Matt Mahan

ads header

Breaking News

AI LÀ TÁC GIẢ VÀ DỊCH GIẢ BÀI THƠ "EM BẢO ANH ĐI ĐI _SAO ANH KHÔNG ĐỨNG LẠI....." ?

AI LÀ TÁC GIẢ VÀ DỊCH GIẢ BÀI THƠ "EM BẢO ANH ĐI ĐI _SAO ANH KHÔNG ĐỨNG LẠI....." ?

Rất nhiều người Việt Nam biết bài thơ tình “Em bảo anh đi đi. Sao anh không đứng lại”, vậy mà cũng gần như chừng ấy người không biết tác giả lẫn dịch giả của bài thơ ấy. Đấy quả là một việc quá lạ, vào thời điểm ngỡ như “không có gì mới dưới ánh mặt trời”.

“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay…
Lời nói gió thoảng bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em!”

Đây là một bài thơ đã quá nổi tiếng. Người ta có thể đọc nó làu làu. Nhạc sĩ Vũ Thành An thậm chí đã phổ nó thành “Bài không tên số 50”, Duy Quang và Trần Thu Hà đã thâu nó vào đĩa hát, nam thanh nữ tú vào thuở chưa có Internet đã chép vào sổ thơ, rồi chép tặng cho nhau. Vậy mà đến tận bây giờ, người ta lại chẳng tỏ tường gốc tích của bài thơ đó.

Giọng điệu của bài thơ rõ ràng là nữ. Ấy vậy mà một thời gian, người ta vẫn gán ghép nó cho những nhà thơ nam như Evgueni Evtushenko hay lạ lùng hơn, Aleksandr Sergeyevich Pushkin. Sau một hồi tra cứu, người viết đã có thể xác nhận bài thơ này là của Silva Kaputikian, một nữ thi sĩ người Armenia rất nổi tiếng ở nước bà.

Bà Silva Kaputikian sinh ngày 5/1/1919 trong một gia đình giáo viên. Bà bắt đầu in thơ từ năm 1933 và là tác giả của hơn 60 tập sách/thơ, được xuất bản bởi tiếng Nga lẫn Armenia. Thơ bà từng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tháng 2/1988, khi tiếp bà tại điện Kremlin, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev nồng nhiệt thừa nhận vợ mình, bà Raisa, cực kỳ mê thơ của bà. Thơ của Silva Kaputikian được đưa vào chương trình giáo dục tại Armenia. Ở thành phố Yerevan, nơi bà sinh ra, có trường học và đường mang tên bà.

Ngay đầu năm nay thôi, để ghi nhận những thành tựu của bà trong văn chương lẫn xã hội, Armenia đã phát hành con tem có hình bà. Trong hàng trăm bài thơ của bà, có bài thơ “bí ẩn” mà chúng ta đang nói đến, nhan đề: “Em bảo anh: Đi đi”

**Sưu Tầm .