Tưởng Niệm Quốc Hạn 30.4 Lần Thứ 46 qua Tranh Thơ
Tưởng Niệm Quốc Hạn 30.4 Lần Thứ 46 qua Tranh Thơ
* Lê Ngọc Châu
Cứ mỗi lần Tháng Tư về là người Việt chúng ta lại nghĩ đến khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư năm 1975, những ngày mà người dân miền Nam từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Phú Yên, Kontum, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Xuân Lộc, Long Khánh ..., cho đến Vũng Tàu, Sài Gòn không thể nào quên được khi dân chúng khắp nơi di tản trốn chạy cộng sản và cao điểm là những ngày cuối tháng Tư 1975, sau khi Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng giữa lúc Bắc quân cộng sản ào ạt tràn vào Sài Gòn, nguyên nhân đưa đến sự vượt biên, vượt biển tìm Tự Do của người miền Nam sau này.
Có rất nhiều thi sĩ sáng tác Thơ cùng chủ đề đã được phổ biến trên diễn đàn và báo chí nhưng trong khuôn khổ bài tạp ghi này, từ trời Âu tôi xin mạn phép Quý Thi Sĩ tác giả (có ghi tên trên Tranh Thơ) được phổ biến giới hạn vài Thơ Tranh về tháng Tư do tôi tự minh hoạt với hình ảnh góp nhặt từ internet cùng với những thi phẩm đượm tình quê hương dân tộc, diễn tả nỗi lòng của các Thi sĩ tác giả nói riêng mà tôi tình cờ hân hạnh quen biết qua sinh hoạt trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Facebook, Groups. Theo tôi, có lẽ quý thi sĩ tuy đang sống ở hải ngoại nhưng chắc là người trong cuộc nên đã mượn lời thơ phác họa rõ nét hình ảnh mà thi sĩ tác giả muốn chuyển đạt, như một nhắc nhở người Việt- đặc biệt người Miền Nam của VNCH đừng quên và nên tưởng niệm Tháng Tư Đen 1975 đau buồn.!
Trước hết xin giới thiệu cùng độc giả vài Thơ tranh về Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Quý thi sĩ đã bộc lộ tình cảm, sự tri ân của mình đối với người lính của quân đội VNCH, những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam Tự Do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975 để cho chúng ta ở hậu phương được sống an bình, qua vài Thơ tranh với các thi phẩm như sau:
1) Sắp Tháng Tư Rồi cùa Thi Sĩ Ý Nga
2) Tháng Tư Đen (Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May)
3) Cám Ơm Anh của Thi Sĩ Miên Thụy
4) Yêu Lính của Thi Sĩ Nguyễn Thị Thanh Dương có thể cho chúng ta hình dung được "thân phận, đời sống" của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (NLVNCH).
5) Nghĩa Tình của Thi Sĩ Huy Văn phản ảnh rõ nét Tình Huynh Đệ Chi Binh của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.
6) Người Lính Già của Thi Sĩ Ý Nga đã thay mặt người miền Nam VN chúng ta cám ơn sự hy sinh cao cả của NLVNCH, còn sống cũng như đã hy sinh để bảo vệ Nam Việt Nam.
7) Chờ Một Ngày Mới của Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May
8) Đời Lính (Nguyễn Thị Thanh Dương)
9) Nỗi Lòng Dâng Mẹ Việt Nam (Võ Đại Tôn (Thi Sĩ Hoàng Phong Linh))
10) Bầu Trời Tháng Tư (Thi Sĩ Chương Hà)
11) Chiếc Áo Phong Sương (Miên Thụy)
12) Ở Nơi Ấy (Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May)
13) Cho Người Lính Trận (Thi Sĩ Dư Thị Diễm Buồn)
14) Mắc Nợ (Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May)
15) Giá Đừng Đen Một Tháng Tư (Thi Sĩ Song Châu Diễm Ngọc Nhân)
16) Tháng Tư Nỗi Nhớ (Miên Thụy)
17) Tháng 4 Những Người Lính Cuối Cùng (Nguyễn Thị Thanh Dương)
Xin được giới thiệu Thơ tranh liên quan đến chủ đề Tháng Tư, cảnh đồng hương liều chết bỏ quê hương vượt trùng dương đi tìm Tự Do ... Độc giả nào là người trong cuộc, đã sống dưới chế độ mới và từng là nạn nhân thì không lạ gì các thảm cảnh sau Tháng Tư 1975 tại miền Nam Việt Nam nói riêng. Thi sĩ tác giả là nhân chứng sống đã khéo léo không những phác họa lại hình ảnh cũng như xác định dữ kiện, mà còn "tô son điểm phấn" thêm cho các hình ảnh mang tính cách lịch sử, đau thương của Quân-Cán-Chính và người dân miền Nam gánh chịu qua lời thơ được thự hiện thành Thơ tranh với hình ảnh, tiêu biểu với thi phẩm "Tháng Tư Đen" của nữ Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May.
Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận rõ "sự hấp hối" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ nhà cửa trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố - điểm đáng nói là không thấy người dân hồi đó chạy về hướng Bắc tức phía cộng sản (?), ngoài thảm cảnh vượt biển, lội sông, băng rừng hay vất vả ngày đêm vượt qua hàng trăm cây số đường bộ trong khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư năm 1975 rõ ràng là các dữ kiện lịch sử có thật, khó quên của người dân Miền Nam Việt Nam!.
Hãi hùng, mất mát, đau thương, gia đình ly tán ... đã được nhiều chứng nhân, nạn nhân và ngay cả người trong cuộc ghi lại qua các bài bút ký, tạp ghi, thơ văn và hình ảnh !!.... Nếu KHÔNG có Tháng Tư Đen 1975, chắc chắn không có những thảm cảnh xảy ra như làm mồi cho cá vì chìm ghe, bị giết, hãm hiếp bởi hải tặc trên đường liều chết bỏ nước trốn chạy cộng sản đi tìm Tự Do.
Và cuối cùng người viết mạo muội giới thiệu youtube tự biên tự diễn với bản nhạc phổ thơ "THÁNG TƯ ĐEN" của Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May với một số hình ảnh đau thương của Tháng Ba và Tháng Tư 1975 và sau đó sưu tầm được từ internet theo đường Link sau đây. Xin thi sĩ tác giả cũng như quý thính giả hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ. Xin nói thêm, Thi Sĩ tác giả là người lâu nay luôn tham gia các sinh hoạt đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam ở Cali/USA đã diễn tả tâm trạng của chính mình cũng như nói thay cho những đứa con Việt Nam tị nạn đang sống tha phương sau 1975 cùng tâm nguyện.
THÁNG TƯ ĐEN
Lời: Thơ Phi Loan Hoàng Thi Cỏ May
Phổ nhạc: LNChâu6168
Nhạc không lời, tự hòa âm trải nghiệm (tài tử, không lọc, không mix với digital camera cầm tay)
Hình : internet / Video: Châu6168
5.020 Aufrufe
•08.04.2020 (day of publication / Ngày phát hành)
https://www.youtube.com/watch?v=aNKGQVH8KvM&feature=youtu.be
# xem Video vui lòng nhấn vào hàng chữ màu xanh.
Có thể nói không thiếu người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại từ 46 năm qua vẫn thủy chung với Quê Hương, vẫn giữ tư cách người tị nạn cộng sản luôn hằng ước mong ngày mai Trời lại sáng, đường tương lai rộng mở và Việt Nam sẽ không còn cộng sản để toàn dân có được một đời sống tốt đẹp với đầy đủ "Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền" thật sự. Mong lắm thay.
* © Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, tối ngày 29.04.2021)
- Hình internet và tự minh hoạ . Bấm vào hình có thể đọc rõ hơn !
* Lê Ngọc Châu
Cứ mỗi lần Tháng Tư về là người Việt chúng ta lại nghĩ đến khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư năm 1975, những ngày mà người dân miền Nam từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Phú Yên, Kontum, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Xuân Lộc, Long Khánh ..., cho đến Vũng Tàu, Sài Gòn không thể nào quên được khi dân chúng khắp nơi di tản trốn chạy cộng sản và cao điểm là những ngày cuối tháng Tư 1975, sau khi Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng giữa lúc Bắc quân cộng sản ào ạt tràn vào Sài Gòn, nguyên nhân đưa đến sự vượt biên, vượt biển tìm Tự Do của người miền Nam sau này.
Có rất nhiều thi sĩ sáng tác Thơ cùng chủ đề đã được phổ biến trên diễn đàn và báo chí nhưng trong khuôn khổ bài tạp ghi này, từ trời Âu tôi xin mạn phép Quý Thi Sĩ tác giả (có ghi tên trên Tranh Thơ) được phổ biến giới hạn vài Thơ Tranh về tháng Tư do tôi tự minh hoạt với hình ảnh góp nhặt từ internet cùng với những thi phẩm đượm tình quê hương dân tộc, diễn tả nỗi lòng của các Thi sĩ tác giả nói riêng mà tôi tình cờ hân hạnh quen biết qua sinh hoạt trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Facebook, Groups. Theo tôi, có lẽ quý thi sĩ tuy đang sống ở hải ngoại nhưng chắc là người trong cuộc nên đã mượn lời thơ phác họa rõ nét hình ảnh mà thi sĩ tác giả muốn chuyển đạt, như một nhắc nhở người Việt- đặc biệt người Miền Nam của VNCH đừng quên và nên tưởng niệm Tháng Tư Đen 1975 đau buồn.!
Trước hết xin giới thiệu cùng độc giả vài Thơ tranh về Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Quý thi sĩ đã bộc lộ tình cảm, sự tri ân của mình đối với người lính của quân đội VNCH, những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam Tự Do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975 để cho chúng ta ở hậu phương được sống an bình, qua vài Thơ tranh với các thi phẩm như sau:
1) Sắp Tháng Tư Rồi cùa Thi Sĩ Ý Nga
2) Tháng Tư Đen (Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May)
3) Cám Ơm Anh của Thi Sĩ Miên Thụy
4) Yêu Lính của Thi Sĩ Nguyễn Thị Thanh Dương có thể cho chúng ta hình dung được "thân phận, đời sống" của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (NLVNCH).
5) Nghĩa Tình của Thi Sĩ Huy Văn phản ảnh rõ nét Tình Huynh Đệ Chi Binh của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.
6) Người Lính Già của Thi Sĩ Ý Nga đã thay mặt người miền Nam VN chúng ta cám ơn sự hy sinh cao cả của NLVNCH, còn sống cũng như đã hy sinh để bảo vệ Nam Việt Nam.
7) Chờ Một Ngày Mới của Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May
8) Đời Lính (Nguyễn Thị Thanh Dương)
9) Nỗi Lòng Dâng Mẹ Việt Nam (Võ Đại Tôn (Thi Sĩ Hoàng Phong Linh))
10) Bầu Trời Tháng Tư (Thi Sĩ Chương Hà)
11) Chiếc Áo Phong Sương (Miên Thụy)
12) Ở Nơi Ấy (Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May)
13) Cho Người Lính Trận (Thi Sĩ Dư Thị Diễm Buồn)
14) Mắc Nợ (Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May)
15) Giá Đừng Đen Một Tháng Tư (Thi Sĩ Song Châu Diễm Ngọc Nhân)
16) Tháng Tư Nỗi Nhớ (Miên Thụy)
17) Tháng 4 Những Người Lính Cuối Cùng (Nguyễn Thị Thanh Dương)
Xin được giới thiệu Thơ tranh liên quan đến chủ đề Tháng Tư, cảnh đồng hương liều chết bỏ quê hương vượt trùng dương đi tìm Tự Do ... Độc giả nào là người trong cuộc, đã sống dưới chế độ mới và từng là nạn nhân thì không lạ gì các thảm cảnh sau Tháng Tư 1975 tại miền Nam Việt Nam nói riêng. Thi sĩ tác giả là nhân chứng sống đã khéo léo không những phác họa lại hình ảnh cũng như xác định dữ kiện, mà còn "tô son điểm phấn" thêm cho các hình ảnh mang tính cách lịch sử, đau thương của Quân-Cán-Chính và người dân miền Nam gánh chịu qua lời thơ được thự hiện thành Thơ tranh với hình ảnh, tiêu biểu với thi phẩm "Tháng Tư Đen" của nữ Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May.
Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận rõ "sự hấp hối" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ nhà cửa trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố - điểm đáng nói là không thấy người dân hồi đó chạy về hướng Bắc tức phía cộng sản (?), ngoài thảm cảnh vượt biển, lội sông, băng rừng hay vất vả ngày đêm vượt qua hàng trăm cây số đường bộ trong khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư năm 1975 rõ ràng là các dữ kiện lịch sử có thật, khó quên của người dân Miền Nam Việt Nam!.
Hãi hùng, mất mát, đau thương, gia đình ly tán ... đã được nhiều chứng nhân, nạn nhân và ngay cả người trong cuộc ghi lại qua các bài bút ký, tạp ghi, thơ văn và hình ảnh !!.... Nếu KHÔNG có Tháng Tư Đen 1975, chắc chắn không có những thảm cảnh xảy ra như làm mồi cho cá vì chìm ghe, bị giết, hãm hiếp bởi hải tặc trên đường liều chết bỏ nước trốn chạy cộng sản đi tìm Tự Do.
Và cuối cùng người viết mạo muội giới thiệu youtube tự biên tự diễn với bản nhạc phổ thơ "THÁNG TƯ ĐEN" của Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May với một số hình ảnh đau thương của Tháng Ba và Tháng Tư 1975 và sau đó sưu tầm được từ internet theo đường Link sau đây. Xin thi sĩ tác giả cũng như quý thính giả hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ. Xin nói thêm, Thi Sĩ tác giả là người lâu nay luôn tham gia các sinh hoạt đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam ở Cali/USA đã diễn tả tâm trạng của chính mình cũng như nói thay cho những đứa con Việt Nam tị nạn đang sống tha phương sau 1975 cùng tâm nguyện.
THÁNG TƯ ĐEN
Lời: Thơ Phi Loan Hoàng Thi Cỏ May
Phổ nhạc: LNChâu6168
Nhạc không lời, tự hòa âm trải nghiệm (tài tử, không lọc, không mix với digital camera cầm tay)
Hình : internet / Video: Châu6168
5.020 Aufrufe
•08.04.2020 (day of publication / Ngày phát hành)
https://www.youtube.com/watch?v=aNKGQVH8KvM&feature=youtu.be
# xem Video vui lòng nhấn vào hàng chữ màu xanh.
Có thể nói không thiếu người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại từ 46 năm qua vẫn thủy chung với Quê Hương, vẫn giữ tư cách người tị nạn cộng sản luôn hằng ước mong ngày mai Trời lại sáng, đường tương lai rộng mở và Việt Nam sẽ không còn cộng sản để toàn dân có được một đời sống tốt đẹp với đầy đủ "Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền" thật sự. Mong lắm thay.
* © Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, tối ngày 29.04.2021)
- Hình internet và tự minh hoạ . Bấm vào hình có thể đọc rõ hơn !