Vụ Mưu Sát Ở Phi Trường Kuala Lumpur
● Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ với Chủ tịch nước Bắc Hàn Kim Jong Un bị giết chết tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur, Mã Lai Á bằng hóa chất VX.
Hành lang trạm số 2 của phi trường Kuala Lumpur là nơi có nhiều ngõ ngách. Tại đây, vào một buổi sáng bình thường, khá đông khách đang ở phi trường. Họ là những khách đi nghỉ hè, ham vui, hay những doanh thương vội vã. Một vài bà mẹ đang giúp trẻ con ăn mì, vài tay du lịch trẻ cầm những cuốn sách hướng dẫn du lịch đọc dở dang.
Hai người phụ nữ Á châu trà trộn trong đám đông hỗn độn này. Chẳng mấy ai chú ý đến họ, khi hai người đến gần một người du khách béo mập, mặc bộ vét mầu xanh, trên vai bên phải đeo túi xách bằng da. Trong lúc ông ta đang lúi húi ở quầy xét vé, một phụ nữ từ phía sau ôm chặt lấy ông, và người kia ấn một mảnh vải nhỏ lên mặt ông ta. Đôi bên có vật lộn với nhau trong vài giây, sau đó, hai phụ nữ thả lỏng người đàn ông ra, và họ lẩn vào đám đông đi mất. Họ không chạy, không đi chậm, chỉ đi rảo bước.
Người đàn ông chớp mắt liên hồi, không hiểu chuyện gì xảy ra, rồi ông ta chạy vội đến quầy tiếp khách để nhờ giúp đỡ, và giải thích với mấy tiếp viên mặc áo vét mầu cam về những gì đã xảy ra cho ông ta. Một lúc sau, ông cảm thấy chếnh choáng, không nhìn thấy gì cả, và ông được đem đến trạm y tế gần đó. Tại đây, ông được đặt lên băng ca, và gửi đi bệnh viện để cấp cứu, nhưng ông ta đã chết trên đường đi đến bệnh viện. Hai người phụ nữ biến khỏi hiện trường từ lâu, họ lấy taxi ở lề đường, bên ngoài nhà ga, để đi đến một khách sạn rẻ tiền trong vùng tây nam, trung tâm thành phố.
Chỉ một ngày sau, vào ngày 14 tháng Hai, nhờ hình ảnh thu lại bằng máy ảnh của phi trường, cảnh sát nhận ra ngay đây là một vụ ám sát giữa ban ngày. Người bị chết mua vé máy bay đi Macau, chuyến bay khởi hành lúc 10 giờ sáng, với tên là Kim Chol, 46 tuổi. Macau là một lãnh thổ bán tự trị của Trung cộng. Giấy thông hành của hành khách này là giấy giả. Căn cước thật của ông ta là Kim Jong Nam, 45 tuổi, người con trai lớn nhất của nhà độc tài quá cố Kim Chính Nhất. Ông là anh cùng cha khác mẹ với Kim Jong Un Lãnh Tụ Tối Cao hiện nay của Bắc Hàn.
Các quan chức Nam Hàn lập tức đề quyết chế độ độc tài Bắc Hàn là kẻ chủ mưu vụ ám sát. Bắc Hàn là một quốc gia nghèo đói với 25 triệu dân, được cai trị theo kiểu độc tài cộng sản Stalin từ năm 1948 cho đến nay. Đến ngày 16 tháng Hai, chính quyền Mã Lai bắt giam hai người phụ nữ có hình trong máy camera giữ an ninh phi trường. Một người tên là Siti Aisyah, 26 tuổi, cư dân ở tỉnh Serang, Nam Dương. Người kia là một công dân người Việt, tên Đòan Thị Hương, 28 tuổi.
Cả hai phụ nữ này đều nghĩ rằng họ chỉ tham gia vào một trò chơi trên đài truyền hình. Cô Aisyah nói rằng cô được hai người đàn ông Á châu cho $90 đô la Mỹ để làm việc này. Hai người đàn ông đó trông như là người Nhật, hay người Hàn. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hai phụ nữ này thuộc loại thích đi du lịch, thích chụp hình tự sướng, và thích ăn quà. Họ là điển hình của phụ nữ Đông Nam Á làm việc trong nghề chiêu đãi. Cảnh sát trưởng Mã Lai, ông Khalid Abu Bakar nói với báo chí rằng ông không tin vào lời khai của họ. Ông đặt nghi vấn vì sao cô Hương phải chạy vội vào nhà vệ sinh sau khi tấn công người lạ mặt. Hẳn là cô ta hiểu rõ tầm mức độc hại của vật liệu cô dùng, nên cô phải đi rửa tay ngay.Ngày 28 tháng Hai, nhà chức trách Mã Lai truy tố hai phụ nữ về tội sát nhân.
Nhà chức trách địa phương cũng bắt giam một người Mã lai, và một người Bắc hàn. Người Bắc Hàn này là một khoa học gia từng sống ở Mã Lai từ hơn một năm nay. Cảnh sát Mã còn liệt kê bốn người Bắc Hàn khác là nghi can, họ đã bỏ chạy đi mất ngay sau vụ tấn công. Có lẽ vẫn còn một số tòng phạm trốn ở Mã Lai. Các điều tra viên muốn nói chuyện với một nhà ngoại giao Bắc Hàn, và nhân viên hãng hàng không Air Koryo, nhưng Sứ quán Bắc Hàn từ chối không chịu hợp tác trong cuộc điều tra.Tổng cộng có 8 người Bắc Hàn dính líu đến vụ ám sát Kim Jong Nam. Theo ông Ken Gause, chuyên gia về Bắc Hàn, thuộc Trung tâm Nghiên Cứu Tình Hình của Hải quân Mỹ, đặt tại Arlington, Virginia, sự việc trên cho thấy: “Bắc Hàn là một chế độ khát máu, và liểu lĩnh, họ không ngần ngại làm bất cứ một hành động táo bạo nào.”.
Vụ mưu sát còn mang tính chất trầm trọng hơn. Ngày 24 tháng Hai, các điều tra viên Mã Lai tiết rộ rằng hóa chất độc hại dùng trong miếng vải khăn tay để giết Kim Jong Nam là VX, một loại hóa chất cực độc, một thứ vũ khí hóa học. Người dính vào hóa chất này sẽ co rúm bắp thịt, không kiểm soát nổi, sau đó bị nghẹt thở dữ dội trong vòng 15 đến 20 phút, và chết. Việc sử dụng hóa chất hiếm hoi, cực độc, cũng như âm mưu lén xâm nhập vào nhà quàn giữ xác Kim Jong Nam, cho thấy có một giả thuyết khác nói rằng Kim Jong Nam bị giết bởi một một nhóm băng đảng, hay bị trả thù vì một vụ kinh doanh thất bại. Có lẽ Bắc Hàn đã liều lĩnh dùng vũ khí cực độc này, một thứ vũ khí hóa học bị Liên Hiệp Quốc coi là vũ khí giết người hàng loạt. Giáo sư Jennifer Lind, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc trường đại học Dartmouth cho rằng: “Vụ mưu sát này to chuyện lắm chứ không đơn giản.”.
VỤ ÁM SÁT KIM JONG NAM giúp Bắc Hàn tiếp tục giữ thanh thế trên sân khấu chính trị quốc tế là một quốc gia cứng đầu, ngỗ nghịch đối với thế giới. Trước khi xảy ra vụ ám sát, Bình Nhưỡng cho thử nghiệm bắn hỏa tiễn đạn đạo, và các chuyên gia Tây phương tin rằng sớm muộn gì Bắc Hàn cũng tìm cách thử xem phản ứng của tổng thống mới Donald Trump sẽ ra sao. Và cứ mỗi lần Bắc Hàn khiêu khích, là y như có sự căng thẳng gia tăng giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh, bởi vì Trung cộng là nước được coi là có trách nhiệm kìm hãm những hành động ngang ngược của gia đình họ Kim.
Cuộc đời ngắn ngủi, cô đơn, và kỳ lạ của Kim Jong Nam thể hiện những rắc rối xảy ra trong gia đình quyền lực nhất ở Bình Nhưỡng. Người đàn ông này sinh vào năm 1971, là con của một diễn viên điện ảnh, tên là Song Hye Rim, một tình nhân của lãnh tụ Kim Chính Nhất. Nhưng cựu lãnh tụ Kim Nhật Thành, cha của Kim Chính Nhất, không chấp nhận mối tình này, do đó, đứa cháu nội tư sinh của ông được đem đi nuôi ở một nơi bí mật cho đến khi nó được 5 tuổi. Khi đứa bé này được 8 tuổi, nó được đem sang sống với bà nội ở Mạc Tư Khoa, theo học trường quốc tế ở Nga và Thụy sĩ. Cậu bé có thể nói thông thạo vài ngoại ngữ.
Là đứa con trai lớn nhất của Kim Chính Nhất, lẽ ra cậu Kim Jong Nam sẽ trở thành người thừa kế địa vị lãnh tụ. Nhưng sự việc thay đổi hoàn toàn vào tháng Năm 2001 khi Kim Jong Nam bị bắt ở phi trường Narita, Tokyo trên đường đi thăm khu Disneyland ở Nhật. Kim Jong Nam đã dùng chiếu khán giả, mang quốc tịch Dominican, với tên giả là Pang Xiong, tức “Gấu Mập”. viết bằng tiếng Quan Thoại (Hoa ngữ). Sự việc tai tiếng này khiến cho Kim Jong Nam mất hết uy tín ở Bình Nhưỡng. Có nguồn tin nói rằng chính mẹ của Kim Jong Un đã ngầm báo cho nhà chức trách Nhật về việc dùng thông hành giả của Kim Jong Nam để bôi nhọ Kim Jong Nam, và tìm cách đưa con trai bà lên làm thừa kế lãnh tụ Kim Chính Nhất. Việc hạ nhục này khiến cho Kim Jong Nam phải sống khép kín ở Macau, trung tâm cờ bạc theo kiểu Las Vegas ở Á châu. Ông ta tiêu sầu cuộc đời của mình ở các sòng bài, và những trò giải trí nhu nhược khác. Sống lưu vong không làm ông Kim Jong Nam hài lòng. Ông có ít nhất là sáu người con, và ông thường hay đi du lịch Âu châu, trong lúc ông có nhà ở Singapore và Bắc Kinh.
Mối quan hệ mật thiết của Kim Jong Nam với Bắc Kinh trở thành án tử hình cho ông ta. Quan hệ thân tín đó được suy diễn là giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn bảo vệ Kim Jong Nam, và dùng ông ta làm con bài thay thế Kim Jong Un, nếu như có sự thay đổi nhân sự trong chế độ ở Bình Nhưỡng. Việc thay đổi chế độ ở Bắc Hàn là điều không thể tránh được. Ở Bắc Hàn vẫn có tin đồn về huyền thoại cho rằng Kim Jong Nam mới là kẻ thừa kế chính hiệu, bởi vì ông được hun đúc từ ngọn núi lửa Baeku, nơi khai sinh ra dân tộc Bắc Hàn. Do đó, việc đặt Kim Jong Nam lên làm lãnh tụ là việc hợp lòng dân. Thậm chí một số kẻ đào tị Bắc Hàn còn cho biết họ từng được tiếp xúc, để mời tham gia vào chính phủ lưu vong. Mặc dù Kim Jong Nam phủ nhận tin đồn này, nhưng hồi tháng Tư, vẫn có một cố gắng mới làm sống lại tin đồn này. Chính vì vậy, Bình Nhưỡng phải ra tay hạ độc thủ.
Ngoài ra, còn có tin đồn cho rằng việc hạ sát Kim Jong Nam là giai đoạn sau cùng trong đợt chỉnh đốn quyền lực của Kim Jong Un. Cách đây chưa đầy hai tuần, Kim Won Hon, kẻ đứng đầu ngành an ninh quốc gia tung ra đợt thanh trừng mới. Cùng lúc với việc hạ sát Kim Jong Nam, nhiều nhân vật đào tị khác cũng trở thành đối tượng bị sát hại, nhất là sau khi phó đại sứ Bắc Hàn ở Luân Đôn, ông Thae Yong Ho trốn được sang Nam Hàn, xin tị nạn hồi tháng Tám năm ngoái.
ÂM MƯU SÁT HẠI KIM JONG NAM là dấu tích điển hình của hành động thủ tiêu, sát hại của chế độ ở Bắc Hàn. Năm 1997, một tay sát thủ đã bắn chết Yi Han Yong, người anh em bà con của Kim Jong Nam, đào tị sang Nam Hàn từ thập niên 1980's. Năm 2011, Bắc Hàn định giết một kẻ đào tị khác bằng cách chích mũi kim chứa thuốc độc để trong cây viết Parker. Ngày 17 tháng 9 năm 2002, chính Kim Chính Nhất thú nhận Bắc Hàn đã bắt cóc 13 người Nhật với âm mưu sẽ bắt những người này phải lấy chồng, hay vợ Bắc Hàn, và đẻ ra một số con lai để sau này huấn luyện thành điệp viên. Lãnh tụ Kim Jong Un không màng đếm xỉa gì đến quan hệ máu mủ, huyết tộc, ông ta sẵn sàng xử tử hình người cậu tên là Jang Song Thaek vào năm 2013. Giáo sư Jennifer Lind cho rằng việc hạ sát Kim Jong Nam là “trò chơi độc chiếm ngôi lãnh tụ thường thấy ở Bắc Hàn.”.
Kim Jong Nam là người được Bắc Kinh bảo vệ. Do đó, theo chuyên gia Ken Gause việc giết chết Kim Jong Nam là một cái tát đánh vào mặt giới lãnh đạo Bắc Kinh. Hai nước Trung Hoa và Bắc Triều tiên là hai nước láng giềng thân thiết, theo chữ dùng của Mao Trạch Đông, là loại láng giềng “Môi hở răng lạnh”, có từ hơn 60 năm nay. Nhưng mối giao hảo đó bắt đầu phai lạt kể từ ngày Trung cộng đi theo chính sách cải cách vào cuối thập niên 1970's. Trung cộng vẫn nắm khoảng 90% quan hệ mậu dịch với Bắc Hàn, ngay cả những nhân vật bênh vực Bắc Hàn hết mình trong Bộ Chính Trị Trung Cộng cũng phải lên tiếng chỉ trích Bắc Hàn. Ngày 18 tháng Hai, Trung cộng tuyên bố họ sẽ ngưng nhập cảng than đá của Bắc Hàn từ nay cho đến cuối năm. Tuy không nói ra vụ ám sát là lý do không nhập cảng than, nhưng thời điểm đưa ra quyết định này nói lên ý nghĩa của sự việc. Xuất khẩu than đá chiếm gần một nửa nguồn ngoại tệ của Bắc Hàn. Năm 2015, ngoại tệ thu nhờ vào xuất cảng than đá lên đến $1 tỉ đô la. Đài truyền hình nhà nước Bắc Hàn KCNA lên tiếng chửi Trung cộng là thằng đểu cáng, đã “cùng nắm tay khiêu vũ với bọn đế quốc Mỹ.”.
Việc Bắc Kinh cấm nhập cảng than đá của Bắc Hàn phù hợp với đề nghị trừng phạt Bắc Hàn do Liên Hiệp Quốc đưa ra sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm vũ khí nguyên tử lần thứ tư. (Từ đó đến nay đã xảy ra vụ thí nghiệm lần thứ năm). Ông Trump cả quyết rằng Bắc Kinh có thể làm cho Bình Nhưỡng phải suy sụp về kinh tế, và biết vâng lời. Ông Trump từng nói với phóng viên hãng Reuters: “Họ (ám chỉ Trung cộng) có thể làm việc này dễ dàng nếu họ muốn.”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Bắc Kinh vẫn áp dụng chiến lược cứ để Bắc Hàn sống còn, với thái độ ngang bướng. Nếu chế độ Bắc Hàn sụp đổ, sẽ có vô số người tị nạn Bắc Hàn tràn qua biên giới phía đông bắc để vào Trung Hoa. Đấy là chưa kể khi đó Hoa Kỳ sẽ có một đồng minh hùng mạnh là một nước Đại Hàn thống nhất. Đây là điều Trung cộng không muốn xảy ra. Theo giáo sư Steven Weber chuyên gia về Đại hàn ở trường đại học Berkeley nhận xét như trên.
Nhưng nguyên trạng như hiện nay lại bị đe dọa bởi những vụ thí nghiệm vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng. Nhiều chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng chỉ cần ít năm nữa là có thể làm được hỏa tiễn đạn đạo bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Bắc Kinh mong muốn tái lập hội nghị sáu nước tài giảm vũ khí nguyên tử, trong đó có Bắc Hàn, Nam Hàn, Nhật Bản, Nga, Trung Cộng và Hoa Kỳ. Hội nghị kiểu này từng liên tục nhóm họp từ năm 2003 đến năm 2009, trước khi bị Kim Chính Nhất ngưng không chịu tham gia nữa. Các viên chức Bắc Hàn dự tính sẽ gặp gỡ và thảo luận với Mỹ tại New York. Đây là lần đầu tiên có cuộc gặp gỡ diễn ra trên đất Mỹ kể từ năm 2011. Nhưng rồi Bộ Ngoại Giao Mỹ từ chối cấp chiếu khán cho quan chức Bắc Hàn, 12 ngày sau khi xảy ra vụ ám sát.
Có quốc gia nào trên thế giới chịu ngồi xuống nói chuyện, giải thích lý lẽ với một nước nhẫn tâm giết chết cả người thân trong gia đình? Vào lúc này, có lẽ không có nước nào muốn nói chuyện với Bắc Hàn. Hoa kỳ ở vị thế khó khăn vì quan hệ gắn bó lâu dài với Hán Thành, và sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Nam Hàn. Cả Nam Hàn lẫn Hoa Kỳ sẽ bị Bắc Hàn phản công nếu Hoa Kỳ có ý định đánh phá cơ sở làm vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn. Nhưng Trung cộng cũng có những quyền lợi riêng tư của họ ở trong vùng, nên họ không muốn ra tay trừ khử Bắc Hàn. Nếu các cuộc thương nghị được tổ chức trở lại, hy vọng đem lại thành công sẽ rất ít. Muốn đưa Bình Nhưỡng quanh trở lại bàn hội nghị về nguyên tử có lẽ phải mất ít nhất là vài năm để xây dựng lại lòng tin của Bắc Hàn, và phía Nam Hàn phải chịu vài nhượng bộ, chẳng hạn như sẽ không thao diển quân sự chung với Hoa Kỳ hàng năm. Ngoài ra, muốn đạt được thỏa thuận nào với Bình Những, Liên Hiệp Quốc phải nhắm mắt là ngơ không tố cáo những tội vi phạm nhân quyền của Bắc Hàn. Nước này vi lạm quyền đến mức độ có thể coi như “tội ác đối với nhân loại.”.
Bỏ qua, không đả động gì đến vụ ám sát Kim Jong Nam chưa chắc đã được yên. Giáo sư Lind đưa ra nhận như sau: “Điều bi thảm, đau lòng trong vụ ám sát này là Kim Jong Nam chỉ mong được sống yên thân, đừng ai động đến ông ta, nhưng vẫn không được yên. Chỉ vì ông là máu mủ của gia đình họ Kim, vì ông sinh ra ở Bắc Hàn.” Đó cũng chính là nỗi thống khổ dân tộc Bắc Hàn đang phải cắn răng gánh chịu.
Bài tường thuật của Charlie Campbell trên báo TIME ngày 13/3/2017
Nguyễn Minh Tâm dịch
Hành lang trạm số 2 của phi trường Kuala Lumpur là nơi có nhiều ngõ ngách. Tại đây, vào một buổi sáng bình thường, khá đông khách đang ở phi trường. Họ là những khách đi nghỉ hè, ham vui, hay những doanh thương vội vã. Một vài bà mẹ đang giúp trẻ con ăn mì, vài tay du lịch trẻ cầm những cuốn sách hướng dẫn du lịch đọc dở dang.
Hai người phụ nữ Á châu trà trộn trong đám đông hỗn độn này. Chẳng mấy ai chú ý đến họ, khi hai người đến gần một người du khách béo mập, mặc bộ vét mầu xanh, trên vai bên phải đeo túi xách bằng da. Trong lúc ông ta đang lúi húi ở quầy xét vé, một phụ nữ từ phía sau ôm chặt lấy ông, và người kia ấn một mảnh vải nhỏ lên mặt ông ta. Đôi bên có vật lộn với nhau trong vài giây, sau đó, hai phụ nữ thả lỏng người đàn ông ra, và họ lẩn vào đám đông đi mất. Họ không chạy, không đi chậm, chỉ đi rảo bước.
Người đàn ông chớp mắt liên hồi, không hiểu chuyện gì xảy ra, rồi ông ta chạy vội đến quầy tiếp khách để nhờ giúp đỡ, và giải thích với mấy tiếp viên mặc áo vét mầu cam về những gì đã xảy ra cho ông ta. Một lúc sau, ông cảm thấy chếnh choáng, không nhìn thấy gì cả, và ông được đem đến trạm y tế gần đó. Tại đây, ông được đặt lên băng ca, và gửi đi bệnh viện để cấp cứu, nhưng ông ta đã chết trên đường đi đến bệnh viện. Hai người phụ nữ biến khỏi hiện trường từ lâu, họ lấy taxi ở lề đường, bên ngoài nhà ga, để đi đến một khách sạn rẻ tiền trong vùng tây nam, trung tâm thành phố.
Chỉ một ngày sau, vào ngày 14 tháng Hai, nhờ hình ảnh thu lại bằng máy ảnh của phi trường, cảnh sát nhận ra ngay đây là một vụ ám sát giữa ban ngày. Người bị chết mua vé máy bay đi Macau, chuyến bay khởi hành lúc 10 giờ sáng, với tên là Kim Chol, 46 tuổi. Macau là một lãnh thổ bán tự trị của Trung cộng. Giấy thông hành của hành khách này là giấy giả. Căn cước thật của ông ta là Kim Jong Nam, 45 tuổi, người con trai lớn nhất của nhà độc tài quá cố Kim Chính Nhất. Ông là anh cùng cha khác mẹ với Kim Jong Un Lãnh Tụ Tối Cao hiện nay của Bắc Hàn.
Các quan chức Nam Hàn lập tức đề quyết chế độ độc tài Bắc Hàn là kẻ chủ mưu vụ ám sát. Bắc Hàn là một quốc gia nghèo đói với 25 triệu dân, được cai trị theo kiểu độc tài cộng sản Stalin từ năm 1948 cho đến nay. Đến ngày 16 tháng Hai, chính quyền Mã Lai bắt giam hai người phụ nữ có hình trong máy camera giữ an ninh phi trường. Một người tên là Siti Aisyah, 26 tuổi, cư dân ở tỉnh Serang, Nam Dương. Người kia là một công dân người Việt, tên Đòan Thị Hương, 28 tuổi.
Cả hai phụ nữ này đều nghĩ rằng họ chỉ tham gia vào một trò chơi trên đài truyền hình. Cô Aisyah nói rằng cô được hai người đàn ông Á châu cho $90 đô la Mỹ để làm việc này. Hai người đàn ông đó trông như là người Nhật, hay người Hàn. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hai phụ nữ này thuộc loại thích đi du lịch, thích chụp hình tự sướng, và thích ăn quà. Họ là điển hình của phụ nữ Đông Nam Á làm việc trong nghề chiêu đãi. Cảnh sát trưởng Mã Lai, ông Khalid Abu Bakar nói với báo chí rằng ông không tin vào lời khai của họ. Ông đặt nghi vấn vì sao cô Hương phải chạy vội vào nhà vệ sinh sau khi tấn công người lạ mặt. Hẳn là cô ta hiểu rõ tầm mức độc hại của vật liệu cô dùng, nên cô phải đi rửa tay ngay.Ngày 28 tháng Hai, nhà chức trách Mã Lai truy tố hai phụ nữ về tội sát nhân.
Nhà chức trách địa phương cũng bắt giam một người Mã lai, và một người Bắc hàn. Người Bắc Hàn này là một khoa học gia từng sống ở Mã Lai từ hơn một năm nay. Cảnh sát Mã còn liệt kê bốn người Bắc Hàn khác là nghi can, họ đã bỏ chạy đi mất ngay sau vụ tấn công. Có lẽ vẫn còn một số tòng phạm trốn ở Mã Lai. Các điều tra viên muốn nói chuyện với một nhà ngoại giao Bắc Hàn, và nhân viên hãng hàng không Air Koryo, nhưng Sứ quán Bắc Hàn từ chối không chịu hợp tác trong cuộc điều tra.Tổng cộng có 8 người Bắc Hàn dính líu đến vụ ám sát Kim Jong Nam. Theo ông Ken Gause, chuyên gia về Bắc Hàn, thuộc Trung tâm Nghiên Cứu Tình Hình của Hải quân Mỹ, đặt tại Arlington, Virginia, sự việc trên cho thấy: “Bắc Hàn là một chế độ khát máu, và liểu lĩnh, họ không ngần ngại làm bất cứ một hành động táo bạo nào.”.
Vụ mưu sát còn mang tính chất trầm trọng hơn. Ngày 24 tháng Hai, các điều tra viên Mã Lai tiết rộ rằng hóa chất độc hại dùng trong miếng vải khăn tay để giết Kim Jong Nam là VX, một loại hóa chất cực độc, một thứ vũ khí hóa học. Người dính vào hóa chất này sẽ co rúm bắp thịt, không kiểm soát nổi, sau đó bị nghẹt thở dữ dội trong vòng 15 đến 20 phút, và chết. Việc sử dụng hóa chất hiếm hoi, cực độc, cũng như âm mưu lén xâm nhập vào nhà quàn giữ xác Kim Jong Nam, cho thấy có một giả thuyết khác nói rằng Kim Jong Nam bị giết bởi một một nhóm băng đảng, hay bị trả thù vì một vụ kinh doanh thất bại. Có lẽ Bắc Hàn đã liều lĩnh dùng vũ khí cực độc này, một thứ vũ khí hóa học bị Liên Hiệp Quốc coi là vũ khí giết người hàng loạt. Giáo sư Jennifer Lind, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc trường đại học Dartmouth cho rằng: “Vụ mưu sát này to chuyện lắm chứ không đơn giản.”.
VỤ ÁM SÁT KIM JONG NAM giúp Bắc Hàn tiếp tục giữ thanh thế trên sân khấu chính trị quốc tế là một quốc gia cứng đầu, ngỗ nghịch đối với thế giới. Trước khi xảy ra vụ ám sát, Bình Nhưỡng cho thử nghiệm bắn hỏa tiễn đạn đạo, và các chuyên gia Tây phương tin rằng sớm muộn gì Bắc Hàn cũng tìm cách thử xem phản ứng của tổng thống mới Donald Trump sẽ ra sao. Và cứ mỗi lần Bắc Hàn khiêu khích, là y như có sự căng thẳng gia tăng giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh, bởi vì Trung cộng là nước được coi là có trách nhiệm kìm hãm những hành động ngang ngược của gia đình họ Kim.
Cuộc đời ngắn ngủi, cô đơn, và kỳ lạ của Kim Jong Nam thể hiện những rắc rối xảy ra trong gia đình quyền lực nhất ở Bình Nhưỡng. Người đàn ông này sinh vào năm 1971, là con của một diễn viên điện ảnh, tên là Song Hye Rim, một tình nhân của lãnh tụ Kim Chính Nhất. Nhưng cựu lãnh tụ Kim Nhật Thành, cha của Kim Chính Nhất, không chấp nhận mối tình này, do đó, đứa cháu nội tư sinh của ông được đem đi nuôi ở một nơi bí mật cho đến khi nó được 5 tuổi. Khi đứa bé này được 8 tuổi, nó được đem sang sống với bà nội ở Mạc Tư Khoa, theo học trường quốc tế ở Nga và Thụy sĩ. Cậu bé có thể nói thông thạo vài ngoại ngữ.
Là đứa con trai lớn nhất của Kim Chính Nhất, lẽ ra cậu Kim Jong Nam sẽ trở thành người thừa kế địa vị lãnh tụ. Nhưng sự việc thay đổi hoàn toàn vào tháng Năm 2001 khi Kim Jong Nam bị bắt ở phi trường Narita, Tokyo trên đường đi thăm khu Disneyland ở Nhật. Kim Jong Nam đã dùng chiếu khán giả, mang quốc tịch Dominican, với tên giả là Pang Xiong, tức “Gấu Mập”. viết bằng tiếng Quan Thoại (Hoa ngữ). Sự việc tai tiếng này khiến cho Kim Jong Nam mất hết uy tín ở Bình Nhưỡng. Có nguồn tin nói rằng chính mẹ của Kim Jong Un đã ngầm báo cho nhà chức trách Nhật về việc dùng thông hành giả của Kim Jong Nam để bôi nhọ Kim Jong Nam, và tìm cách đưa con trai bà lên làm thừa kế lãnh tụ Kim Chính Nhất. Việc hạ nhục này khiến cho Kim Jong Nam phải sống khép kín ở Macau, trung tâm cờ bạc theo kiểu Las Vegas ở Á châu. Ông ta tiêu sầu cuộc đời của mình ở các sòng bài, và những trò giải trí nhu nhược khác. Sống lưu vong không làm ông Kim Jong Nam hài lòng. Ông có ít nhất là sáu người con, và ông thường hay đi du lịch Âu châu, trong lúc ông có nhà ở Singapore và Bắc Kinh.
Mối quan hệ mật thiết của Kim Jong Nam với Bắc Kinh trở thành án tử hình cho ông ta. Quan hệ thân tín đó được suy diễn là giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn bảo vệ Kim Jong Nam, và dùng ông ta làm con bài thay thế Kim Jong Un, nếu như có sự thay đổi nhân sự trong chế độ ở Bình Nhưỡng. Việc thay đổi chế độ ở Bắc Hàn là điều không thể tránh được. Ở Bắc Hàn vẫn có tin đồn về huyền thoại cho rằng Kim Jong Nam mới là kẻ thừa kế chính hiệu, bởi vì ông được hun đúc từ ngọn núi lửa Baeku, nơi khai sinh ra dân tộc Bắc Hàn. Do đó, việc đặt Kim Jong Nam lên làm lãnh tụ là việc hợp lòng dân. Thậm chí một số kẻ đào tị Bắc Hàn còn cho biết họ từng được tiếp xúc, để mời tham gia vào chính phủ lưu vong. Mặc dù Kim Jong Nam phủ nhận tin đồn này, nhưng hồi tháng Tư, vẫn có một cố gắng mới làm sống lại tin đồn này. Chính vì vậy, Bình Nhưỡng phải ra tay hạ độc thủ.
Ngoài ra, còn có tin đồn cho rằng việc hạ sát Kim Jong Nam là giai đoạn sau cùng trong đợt chỉnh đốn quyền lực của Kim Jong Un. Cách đây chưa đầy hai tuần, Kim Won Hon, kẻ đứng đầu ngành an ninh quốc gia tung ra đợt thanh trừng mới. Cùng lúc với việc hạ sát Kim Jong Nam, nhiều nhân vật đào tị khác cũng trở thành đối tượng bị sát hại, nhất là sau khi phó đại sứ Bắc Hàn ở Luân Đôn, ông Thae Yong Ho trốn được sang Nam Hàn, xin tị nạn hồi tháng Tám năm ngoái.
ÂM MƯU SÁT HẠI KIM JONG NAM là dấu tích điển hình của hành động thủ tiêu, sát hại của chế độ ở Bắc Hàn. Năm 1997, một tay sát thủ đã bắn chết Yi Han Yong, người anh em bà con của Kim Jong Nam, đào tị sang Nam Hàn từ thập niên 1980's. Năm 2011, Bắc Hàn định giết một kẻ đào tị khác bằng cách chích mũi kim chứa thuốc độc để trong cây viết Parker. Ngày 17 tháng 9 năm 2002, chính Kim Chính Nhất thú nhận Bắc Hàn đã bắt cóc 13 người Nhật với âm mưu sẽ bắt những người này phải lấy chồng, hay vợ Bắc Hàn, và đẻ ra một số con lai để sau này huấn luyện thành điệp viên. Lãnh tụ Kim Jong Un không màng đếm xỉa gì đến quan hệ máu mủ, huyết tộc, ông ta sẵn sàng xử tử hình người cậu tên là Jang Song Thaek vào năm 2013. Giáo sư Jennifer Lind cho rằng việc hạ sát Kim Jong Nam là “trò chơi độc chiếm ngôi lãnh tụ thường thấy ở Bắc Hàn.”.
Kim Jong Nam là người được Bắc Kinh bảo vệ. Do đó, theo chuyên gia Ken Gause việc giết chết Kim Jong Nam là một cái tát đánh vào mặt giới lãnh đạo Bắc Kinh. Hai nước Trung Hoa và Bắc Triều tiên là hai nước láng giềng thân thiết, theo chữ dùng của Mao Trạch Đông, là loại láng giềng “Môi hở răng lạnh”, có từ hơn 60 năm nay. Nhưng mối giao hảo đó bắt đầu phai lạt kể từ ngày Trung cộng đi theo chính sách cải cách vào cuối thập niên 1970's. Trung cộng vẫn nắm khoảng 90% quan hệ mậu dịch với Bắc Hàn, ngay cả những nhân vật bênh vực Bắc Hàn hết mình trong Bộ Chính Trị Trung Cộng cũng phải lên tiếng chỉ trích Bắc Hàn. Ngày 18 tháng Hai, Trung cộng tuyên bố họ sẽ ngưng nhập cảng than đá của Bắc Hàn từ nay cho đến cuối năm. Tuy không nói ra vụ ám sát là lý do không nhập cảng than, nhưng thời điểm đưa ra quyết định này nói lên ý nghĩa của sự việc. Xuất khẩu than đá chiếm gần một nửa nguồn ngoại tệ của Bắc Hàn. Năm 2015, ngoại tệ thu nhờ vào xuất cảng than đá lên đến $1 tỉ đô la. Đài truyền hình nhà nước Bắc Hàn KCNA lên tiếng chửi Trung cộng là thằng đểu cáng, đã “cùng nắm tay khiêu vũ với bọn đế quốc Mỹ.”.
Việc Bắc Kinh cấm nhập cảng than đá của Bắc Hàn phù hợp với đề nghị trừng phạt Bắc Hàn do Liên Hiệp Quốc đưa ra sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm vũ khí nguyên tử lần thứ tư. (Từ đó đến nay đã xảy ra vụ thí nghiệm lần thứ năm). Ông Trump cả quyết rằng Bắc Kinh có thể làm cho Bình Nhưỡng phải suy sụp về kinh tế, và biết vâng lời. Ông Trump từng nói với phóng viên hãng Reuters: “Họ (ám chỉ Trung cộng) có thể làm việc này dễ dàng nếu họ muốn.”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Bắc Kinh vẫn áp dụng chiến lược cứ để Bắc Hàn sống còn, với thái độ ngang bướng. Nếu chế độ Bắc Hàn sụp đổ, sẽ có vô số người tị nạn Bắc Hàn tràn qua biên giới phía đông bắc để vào Trung Hoa. Đấy là chưa kể khi đó Hoa Kỳ sẽ có một đồng minh hùng mạnh là một nước Đại Hàn thống nhất. Đây là điều Trung cộng không muốn xảy ra. Theo giáo sư Steven Weber chuyên gia về Đại hàn ở trường đại học Berkeley nhận xét như trên.
Nhưng nguyên trạng như hiện nay lại bị đe dọa bởi những vụ thí nghiệm vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng. Nhiều chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng chỉ cần ít năm nữa là có thể làm được hỏa tiễn đạn đạo bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Bắc Kinh mong muốn tái lập hội nghị sáu nước tài giảm vũ khí nguyên tử, trong đó có Bắc Hàn, Nam Hàn, Nhật Bản, Nga, Trung Cộng và Hoa Kỳ. Hội nghị kiểu này từng liên tục nhóm họp từ năm 2003 đến năm 2009, trước khi bị Kim Chính Nhất ngưng không chịu tham gia nữa. Các viên chức Bắc Hàn dự tính sẽ gặp gỡ và thảo luận với Mỹ tại New York. Đây là lần đầu tiên có cuộc gặp gỡ diễn ra trên đất Mỹ kể từ năm 2011. Nhưng rồi Bộ Ngoại Giao Mỹ từ chối cấp chiếu khán cho quan chức Bắc Hàn, 12 ngày sau khi xảy ra vụ ám sát.
Có quốc gia nào trên thế giới chịu ngồi xuống nói chuyện, giải thích lý lẽ với một nước nhẫn tâm giết chết cả người thân trong gia đình? Vào lúc này, có lẽ không có nước nào muốn nói chuyện với Bắc Hàn. Hoa kỳ ở vị thế khó khăn vì quan hệ gắn bó lâu dài với Hán Thành, và sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Nam Hàn. Cả Nam Hàn lẫn Hoa Kỳ sẽ bị Bắc Hàn phản công nếu Hoa Kỳ có ý định đánh phá cơ sở làm vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn. Nhưng Trung cộng cũng có những quyền lợi riêng tư của họ ở trong vùng, nên họ không muốn ra tay trừ khử Bắc Hàn. Nếu các cuộc thương nghị được tổ chức trở lại, hy vọng đem lại thành công sẽ rất ít. Muốn đưa Bình Nhưỡng quanh trở lại bàn hội nghị về nguyên tử có lẽ phải mất ít nhất là vài năm để xây dựng lại lòng tin của Bắc Hàn, và phía Nam Hàn phải chịu vài nhượng bộ, chẳng hạn như sẽ không thao diển quân sự chung với Hoa Kỳ hàng năm. Ngoài ra, muốn đạt được thỏa thuận nào với Bình Những, Liên Hiệp Quốc phải nhắm mắt là ngơ không tố cáo những tội vi phạm nhân quyền của Bắc Hàn. Nước này vi lạm quyền đến mức độ có thể coi như “tội ác đối với nhân loại.”.
Bỏ qua, không đả động gì đến vụ ám sát Kim Jong Nam chưa chắc đã được yên. Giáo sư Lind đưa ra nhận như sau: “Điều bi thảm, đau lòng trong vụ ám sát này là Kim Jong Nam chỉ mong được sống yên thân, đừng ai động đến ông ta, nhưng vẫn không được yên. Chỉ vì ông là máu mủ của gia đình họ Kim, vì ông sinh ra ở Bắc Hàn.” Đó cũng chính là nỗi thống khổ dân tộc Bắc Hàn đang phải cắn răng gánh chịu.
Bài tường thuật của Charlie Campbell trên báo TIME ngày 13/3/2017
Nguyễn Minh Tâm dịch