Matt Mahan

ads header

Breaking News

Điểm Tin Chủ Nhật 19/07/2020


Điểm Tin Chủ Nhật 19/07/2020
Anh Tuấn Phạm
  • Mỹ tổng lực tấn công “mối đe dọa chiến lược” Trung Quốc (RFI) - Thu Hằng - Biển Đông, Hồng Kông, nhân quyền, Hoa Vi… Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ tấn công trên mọi mặt. Tham vọng vươn lên của Bắc Kinh “đụng” với quyết tâm bảo vệ vị trí cường quốc số 1 của Mỹ. Trung Quốc giờ trở thành “mối đe dọa chiến lược” trong chính sách của Hoa Kỳ. Tầu sân bay của Mỹ tuần tra ở Biển Đông bị Bắc Kinh gọi là “hổ giấy” mà “hỏa lực” của Trung Quốc có thể thiêu rụi. Bắc Kinh bị lên án đàn áp nhân quyền ở Tân Cương ? Thế nhưng “Mỹ mới là nước vô địch thế giới về vi phạm nhân quyền”, theo phát biểu của người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Mỹ dùng Hồng Kông để cản đường phát triển của Trung Quốc ? Nhưng “âm mưu này đã bị thất bại” và Mỹ phải “sửa sai”, theo lời cảnh cáo của thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang khi triệu đại sứ Mỹ Terry Branstad lên phản đối Đạo luật Tự trị Hồng Kông (Hong Kong Autonomy Act), được tổng thống Donald Trump ban hành ngày 14/07.
  • Mỹ dẫn đầu các nước đồng minh hình thành thế bao vây ĐCSTQ trên toàn cầu (BoxitVN) - Minh Thanh - ​​Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được tổ chức ở Davos năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu về việc bảo vệ thương mại tự do và cùng đối phó với biến đổi khí hậu, phát biểu này đã khiến thế giới rất kinh ngạc, bởi vì nó trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Tổng thống Trump. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra tín hiệu rõ ràng: Coi mình là nhà lãnh đạo của thế giới và tỏ ra thách thức với trật tự quốc tế.
  • Mỹ điều oanh tạc cơ B-1 đến Guam ngay sau khi cho tàu sân bay trở lại Biển Đông (RFI) - Trọng Nghĩa - Không quân Mỹ vào hôm qua, 17/07/2020 đã triển khai hai máy bay ném bom B-1B tới đảo Guam ở miền tây Thái Bình Dương, vào lúc hai hàng không mẫu hạm Mỹ ít lâu sau khi Hải quân tiếp tục các hoạt động diễn tập phối hợp tác chiến trong khu vực Biển Đông. Trong một bản thông báo, lực lượng Không Quân Mỹ cho biết là 2 oanh tạc cơ B-1B Lancer thuộc Phi Đoàn Oanh Tạc Viễn Chinh số 37, đóng tại căn cứ không quân Ellsworth ở tiểu bang South Dakota (Hoa Kỳ) được biệt phái đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để thực hiện các hoạt động trong khu vực. Hai chiếc B-1B này sẽ tham gia huấn luyện cùng với các đồng minh, đối tác, cũng như với các lực lượng khác của Mỹ, và nhất là “hỗ trợ các nhiệm vụ răn đe chiến lược, củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trong khu vực”.
  • Chuyên gia Mỹ: ‘Nếu Hải cảnh Trung Quốc quấy rối giàn khoan ngoài khơi Việt Nam, Mỹ sẽ lên tiếng’ (BoxitVN) - Chuyên gia Gregory B.Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI): “Lần tới, nếu một tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối với một giàn khoan ngoài khơi Việt Nam, hay một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển Indonesia, Hoa Kỳ có thể lên tiếng kiên quyết hơn để tố cáo những hành động bất hợp pháp trên” Sáng 14.7.2020, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã chính thức thông báo chính sách của Mỹ về Biển Đông trong đó nhấn mạnh việc bác bỏ hầu hết các yêu sách lãnh hải của Trung Quốc tại vùng biển có vị trí chiến lược. Trong tuyên bố của Bộ ngoại giao Mỹ, câu mở đầu: “Chúng tôi xin nói rõ: các yêu sách của Bắc Kinh về nguồn lợi ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch quấy nhiễu nhằm kiểm soát biển"
  • Ấn Độ ra tuyên bố về Biển Đông giữa lúc Mỹ-Trung ‘lao đầu’ vào khẩu chiến (BoxitVN) - Thế Việt - Trong bối cảnh Mỹ-Trung đang lâm vào một cuộc khẩu chiến liên quan đến yêu sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông, ngày 16/7, Ấn Độ tuyên bố tuyến đường thủy chiến lược này là một phần của lợi ích chung toàn cầu. Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần, trả lời câu hỏi về lập trường của New Delhi sau khi Mỹ bác bỏ hầu hết tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava nhấn mạnh, New Delhi ủng hộ tự do hàng hải và thương mại hợp pháp trên các tuyến đường thủy quốc tế.
  • Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan với Noble: ‘Cũng vì sức ép Trung Quốc’ (BoxitVN) - Mỹ Hằng - BBC có xác nhận rằng liên doanh Rosneft Việt Nam đã hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation, xuất phát từ sức ép của Trung Quốc. Noble Corporation và công ty điều hành dầu khí Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan đã ký giữa 2 bên. Rosneft Việt Nam là liên doanh giữa tập đoàn Rosneft của Nga (35%), ONGC (45%) của Ấn Độ, và PetroVietnam – PVN (20%) của phía chủ nhà Việt Nam. Trong liên doanh này, Rosneft làm nhà điều hành và đây là công ty có 50% vốn của chính phủ Nga
  • LIV ra mắt cơ sở dữ liệu về tự do tôn giáo tại Việt Nam (BoxitVN) - Thái Thanh - Hôm nay, 17/7, tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (Legal Initiatives for Vietnam – LIV) ra mắt cơ sở dữ liệu về tự do tôn giáo tại Việt Nam. LIV là một tổ chức phi lợi nhuận đăng ký tại bang California (Hoa Kỳ), cơ quan chủ quản của Luật Khoa tạp chí và The Vietnamese. Bạn có thể tìm hiểu về LIV và lý do tổ chức này được đăng ký tại Hoa Kỳ (mà không phải Việt Nam) tại đây. Với dữ liệu được cập nhật thường xuyên này, LIV kỳ vọng có thể bắt đầu tài liệu hóa các vụ việc liên quan đến quyền tự do tôn giáo đã xảy ra trong thời gian gần đây cũng như trong quá khứ
  • VNTB – Cái khó của chấp bút soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn là gì? (VNTB) - Nguyễn Nam (ghi) (VNTB) – Cái khó đó là vấn đề ý thức hệ, là thực tế Việt Nam chỉ có một đảng chính trị đồng thời cũng là đảng cầm quyền. Một thành viên (đề nghị không nêu tên) của nhóm soạn thảo dự luật sửa đổi Luật Công đoàn, chia sẻ về những cái khó trong chấp bút với những cân nhắc câu từ, nhằm tránh đến mức thấp nhất các suy diễn (nếu có) về một hướng đi của vấn đề đa nguyên. Luật Công đoàn 2012 quy định những vấn đề căn bản về tổ chức bộ máy công đoàn như: nguyên tắc hoạt động (Điều 6); hệ thống tổ chức công đoàn (Điều 7); bảo đảm về tổ chức bộ máy (Điều 23).
  • VNTB – Luật tục gọi đây là loạn luân?! (VNTB) - Loan Thảo (VNTB) – Ở Việt Nam, sắp tới đây nếu cha chồng ‘lấy’ con dâu, mẹ vợ ‘với’ con rể, cha dượng ‘với’ con riêng của vợ, mẹ kế ‘với’ con riêng của chồng, thì chỉ cần xùy tiền ra nộp phạt là xong. Nói có sách, từ ngày 01-09-2020, theo văn bản thể loại nghị định, có cái tên rất dài: “Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã” (Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 15-7-2020) thì (tóm tắt): + Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với một trong các hành vi: – Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • VNTB – Gặp gỡ phái đoàn ngoại giao nước ngoài xong sẽ dễ bị công an mời làm việc? (VNTB) - Lynn Huỳnh (VNTB) – Có ý kiến là không có bất kỳ luật pháp nào hạn chế công dân trong việc “gặp gỡ, tiếp xúc với tổ chức cá nhân là người nước ngoài”. Ông Võ Ngọc Lục, hội viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam, trên tài khoản facebook cá nhân(1), có kể câu chuyện rằng ở Việt Nam, khi gặp gỡ phái đoàn ngoại giao nước ngoài xong, xem ra sẽ dễ bị công an gửi giấy mời lên đồn: “Hôm 17/7, mục sư Nguyễn Ngọc Khánh, Quản nhiệm Chi Hội Tin Lành Tân Hoà, thành phố Buôn Ma Thuột được Công An thành phố Buôn Ma Thuột gửi giấy mời làm việc vào ngày 20/7 “vì liên quan đến hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc tổ chức, cá nhân người nước ngoài”
  • Trung Quốc: Bên trong toàn trị, bên ngoài đế quốc (RFI) - Anh Vũ - Chủ đề chính của các tuần báo Pháp ra tuần này khá đa dạng. Le Point quan tâm đến mối lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ, đang lấn lướt các đồng minh phương Tây để nổi lên như là một cường quốc khu vực. Bên cạnh đó các báo tuần không bỏ qua những sự kiện nóng liên quan đến Trung Quốc. Bài xã luận của Le Point mang tiêu đề "Trung Quốc: Luật của kẻ mạnh". Mở đầu bài xã luận, Le Point ghi nhận là trận đại dịch Covid-19 đã làm phát lộ và đẩy nhanh tốc độ chuyển biến của thế kỷ 21, làm tan rã trật tự thế giới hình thành sau 1945 và góp phần xóa đi vai trò thủ lĩnh thế giới của Hoa Kỳ, đang tê liệt bởi trận « Trân Châu Cảng y tế », kinh tế suy thoái tồi tệ nhất kể từ 1930 cùng làn sóng thất nghiệp 48 triệu người ». Thế nhưng trong cơn hoạn nạn đó của thế giới, Trung Quốc lại nổi lên. Theo Le Point, « trận đại dịch mà trong đó Trung Quốc phải có trách nhiệm đã tạo cho ông Tập Cận Bình cơ hội kiểm soát hệ tư tưởng và giám sát người dân ». Bên trong thì củng cố chế độ toàn trị, bên ngoài Bắc Kinh thực thi chiến lược ngoại giao « cực kỳ hung hăng » theo kiểu đế quốc.
  • VNTB – Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa (VNTB) - Đoàn Hưng Quốc (VNTB) – Sau khi Liên Bang Xô Viết phá sản thì Đặng Tiểu Bình lập luận mèo trắng mèo đen cũng đều bắt chuột, đảng Cộng Sản tuy vẫn nắm độc quyền lãnh đạo nhưng tính chính danh đặt trên tăng trưởng GDP. Người viết vốn dị ứng với xã hội chủ nghĩa và cảnh nhà nước lạm dụng quyền lực cho nên nghe đòi mở rộng vai trò của chính quyền để phục vụ xã hội là dán nhãn Mác-Xít theo cách nhìn nhà nước chẳng những không giải quyết mà còn tạo thêm vấn nạn (Government is not the solution to our problem, government is the problem – như Tổng Thống Ronald Reagan phát biểu).
  • Xung đột biên giới Armenia-Azerbaijan: Nga muốn làm trung gian hòa giải (RFI) - Trọng Thành - Từ nhiều ngày nay, đụng độ vũ trang diễn ra tại vùng biên giới hai nước Cộng hòa Liên Xô cũ, Armenia và Azerbaijan. Ít nhất 17 người chết cả hai bên, theo con số chính thức. Đây là các xung đột bạo lực nhất giữa hai nước kể từ năm 2016. Nga muốn đứng ra làm môi giới hòa giải. Nguồn gốc của xung đột giữa hai quốc gia vùng Kavkaz là vùng Thượng-Karabakh, một khu vực ly khai khỏi Azerbaijan, nhưng được Armenia ủng hộ. Xung đột diễn ra ròng rã từ những năm 1990 đến nay, đã khiến khoảng 30.000 người chết. Hiện tại, xung đột tạm lắng, sau bốn ngày đụng độ.
  • Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga điện đàm, lên án “chủ nghĩa đơn phương” của Mỹ (RFI) - Trọng Thành - Hôm qua, 17/07/2020, hai ngoại trưởng Trung Quốc và Nga đã có cuộc điện đàm, hai bên chia sẻ quan điểm chung: lên án hành động « đơn phương » của chính quyền Mỹ trong quan hệ quốc tế. Theo Tân Hoa Xã, được Reuters dẫn lại, ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) thông báo với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, quan điểm của Bắc Kinh, theo đó Hoa Kỳ đang làm sống lại « không khí Chiến tranh Lạnh » trong quan hệ với Trung Quốc. Theo ngoại trưởng Trung Quốc, đồng nhiệm Nga cũng khẳng định Matxcơva phản đối « chủ nghĩa đơn phương » trong các quan hệ quốc tế.
  • Kế hoạch 750 ti euro chấn hưng châu Âu: "Bế tắc" trong ngày họp đầu tiên (RFI) - Trọng Thành - Hai mươi bẩy quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles trong hai ngày, thứ Sáu 17/07 và thứ Bảy 18/07/2020, để tìm đồng thuận về kế hoạch chấn hưng kinh tế hậu Covid-19. Ngày họp đầu tiên rơi vào bế tắc. Nhóm các nước « khắc khổ », với đại diện là Hà Lan, không chấp nhận kế hoạch chấn hưng 750 tỉ euro, do Đức và Pháp chủ trương, với các điều kiện như trong hiện tại. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo các nước Liên Hiệp Châu Âu gặp mặt trực tiếp kể từ 5 tháng nay, tức kể từ đầu đại dịch Covid-19. Tìm được đồng thuận về kế hoạch chấn hưng trị giá 750 tỉ được coi là thách thức sống còn với khối 27 nước, trong bối cảnh nhiều quốc gia Liên Âu rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng do dịch bệnh. Khu vực đồng euro có nguy cơ tan vỡ, nếu các nước Liên Âu không đạt đồng thuận.
  • Brazil: 20% thịt bò bán cho châu Âu do phá rừng ‘‘bất hợp pháp’’ (RFI) - Trọng Thành - Nghiên cứu công phu, mang tên « Những trái táo thối của nền thương mại thực phẩm Brazil », đã rút ra kết quả nói trên, dựa trên việc phân tích dữ liệu liên quan đến 815.000 chủ trang trại ở Brazil. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra Brazil - vốn được coi là « cái kho dự trữ thực phẩm của thế giới » - hoàn toàn có đủ khả năng trở thành một cường quốc môi trường. Gần 2 triệu tấn đậu tương và 4,1 triệu bò thịt được xuất sang châu Âu hàng năm. Trong số này, có khoảng từ 18 đến 22% là được nuôi trồng tại các vùng đất do phá rừng « bất hợp pháp », theo ông Raoni Rajão, phụ trách dự án nghiên cứu, giáo sư Đại học liên bang Minas Gerais (UFMG), Brazil. Theo AFP, kết quả nghiên cứu được công bố đúng vào thời điểm nhạy cảm : tại châu Âu, rất nhiều tiếng nói phản đối việc phê chuẩn hiệp định tự do thương mại giữa Liên Âu và bốn nước Nam Mỹ trong nhóm Mercosur, trong đó có Brazil, nơi rừng bị phá hoại với quy mô ngày càng lớn từ khi tổng thống Bolsonaro lên nắm quyền