Matt Mahan

ads header

Breaking News

Hoàng Phủ Ngọc Tường, di căn “ung thư” gian ác & dối trá

Thư Cho Con 
Giáo Già
(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Hoàng Phủ Ngọc Tường, di căn “ung thư” gian ác & dối trá của CSVN

Ngày 22 tháng 2 năm 2018

H,

Cách đây 50 năm, Việt Cộng thỏa hiệp với VNCH cùng Cam Kết Hưu Chiến từ 28 tháng Chạp đến 05 tháng Giêng Mậu Thân, tức từ 27.01 – 03.02.1968. Đây là thời gian được thỏa hiệp theo thông lệ bất thành văn giữa hai bên, tôn trọng tập tục truyền thống dân tộc Việt Nam. Thỏa hiệp là như vậy, nhưng Việt Cộng đã gian xảo tính toán trước chuyện vi phạm, qua 4 sự kiện nổi bật:

1. Chúng chuẩn bị trước đó cả năm trời bằng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá 3, từ Tháng Mười Hai năm 1967: Cho cán bộ lén lút ém quân, vận chuyển vũ khí đạn dược và lương thực… vào trong các thành phố, cất giấu để chuẩn bị đánh lén…

2. Đồng thời, cho sửa âm lịch để tính ngày Tết của CS Bắc Việt vào năm đó sớm hơn Miền Nam 1 ngày, để lợi dụng đánh úp lúc toàn Dân Quân Việt Nam Cộng Hòa vui hưởng Tết Nguyên Đán cổ truyền, khiến mọi người thờ ơ với trách nhiệm. Chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng rời Sài Gòn đưa gia đình về quê vợ ở Mỹ Tho ăn Tết, và Trung tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Quân đoàn 2, phụ trách lãnh thổ cao nguyên Trung phần, cũng về Sài Gòn nghỉ Tết.

3. Tất cả bị lừa, vì từ ngày 17-11-1967, MTDTGPMNVN đưa ra đề nghị hưu chiến 3 ngày trong dịp lễ Giáng Sinh, 3 ngày lễ Tết dương lịch và 7 ngày Tết âm lịch. Đến ngày 19-10-1967, đài phát thanh Hà Nội còn đưa ra lời tuyên bố của nhà nước VNDCCH, tự nguyện ngưng bắn từ 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 27-1-1968 đến 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 3-2-1968, tức trong 7 ngày. Trong khi đó, ngày 15-12-1967, chính phủ VNCH thông báo sẽ hưu chiến trong dịp lễ Giáng sinh từ 18G:00 ngày 24-12-1967 đến 18G:00 ngày 25-12-1967; hưu chiến 24 giờ vào dịp 1-1-1968, và hưu chiến 48 giờ vào dịp Tết nguyên đán Mậu Thân.

4. Bất thình lình Việt cộng đồng loạt nổ súng thay pháo giao thừa ngay đêm 29.01.1968, sáng Mồng 1 Tết, tức 30.01.1968. Chúng tung toàn lực võ trang tấn công 41 thành phố, 72 thị trấn quận, thị xã từ Quảng Trị đến Cà Mâu, kéo dài cả tháng. Hơn 14 ngàn thường dân Việt vô tội bị giết tại chỗ, bị tàn sát, bị thủ tiêu, bị chôn sống… , bị bắt đi… và hơn 50 ngàn thường dân bị thương…

Đến nay, 50 năm sau, tưởng đau thương cũ đã nguôi ngoai, nhưng bất ngờ [lại bất ngời] Cộng Sản Việt Nam linh đình tổ chức kỷ niệm “Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân” như chọc dao lên vết thương đã thành thẹo, cho thịt da bật máu, cho nước mắt trào tuôn, khi nhớ lại những tang tóc, oan khiên, thù hận cũ. Đúng vậy, ngày 31-01-2018 vừa qua, tại Hội trường Thống nhất, Sài Gòn, Việt Cộng đã long trọng tổ chức vui mừng chiến thắng 50 năm “Tổng tiến công và nổi dây Xuân Mậu Thân 1968”. Chúng đã tung toàn lực, vận dụng mọi phương tiện, nghĩ ra đủ cách thế để làm cho nhân dân, nhất là giới trẻ được thấy [theo kiểu nói của Bí thư thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân tại lễ mừng chính thức hôm 31-01], rằng:

"Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập, tự do, được dẫn dắt, soi đường bởi sự lãnh đạo tài tình, đường lối đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch HCM vĩ đại". [GG in đậm và gạch dưới].

Đó chỉ là thứ đánh lừa tuổi trẻ chưa biết Cộng sản, bởi thực tế, đâu có như vậy. Vì nhớ lại chuyện cũ, ngay sau ngày chúng vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn, báo Nhân Dân ở Hà Nội in một tựa đề lớn viết rằng: “Mỹ và tay sai trắng trợn phá hoại ngày Tết của nhân dân ta.” Nó cho thấy mặt thật tráo trở gian ác của CS Bắc Việt.

Khắp Miền Nam Không nơi nào có “nổi dậy”, chỉ có cán binh VC tàn sát dân lành, chỉ để thỏa mãn tham vọng cộng sản hóa vùng Đông Nam Á của Nga Xô và Trung Cộng, như lời Lê Duẩn đã nói: “Chúng ta đánh miền Nam là đánh cho Nga Xô, cho Trung Quốc.” Nó thể hiện tính tráo trở xảo quyệt và lưu manh trắng trợn của đảng Cộng Sản lúc bấy giờ; và giờ đây nó thêm một lần nữa hiện rõ hơn khi chúng ra lịnh khắp nước kỷ niệm cái họ gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968,” hãnh diện khoe khoang thành tích đã gây ra cuộc tàn sát đó.

Chỉ nói riêng tại Huế, Tết Mậu Thân 1968 đã trở thành cuộc Thảm Sát cực kỳ ghê rợn, với hơn 7.500 nạn nhân vô tội bị giết tại chỗ, bị bắt đi, bị thủ tiêu, bị hành hình trên bãi cát, trên rừng, bằng cuốc - gậy - dao - rựa, bị chôn sống tập thể, bị đưa ra Hà Nội… Chúng tàn ác, rùng rợn hơn cả Nazít Đức Quốc Xã & ISIS hiện nay.

Trong số các nạn nhân vô tội này có cả Hòa thượng, Linh mục, tu sĩ nam nữ, sinh viên chủng sinh đang tu học làm Linh mục, các thanh niên dạy Giáo lý, ca viên đoàn Thánh ca. Đến 12-20 tháng sau, dân tìm ra hàng chục mộ tập thể. Dân cũng tìm nhặt được hơn 400 bộ hài cốt nạn nhân Huế tại Khe Đá Mài, rừng Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên, nay là xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đưa về an táng chung một mộ tập thể lớn ở nghĩa trang núi Ba Vành (Ba Tầng, núi Bân) bên cạnh Núi Ngự Bình, Huế.

Sự dã man của CSVN lại càng lộ rõ thêm khi ngày 26.3.1975, lúc quân CS Bắc Việt chiếm xong thành phố Huế, một đêm giữa tháng 4.1975, chúng đã nổ mìn, phá hủy trụ bia, 2 Bàn Thờ, các mộ và xương cốt bị nổ tung, nhằm phá bỏ di tích tội ác thảm sát tập thể này. Đã vậy, mà sau 1975, con đường sát bên trong chân Thành Nội, nhà cầm quyền CS Thừa Thiên-Huế còn quỷ quái đặt tên là đường Xuân Mậu Thân 1968!

Để khỏi mang tiếng là “người miền Nam bênh vực cho chính nghĩa của miền Nam”, xin đan cử một nhận định của Phạm Đình Trọng[3], một nhà văn thuộc “hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa”, về biến cố Mậu Thân như sau:

“Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực….”

Nhà văn nầy còn nhắc lại một giai thoại liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân trong cuộc họp mặt các nhà văn miền Bắc vào năm 1976. Xin trích:

“Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân 68 ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều…

Mới nghe có thế, Tổng Bí thư [Lê Duẫn] đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!… rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.

Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỷ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?”[4] [Xem toàn văn trong phần Phụ đính 1]

Nói đến chuyện thảm sát ở Huế 50 năm trước không ai không nói tới Hoàng Phủ Ngọc Tường; và mọi người chắc không còn mấy ai đề cặp tới hắn nữa, nếu hôm 10/2, Facebook của nhà văn Nguyễn Quang Lập không đăng tải bài "Lời cuối cho câu chuyện quá buồn" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường [xem phụ đính 2]. Trong bài này Tường viết: “Mậu Thân 1968 tôi không về Huế. Tôi, tiến sĩ Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương, địa đạo Khe Trái (thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) để đón các vị trong Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Thành phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm… lên chiến khu. Mồng 4 Tết, tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là "tình hình phức tạp" không về được. Chuyện là thế."

Nhưng sự thực đã không như lời Tường viết. Xin xem Giáo sư Bùi Văn Phú, tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California, viết trên đài VOA:

“Việc chứng minh Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt ở Huế và đã có xử án nhiều người thì nhiều nguồn đã nhắc đến. Những tài liệu chính:

1/ Năm 1981 khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình WGBH cho loạt phóng sự về cuộc chiến Việt Nam đã qua, ông Tường thừa nhận đã có mặt tại Huế vào thời điểm Tết Mậu Thân.

2/ Trong tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca (Nxb Việt Báo. 2008), Nguyễn Đắc Xuân cũng xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế ở khu Gia Hội trong Tết Mậu Thân, với các nhân vật Đắc là Nguyễn Đắc Xuân, Phủ là Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ngọc là Hoàng Phủ Ngọc Phan. (tr. 226)

3/ Sách Huế Thảm sát Mậu Thân của Liên Thành (Nxb Ủy ban Truy tố Tội ác Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011) ghi lại sự kiện tác giả, lúc còn là cấp chỉ huy cảnh sát đặc biệt ở Huế, bắt được Hoàng Kim Loan, một cán bộ cộng sản nội thành hoạt động tại Huế vào tháng 5/1972 và Loan đã khai rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế chủ tịch toà án nhân dân ở trường Gia Hội cùng với 2 thành ủy viên là Phan Nam, Hoàng Lanh cũng như Hoàng Kim Loan đã có mặt ở đó. (tr. 215)

4/ Sách The Viet Cong massacre at Hue của Alje Vennema (Nxb Vantage. 1976) ghi nhận những nơi có tòa án nhân dân là ở chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa. Bên trường Gia Hội do Nguyễn Đắc Xuân (tr. 94).”

Nếu đúng Tường không có mặt ở Huế thì làm gì có bài “Phỏng vấn bên bờ sông Hương...” của Hữu Nguyên, đăng trên https://saigontimes.org/. Xin trích nguyên văn:

HỎI: Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong dịp Tết Mậu Thân 68, hàng trăm người Huế trong đó có nhiều người với đầy đủ tên họ, kể cả bạn hữu của ông, xác nhận ông và em trai Hoàng Phủ Ngọc Phan, đều có mặt ở Huế và trực tiếp gây nên những tội ác ghê rợn nhất thế kỷ. (xin click vô đây coi chi tiết) Vậy mà trong lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”, ông nói trong dịp Mậu Thân 68, ông không có mặt ở Huế, vì ông “được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái (Thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm… lên chiến khu”. Điều này đúng hay sai?

HPNT: Tôi nói vậy tất nhiên là sai. 

HỎI: Sai như thế nào, sai ở chỗ nào?

HPNT: Nếu ai tinh ý một chút sẽ thấy mấy cái sai. Thứ nhất, khi mở cuộc “Tổng Công Kích Mậu Thân 68”, CS chúng tôi đã dốc toàn lực để đánh chiếm Miền Nam. Vì vậy, không khi nào CS lại chấp nhận để những nhân vật nòng cốt và quan trọng, am tường mọi kẻ thù ở Huế như tôi, không có mặt ở Huế. Các ông nên hiểu, đón đưa những vị đó lên chiến khu, mấy đứa giao liên ai làm chả được, tại sao phải tôi??? Nên nhớ, chính tôi là người đã viết, đã đọc thu băng lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào Huế nổi dậy theo cách mạng, thì lẽ đương nhiên, tôi phải có mặt tại Huế. Thứ hai, mục đích của “Tổng Công Kích Mậu Thân 68” là “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” như Hồ Chí Minh đã kêu gọi. Như vậy ai ai cũng tin chắc, việc tấn công rồi giải phóng thành phố Huế là lẽ tất nhiên. Trong chiều hướng đó, các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm… đều phải có bổn phận ở lại Huế để cùng thành lập chính quyền cách mạng, chứ làm gì có chuyện dự định đưa họ lên chiến khu mà phải đưa với đón. Đồng ý, chuyện những vị đó lên chiến khu và được đưa về Bắc là có, nhưng đó là chuyện sau này chỉ được đặt ra khi việc đánh chiếm Huế bị thất bại. Chứ khi chuẩn bị Tổng Công Kích để chiếm Huế, thì không một ai có kế hoạch đưa những vị đó lên chiến khu. Thứ ba, trong suốt nửa thế kỷ qua, chính Hoàng Phủ Ngọc Phan, em ruột tôi, là người đã trực tiếp gây ra không biết bao nhiêu tội ác tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân 68 mà nhiều người đã chứng kiến và y cũng không hề chối cãi, nhưng y đã không bao giờ lên tiếng xác nhận anh của hắn: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG KHÔNG HỀ CÓ MẶT TẠI HUẾ TRONG MẬU THÂN 68, như tôi mong muốn.

HỎI: Ông có yêu cầu HP Ngọc Phan làm điều đó không?

HPNT: Tất nhiên là có. Mà dù tôi không yêu cầu đi nữa, HPNP cũng phải giúp tôi chuyện đó mới phải. Vậy mà hắn nhất định không giúp tôi.

HỎI: Giúp ông bằng cách nói dối?

HPNT: Đã đi theo VC thì ai chả nói dối. Nói dối là đạo đức cách mạng của người CS, khi cần phải bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước chuyên chính vô sản. Người Việt mình ai mà chả biết câu “nói dối như Vẹm”...

HỎI: Rất nhiều bằng hữu, thân nhân ruột thịt của ông, cũng im lặng, không chịu nói dối để bênh vực ông?

HPNT: Đúng vậy. Đó mới là điều tệ hại, chứng tỏ SỰ THẬT: TÔI ĐÃ ĐẾN HUẾ VÀ GÂY TỘI ÁC TẠI HUẾ TRONG DỊP MẬU THÂN 68.

HỎI: Sau khi lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của ông được phổ biến, nhiều đài, báo trong và ngoài nước đưa tin: “Hoàng Phủ Ngọc Tường thú nhận: thủ phạm vụ thảm sát Mậu Thân là quân nổi dậy CSVN”. Ông nghĩ sao về điều này?

HPNT: Sự thật, ai ai cũng biết, không hề có “quân nổi dậy đi theo CSVN” trong Tết Mậu Thân, cũng như trong suốt cuộc chiến tranh VN. Vì vậy, những chữ như “thú nhận”, “xác nhận”, hay “thừa nhận”... đều là mánh khóe tâm lý do VC chúng tôi giật dây, để truyền thông báo chí tiếp tay VC chúng tôi, đánh tráo sự giả dối “thủ phạm vụ thảm sát Mậu Thân là quân nổi dậy CSVN” trở thành sự thật, nhằm viết lại lịch sử. Đánh tráo như vậy để chạy tội cho đường lối “Chiến tranh Nhân dân” mà Hồ Chí Minh và CSVN đã theo đuổi kể từ khi thành lập vào năm 1930: Khủng bố đối phương bằng việc thảm sát tối đa thường dân vô tội…” [GG in đậm và gạch dưới. Xin xem toàn văn trong Phụ đính 2].

Trở lại “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của Tường, năm 2010, Thiếu tá Liên Thành, Trưởng ty Cảnh sát Thừa Thiên Huế [người bị Tường nói là “những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ...”] phát động phong trào dựng lại vụ “Thảm sát Mậu Thân Huế” cho biết có nhiều nhân chứng đã khai với ông rằng họ thấy:

Chính ông Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi xử án “tòa nhân dân” tại Tiểu chủng viện Huế;
Nguyễn Đắc Xuân ngồi tòa án Gia Hội;
Nguyễn Đọc và Nguyễn Thị Đoan Trinh ngồi tòa án Thành Nội…

Tường nói Tường đã phạm phải 2 sai lầm:

1.Sai lầm 1:  Khi nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi Tường là kẻ ngoài cuộc, để khỏi bị là kẻ đã ‘đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu …”. Tường cũng nói “những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người…” trong khi nơi này không hề có bệnh viện nhỏ nào cả. Chỉ với 2 vấn nạn này cũng đủ cho thấy Trường đã nói dối. Tường nói Tường nghe kể lại, nhưng những người đó là ai? Tường không kể được ít nhứt tên của một người nào thì dĩ nhiên người đó phải là Tường chớ không ai khác.

2.Sai lầm 2: Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình.  Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968.

Hậu quả của những hành động gian ác và nói dối của Trường đã khiến cho mọi người tưởng Tường không nhúng tay vào máu và cả thế giới kết án oan đối với người Mỹ, chính phủ Mỹ và chính phủ VNCH.

Phải chăng vì vậy mà một chuyên gia vận động chính trị cho Việt Nam là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã liệt Hoàng Phủ Ngọc Tường vào danh sách cấm nhập cảnh Mỹ vì thành tích chống lại nhân loại.  Điều này khiến  Tường không được đoàn tụ với hai con gái tại Mỹ vào lúc cuối đời.

Giờ đây đã 81 tuổi Tường nói: “Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật”. Nhưng Tường đâu có dễ đi về cõi Phật như vậy được!?  Bởi vì dọc đường đến cõi Phật Tường sẽ nghe muôn vạn tiếng than khóc của những người bị giết, của gia đình họ…

Đến nay, “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay” khiến bịnh Ung Thư “Gian Ác & Dối Trá” đã di căn trên cơ thể Hoàng Phú Ngọc Tường, nên sau nửa thế kỷ, sau 50 năm, hẳn mọi người đều công nhận bạn của Tường, nhà văn Nguyễn Quang lập, dù tìm mọi cách chạy tội cho Tường cũng không tránh được thành thật khi nhận xét về Cái “liếm môi huyền thoại” và “ánh mắt láo liên” của Tường trước cuộc phỏng vấn; vì chỉ có những người xảo trá mới có cái lưỡi và ánh mắt lấm la lấm lét như thế khi nhìn người đối diện; và cho dù Trường có nói: “thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi”.

Biết mình đã 81 tuổi, cái chết không biết lúc nào đến với tấm thân bại liệt, nhưng vẫn mong về trời?!  Trời, Phật ở đâu không biết?! Có nghe lời Tường không?! Chỉ biết thực tế chắc sẽ hiển linh như lời thơ:

Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang…

 đúng với bức biếm họa của Babui đính kèm được đăng trên một số diễn đàn.

Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

==================================================

Phụ đính 1
Mậu Thân Là Mậu Thân Nào
Trần Đoan Hùng

Nhân kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân: 1968-2018

Mậu Thân là Mậu Thân nào,
Chiến công xác lính, tự hào máu dân!

Thật ra hai câu thơ trên là cố ý nhại lại 2 câu ca dao của người dân xứ Huế vào thời vua Tự Đức xây dựng công trình Vạn Niên Cơ:

Vạn Niên là Vạn niên nào ?
Thành xây xác lính, hào đào máu dân.[1]

Nghĩ mà tội cho dân Việt chúng mình (Nhất là dân miền Trung) ! Hết làm nô lệ cho các triều đại phong kiến, lại thành nạn nhân của các chế độ độc tài, nhất là độc tài đảng trị của “triều đại Cọng Sản”.

Xét cho cùng, công trình Vạn Niên Cơ của Tự Đức hay “chiến công Mậu Thân” của Đảng Cọng Sản thì có khác chi đâu: một cách để các kẻ độc tài “tự sướng” trên nỗi lầm than, thống khổ, trên bao nhiêu sinh mạng, máu xương của những người dân vô tội; như kiểu “tự sướng”của chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cái ngày gọi là kỷ niệm 50 năm “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”:

“Cách đây tròn 50 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, viết thêm trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc ta….”.[2]

Đã 50 năm rồi, “Đảng ta” đã nhai đi nhai lại cái điệp khúc nhàm chán và sặc mùi tuyên truyền láo khoét đó, bất chấp cái đạo lý làm người cơ bản là tôn trọng hương hồn của những kẻ đã nằm xuống, đã chết tức tưởi vì một sự lừa gạt trắng trợn như các anh em bộ đội Cụ Hồ, hoặc vì những hận thù man rợ ý thức hệ của đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhất là tại thành phố Huế!


Mà không chỉ những người cọng sản Việt Nam đã có những nhận định như thế thôi đâu; nhà nghiên cứu Đặng Chí Hùng[5] còn liệt kê những đánh giá và lượng định về sự kiện Mậu Thân, nhất là cuộc thảm sát tại Huế, của những người thuộc “phe cọng sản quốc tế” như J. Leroy. Xin trích:

Trong cuốn sách có tên “Đối nghịch” của tác giả J. Leroy – một nhà hoạt động xã hội người Pháp. Ông ta cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp. Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác. Cuốn sách có dẫn chững về cuộc chiến Việt Nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 237 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có nội dung:

“Việc coi đối thủ về ý thức chính trị là kẻ thù đôi khi bị đẩy đi quá xa. Cuộc chiến ở Việt Nam là một minh chứng. Nói riêng về cuộc sự kiện thảm sát ở Huế – thành phố miền Trung Việt Nam năm 1968 là một nỗi đau lớn. Có khoảng 5000 nghìn người bị chết oan uổng dù họ chỉ là dân thường đi làm công ăn lương cho chính quyền cộng hòa. Người Miền Bắc coi những người cùng dòng máu này là những kẻ thù địch. Thật oan cho họ khi họ không phải là những người cầm súng hoặc tham gia gián tiếp vào các hành động quân sự…”[6] (Hết trích).

Đó cũng chính là nhận định của nhà nghiên cứu Trung Quốc Hà Cấn trong tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi”, tạm dịch như sau. Xin trích:

“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừng bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nổi dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố. Hồ Chủ tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc tiến hành Vạn lý Trường Chinh….”. Qua đây chúng ta thấy chính ông Hồ học theo sách lược của Mao để “thanh trừng“ cái gọi là bọn chống đối nhân dân. Họ là những người làm hành chính, nhân dân vô tội như tôi đã chứng minh ở phần trên. Vậy mà ông Hồ đã học theo thầy ông ta là Mao để đem lại kết quả bi thương cho xấp sỉ 5000 người dân vô tội ở Huế.[7] (Hết trích).

Đan xen giữa những ý kiến và nhận định đó, chúng ta cũng không quên đọc lại những tâm tình hối hận cách hiếm hoi và muộn màng của những người có thể được coi là tác nhân trực tiếp của tấn thảm kịch Mậu Thân tại Huế. Xin trích:

Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường[8] trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân… và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng: “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.

Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu“Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”[9]

Cuộc chiến tranh Nam Việt Nam đã khép lại 43 năm rồi; nhưng vết thương chiến cuộc huynh đệ tương tàn vẫn còn mưng mủ. Đặc biệt, kỷ niệm thương đau của mùa xuân Mậu Thân 50 năm về trước lại đang ùa về với bao nhiêu nhức nhối, tủi hờn.

Sở dĩ như thế cũng tại vì ý thức hệ Cọng sản và chế độ đảng trị chính là một bức tường mãi mãi ngăn chia tâm hồn những người con của mẹ Việt Nam. Chính người cọng sản đã đối xứ bạo tàn, hèn hạ và không còn chút tình tự dân tộc với những ai không đi chung con đường cọng sản với họ; và vì thế, ngoài những kẻ được cọng sản ban cho đặc quyền đặc lợi cố bám giữ chế độ độc tài đảng trị nầy để tồn tại và vinh thân phì gia; còn ngoài ra, chẳng có một con người có ý thức và lương tâm ngay chính nào đi theo hay chấp nhận cọng sản.

Nếu đem so sánh cách đối xử của phe chiến thắng Miền Bắc với phe chiến bại Miền Nam của thời nội chiến Mỹ quốc, quả thật thấy thèm làm sao.

Sở dĩ có một nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hùng mạnh, thống nhất như hôm nay, vì 153 năm trước họ đã có một cuộc chấm dứt chiến tranh như thế nầy. Xin trích:

Cách đây đúng 150 năm, Tướng Robert E Lee của quân đội miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.

Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận…

Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:

1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3.  Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.

Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.

Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh….”

Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.

Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường…”[10]

Đất nước của người ta chỉ là một “Hiệp Chủng”, là các dân tộc “năm cha bảy mẹ” quy tụ lại, chớ làm gì có được “một mẹ trăm con” với “4000 năm văn hiến” như dân Việt chúng ta đâu! Thế mà Việt Nam chúng ta, đã nửa thế kỷ rồi, đằng sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn chỉ còn lại một sự oái ăm, vô nghĩa, “thêm hận thù và xa dần ăn năn”, như cách diễn tả của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca khúc “Hát trên những xác người”:

Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người

Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.
Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh
Chị vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn.

Dân tộc nào, đất nước nào cũng phải đi qua con đường lịch sử mà thời gian chiến tranh, loạn lạc, máu đổ đầu rơi gần như dài hơn là những tháng năm yên vui thái bình. Nhân việc nhà nước Cộng Sản Việt Nam tổ chức mừng kỷ niệm “50 năm chiến thắng Mậu Thân”, chợt nhớ mấy câu thơ của Tào Tùng cảm khái một thời chiến tranh của đất nước Trung Hoa đời Đường Hi Tông (873-888). Bài Kỷ Hợi Tuế:

Kỷ Hợi Tuế
Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
Sinh dân hà kế lạc tiều tô
Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
Nhất tướng công thành vạn cốt khô

Bản dịch của Nguyễn phước Hậu:

Năm Kỷ Hợi
Giặc lan tràn xứ có sông hồ
đâu để dân đen sống ấm no.
Anh chớ luận bàn hầu bá nữa
thành công một tướng, vạn xương khô.

Vâng, để có được những “ông tướng cộng sản ăn trên ngồi trước”, những ngài cán bộ cộng sản giàu có quyền uy như hôm nay, mẹ Việt Nam đã “cúng” cho cái “ngai vàng cộng sản” không phải “vạn xương khô” mà hàng bao nhiêu triệu sinh linh Việt Nam ưu tú!

Cho nên, ngày kỷ niệm “Kim Khánh” Mậu Thân nầy và những mùa xuân kế tiếp, người dân Việt chắc vẫn còn nghe mãi một lời ca dao:

Mậu Thân là Mậu Thân nào,
Chiến công xác lính, tự hào máu dân!

Trần Đoan Hùng
 Những ngày cuối năm Đinh Dậu

[1] Câu này nói về việc vua Tự Đức xây thành Vạn Niên cơ tức Khiêm Lăng (Hay còn gọi là Lăng Tự Đức) làm cho binh lính và thợ thuyền nhiều người phải bỏ mạng. Năm 1866 binh lính và thợ thuyền ở đây đã nổi dậy làm cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của anh em Đoàn Hữu Trưng nhưng cuộc khởi nghĩa này đã thất bại.
Nguồn: Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 (tái bản lần thứ 5).

[2] Bài phát biểu trong cuộc Hội thảo khoa học cấp quốc gia do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức ngày 29-12-2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh để kỷ niệm 50 năm cái gọi là “cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” với đề tài “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”.

[3] Nhà văn Phạm Đình Trọng, tên và bút danh Phạm Đình Trọng, sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, ký… Đã từng đoạt giải nhì cuộc thi bút ký Báo Văn nghệ – Hội Nhà văn tổ chức (1987).

[4] Phạm Đình Trọng, bài viết: “Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ một nhà văn cọng sản ở Hà Nội”. Nguồn:
https://nhatbaovanhoa.com/a692/tet-mau-than-1968-nhin-tu-mot-nha-van-dang-vien-cong-san-o-ha-noi

[5] Blogger Đặng Chí Hùng, tên thật là Phạm Mạnh Hùng, là một nhà báo tự do ở Việt Nam, đã từng công bố những bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ”, “Những sự thật cần phải biết” và “Chúng ta phải làm gì” trên trang mạng Dân Làm Báo, với những tài liệu và bằng chứng về các lãnh tụ CSVN, tấn công trực diện vào chế độ cầm quyền hiện nay. Bị Hà Nội truy nã, ông trốn sang Thái Lan. Ngày 11/12/2013, theo yêu cầu của mật vụ CSVN, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông. Sự can thiệp của TNS Ngô Thanh Hải với văn phòng UNHCR để bảo vệ ông Hùng đã có kết quả. Ngày 8 tháng 1, 2014, văn phòng Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) ở Thái Lan đã gửi đến văn phòng của TNS Ngô Thanh Hải một văn thư cho biết họ đã công nhận ông Phạm Mạnh Hùng là một người tị nạn theo quy chế của UNHCR. Nguồn: http://ydan.org/showthread.php?t=25651

[6] Đặng Chí Hùng, bài viết: Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 14) Ai làm cho Huế đau thương.
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-14-ai.html

[7] Tài liệu đã dẫn trên. (Đặng Chí Hùng, bài viết: Những sự thật không thể chối bỏ).

[8] Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh 1937), nhà văn. Trước dạy học tại trường Quốc Học Huế; sau thoát ly theo Việt cộng. Bị coi là “một trong những tác nhân chính” trong vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế.

[9] Trần Trung Đạo, bài viết: HÃY NÓI TRƯỚC NGÀY CHẾT. Nguồn:danlambaovn.blogspot.com

[10] Phỏng theo Mercy at Appomattox (William Zinsser) – Reader’s Digest.
Nguồn:http://daminhvn.net/suy-tu-nghien-cuu/nguoi-my-ket-thuc-cuoc-noi-chien-nam-bac-my-ra-sao-14521.html

=================================================

Phụ đính 2
Lời cuối cho câu chuyện quá buồn (Từ Facebook Nguyễn Quang Lập)
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.

Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968.

Vậy xin thưa:

Mậu Thân 1968 tôi không  về Huế. Tôi, ts Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái (Thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế  như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm…lên chiến khu.  Mồng 4 tết tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị- Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là “tình hình phức tạp” không về được. Chuyện là thế. Tôi đã trả lời ở RFI, Hợp Lưu, Báo Tiền Phong chủ nhật… khá đầy đủ. Xin không nói thêm gì nữa.

Sai lầm (Sai lầm 1) của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.

Tôi xác nhận đây là link clip tung lên mạng là bản gốc cuộc phỏng vấn:

Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã  dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến.  Đặc biệt,  khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu …Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”. Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi.

Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy (Sai lầm 2). Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình.  Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968.

Tôi đã nói rồi, nay xin nhắc lại:

Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.

Từ hai sai lầm nói trên tôi đã tự rước hoạ cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và qui kết tôi như một tội phạm chiến tranh. Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm  nói trên, xin ngàn lần xin lỗi.

Sài Gòn, ngày 1 tháng 2 năm 2018
Hoàng Phủ Ngọc Tường

==================================================

Phụ đính 3
Posted on Tháng Hai 21, 2018 by Hữu Nguyên

Phỏng vấn bên bờ sông Hương…
Hoàng Phủ Ngọc Tường & những lời thú tội…
Hữu Nguyên https://saigontimes.org/


Tưởng niệm 50 năm Thảm sát Mậu Thân 68… thẫn thờ một mình một bóng bên dòng Hương Giang, để nghe lòng mình xót xa với những vần thơ ai oán:

Năm mươi năm lệ vẫn rơi
Đảng mừng ngày đảng giết người Việt Nam!!!
Huế ơi, Cồn Hến, Phủ Cam
Bao giờ rửa được hờn oan cho người???…

Bỗng nhiên thấy một người đàn bà, đẩy một chiếc xe lăn, trên xe có người ngồi… Cả người ngồi lẫn người đẩy, sắc thái đều tiều tuỵ, vẻ mặt trầm luân, u ám, nặng phần quỷ mỵ, nhưng sát khí toả ra dàn dụa… khiến ếch nhái im tiếng, cây cỏ hết xào xạc… Bàng hoàng nhìn kỹ, nộ khí xung thiên… Hoá ra trước mặt là Đệ nhất Đao phủ Mậu thân 68 Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ… Sau đây là những lời trao đổi giữa người viết với HPNT… trong khi LTMD thì bất động, không nói một lời, gương mặt lạnh lùng như tượng đá phủ sương mỏng, phong vận lạnh lùng tựa băng giá mùa đông…

HỎI: Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong dịp Tết Mậu Thân 68, hàng trăm người Huế trong đó có nhiều người với đầy đủ tên họ, kể cả bạn hữu của ông, xác nhận ông và em trai Hoàng Phủ Ngọc Phan, đều có mặt ở Huế và trực tiếp gây nên những tội ác ghê rợn nhất thế kỷ. (xin click vô đây coi chi tiết) Vậy mà trong lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”, ông nói trong dịp Mậu Thân 68, ông không có mặt ở Huế, vì ông “được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái (Thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm… lên chiến khu”. Điều này đúng hay sai?

HPNT: Tôi nói vậy tất nhiên là sai.

HỎI: Sai như thế nào, sai ở chỗ nào?

HPNT: Nếu ai tinh ý một chút sẽ thấy mấy cái sai. Thứ nhất, khi mở cuộc “Tổng Công Kích Mậu Thân 68”, CS chúng tôi đã dốc toàn lực để đánh chiếm Miền Nam. Vì vậy, không khi nào CS lại chấp nhận để những nhân vật nòng cốt và quan trọng, am tường mọi kẻ thù ở Huế như tôi, không có mặt ở Huế. Các ông nên hiểu, đón đưa những vị đó lên chiến khu, mấy đứa giao liên ai làm chả được, tại sao phải tôi??? Nên nhớ, chính tôi là người đã viết, đã đọc thu băng lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào Huế nổi dậy theo cách mạng, thì lẽ đương nhiên, tôi phải có mặt tại Huế. Thứ hai, mục đích của “Tổng Công Kích Mậu Thân 68” là “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” như Hồ Chí Minh đã kêu gọi. Như vậy ai ai cũng tin chắc, việc tấn công rồi giải phóng thành phố Huế là lẽ tất nhiên. Trong chiều hướng đó, các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm… đều phải có bổn phận ở lại Huế để cùng thành lập chính quyền cách mạng, chứ làm gì có chuyện dự định đưa họ lên chiến khu mà phải đưa với đón. Đồng ý, chuyện những vị đó lên chiến khu và được đưa về Bắc là có, nhưng đó là chuyện sau này chỉ được đặt ra khi việc đánh chiếm Huế bị thất bại. Chứ khi chuẩn bị Tổng Công Kích để chiếm Huế, thì không một ai có kế hoạch đưa những vị đó lên chiến khu. Thứ ba, trong suốt nửa thế kỷ qua, chính Hoàng Phủ Ngọc Phan, em ruột tôi, là người đã trực tiếp gây ra không biết bao nhiêu tội ác tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân 68 mà nhiều người đã chứng kiến và y cũng không hề chối cãi, nhưng y đã không bao giờ lên tiếng xác nhận anh của hắn: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG KHÔNG HỀ CÓ MẶT TẠI HUẾ TRONG MẬU THÂN 68, như tôi mong muốn.

HỎI: Ông có yêu cầu HP Ngọc Phan làm điều đó không?

HPNT: Tất nhiên là có. Mà dù tôi không yêu cầu đi nữa, HPNP cũng phải giúp tôi chuyện đó mới phải. Vậy mà hắn nhất định không giúp tôi.

HỎI: Giúp ông bằng cách nói dối?

HPNT: Đã đi theo VC thì ai chả nói dối. Nói dối là đạo đức cách mạng của người CS, khi cần phải bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước chuyên chính vô sản. Người Việt mình ai mà chả biết câu “nói dối như Vẹm”…

HỎI: Rất nhiều bằng hữu, thân nhân ruột thịt của ông, cũng im lặng, không chịu nói dối để bênh vực ông?

HPNT: Đúng vậy. Đó mới là điều tệ hại, chứng tỏ SỰ THẬT: TÔI ĐÃ ĐẾN HUẾ VÀ GÂY TỘI ÁC TẠI HUẾ TRONG DỊP MẬU THÂN 68.

HỎI: Sau khi lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của ông được phổ biến, nhiều đài, báo trong và ngoài nước đưa tin: “Hoàng Phủ Ngọc Tường thú nhận: thủ phạm vụ thảm sát Mậu Thân là quân nổi dậy CSVN”. Ông nghĩ sao về điều này?

HPNT: Sự thật, ai ai cũng biết, không hề có “quân nổi dậy đi theo CSVN” trong Tết Mậu Thân, cũng như trong suốt cuộc chiến tranh VN. Vì vậy, những chữ như “thú nhận”, “xác nhận”, hay “thừa nhận”… đều là mánh khoe tâm lý do VC chúng tôi giật dây, để truyền thông báo chí tiếp tay VC chúng tôi, đánh tráo sự giả dối “thủ phạm vụ thảm sát Mậu Thân là quân nổi dậy CSVN” trở thành sự thật, nhằm viết lại lịch sử. Đánh tráo như vậy để chạy tội cho đường lối “Chiến tranh Nhân dân” mà Hồ Chí Minh và CSVN đã theo đuổi kể từ khi thành lập vào năm 1930: Khủng bố đối phương bằng việc thảm sát tối đa thường dân vô tội.

HỎI: Trong tác phẩm “Tội ác và Hình phạt”, Dostoyevsky khẳng định: “Một kẻ có lương tâm, ngay khi toan tính giết người, y đã bị chính lương tâm trừng phạt. Và sau khi gây tội ác, y sẽ tiếp tục chịu đựng sự trừng phạt đó, cho đến khi lương tâm chiến thắng, y chấp nhận THÚ TỘI để được giải thoát, dù phải tù tội”. Riêng ông, sau nửa thế kỷ gây tội ác, đến nay 81 tuổi, sắp vĩnh biệt cõi đời, ông vẫn né tránh, quanh co và dối trá qua lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”. Phải chăng, ông không có lương tâm?

HPNT: Tôi có lương tâm chứ. Khổng Tử đã nói, “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Con người sinh ra ai cũng thiện lương. Nhưng… đó là lúc tôi đẻ ra. Còn từ khi đi theo VC, lương tâm của tôi đã khô héo và thui chột mất rồi. Mà đâu chỉ có riêng tôi. Xưa nay, ai đi theo VC chả đánh mất lương tâm? Càng trí thức khoa bảng bao nhiêu, khi đi theo VC, họ càng dễ dàng đánh mất lương tâm bấy nhiêu. Giống như con cá càng tinh ranh, khoẻ mạnh, chúng càng dễ giành được mồi câu, nên trí thức khoa bảng càng dễ chết vì cái bả VC là vậy. Và đó là bi kịch lớn nhất cho những trí thức VC, dại dột bán linh hồn cho quỷ Đỏ VC.

HỎI: Nói vậy có nghĩa, kể từ khi đi theo VC, ông đã đánh mất lương tâm?

HPNT: Đúng thế.

HỎI: Vậy tất cả sự đau khổ, chịu đựng… trên gương mặt, trong ánh mắt… của ông suốt mấy chục năm qua, không phải bắt nguồn từ lương tâm, thì bắt nguồn từ đâu?

HPNT: Sự đau khổ chịu đựng của tôi bắt nguồn… từ việc tôi phải chịu đựng, phải đối phó với sự căm hờn, nguyền rủa, khinh bỉ, ghẻ lạnh, né tránh… của những người chung quanh tôi, nhất là của bằng hữu, thân nhân, trong đó có vợ con tôi VÀ CHÍNH BẢN THÂN TÔI!

HỎI: ???

HPNT: Ông ngạc nhiên? Chẳng có gì là ngạc nhiên cả, vì không ai biết rõ những tội ác kinh tâm động phách mà tôi đã phạm trong Mậu Thân 68 bằng bằng hữu, thân nhân của tôi, trong đó có thằng em trai Hoàng Phủ Ngọc Phan, có vợ con tôi VÀ CHÍNH BẢN THÂN TÔI! Chính sự căm hờn, nguyền rủa, khinh bỉ, ghẻ lạnh, né tránh… của HỌ đã khiến tôi vô cùng đau đớn suốt nửa thế kỷ qua.

HỎI: Và đó là lý do, lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của ông đã mở đầu: “Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi”.

HPNT: Đúng vậy! Lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của tôi là để dành cho HỌ!

HỎI: Ông muốn thanh minh thanh nga với họ?

HPNT: Không! Tôi muốn tiếp tục LỪA DỐI HỌ, BƯNG BÍT TỘI ÁC CỦA TÔI, bằng sự ma mãnh của xảo ngôn nguỵ ngữ, bằng những mánh khoé đểu giả của kẻ nguỵ trí thức… mà tôi đã học hỏi được của người CS.

HỎI: Ông nói, “chính sự căm hờn, nguyền rủa, khinh bỉ, ghẻ lạnh, né tránh… của những người chung quanh” ông, “nhất là của bằng hữu, thân nhân, trong đó có vợ con” ông, đã làm ông đau khổ, chịu đựng trong suốt nửa thế kỷ qua?

HPNT: Đúng vậy! Mỗi khi nhìn vào ánh mắt của HỌ, ngay cả khi nghe họ cười nói, ca ngợi tôi… tôi đều đau khổ nhận ra trong ánh mắt đó, trong tiếng cười và những lời ca ngợi đó, tất cả tội ác của tôi và sự khinh bỉ, ghê tởm của HỌ dành cho tôi… cho dù chính HỌ, vì đi theo VC, cũng độc ác đểu cáng và tội lỗi không kém gì tôi.

HỎI: Ngay cả vợ con ông và CHÍNH BẢN THÂN ÔNG cũng căm hờn, nguyền rủa, khinh bỉ, ghẻ lạnh, né tránh… ông?

HPNT: Đúng! Càng gần gũi thân thiết với tôi, HỌ càng biết rõ tội ác tôi gây ra, nên sự căm hờn, nguyền rủa, khinh bỉ, ghẻ lạnh, né tránh… tôi càng khủng khiếp. Mỗi ngày, mỗi giờ, TÔI đều bị HỌ và CHÍNH TÔI tra tấn. Thậm chí…

HỎI: Thậm chí???

HPNT: Thậm chí… ngay cả sự tàn tật của thân thể tôi trong suốt mấy chục năm qua, với người khác chỉ là chuyện chẳng may; nhưng với sự tàn tật của tôi, HỌ và tôi đều không tránh khỏi sự ám ảnh, coi đó là sự trừng phạt của Thượng đế dành cho tôi.

HỎI: Ông có bao giờ cảm thấy xấu hổ, thấy nhục nhã khi nghĩ đó là sự trừng phạt của Thượng đế?

HPNT: Tôi thấy xấu hổ, nhục nhã vì tội ác tôi gây ra, chứ không phải vì sự trừng phạt. Như ai đó đã nói rất đúng, “It is the crime that causes the shame, and not the punishment”.

HỎI: Người Anh có câu, “Tất cả những kẻ gây tội ác, khi bước tới giá treo cổ, đều trở thành kẻ đạo đức giả” (All criminals turn preachers under the gallows). Ông có thấy mình trở thành kẻ đạo đức giả khi viết lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của ông?

HPNT: Đúng! Tôi muốn giả vờ ân hận, giả vờ nhận tội nói dối, để che đậy tội ác giết người của tôi. Làm vậy để đánh lừa những người thân yêu của tôi, trong đó có con gái tôi, người đầu tiên tôi đọc cho viết lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của tôi…

Hữu Nguyên https://saigontimes.org/

===============================================

Phụ đính 4
Thảm sát Mậu Thân – Liên Thành
Posted on Tháng Hai 18, 2018by Hữu Nguyên
Thảm sát Mậu Thân 1968

GỞI THẦY HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Nguyên Giáo Sư Việt Văn Trường Quốc Học–Huế. Nguyên Tổng Thư Ký “Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình”. Nguyên Chánh Án “Tòa Án Nhân Dân” Việt Cộng Tết Mậu Thân 1968

TÁC GIẢ: LIÊN THÀNH
Học Trò Môn Việt Văn Của Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường Tại Trường Quốc Học Huế
- Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế, Việt Nam Cộng Hòa 1966-1969
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế, Việt Nam Cộng Hòa 1969-11/1974

Thưa Thầy,

Tôi vừa đọc được bức thư trăn trối của thầy viết vào ngày 1 tháng 2 năm 2018 với tựa đề: “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn.”

Thưa thầy,

Câu chuyện quá buồn của thầy quả tình buồn thật, bởi lẽ một đời thầy đã ngu muội đi theo một đảng cướp gọi là đảng cướp cộng sản Việt Nam đã gây bao nhiêu oan khiên tội lỗi, bao nhiêu khổ đau cho toàn dân tộc Việt Nam trên 64 năm nay.

Mậu Thân 1968 chính thầy, tên tội đồ Hồ Chí Minh, và Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đã phạm vào hai tội ác tày trời của nhân loại đó là: Tội Ác Chiến Tranh và Tội Ác Diệt Chủng. Khi bọn chúng và thầy đã gây nên cuộc tắm máu đồng bào vô tội Huế với tổng số 5327 thường dân vô tội Huế bị sát hại bằng cách chôn sống, hoặc dùng cuốc xẻng đập vào đầu nạn nhân.

Đầu thư, thầy nói rằng: Năm nay thầy đã 81 tuổi, những gì thầy dã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận cho thầy để rồi chẳng mấy hồi nữa, thầy phải về trời và bằng tâm về cõi phật.

Trong bức thư gồm 2 trang của thầy gởi ra từ đầu đến cuối thầy đã chối bỏ là cuộc thảm sát 5327 thường dân vô tội Huế thầy không nhúng tay vào, thầy vô can vì thầy không có mặt ở Huế.

Thưa thầy tôi nghĩ rằng “Lời cuối cho câu chuyên quá buồn” của thầy không phải là lời cuối, và cũng không phải là câu chuyện quá buồn, mà là câu chuyện quá kinh khủng của một kẻ sát nhân đã nhúng tay vào máu, thảm sát 5327 thường dân vô tội tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968. Bởi vì thầy đã có mặt tại Huế trong suốt 22 ngày tức 624 giờ mà thầy và đám Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn thị Đoan Trinh, Hoàng Lanh, Tống Hoàng Nguyên, Bảy Lanh, Lê Tư Minh, Lê Chưởng, Trần văn Quang tàn sát đồng bào Huế theo lệnh của tên Ác quỷ Hồ Chí Minh, và bộ chính trị đảng cướp việt Nam trong một chiến dịch gọi là “Bạo lực cách mạng” hay “Bạo lực đỏ”. Vì dân Huế không hưởng ứng lời kiêu gọi của ác quỷ Hồ Chí Minh và đảng cướp cộng sản Việt Nam “Tổng Nổi Dậy” tại Huế.

Thưa Thầy “Lời cuối câu chuyện buồn” không thể chấm dứt vào lời cuối được vì cho dù thầy có còn sống hay chết, thầy và đám sát nhân, ác quỷ, tội đồ dân tộc cũng phải ra trước vành móng ngựa của một tòa án Quốc tế để tạ lỗi trước vong vinh của 5327 thường dân vô tội Huế dã bị thảm sát, và cũng phải đền tội ác theo luật pháp quốc tế hiện hành.

Thưa thầy,

Trong bức thư “Lời cuối cho Câu Chuyện Quá buồn” thầy có nói: “Những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta.”

Thưa thầy, Tôi Liên Thành, Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Và Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Vào thời điển 22 ngày máu lửa tại Huế tôi là phó trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế, và vì nhu cầu an ninh khi đó tôi được Trung tá Phan Văn Khoa Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên, Thị Trưởng Thị Xã Huế bổ nhiệm tôi kiêm nhiệm Quận Trưởng Quận III thị xã Huế. Trong suốt thời gian đó, lực lượng Cảnh Sát do tôi chỉ huy, phối hợp với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh [USMC Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ] phản công đẩy lui lực lượng cộng sản Chính quy, du kích và đám Việt gian cộng sản của thầy ra khỏi thành phố Huế. Và đúng 10 giờ sáng ngày 26/2/1968 lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa phất phới tung bay trên Kỳ Đài Ngọ Môn. Tôi là một chứng nhân và cũng là nột tác nhân trong 26 ngày đó.

Sau đó, theo lệnh Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, tôi, Liên Thành Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế người đứng đầu Ủy Ban Điều Tra vụ tàn sát 5327 thường dân Huế bị thảm sát trong đó có 204 đồng bào bị chôn sống tại Bãi Dâu, và 1200 người bị bắt đi mất tích.

Ủy Ban điều tra dã thu thập hằng trăm lời khai của thân nhân nạn nhân bị chôn sống tại Bãi Dâu qua quyết định của ông Chánh Án Hoàng Phủ Ngọc Tường của Tòa án Nhân Dân. Tòa án này được Lê Chưởng, Chính ủy mặt trận Trị Thiên cho lệnh Tống Hoàng Nguyên, Bảy Lanh, Hoàng Kim Loan thành lập tại Bãi Dâu. Theo lời khai của Thành ủy viên Thành ủy Huế, Hoàng Kim Loan [bị lực lựng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế bắt vào tháng 5/1972] thì chính hắn là người đề cử Tổng Thư Ký Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình ông Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi vào ghế Chánh Án Tòa Án Nhân Dân tại Bãi Dâu.

Đây là một Ủy ban điều tra tội phạm tàn sát đồng bào vô tội Huế vào Tết Mậu Thân 1968, của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa mà tôi là trưởng ban của ủy ban điều tra này, chứ không phải như thầy viết trong thư là: “Những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta.”

Cho đến ngày giờ này của tháng 2 năm 2018, thầy vẫn là tội đồ của dân tộc vẫn là kẻ phạm tội ác chiến tranh và Tội Ác Diệt Chủng.

Cho dù thầy còn, hay mất dưới 18 tầng địa ngục [chứ không phải như thầy nói thầy sẽ về cõi Phật, không được đâu thầy], thân nhân, và vong linh của trên 5327 thường dân vô tội Huế và 1200 người bị mất tích sẽ cùng với tôi đưa thầy và bè đảng cướp của thầy ra toàn án Quốc tế về hai tội trạng trên để trả lại Công Bằng và Cộng Lý cho Nạn Nhận Vô Tội bị thầy và bè dảng của thầy giết chết trong Mậu Thân Tại Huế.

Thưa Thầy,

Cô Hoàng Dạ Thi hiện đang sống yên vui tại thành Phố Huntington Beach, Orange County, Nam Calif. USA. Gần khu Little Saigon. Thủ Đô của Người Việt Tỵ Nạn chúng tôi.

Mặc dầu chúng tôi biết rõ Cha của cô ta là ai, nhưng chúng tôi, những người Việt Quốc Gia tỵ nạn đảng cướp cộng sản Việt Nam, chúng tôi đối xử với cô trong tình thương mến của những người Việt Nam đồng hương sống xa quê hương. Xin Thầy yên tâm.

Chúng tôi là những người Việt Quốc Gia sống trong đạo đức, nhân nghĩa không như những lời thầy đã trả lời qua cuộc phỏng vấn với Ông Burchett trong bộ phim Vietnam Television rằng: “Lý do thứ hai, những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra thì có nhiều người đã tham gia cách mạng. Những người này theo lực lượng cách mạng vào rừng sâu sau cuộc tấn công Tết Mâu Thân và khi đó kẻ thù trở vào thành phố, chúng đã giết những người thân của những gia đình này, rồi đem chôn trong các hần tập thể”.

Tôi và mọi người thật không ngờ thầy đã tráo trở, nói láo mà không biết hổ thẹn với lương tâm của mình.

Đạo đức tối thiểu của một nhà giáo ở đâu hỡi thầy?

Thư cũng đã dài. Xin chào Thầy

Liên Thành
Cell Phone: 626-257-1057
Email: ubtttadcsvn@gmail.com
Phụ đính 5
Những vụ Việt cộng
Thảm sát tập thể dân lành vô tội!
Ls. Lê Duy San

Kể từ khi Việt Minh (tức Việt Cộng) cướp được chính quyền vào ngày 19/8/1945 tới nay, bọn Việt Cộng đã giết tới cả chục triệu dân Việt Nam. Giết người có tội hay chống đối chúng đã đành, chúng còn giết cả người vô tội, cả người không hề chống đối chúng. Đối với chúng, “Thà giết lầm, dù giết lầm cả trăm, cả ngàn người vô tội, còn hơn thả lầm một người có tội”. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ trong suốt cuộc chiến Việt Nam, bọn Việt Cộng đã thực hiện không biết là bao nhiêu cuộc thảm sát tập thể những người dân Việt Nam hiền lành vô tội. Dưới đây chỉ là mấy vụ thảm sát tập thể điển hình mà người viết được biết. 

Vụ thảm sát 1: Vụ thảm sát tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi.

Ngay sau khi Việt Minh, tức Việt Cộng sau này, cướp được chính quyền của Thủ Tướng  Trần Trọng Kim vào ngày 19/8/1945, chúng đã thực hiện nhiều vụ tàn sát tập thể các dân lành tại nhiều xã thuộc các huyện Bình Sơn, Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Hành trong tỉnh Quảng Ngãi. Tổng cộng số người bị Việt Minh giết lên đến gần 3,000 người, đa số là tin đồ Cao Đài. Theo Giáo Hữu Ngọc Sách Thanh tại Hoa Kỳ trình bày chi tiết trước Ủy Hội Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào tháng 4/1999 thì có vùng người dân “bị giết hết cả già trẻ lớn bé mà mồ chôn tập thể cùng khắp các miền quê…”. Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có bảng liệt kê danh tánh các nạn nhân lên đến con số 2,791 người. Danh sách này cũng được ghi nơi Đài Tưởng Niệm thiết lập từ năm 1956 tại Quảng Ngãi. Sau năm 1975 chính quyền cộng sản đã cho triệt hạ phá bỏ hết tất cả mọi dấu tích đi. Luật sư Đoàn Thanh Liêm cho biết đồ tể khét tiếng trong vụ thảm sát này tên là Đặng Bửu sau này giữ chức vụ hiệu trưởng Trường Chính Trị Nguyễn Ái Quốc ở Hà nội.

Vụ thảm sát 2: Tàn sát cả ngàn người trong vụ “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” [Xem hình: Cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu 13-11-1956-(Nghệ An)]

Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ máu. Các đảng viên CS được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, cũng liền tìm đến ngay các đồng chí đã vu cáo họ để trả thù. Họ đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết oan uổng, tài sản đã bị cưỡng đoạt bất hợp pháp và đòi quyền được di chuyển tự do vào Nam như đã ghi trong Hiệp định Geneve 1954.

Vụ dân chúng nổi dậy lớn nhất là vụ “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” ở Nghệ An vào đầu tháng 11/1956. Theo Cẩm Ninh, tác giả bài “ Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” thì đây là “Một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân.”

Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ CSVN.

Ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về những ngày tới. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra.

Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên.
Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu KhởiNghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:

Anh đi giết giặc lập công, Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến, Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng, Tha hồ ta bế ta bồng con ta.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa vào baovây. Và Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu.  Con số thương vong bị Việt Cộng dấu kín, nhưng theo những người dân Qùynh Lưu còn sống sót cho biết thì số người bị giết ít nhất cũng cả ngàn người và số người bị bắt cho đi tù ít nhất cũng trên 6,000 người.

Vụ thảm sát 3: Vụ thảm sát dân làng Dak Son.

Dak Son thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Sông Bé. Là một ngôi làng mới được dựng lên bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho khoảng 800 đồng bào dân tộc miền núi sau khi họ đã vượt thoát từ những vùng cao nguyên bị kiểm soát hoặc khủng bố bởi những đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt.

Đúng vào ngày này 05/12/1967, một vụ thảm sát kinh hoàng đã xảy ra tại khu làng Dak Son. Sau khi đã chiếm được làng, đoàn quân man rợ này đã hò hét và ra lệnh phải thiêu hủy toàn bộ làng Dak Son.

Những vòi lửa phóng ra đã đốt cháy nhà cửa kể cả những ai đang trốn hoặc không kịp chạy khỏi nhà.  Một số người sống sót chạy xuống hầm để trốn thì bị chết vì ngộp thở.  Một số nhà chưa cháy thì bị phá sập bởi lựu đạn. Khi đã hết nhiên liệu phóng lửa thì CSBV bắt đầu dùng tới súng để tàn sát. Chúng tìm được 160 người còn sống và bắt ra khỏi hầm rồi xử tử tại chỗ 60 người.. Khoảng 100 người còn lại chúng bắt theo vô rừng.

Tổng cộng 252 dân làng đã bị giết trong cuộc tàn sát này, đa số là đàn bà và trẻ em.

Vụ thảm sát 4: Vụ thảm sát năm Mậu Thân 1968 tại Huế.

Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, lợi dụng hưu chiến trong dịp Tết Nguyên Đán, Quân đội Cộng Sản Hà Nội và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, con đẻ của  Cộng Sản Hà Nội đã bất thình lình tấn công tại nhiều thành phố của miền Nam Việt Nam, trong đó cóSài Gòn và Huế. Chúng chiếm được Huế và tưởng là đã “giải phóng” vĩnh viễn được thành phố này nên Lực Lượng Cách Mạng Huế cùng với Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình của Lê văn Hảo đã họp hội nghị để thành lập một Chính Quyền Cách Mạng, với mục đích tổ chức việc quản trị thành phố và chuẩn bị chống lại sữ phản công của quân đội VNCH. Ngày 15 tháng 2 năm 1968 Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế được thành lập và Lê Văn Hảo đảm nhiệm chức vụ chủ tịch.”

Sau khi Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế được thành lập, chúng ra thông cáo  yêu cầu tất cả các quân cán chính của chính quyền VNCH phải ra trình diện rồi bắt giữ họ. Chúng cho những tên cộng sản nằm vùng như anh em Hòang Phủ Ngọc Tường, Hòang Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân v.v…đi lùng bắt những người trốn tránh không chịu ra trình diện và những người chúng nghi là thành phần “phản động. Nhiều người bị giết ngay tại nhà, trước ngõ hoặc trên đường phố và được chúng chôn ngay tại chỗ.

Trong 28 ngày chiếm giữ Huế, bọn Việt Cộng (bộ đội Bắc Việt và quân đội Gỉai Phóng Miền Nam) ngày nào cũng đi lùng bắt giết các quân nhân VNCH nghỉ phép về nhà ăn Tết và viên chức của VNCH. Những người dân thường không theo chúng, chúng cũng bắt và giam giữ tại nhiều nơi khác nhau. Số người bị bắt giam vào khỏang gần 10,000 người.

Khi quân đội VNCH phản công và tái chiếm thành phố Huế, để dễ dàng và an tòan cho cuộc rút lui, chúng đã bắt những người dân mà chúng đang giam giữ, đào những hầm hố lớn, nói là, nói là để làm hầm trú ẩn. Đào xong, chúng xả súng bắn vào họ rồi lấp đất chon họ luôn.    Nhiều người chưa chết, chúng cũng chôn luôn. [Xem hình: Một hầm chôn tập thể  ở Huế được khai quật]

Một hầm chôn tập thể  ở Huế được khai quật
Sau khi quân đội VNCH tái chiếm được Huế, do sự chỉ dẫn của dân chúng, người ta đã khám phá được gần 100 hầm hố chôn người. Có hố chôn 5, 3 người, có hố chôn một vài chục người. Còn hầm thì chôn ít nhất cũng có cả trăm người. Tổng cộng số xác chết vào khỏang hơn 5,000 người, chưa kể hơn 2,000 người mất tích (7). Nhiều nạn nhân bị trói hai tay và bị bắn vào đầu. Có thể nói đây là vụ người dân VN bị Việt Cộng tàn sát tàn bạo và dã man nhất trong cuộc chiến Việt Nam (1955-1975)

Vụ thảm sát 5: Vụ thảm sát dân làng Dục Đức tại Đà Nẵng.

Làng Dục Đức nằm vị trí khoảng 20 dặm về phía tây nam Đà Nẵng, là một trong những khu vực mất an ninh nhất trong chiến tranh Việt Nam . Các làng trong khu vực này luôn bị tấn công bởi bộ đôi chính quy Bắc Việt và Việt Cộng khủng bố nên đã được lính Mỹ bảo vệ.

Vào tháng 8 năm 1970, khi những người lính Mỹ cuối cùng đã rời làng Dục Đức. Bảy tháng sau đó vào ngày 28 tháng 3 năm 1971, hai trung đoàn bộ đội cộng sản Bắc Việt đã tấn công tàn sát, giết chết cả 100 dân làng gồm đàn ông, phụ nữ, trẻ em, làm bị thương hơn 150 người và đốt cháy khoảng 800 ngôi nhà. [Xem hình Làng Dục Đức sau ngày 28-31/3/71].

Vụ thảm sát 6: Vụ thảm sát ở ấp Tân Lập, tỉnh Long Khánh.

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, một một trận chiến ác liệt đã xẩy ra tại thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh.

Sau khi biết chắc chắn đơn vị cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 Bộ Binh đã triệt thoái khỏi trận địa, các đơn vị của Sư đoàn 341 Việt Cộng thuộc Quân đoàn IV của Tướng Hoàng Cầm, được lệnh tiến vào tiếp thu các làng xã từ đèo Mẹ Bồng Con, dọc theo QL.1 đến Ngã Ba Cua Heo, cửa ngõ đi vào Thị xã Xuân Lộc từ hướng Tây.

Mặc dù rất thận trọng trong lúc tiến quân tiến vào xã Tân Lập, chúng đã vướng phải mìn claymore do các chiến sĩ nghĩa quân gài. Mìn nổ đã làm cho một số cán binh cộng sản chết và bị thương. Chúng tức giận, đã bắn B40, B41 rồi bắn AK 47 xối xả vào đám dân làng đang ra đứng trước nhà để "hoan hô bộ đội giải phóng". Tên chỉ huy ra lệnh lùa dân làng tập trung tại một bãi đất trống. Chúng bắt để tay trên đầu, nằm úp mặt xuống mặt đất rồi ra lệnh nổ súng giết hết. Những người còn sống, chúng dùng lưỡi lê đâm chém cho đến chết mới thôi. Con số tử vong đếm được trên 183 nạn nhân. Tất cả được lùa xuống hố và chôn tập thể. Hiện nay mồ chôn tập thể đó vẫn còn tồn tại tại xã Tân Lập, Quận Xuân Lộc, Tỉnh Long Khánh.

Thảm sát 7: Vụ thảm sát dân làng Ba Chúc, tỉnh An Giang.

Vào tháng 4/1978, hơn 3,157 dân làng Ba Chúc thuộc tỉnh An Giang đã bị Việt Cộng thảm sát dã man, tàn bạo và khủng khiếp hơn cả vụ thảm sát đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968.

Theo ông Nguyễn Vĩnh Long Hồ thì “Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các CHÙA, TRƯỜNG HỌC tại làng Ba Chúc cách biên giới VIỆT - MIÊN khoảng 7 cây số và chỉ trong vòng một đêm 18 tháng 4 năm 1978. Cái dã man và vô nhân đạo của bọn Lãnh đạo Đảng CSVN là đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát, đem trưng bày trong các hộp kính để gây ảo giác căm thù giữa hai dân tộc VIỆT NAM – KAMPUCHEA”.

“Sau khi phối kiểm và phân tách “Câu chuyện làng BA CHÚC ở biên giới MIÊN - VIỆT” của ông HOÀNG QUÝ (mạng lenduong. net ngày 5/02/2004), chi tiết về cụm nhà mồ BA CHÚC kể trên và thơ tố cáo của ông TRẦN H. Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông TRẦN H, và ông HOÀNG QUÝ đều xác nhận là tất cả nạn nhân đều bị thảm sát tại CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC .

Ông TRẦN H. viết: “... CSVN đưa sư đoàn 30 CSBV án ngữ dầy đặc dọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Đốc cũ. Chiều đến thì bọn cán bộ và bộ đội Cộng sản bắt dân vào CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC ngủ để chúng bảo vệ. Nửa đêm, dân ngủ mê, chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trường học bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặc. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạch làm hằng ngàn dân vô tội phải chết oan uổn dưới bàn tay vô thần của CSVN. Nhứt là tại làng Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên 3.000 người bị chúng viết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiến để chứa đống xương vô định chất cao bằng đầu...” [Xem hình: Sọ dân làng Ba Chúc]

Tại sao bọn CSVN lại thảm sát tập thể dân làng Ba Chúc ? Cũng theo ông Nguyễn Vĩnh Long Hồ thì “Trước năm 1975, có ai đặt chân lần đầu đến Ba Chúc dưới chân làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia núi Dài, đều ngạc nhiên trước hết là nhìn đâu đâu cũng thấy chùa và đa số chùa nào cũng giữ theo truyền thống là tường xây bằng gạch nhưng mái lợp lá. Riêng tại làng Ba Chúc có khoảng 15.000 tín đồ Bửu Sơn kỳ Hương thờ vị Giáo Tổ Đức Phật Thầy Tây An, lấy giáo lý PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ đề xướng: Tứ Ân, Bát Nhẫn và tám Điều Răn của Đức Thầy để tu thân. Điều nầy chúng minh dã tâm của bọn CSVN vừa tiêu diệt tín đồ PGHH, vừa đốt luôn các chùa chiền, nơi tín đồ PGHH thờ phượng đấng thiêng liêng, rồi đổ tội diệt chủng cho bọn Khmer Đỏ đã biến mất về phía bên kia biên giới, thế là xong! Những việc giết người tập thể là sách lược của bọn CSVN, có tính toán tinh vi và được thực hiện từng bước theo kế hoạch được dàn dựng hẳn hoi. Đây là độc chiêu “nhất tiển hạ song điêu” của bọn CSVN”.

Trên đây chỉ là bẩy vụ điển hình mà Việt Cộng đã thảm sát tập thể dân lành vô tội. Thực ra thì trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam có cả hàng trăm vụ thảm sát tập thể tương tự nhưng đã được bọn Việt Cộng che dấu rất kỹ.. Tội ác của bọn chúng đã gây ra cho dân tộc Việt Nam là những tội ác tầy đình, “trời không dung, đất không tha”, dù có cho voi giày, ngựa xé cũng chưa xứng. 

Ls. Lê Duy San
------------------------------------------------------------------
Tham khảo thêm tại trang Web sau:
http://vietnamsaigon75.blogspot.co.uk/2012/08/viet-cong-tham-sat-dan-lang-ba-chuc_23.html