn bị cuộc khủng bố tại Bruxelles. Gia đình anh Luân ở cách nơi bắt nghi can khủng bố này chỉ vài chục mất. Anh Luân nhớ lại ngày thứ sáu 18 tháng 3 vừa qua khi cảnh sát đột nhập và khu anh ở để bắt Salah Addeslam:
“Kỳ trước, ngay chỗ tôi ở có một thằng bị bắn chết, một thằng trốn bây giờ nó bắt được định dẫn về Pháp là ngay chổ tôi ở, cách nhà có mấy chục mét. Lúc đó tôi ở nhà, không được đi ra mà cũng không ai đi vô được. Con trai tôi đi ra và sau đó không vô trở lại nhà được luôn. Nguyên khu đó cảnh sát chận hết, tới 9 giờ tối mới được ra.”
Một số phương tiện di chuyến công cộng trong thủ đô đã từ từ hoạt động lại lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Tuy nhiên, cũng phải đợi đến ngày hôm sau, phần lớn xe lửa tuyến Âu châu mới có thể hoạt động lại một phần và mọi hành khách vào cổng xe điện ngầm sẽ phải bị kiểm soát chặt chẽ túi xách cũng như hành lý.
Theo tờ Het Laaste nieuws (Tin tức cuối cùng) của Bỉ thì đã có 2 tên khủng bố chết tự sát trong vụ nổ ở phi trường Bruxelles, 1 tên đã trốn thoát. Hiện cảnh sát đang tìm tên này và một tên khác cũng trốn thoát sau khủng bố ở trạm xe điện ngầm Maalbeek. Khoảng 2.30 giờ chiều cùng ngày cảnh sát đặc biệt đã cho nổ một trái bom đinh thứ ba. Điều tra các quả bom này cho thẩy bọn khủng bố đã cho thêm đinh vào bom để gây thêm nhiều tử vong.
Người tài xế taxi đã chở 3 tên khủng bố ra phi trường cho biết ông cảm thấy rất lạ khi 3 tên này không cho ông giúp đỡ mang hành lý xuống xe. Theo lời khai của người tài xế taxi, cảnh sát khám nhà 3 tên khủng bố tại khu Shaarbeek và đã tìm thấy một trái bom đinh, loại bom mà bọn khủng bố đã dùng để nổ tại phi trường, một số hóa chất và lá cờ IS. Chính phủ Bỉ yêu cầu các cơ quan truyền thông không đưa tin về các cuộc điều tra của cảnh sát cũng như vị trí chính xác của các địa điểm khám xét. Nhóm khủng bố Hồi giáo IS đã tuyên bố rằng bọn chúng cũng đã bắn một số người. Tuy nhiên theo tin từ các nhà thương tại Bruxelles cho biết không có nạn nhân nào bị thương do súng bắn. Hình ảnh trên camera cũng cho thấy hai tên khủng bố mang bao tay ở tay trái, cảnh sát giả định là chúng đã dấu dụng cụ kích nổ trong bao tay.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon đã gửi lời chia buồn đến Thủ Tướng Bỉ. Tại Pháp, tối ngày 22/3, theo lời kêu gọi của bà đô trưởng Paris trước tòa thị chánh paris đã có hàng trăm người tụ tập để tưởng niệm nạn nhân khủng bố. Quốc hội Pháp cũng dành một phút im lặng cho Bruxelles. Tháp Eiffel tối ngày 22/3 cũng đã chiếu đèn màu cờ Bỉ. Tổng thống Pháp François Holland đã đến tòa đại sứ Bỉ để chia buồn, ông nói: hôm qua là Pháp, ngày hôm nay là Bỉ, chúng ta phải cần phải cố gắng nhiều hơn nữa…. » Thủ tướng Pháp Manuelle Valls tuyên bố «chúng ta đang ở trong chiến tranh, Âu châu cũng đang trong một cuộc chiến tranh». Vua của vương quốc Bỉ, Filip, kêu gọi toàn dân hãy bình tỉnh, quyết tâm và giữ gìn nhân phẩm.Trong khi đó, Thủ tướng Bỉ Charles Michel công bố tình trạng báo động cấp 4, tức cấp cao nhất và kêu gọi người dân không ra đường.
Thứ tư 23/3/2016, 12 giờ trưa, toàn nước Bỉ sẽ có một phút mặc niệm và sẽ để tang 3 ngày cho những nạn nhân của cuộc khủng bố đẫm máu tại thủ đô vốn yên lành của Bỉ Quốc.
(RFI) Sau khi nghi can cuộc khủng bố tại Paris vừa bị bắt ngày 18 tháng 3 vừa qua thì tại Bruxelles sáng ngày 22 tháng 3, thủ đô nước Bỉ bị hai cuộc khủng bố tự sát làm nhiều người thiệt mạng.
Khoảng 8 giờ sáng ngày thứ ba, 22 tháng 3, hai vụ nổ tại phi trường Bruxelles tại Zaventem và 1 vụ nổ tại tàu điện ngầm (métro) Maalbeek tại trung tâm Bruxelles, thủ đô nước Bỉ khoảng 1 giờ sau đó đã làm vương quốc nhỏ bé Bỉ chấn động. Anh Luân, một cư dân ngụ tại vùng Forêt cho biết các tuyến đường công cộng ra vào thủ đô đã bị ngăn lại và mọi lưu thông đều bị khám xét nghiêm ngặt. Anh Luân cho biết quang cảnh khu anh ở và nhà ga chính của thủ đô Bruxelles lúc 6 giờ chiều sau khi khủng bố hoàn toàn vắng lặng, chỉ có cảnh sát, không có người dân ngoài đường phố:
“Cũng có chạy ra phố coi thử ra sao, lúc đi ra là 6 giờ thì thấy đường phố vắng, xe cộ thưa thớt. Ngang qua ga Du Midi thì thấy cảnh sát rất đông đứng ở đó, đông lắm, nhiều lắm!”
Anh Luyến, một cư dân Bỉ, làm việc tại khu vận chuyển cargo (chuyên chở hàng hóa lớn) của phi trường Bruxelles cho biết khi anh vừa tới phi trường lúc khoảng 8 giờ sáng thì nghe tiếng nổ và mọi người đều bị đuổi ra khỏi phi trường, anh kẻ lại khung cảnh hỗn loạn lúc đó:
“Tức là lúc nó nổ thì tôi ở tầng dưới cùng, tôi vừa bước ra khỏi tầng hầm xe lửa, đi ra để lấy xe bus thì người ta đuổi không cho ra đó vì đó là lối di tản, khung cảnh cũng khá hỗn loạn là vì xe bus không nhận, không đón khách nữa, cho nên người ta nhốn nháo cả lên, những người bị đuổi không biết đi đâu vì xe bus không có, xe lửa thì không chạy, chỗ đó cũng không có taxi nữa. Người ta nhốn nháo như vậy, nhưng trước sau gì thì mọi người cũng có cách để rời khỏi chỗ đó.”
Khi đến được chỗ làm thì hầu như cơ quan không hoạt động, anh Luyến tiếp:
“Có nhiều người không tới được sở, mà tới cũng chẳng làm được gì hết vì…hãng lo về vấn đề logistic, chuyển chở…nên không có máy bay tới, không có máy bay đi nên không làm gì được hết cả.”
Và anh kể lại một trường hợp rất hi hữu: Vợ của anh đã hai lần thoát chết sau hai cuộc khủng bố trong cùng một ngày. Anh Luyến nói:
"Trong khi đó bà xã tôi cũng tới phi trường để đón người anh từ Việt Nam vừa trở về Bỉ. Tôi gặp bà xã ở đó, rồi tôi ra xe , lấy xe đi làm còn bã xã tôi lấy xe ( điện ngầm- RFA) đi vô trong Bruxelles. Sau đó khoảng nửa tiếng đồng hồ sau thì bà xã tôi cũng là nạn nhân trong trận nổ thứ nhì luôn. Có lẽ bà xã tôi là một trong những người hiếm hoi có mặt trong cả hai cái biến cố cách nhau gần 1 tiếng đồng hồ”.
Anh cho biết, sáng cùng ngày, vợ anh ra phi trường đón người lúc 8 giờ sáng thì xảy ra vụ nổ thứ nhất. Sau đó, vợ anh dùng tàu điện ngầm (métro) để về nhà, đến trạm Maalbeek thì gặp thêm vụ nổ thứ hai. Sau hai lần thoát chết, hiện chị đang trong tình trạng khủng hoảng tinh thần khá nghiêm trọng. Anh Luyến kể lại theo lời tường thuật của vợ:
“Khi xe điện ngầm tới trạm ngừng thì có tiếng nổ đùng một cái. Có một vật gì rớt từ trên xuống va vào đầu bà xã tôi văng cả mắt kiếng. Lối ra của đường hầm thì tối om. Bà xã tôi mò mẫm đi ra được tới ngoài rồi đi xe taxi về nhà. Anh chị của bà xã liên lạc không được, mãi đến 15 phút - nửa tiếng sau mới gọi lại được thì bà xã tôi mếu máo kể “em mới vừa thoát chết, đang trên xe taxi để về nhà”. Sau đó về nhà kêu bác sĩ tới nhà. Bắc sĩ khám nói ngày mai nên đi nhà thương, vì bị nhức đầu nên phải đi chụp hình, xem vật va vào đầu có làm tổn thương gì không?”
Chị Điệp, một công dân Bỉ gốc Việt, sống tại khu Forêt xúc động cho biết có thể chị đã may mắn thoát chết vì lẽ ra hôm đó chị phải đi làm, nhưng được chủ cho nghỉ. Con đường chị thường đi làm đi ngang qua trạm Maalbeek, nơi xảy ra khủng bố. Trạm Maalbeek và trạm và trạm Schuman là hai trạm métro thường tấp nập khách vì nó dẫn đến trung tâm Bruxelles và trụ sở của Quốc hội Âu Châu. Ngay cả con trai chị, hôm đó nghĩ ở nhà để chuẩn bị học thi nên vô tình đã thoát được tai nạn khủng bố vì đường xe điện ngầm đó là nơi con trai chị đến trường. Vẫn còn trong cơn xúc động, chị Điệp cho biết:
“Hôm nay, bình thường là em đi làm, khoảng 9-9.30 giờ em đi làm, nhưng chủ nói, thôi để bắt đầu tháng 4. Con trai em mới hên, nó đi học ngày nào cũng đi ngang métro đó. Từ cái métro đó thì có hai hướng đi ra 2 nơi nữa. Mà cái métro đó đi về khu phố chính của Bruxelles, thành ra hầu hết những trường học, công sở, dân đi làm là khoảng 7-8 giờ sáng rất đông, và lúc 9-10 giờ là dân đi họp ở Communautée Européan, người ta xách Samsonite đi đầy trong métro, đông lắm, người ta chen chút. Ái chà, lúc nãy em và con em cũng thắc mắc không hiểu tại sao bom lại nổ ở Maalbeek mà không nổ ở Schumaan, vì tại Shumaan mới đúng là trạm của CEE. Nó nổ ở Maalbeek thì ít người hơn, vắng hơn, nên em lại mừng cho người ta.”
Cho tới thời điểm này, tổng kết hai vụ nổ ở phi trường Bruxelles tại Zaventem và một vụ nổ tại trạm xe điện ngầm Maalbeek tại trung tâm thủ đô Bruxelles đã làm 34 người chết, khoảng 200 người bị thương. Đô trưởng thành phố Bruelles Yvan Meyer cho biết cuộc khủng bố tại phi trường Bruxelles làm 14 người chết. trên 80 người bị thương và có ít nhất 20 người chết và trên 100 người bị thương tại trạm xe điện ngầm Maalbeek. Tổ chức khủng bố Hồi Giáo đã lên tiếng nhận là tác giả của 2 vụ khủng bố này.
Nhiều quan sát cho biết có dấu hiệu nghi phạm chính của cuộc khủng bố tháng 11 năm 2015 tại Paris, tên Salah Addeslam mới bị bắt tại Bruxelles ngày 18 vừa qua có thể đã tham gia vào việc chuẩn bị cuộc khủng bố tại Bruxelles. Gia đình anh Luân ở cách nơi bắt nghi can khủng bố này chỉ vài chục mất. Anh Luân nhớ lại ngày thứ sáu 18 tháng 3 vừa qua khi cảnh sát đột nhập và khu anh ở để bắt Salah Addeslam:
“Kỳ trước, ngay chỗ tôi ở có một thằng bị bắn chết, một thằng trốn bây giờ nó bắt được định dẫn về Pháp là ngay chổ tôi ở, cách nhà có mấy chục mét. Lúc đó tôi ở nhà, không được đi ra mà cũng không ai đi vô được. Con trai tôi đi ra và sau đó không vô trở lại nhà được luôn. Nguyên khu đó cảnh sát chận hết, tới 9 giờ tối mới được ra.”
Một số phương tiện di chuyến công cộng trong thủ đô đã từ từ hoạt động lại lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Tuy nhiên, cũng phải đợi đến ngày hôm sau, phần lớn xe lửa tuyến Âu châu mới có thể hoạt động lại một phần và mọi hành khách vào cổng xe điện ngầm sẽ phải bị kiểm soát chặt chẽ túi xách cũng như hành lý.
Theo tờ Het Laaste nieuws (Tin tức cuối cùng) của Bỉ thì đã có 2 tên khủng bố chết tự sát trong vụ nổ ở phi trường Bruxelles, 1 tên đã trốn thoát. Hiện cảnh sát đang tìm tên này và một tên khác cũng trốn thoát sau khủng bố ở trạm xe điện ngầm Maalbeek. Khoảng 2.30 giờ chiều cùng ngày cảnh sát đặc biệt đã cho nổ một trái bom đinh thứ ba. Điều tra các quả bom này cho thẩy bọn khủng bố đã cho thêm đinh vào bom để gây thêm nhiều tử vong.
Người tài xế taxi đã chở 3 tên khủng bố ra phi trường cho biết ông cảm thấy rất lạ khi 3 tên này không cho ông giúp đỡ mang hành lý xuống xe. Theo lời khai của người tài xế taxi, cảnh sát khám nhà 3 tên khủng bố tại khu Shaarbeek và đã tìm thấy một trái bom đinh, loại bom mà bọn khủng bố đã dùng để nổ tại phi trường, một số hóa chất và lá cờ IS. Chính phủ Bỉ yêu cầu các cơ quan truyền thông không đưa tin về các cuộc điều tra của cảnh sát cũng như vị trí chính xác của các địa điểm khám xét. Nhóm khủng bố Hồi giáo IS đã tuyên bố rằng bọn chúng cũng đã bắn một số người. Tuy nhiên theo tin từ các nhà thương tại Bruxelles cho biết không có nạn nhân nào bị thương do súng bắn. Hình ảnh trên camera cũng cho thấy hai tên khủng bố mang bao tay ở tay trái, cảnh sát giả định là chúng đã dấu dụng cụ kích nổ trong bao tay.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon đã gửi lời chia buồn đến Thủ Tướng Bỉ. Tại Pháp, tối ngày 22/3, theo lời kêu gọi của bà đô trưởng Paris trước tòa thị chánh paris đã có hàng trăm người tụ tập để tưởng niệm nạn nhân khủng bố. Quốc hội Pháp cũng dành một phút im lặng cho Bruxelles. Tháp Eiffel tối ngày 22/3 cũng đã chiếu đèn màu cờ Bỉ. Tổng thống Pháp François Holland đã đến tòa đại sứ Bỉ để chia buồn, ông nói: hôm qua là Pháp, ngày hôm nay là Bỉ, chúng ta phải cần phải cố gắng nhiều hơn nữa…. » Thủ tướng Pháp Manuelle Valls tuyên bố «chúng ta đang ở trong chiến tranh, Âu châu cũng đang trong một cuộc chiến tranh». Vua của vương quốc Bỉ, Filip, kêu gọi toàn dân hãy bình tỉnh, quyết tâm và giữ gìn nhân phẩm.Trong khi đó, Thủ tướng Bỉ Charles Michel công bố tình trạng báo động cấp 4, tức cấp cao nhất và kêu gọi người dân không ra đường.
Thứ tư 23/3/2016, 12 giờ trưa, toàn nước Bỉ sẽ có một phút mặc niệm và sẽ để tang 3 ngày cho những nạn nhân của cuộc khủng bố đẫm máu tại thủ đô vốn yên lành của Bỉ Quốc.