Điểm Tin Thứ Sáu 17/07/2020
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại bộ Ngoại Giao ở Washington, ngày 15/07/2020. REUTERS - POOL |
Anh Tuấn Phạm
- Mỹ tuyên bố ủng hộ những nước bị Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông (RFI) - Trọng Nghĩa - Hai hôm sau khi chính thức bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, bị xem là hoàn toàn bất hợp pháp, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào hôm qua, 15/07/2020 tuyên bố rằng Mỹ sẽ ủng hộ các nước đang tin rằng Trung Quốc đã vi phạm các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ cũng cho hiểu là Washington sẽ dùng biện pháp ngoại giao thay vì quân sự. Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo, ông Mike Pompeo đã xác định rằng Mỹ « sẽ ủng hộ các quốc gia trên khắp thế giới đang bị Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ cũng như lãnh hải hợp pháp của họ », và « sẽ cung cấp cho họ sự hỗ trợ có thể có được, bất kể đó là trong các tổ chức đa phương, trong ASEAN, hay thông qua các phản ứng pháp lý ».
- Greg Poling : Chính sách mới về Biển Đông của Mỹ có ý nghĩa thế nào ? (RFI) - Thụy My - Chuyên gia Greg Poling : « Lần tới, nếu một tàu hải cảnh Trung Quốc giở trò với một giàn khoan ngoài khơi Việt Nam, hay một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển Indonesia, Hoa Kỳ có thể lên tiếng kiên quyết hơn để tố cáo những hành động bất hợp pháp, khiến Trung Quốc mang tai tiếng nhiều hơn trên trường quốc tế. » Ngày 13/07/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo loan báo một thay đổi quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông. Hôm sau, trợ lý ngoại trưởng David Stilwell trong cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã làm rõ thêm vấn đề.
- VNTB – Biển Đông, gia sản của Đông Nam Á và là sân nhà của mọi quốc gia (VNTB) - Anh Khoa dịch (VNTB) – Bằng tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” trên một diện tích lớn hơn so với địa Trung Hải và chà đạp quyền của các quốc gia khác, Bắc Kinh đe dọa trật tự hiện có đã cho Châu Á nhiều thập kỷ của sự thịnh vượng. Trật tự đó đã được dựa trên sự tự do và cởi mở, những ý tưởng mà Bắc Kinh phản đối. Bài phát biểu của Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á ông DAVID R. STILWELL
- Đương đầu với Bắc Kinh, phải chăng Luân Đôn không có sự lựa chọn nào khác ? (RFI) - Thanh Hà - Sau Hồng Kông, Hoa Vi hay dịch Covid-19 liệu Biển Đông có là mặt trận mới trong cuộc đọ sức giữa Luân Đôn và Bắc Kinh hay không ? Thời kỳ vàng son trong quan hệ giữa vương quốc Anh và Trung Quốc đã kết thúc. Nhật báo The Times ngày 14/07/2020 tiết lộ giới quân sự Anh đang chuẩn bị kế hoạch vào đầu năm 2021 lần đầu tiên điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sang tận Viễn Đông, tham gia các cuộc tập trận với một số đồng minh, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản và kể cả với Úc hay Canada. Theo lời phó đô đốc Jerry Kyd, chỉ huy trưởng hàng không mẫu hạm Anh, sự kiện này đánh dấu sự trở lại của lực lượng Hải Quân Hoàng Gia Anh trong vùng « Ấn Độ -Thái Bình Dương ». Báo The Times cho rằng, Biển Đông cũng nằm trong chương trình hoạt động của chiếc hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth. Hiện tại bộ Quốc Phòng Anh được báo Úc The Australian ngày 16/07/2020 trích dẫn cho biết « chưa có quyết định về chương trình hoạt động cụ thể » cho chiếc tàu sân bay nói trên.
- Việt Nam phản hồi tuyên bố chính thức đầu tiên của Mỹ về Biển Đông (BBC) - Chính phủ Việt Nam nói rằng "hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế,"
- Việt Nam và Trung Quốc họp trực tuyến về tình hình Biển Đông (RFA) - Tại trụ sở Bộ Ngoại giao hôm 16 tháng 7, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã họp hội nghị trực tuyến với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy. Báo trong nước đưa tin cùng ngày. Nội dung cuộc họp xoay quanh việc chuẩn bị cho phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; trao đổi một số nội dung về quan hệ hai nước, trong đó có công tác hợp tác phòng chống dịch COVID-19, tình hình quốc tế, khu vực và vấn đề Biển Đông
- Hoàn Cầu Thời Báo: VN sẽ ‘trắng tay’ nếu đu dây Mỹ tăng cường sức mạnh ở Biển Đông (BoxitVN) - Tờ Hoàn cầu viết: “Hà Nội hy vọng sẽ đu dây theo Washington để tăng cường sức mạnh chiến lược ở Biển Đông. Đây là một lựa chọn chiến lược mà Việt Nam đưa ra trước nhu cầu về sức mạnh quốc gia và tình hình khu vực.” “Nhưng nếu sự can dự của Mỹ vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng khu vực hoặc phá vỡ sự cân bằng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, thì sự phát triển của Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn những gì nước này có được,” bài báo viết
- VNTB – Luật công đoàn ở Việt Nam dự tính sửa đổi ra sao? (VNTB) - Nguyễn Nam (VNTB) – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết cơ quan này đã trình Bộ Chính trị phê duyệt đề án đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của công đoàn Việt Nam... Hiện tại, thì điểm đáng chú ý nhất ở dự thảo sửa đổi luật công đoàn, là công đoàn không còn ràng buộc phải chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một điểm trừ rất đáng quan tâm luận bàn, là ở dự thảo sửa đổi, đã không còn xác lập tổ chức công đoàn “là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam”
- Con rể bà Cấn Thị Thêu bị công an triệu tập lên làm việc và khuyên gia đình vợ "ngừng đấu tranh” (RFA) - Cơ quan an ninh Công an tỉnh Hòa Bình vào sáng ngày 16 tháng 7 năm 2020 đã triệu tập ông Phạm Xuân Trường lên làm việc để hỏi về số điện thoại mà mẹ vợ ông Trường là bà Cấn Thị Thêu dùng từ trước đến nay. Bà Trịnh Thị Thảo, vợ ông Trường, thuật lại buổi làm việc như sau: "Sáng nay thì họ mời chồng em lên thì thì họ hỏi số điện thoại kia mà mẹ em đang dùng thì họ hỏi số đó là số của ai dùng. Thì số đó trước kia là chồng em đăng ký, từ trước tới giờ mẹ em vẫn dùng cái sim đấy. Chồng em bảo là mẹ vợ - là mẹ Cấn Thị Thêu dùng, họ hỏi tiếp là có biết Facebook của Tư (Trịnh Bá Tư) với mẹ không.
- Nhà hoạt động Lê Anh Hùng bị đánh đập trong bệnh viện Tâm thần (BoxitVN) - RFA - Nhà hoạt động, Blogger Lê Anh Hùng, vào ngày 16 tháng 7 năm 2020, báo tin từ bệnh viện ra ngoài cho biết, do không chịu uống thuốc tâm thần của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương, nên ông đã bị một nhân viên y tá tên An đánh đập dã man, bị trói vào giường bệnh và tiêm thuốc tâm thần. Nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, người nhận được thông tin vừa nêu từ anh Lê Anh Hùng, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do hôm 16 tháng 7 năm 2020:
- Hà Nội sẽ trở thành trung tâm khoa học hàng đầu Đông Nam Á? (RFA) - Ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội vừa cho rằng Hà Nội sẽ trở thành trung tâm khoa học hàng đầu Đông Nam Á. Kỳ vọng đó so với thực tế như thế nào? Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, đưa ra nhận định vừa nêu khi chủ trì buổi làm việc về sự phối hợp của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Khoa học và Công nghệ hôm 14 tháng 7 năm 2020. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, người có hơn 40 năm công tác trong lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 16 tháng 7 năm 2020, nhận định liên quan việc này: “Tôi không biết ông Huệ nói ‘sẽ’ là bao lâu? Là 10 năm, 100 năm hay 1.000 năm... Chứ trong thời gian ngắn hạn trước mắt thì không có cơ sở nào để mà ngành khoa học nói chung của Hà Nội, có thể vượt ví dụ là Singapore... Chỉ một số ngành nào đó thì có thể, ví dụ như toán. Chứ còn nói chung thì không có hy vọng gì, ông Huệ là người lạc quan quá mức, hoặc là ông chỉ nói chuyện đùa vui.”
- Hệ thống camera nhận diện khuôn mặt tại thành phố Hồ Chí Minh: nên hay không nên? (RFA) - Trong buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 16/7, ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông thành phố khi nói về tình hình triển khai thực hiện đề án ‘Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh’ cho hay hệ thống camera an ninh tại thành phố lớn nhất phía Nam có thể nhận diện được khuôn mặt, tự gửi thông báo khi thấy người dân lấn chiếm vỉa hè. Dự án ‘Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh’ được Sở Thông tin và Truyền thông trình lãnh đạo thành phố trong tháng 8/2019. Theo Sở này, đến năm 2025, thành phố sẽ lắp đặt khoảng 10.000 camera giám sát trên toàn thành phố với kinh phí thực hiện khoảng hơn 1.600 tỉ đồng lấy từ ngân sách thành phố.
- Sản xuất vải để hưởng lợi từ EVFTA và CPTPP: bài toán nan giải cho Việt Nam! (RFA) - Quốc hội Việt Nam vào đầu tháng 6 chính thức phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Châu Âu (EVFTA) và từ ngày 1/8 tới đây hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Ngành dệt may của Việt Nam, trong năm 2019, là ngành xuất khẩu lớn thứ ba với kim ngạch gần 40 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và, khi EVFTA được thực thi, hàng may mặc Việt Nam sẽ được giảm thuế từ 12% xuống còn 0%... Mặc dù vậy, theo báo cáo của Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong-Trung Quốc (MCSS) thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam không dễ dàng tận dụng được ưu đãi của hai Hiệp định EVFTA và CPTPP. Đơn cử, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tận dụng hiệp định thương mại (FTA) của Việt Nam rất thấp là không tự chủ được vấn đề xuất xứ hàng hóa.
- Việt Nam tìm hiểu vụ 12 thuyền viên bị bỏ rơi ở Malaysia (RFA) - Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tìm hiểu và tiến hành bảo hộ, nếu cần,cho 12 thuyền viên bị kẹt tại Malaysia do Covid-19. ... 12 thủy thủ Việt Nam mắc kẹt trên tàu bị chủ bỏ rơi ngoài khơi Malaysia từ tháng 3. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các thuyền viên này không nhận được cả tiền lương lẫn các chi phí sinh hoạt khác từ ngày 26 tháng 5 đến nay. Các thủy thủ phải viết chữ cầu cứu trên mạn tàu
- Việt Nam, Lào, Campuchia sẽ diễn tập chung (RFA) - Quân đội ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia có kế hoạch diễn tập ứng phó thảm họa chung ở biên giới, song chưa xác định được thời gian và địa điểm cụ thể vì đại dịch COVID-19. Báo Khmer Times dẫn lời Thiếu tướng Thong Solimo, người phát ngôn Bộ Chỉ huy Quân đội Hoàng gia Campuchia, ngày 15 tháng 7 cho hay, Campuchia đã thông báo cho phía Lào và Việt Nam rằng nước này chuẩn bị sẵn sàng để triển khai thực trăng, tàu thuyền, xe tải và xe cứu thương cho cuộc diễn tập tới đây dù chưa biết thời gian cụ thể.
- Hà Nội: Người dân tiếp tục chặn bãi rác Nam Sơn vì đền bù không thỏa đáng (RFA) - Từ đêm ngày 12/7, người dân xã Hồng Kỳ và xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) tiến hành chặn xe rác di chuyển từ nội thành vào bãi rác Nam Sơn. Tình trạng kéo dài đến ngày 16/7 khiến rác thải chất đống ở lề đường hoặc để trên những xe gom rác dựng ven đường, bốc mùi hôi thối ở nhiều tuyến trên thành phố Hà Nội. Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/7 trích lời một người dân ở Quận Ba Đình cho biết khoảng hai ngày nay, công nhân gom rác bất đắc dĩ phải đổ đống ở ven đường chờ gom sau vì không thể vào bãi rác Nam Sơn.
- Nhiều lãnh đạo quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ bị bắt vì sai phạm đất đai (RFA) - Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ Lê Văn Trứ đã bị bắt tạm giam. Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 16 tháng 7. Theo nguồn Người Lao động, ngày 16-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Văn Trứ, để điều tra về hành vi "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai". Liên quan đến vụ này, vào cuối năm 2019, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 chuyên viên, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Thủy để điều tra cùng về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai"
- Cuối thế kỷ 21 Việt Nam 'có thể chỉ còn 62 triệu dân'? (BBC) - Việt Nam sẽ có nhân khẩu giảm gần một phần ba vào năm 2100, theo một nghiên cứu trên The Lancet.
- Ý kiến phản biện nói Tuyên giáo VN “không còn vai trò” (BBC) - Ba nhà hoạt động ở Việt Nam nói về công tác tuyên giáo phục vụ chính trị đang có vai trò gì trong xã hội.
- VN: Chuẩn bị đón công nhân ở Guinea Xích Đạo về nước (BBC) - Bộ Y tế và Vietnam Airlines đang triển khai việc thực hiện chuyến bay đưa hơn 200 công nhân, trong đó có hơn 100 người mắc Covid-19, từ Guinea Xích Đạo về nước.
- Khởi tố vụ án cán bộ gần cận Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung (BBC) - Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" liên quan tới ít nhất ba người.
- Chiến tranh VN nhìn từ Israel và câu hỏi 'Vì sao Mỹ không thắng?' (BBC) - Sang Nam VN năm 1966, nhà lãnh đạo Israel Moshe Dayan đã dự báo Hoa Kỳ 'không thắng trong cuộc chiến'.
- Khủng hoảng thất nghiệp (BoxitVN) - TS. Võ Đình Trí (*) - Thứ Ba tuần trước (7-7-2020), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố báo cáo Triển vọng việc làm 2020, nhấn mạnh cuộc khủng hoảng về sức khỏe do dịch Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng việc làm và rất có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng xã hội.
- Virus Corona: Gián điệp Nga tấn công nghiên cứu vaccine Covid-19 (BBC) - Anh, Mỹ và Canada nói các hacker do nhà nước đứng đằng sau tìm cách ăn cắp thông tin về nghiên cứu vaccine.
- Liên Hiệp Quốc 75 tuổi và sự bất khả cải tổ Hội Đồng Bảo An (RFI) - Minh Anh - Ngày 26/06/1945, bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã được 50 nước thành viên sáng lập chấp bút ký tại San Francisco, Hoa Kỳ. Năm 2020, định chế quốc tế lớn nhất thế giới này mừng sinh nhật 75 tuổi trong thầm lặng, không kèn không trống vì đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp địa cầu. Đây cũng dịp để thế giới cùng ngồi lại suy ngẫm tương lai nào cho hệ thống đa phương đang trong hồi khủng hoảng cao độ. Ngược dòng thời gian, Liên Hiệp Quốc, bắt nguồn từ ý tưởng của tổng thống Franklin Roosevelt để thay thế Hội Quốc Liên (1920 – 1946) được thành lập từ đống tro tàn của Đệ Nhất Thế Chiến. Mục tiêu là gạt sang một bên những tranh chấp, quyết tâm hợp nhất tìm cách chấm dứt chiến tranh
- Mỹ dự tính trừng phạt mạnh dự án Nord Stream 2 nối Nga sang Đức (RFI) - Thu Hằng - Hoa Kỳ tiếp tục quyết tâm trừng phạt dự án Nord Stream 2, sắp được hoàn thiện, nối từ Nga sang Đức để cung cấp khi đốt cho châu Âu. Ngày 15/07/2020, ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo Mỹ sẽ có nhiều biện pháp mạnh hơn để ngăn dự án này đi vào hoạt động. Trong buổi họp báo, ông Mike Pompeo cảnh báo « những bên tham gia vào dự án này sẽ bị xem xét trừng phạt ». Vẫn theo ngoại trưởng Mỹ, việc trừng phạt Nord Stream 2 hiện được Mỹ xem xét theo một đạo luật được Quốc Hội thông qua năm 2017 nhằm « chống các đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt » (Caatsa). Các biện pháp trong đạo luật Caatsa được cho là nghiêm khắc hơn, thậm chí có thể cấm đối tượng bị nhắm đến tham gia vào hệ thống tài chính Hoa Kỳ.
- Mỹ trừng phạt nhân viên của Hoa Vi Trung Quốc (RFI) - Thu Hằng - Căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng sau khi Washington chấm dứt quy chế đặc biệt cho Hồng Kông. Ngày 15/07/2020, Hoa Kỳ thông báo nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào nhân viên của tập đoàn công nghệ Hoa Vi và không loại trừ gia tăng trừng phạt nhắm vào quan chức Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt cụ thể được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu trong buổi họp báo ngày 15/07 là hạn chế cấp thị thực cho nhân viên của các tập đoàn viễn thông Trung Quốc, như Hoa Vi, nếu họ « hỗ trợ thiết bị » cho các vụ vi phạm nhân quyền
- Bầu cử 2020: Trump thay thế người quản lý chiến dịch tái tranh cử (BBC) - Đối mặt với chiến dịch tái tranh cử khó khăn, ông Trump vừa thay thế người quản lý chiến dịch vận động. Ông Parscale được cho là đã bị gạt ra ngoài lề sau khi cuộc vận động tranh cử ở Tulsa bị thất bại.
- Trung Quốc: Đến lúc phương Tây ra đòn trừng phạt (RFI) - Anh Vũ - Tên của thủ tướng Jean Castex xuất hiện ở khắp các trang báo Pháp ra hôm nay. Hình ảnh của tân thủ tướng trước Quốc Hội trình bày đường lối của chính phủ cho giai đoạn cuối của nhiệm kỳ, chỉ còn 600 ngày, trong đó trọng tâm là kế hoạch khôi phục kinh tế, xuất hiện trên hầu khắp trang nhất các báo. Bên cạnh sự kiên quan trong với nước Pháp đó, các báo chính cũng không thể bỏ qua sự kiện quan hệ Trung – Mỹ đang leo thang căng thẳng từng ngày.
- Đài Loan tập trận với kịch bản đẩy lùi ý đồ xâm lược (RFI) - Thu Hằng - Đài Loan huy động ba lực lượng không quân, hải quân và lục quân tiến hành 5 ngày tập trận bắn đạn thật theo kịch bản đẩy lùi một cuộc xâm lược kể từ ngày 16/07/2020. Cuộc tập trận hàng năm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc và cho thấy quyết tâm bảo vệ hòn đảo, mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh nổi loạn
- Trước buổi chợ chiều giấc mộng Trung Hoa (BoxitVN) - Nguyen Khan - Giờ thì bóng dáng chợ chiều đã bắt đầu ló dạng, song hôm trước của buổi chợ chiều đã bắt đầu từ nhiều năm trước, gắn liền với cái tên Donald Trump và những bữa cơm. Nó bắt đầu thai nghén từ buổi cơm tối đầu tiên trong tư thất của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ở TP Miami bang Florida đầu năm 2017. Buổi cơm ấy kết tình bạn hữu giữa Chủ tịch TC (Trung Cộng) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi hai nguyên thủ bàn xong trong ngày những vấn đề mà hai bên quan tâm, trong đó ba vấn đề nổi trội được bàn đến: - Một là việc ông Tập phản đối Ông Trump tiếp điện đàm chúc mừng tân Tổng thống Mỹ của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, vi phạm cam kết một nước Trung Hoa.
- Virus corona: Kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng trở lại (BBC) - Nền kinh tế Trung Quốc tăng 3,2% trong quý hai năm nay, sau sụt giảm kỷ lục liên quan đến đại dịch virus corona.
- Sinh viên Trung Quốc ‘ngại sang Anh học vì Covid-19’ (BBC) - Nhiều sinh viên Trung Quốc đang không muốn học ở Anh vì sợ tỉ lệ tử vong cao do Covid-19, theo lời một số nhà nghiên cứu.
- 'Mẹ ơi, nhận ra con không?' - Chuyện một phụ nữ đi tìm mẹ (BBC) - Một phụ nữ Hàn Quốc được nhận làm con nuôi và đưa sang Mỹ khi mới lên hai. Nay chị vừa thắng trong phiên tòa buộc người cha đẻ phải nhận mình.