Nhạc đấu tranh cho quê hương 1945-2017
Nhạc đấu tranh cho quê hương 1945-2017
Nguyễn Quốc Khải
16-3-2017
Trong thời gian chống thực dân Pháp (1945-1954), chúng ta đã có những bài hùng ca đấu tranh khích động lòng yêu nước của toàn dân như các bài Trường ca Sông Lô (Văn Cao), Ngày Mùa (Văn Cao), Tiến Quân Ca (Văn Cao), Gò Đống Đa (Văn Cao), Làng Tôi (Văn Cao), Tiến Về Hà Nội (Văn Cao), Chiến Sĩ Việt Nam (Văn Cao), Chiến Sĩ Vô Danh (Phạm Duy), Nhớ Người Thương Binh (Phạm Duy), Xuất Quân (Phạm Duy), Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước), Tiếng Gọi Thanh Niên (Lưu Hữu Phước), Hội Nghị Diên Hồng (Lưu Hữu Phước), Đoàn Vệ Quốc Quân (Phan Huỳnh Diệu). Trong thời gian này các nhạc sĩ có thể làm ra những bài hát hay vì họ được tự do sáng tác và cuộc tranh đấu dành độc lập là một sứ mạng cao cả của toàn dân đã tạo nên sự hứng khởi cho các nghệ sĩ. Nếu tiếng Việt còn, nhưng bài hát này sẽ mãi mãi truyền tụng cho các thế hệ Việt Nam mai sau.
Khi Việt Nam bị chia đôi vào năm 1954, phần lớn các nghệ sĩ di cư vào trong Nam bao gồm Đan Thọ, Đoàn Chuẩn, Hoàng Trọng, Lê Hoàng Long, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Phạm Đình Chương, Tuấn Khanh, Văn Phụng, Y Vân, … Ở miền Nam tự do lúc đó cũng đã có sẵn một số nhạc sĩ nổi tiếng như Anh Bằng, Châu Kỳ, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Lê Dinh, Minh Kỳ, Nguyễn Văn Đông, Phạm Duy, Phạm Mạnh Cương, Trần Thiện Thanh, …
Trong giai đoạn 1954 – 1975, miền Bắc chìm đắm dưới chế độ độc tài Cộng Sản, người nghệ sĩ đã không thể sáng tác được bài hát nào có giá trị. Nội dung phải có tính cách tuyên truyền theo chỉ thị của Đảng CSVN và nhà nước, phải đề cao chủ nghĩa Mác Lê, ca ngợi giai cấp đấu tranh. Âm điệu trở thành gượng gạo, không có hồn. Một số nhạc sĩ ờ lại miền Bắc gồm có Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận, … Những tác phẩm ra đời vào thời kỳ này bao gồm “Bé Yêu Bắc Hồ”, “Tình Bác Sáng Đời Ta”, “Nhớ Ơn Bác”, … Tổng cộng có khoảng trên 30 bài ca tụng “Bác Hồ”. Riêng Đỗ Nhuận còn làm được bài “Chiến Thắng Điện Biên” và Lưu Hữu Phước có công sáng tác được bài “Giải Phóng Miền Nam” cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng ông lại ký tên là Huỳnh Minh Liêng có lẽ cho có vẻ là của người miền Nam. Một vài nhạc sĩ không nổi tiếng cũng đã sáng tác một hai bài tầm thường như “Nam Bộ Kháng Chiến” của Tạ Thanh Sơn.
CSVN tiêu diệt khả năng sáng tác của cả những nhạc sĩ lừng danh thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài “Tiến Về Hà Nội” có lẽ là bài sáng tác cuối cùng của Văn Cao. Một trong những tác phẩm âm nhạc trong giai đoạn này mà CSVN thường hay nhắc đến là bản giao hưởng “Quê Hương” do Nhạc Sĩ Hoàng Việt sáng tác trong thời gian du học tại Bulgaria 1958-1964. Ông đã được trao giải thưởng “Hồ Chí Minh”, một giải thưởng cao quý nhất của CSVN. Ngoài ra ông còn được ban tước hiệu “Anh Hùng” của thời kỳ “chống Mỹ cứu nước”. Bản giao hưởng này pha trộn một số bài bát của các nhạc sĩ Việt Nam khác và nghe như là một bài điếu văn dài theo dòng nhạc cổ điển Tây phương.
Trong khi đó vào giai đoạn 1954 – 1975, âm nhạc tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở miền Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng ra đời được nhiều người ưa chuộng. Không những vậy, miền Nam còn sản xuất được một số nhạc sĩ trẻ tài ba như Ngô Thụy Miên, Nguyễn Ánh 9, Trầm Tử Thiêng, Trường Hải, Trường Sa, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, …
Trong giai đoạn sau 1975 cho đến nay, CSVN lộ mặt làm tay sai cho Nga Tầu, đánh thuê cho Cộng Sản quốc tế. Chính Tổng Bí Thư Lê Duẩn từng công khai và hãnh diện tuyến bố rằng “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Lời tuyên bố này được trịnh trọng khắc ghi trên cổng tam quan tại đền thờ Lê Duẩn tại Xã Cẩm Mỹ, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh. CSVN không những đã mất hết chính nghĩa mà còn tạo ra sự chống đối ngày càng mãnh liệt của người dân. Những nghệ sĩ nói chung và nhạc sĩ nói riêng đã hoàn toàn quay lưng lại với chế độ tham nhũng và lừa bịp dân. Điển hình nhất là trường hợp Nghệ Sĩ Điện Ảnh Kim Chi, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Chi, từng là một “nghệ sĩ cộng sản chính hiệu” như chính bà tự xác nhận. Bà đã từ chối làm hồ sơ khen thưởng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và tuyên bố rằng “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm".
Lịch sử âm nhạc của thời chống Pháp nay được lập lại giữa thanh thiên bạch nhật như một thách thức lớn lao cho CSVN mà họ không có cách nào ngăn chặn. Người Việt trong nước hiện nay đua nhau hát bài “Dậy Mà Đi” của nhạc sĩ Tôn Thất Lập, ký tên là Nguyễn Xuân Tân, một phần phổ nhạc theo thơ của Tố Hữu sáng tác vào 1941 bao gồm trong tập thơ “Từ Ấy” xuất bản vào 1946, khi cuộc kháng chiến chống thực gian Pháp lên cao độ.
Dậy Mà Đi
Nguyễn Xuân Tân phổ thơ Tố Hữu
“Dậy mà đi. Dậy mà đi.
Ai chiến thắng không hề chiến bại?
Ai nên khôn không khốn một lần?
Dậy mà đi. Dậy mà đi.
Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!
Đừng tiếc nữa can chi khóc mãi.
Dậy mà đi núi sông đang chờ.
Dậy mà đi. Dậy mà đi.
Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!
Bao nhiêu năm qua dân ta sống không nhà.
Bao nhiêu năm qua dân ta chết xa nhà.
Dậy mà đi. Dậy mà đi.
Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!”
Việt Khang là một trong những nhạc sĩ đầu tiên ở trong nước đã làm ra hai bài hát "Việt Nam Tôi Đâu", và "Anh Là Ai", làm rung động trái tim của hàng triệu người Việt trên toàn thế giới, đã đánh đúng vào những điểm yếu của CSVN và đang làm lung lay chế độ này đến tận gốc. Âm điệu của hai bài hát thật là tha thiết và truyền cảm. Lời bài hát này quá hay, mô tả đúng sự thật, đánh đập dân, bán nước cho Tầu, của giới cầm quyền hiện nay, khiến chúng ta liên tưởng đến những bài hát kêu gọi mọi người dân Việt đứng lên chống thực dân Pháp thời trước. Cũng như Văn Cao, Lưu Hữu Phước hay Phạm Duy, Việt Khang phải cảm súc ghê gớm trước sự xâm lăng của Tầu và sự ươn hèn của CSVN mới có thể cho ra đời được hai tác phẩm bất hủ như vậy. Người không viết được nhạc thì họ thay đổi lời ca để bầy tỏ sự căm tức và chế nhạo chế độ như "Con Đường Xưa Mi Đi".
Con Đường Xưa Mi Đi
Lời: Kim Thanh Sang (Úc) và Đỗ Đức Hợp (Saigon)
Phỏng theo bài hát Con Đường Xưa Em Đi của hai nhạc sĩ Châu Kỳ và Hồ Đình Phương
“Con đường xưa mi đi giờ ai dám theo mày. Biến giùm tao cái đi.
Con đường theo Lê Nin lũ bay còn bước đi, hỏi còn ai bước theo?
Con đường xưa mi đi giờ đâu có ra gì, chỉ toàn tham với gian.
Có còn chăng non sông xác xơ và nát tan. Dân nghèo tao oán than.
Khi xưa mày biết yên thân, đừng bước chân lên tầu thì Việt Nam đâu khốn nạn.
Gieo chi sầu khổ muôn vàn, khi biết chúng mày là loại Cộng Sản vô loài.
Bao năm rừng mất điêu linh, biển cũng không còn, ruộng đồng khô nước cạn.
Dân oan bao kẻ không nhà chỉ biết kêu trời, mà trời cao nào thấu?
Con dường xưa mi đi giờ đâu có ra gì, chỉ còn nước mắt thôi.
Khóc người dân quê tao, xót xa ngàn nỗi đau.
Cút mẹ mày đi … thằng cộng nô.”
Bài thánh ca “Mẹ Ơi Đoái Thương Xem Nước Việt Nam” của tác giả Hải Linh, sáng tác vào khoảng 1944, được thêm vào ba đoạn để nói lên thực trạng ở Việt Nam hiện nay.
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Nhạc và lời (phần 1): Hải Linh
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giơ tay ban phước bình an
Cho Việt Nam qua phút nguy nan.
Mẹ ơi đoái thương quê hương Việt Nam
Trời u ám bất công lan tràn
Một bóng đơn côi áo khăn mỏng manh
Giữa đại dương tan nát băng trinh.
Đàn con nhớ thương quê hương lòng đau
Sầu non nước tháng năm bạc đầu
Từng bước ly hương sót sa dời nhau
Mắt lệ rơi trên khắp năm châu.
Mẹ ơi đoái thương chúng dân sầu đau
Mẹ ban phước thánh ơn nhiệm mầu
Tổ quốc thân yêu qua cơn bể dâu
Nước Việt Nam giông bão tan mau.
Ở nước ngoài, một số nhạc sĩ cũng đã góp công vào việc tranh đấu chống bạo quyền CSVN qua những bài hát như "Trả Lại Cho Dân", "Triệu Con Tim", "Đáp Lời Sông Núi", "Phải Lên Tiếng", "Hát Cho Ngày Saigon Quật Khởi", "Anh Vẫn Mơ Một Ngày Về", “Một Ngày Việt Nam”, “Cả Nước Đấu Tranh”, “Nước Mắt Quê Hương”, “Việt Nam Ơi”, “Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ”, “Trả Ta Sông Núi”, “Hát Cho Ngày Saigon Quật Khởi”, ... Những bài hát này đã được phổ biến rộng rãi ở trong nước và đang góp phần không nhỏ vào việc thức tỉnh trách nhiệm của người dân Việt khắp nơi chống lại cuộc xâm lăng trắng trợn và hung bạo của Hán Cộng và lật đổ chế độ độc tài CSVN đang làm tay sai cho Tầu, ác với dân hèn với giặc. Không khí nhạc đấu tranh ngày nay bừng lên không khác gì thời kỳ lịch sử toàn dân kháng chiến chống Pháp. Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, một tập hợp văn nghệ sĩ với chủ trương dùng văn nghệ để đấu tranh đòi nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt Nam, đã có công phát động nhạc đấu tranh từ 1985 với sự xuất hiện lần đầu tiên tại Washington DC và Houston ở Hoa Kỳ. Gần 40 năm sau phong trào nhạc đấu tranh đã phát triển rộng lớn khắp năm châu và ngay tại Việt Nam.
Xin mời tất cả thưởng thức một vài bài đã thu vào Youtube với hàng triệu lần nghe, mở đầu bằng một bài hát cũ Hội Nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước. Bài hát hay thì mới được nhiều nghe như vậy. Xin lưu ý là mổi bài hát có nhiều phiên bản khác nhau. Nếu cộng tất cả những lần nghe của nhiều phiên bản này lại, con số lần nghe còn cao hơn gấp bội. Xem như thế lòng dân đã sôi sục như thế nào.
Chân thành cảm tạ các ca nhạc sĩ. Đất nước đời đời ghi ơn họ.
Nguyễn Quốc Khải
Một ngày tuyết rơi cuối mùa ở miền Bắc Virginia.
Tham khảo:
“25 Năm Phong Trào Hưng Ca Việt Nam”, Thy Nga, RFA.
“Âm Nhạc Việt Nam”, Wikipedia.
“Con Đường Xưa Mi Đi”, Nguyễn Thanh Sang và Đỗ Đức Hợp, Basam.
“Giao Hưởng Quê Hương”, Hoàng Việt.
“Khái Quát về Âm Nhạc Việt Nam”, Phạm Duy.
“Lịch Sử Tân Nhạc Việt Nam”, Trần Quang Hải.
“Nhạc Đỏ”, Wikipedia.
“Tân Nhạc Việt Nam Dưới Thời Xã Hội Chủ Nghĩa”, Lê Dinh.
Nguyễn Quốc Khải
16-3-2017
Trong thời gian chống thực dân Pháp (1945-1954), chúng ta đã có những bài hùng ca đấu tranh khích động lòng yêu nước của toàn dân như các bài Trường ca Sông Lô (Văn Cao), Ngày Mùa (Văn Cao), Tiến Quân Ca (Văn Cao), Gò Đống Đa (Văn Cao), Làng Tôi (Văn Cao), Tiến Về Hà Nội (Văn Cao), Chiến Sĩ Việt Nam (Văn Cao), Chiến Sĩ Vô Danh (Phạm Duy), Nhớ Người Thương Binh (Phạm Duy), Xuất Quân (Phạm Duy), Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước), Tiếng Gọi Thanh Niên (Lưu Hữu Phước), Hội Nghị Diên Hồng (Lưu Hữu Phước), Đoàn Vệ Quốc Quân (Phan Huỳnh Diệu). Trong thời gian này các nhạc sĩ có thể làm ra những bài hát hay vì họ được tự do sáng tác và cuộc tranh đấu dành độc lập là một sứ mạng cao cả của toàn dân đã tạo nên sự hứng khởi cho các nghệ sĩ. Nếu tiếng Việt còn, nhưng bài hát này sẽ mãi mãi truyền tụng cho các thế hệ Việt Nam mai sau.
Khi Việt Nam bị chia đôi vào năm 1954, phần lớn các nghệ sĩ di cư vào trong Nam bao gồm Đan Thọ, Đoàn Chuẩn, Hoàng Trọng, Lê Hoàng Long, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Phạm Đình Chương, Tuấn Khanh, Văn Phụng, Y Vân, … Ở miền Nam tự do lúc đó cũng đã có sẵn một số nhạc sĩ nổi tiếng như Anh Bằng, Châu Kỳ, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Lê Dinh, Minh Kỳ, Nguyễn Văn Đông, Phạm Duy, Phạm Mạnh Cương, Trần Thiện Thanh, …
Trong giai đoạn 1954 – 1975, miền Bắc chìm đắm dưới chế độ độc tài Cộng Sản, người nghệ sĩ đã không thể sáng tác được bài hát nào có giá trị. Nội dung phải có tính cách tuyên truyền theo chỉ thị của Đảng CSVN và nhà nước, phải đề cao chủ nghĩa Mác Lê, ca ngợi giai cấp đấu tranh. Âm điệu trở thành gượng gạo, không có hồn. Một số nhạc sĩ ờ lại miền Bắc gồm có Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận, … Những tác phẩm ra đời vào thời kỳ này bao gồm “Bé Yêu Bắc Hồ”, “Tình Bác Sáng Đời Ta”, “Nhớ Ơn Bác”, … Tổng cộng có khoảng trên 30 bài ca tụng “Bác Hồ”. Riêng Đỗ Nhuận còn làm được bài “Chiến Thắng Điện Biên” và Lưu Hữu Phước có công sáng tác được bài “Giải Phóng Miền Nam” cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng ông lại ký tên là Huỳnh Minh Liêng có lẽ cho có vẻ là của người miền Nam. Một vài nhạc sĩ không nổi tiếng cũng đã sáng tác một hai bài tầm thường như “Nam Bộ Kháng Chiến” của Tạ Thanh Sơn.
CSVN tiêu diệt khả năng sáng tác của cả những nhạc sĩ lừng danh thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài “Tiến Về Hà Nội” có lẽ là bài sáng tác cuối cùng của Văn Cao. Một trong những tác phẩm âm nhạc trong giai đoạn này mà CSVN thường hay nhắc đến là bản giao hưởng “Quê Hương” do Nhạc Sĩ Hoàng Việt sáng tác trong thời gian du học tại Bulgaria 1958-1964. Ông đã được trao giải thưởng “Hồ Chí Minh”, một giải thưởng cao quý nhất của CSVN. Ngoài ra ông còn được ban tước hiệu “Anh Hùng” của thời kỳ “chống Mỹ cứu nước”. Bản giao hưởng này pha trộn một số bài bát của các nhạc sĩ Việt Nam khác và nghe như là một bài điếu văn dài theo dòng nhạc cổ điển Tây phương.
Trong khi đó vào giai đoạn 1954 – 1975, âm nhạc tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở miền Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng ra đời được nhiều người ưa chuộng. Không những vậy, miền Nam còn sản xuất được một số nhạc sĩ trẻ tài ba như Ngô Thụy Miên, Nguyễn Ánh 9, Trầm Tử Thiêng, Trường Hải, Trường Sa, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, …
Trong giai đoạn sau 1975 cho đến nay, CSVN lộ mặt làm tay sai cho Nga Tầu, đánh thuê cho Cộng Sản quốc tế. Chính Tổng Bí Thư Lê Duẩn từng công khai và hãnh diện tuyến bố rằng “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Lời tuyên bố này được trịnh trọng khắc ghi trên cổng tam quan tại đền thờ Lê Duẩn tại Xã Cẩm Mỹ, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh. CSVN không những đã mất hết chính nghĩa mà còn tạo ra sự chống đối ngày càng mãnh liệt của người dân. Những nghệ sĩ nói chung và nhạc sĩ nói riêng đã hoàn toàn quay lưng lại với chế độ tham nhũng và lừa bịp dân. Điển hình nhất là trường hợp Nghệ Sĩ Điện Ảnh Kim Chi, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Chi, từng là một “nghệ sĩ cộng sản chính hiệu” như chính bà tự xác nhận. Bà đã từ chối làm hồ sơ khen thưởng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và tuyên bố rằng “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm".
Lịch sử âm nhạc của thời chống Pháp nay được lập lại giữa thanh thiên bạch nhật như một thách thức lớn lao cho CSVN mà họ không có cách nào ngăn chặn. Người Việt trong nước hiện nay đua nhau hát bài “Dậy Mà Đi” của nhạc sĩ Tôn Thất Lập, ký tên là Nguyễn Xuân Tân, một phần phổ nhạc theo thơ của Tố Hữu sáng tác vào 1941 bao gồm trong tập thơ “Từ Ấy” xuất bản vào 1946, khi cuộc kháng chiến chống thực gian Pháp lên cao độ.
Dậy Mà Đi
Nguyễn Xuân Tân phổ thơ Tố Hữu
“Dậy mà đi. Dậy mà đi.
Ai chiến thắng không hề chiến bại?
Ai nên khôn không khốn một lần?
Dậy mà đi. Dậy mà đi.
Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!
Đừng tiếc nữa can chi khóc mãi.
Dậy mà đi núi sông đang chờ.
Dậy mà đi. Dậy mà đi.
Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!
Bao nhiêu năm qua dân ta sống không nhà.
Bao nhiêu năm qua dân ta chết xa nhà.
Dậy mà đi. Dậy mà đi.
Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!”
Việt Khang là một trong những nhạc sĩ đầu tiên ở trong nước đã làm ra hai bài hát "Việt Nam Tôi Đâu", và "Anh Là Ai", làm rung động trái tim của hàng triệu người Việt trên toàn thế giới, đã đánh đúng vào những điểm yếu của CSVN và đang làm lung lay chế độ này đến tận gốc. Âm điệu của hai bài hát thật là tha thiết và truyền cảm. Lời bài hát này quá hay, mô tả đúng sự thật, đánh đập dân, bán nước cho Tầu, của giới cầm quyền hiện nay, khiến chúng ta liên tưởng đến những bài hát kêu gọi mọi người dân Việt đứng lên chống thực dân Pháp thời trước. Cũng như Văn Cao, Lưu Hữu Phước hay Phạm Duy, Việt Khang phải cảm súc ghê gớm trước sự xâm lăng của Tầu và sự ươn hèn của CSVN mới có thể cho ra đời được hai tác phẩm bất hủ như vậy. Người không viết được nhạc thì họ thay đổi lời ca để bầy tỏ sự căm tức và chế nhạo chế độ như "Con Đường Xưa Mi Đi".
Con Đường Xưa Mi Đi
Lời: Kim Thanh Sang (Úc) và Đỗ Đức Hợp (Saigon)
Phỏng theo bài hát Con Đường Xưa Em Đi của hai nhạc sĩ Châu Kỳ và Hồ Đình Phương
“Con đường xưa mi đi giờ ai dám theo mày. Biến giùm tao cái đi.
Con đường theo Lê Nin lũ bay còn bước đi, hỏi còn ai bước theo?
Con đường xưa mi đi giờ đâu có ra gì, chỉ toàn tham với gian.
Có còn chăng non sông xác xơ và nát tan. Dân nghèo tao oán than.
Khi xưa mày biết yên thân, đừng bước chân lên tầu thì Việt Nam đâu khốn nạn.
Gieo chi sầu khổ muôn vàn, khi biết chúng mày là loại Cộng Sản vô loài.
Bao năm rừng mất điêu linh, biển cũng không còn, ruộng đồng khô nước cạn.
Dân oan bao kẻ không nhà chỉ biết kêu trời, mà trời cao nào thấu?
Con dường xưa mi đi giờ đâu có ra gì, chỉ còn nước mắt thôi.
Khóc người dân quê tao, xót xa ngàn nỗi đau.
Cút mẹ mày đi … thằng cộng nô.”
Bài thánh ca “Mẹ Ơi Đoái Thương Xem Nước Việt Nam” của tác giả Hải Linh, sáng tác vào khoảng 1944, được thêm vào ba đoạn để nói lên thực trạng ở Việt Nam hiện nay.
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Nhạc và lời (phần 1): Hải Linh
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giơ tay ban phước bình an
Cho Việt Nam qua phút nguy nan.
Mẹ ơi đoái thương quê hương Việt Nam
Trời u ám bất công lan tràn
Một bóng đơn côi áo khăn mỏng manh
Giữa đại dương tan nát băng trinh.
Đàn con nhớ thương quê hương lòng đau
Sầu non nước tháng năm bạc đầu
Từng bước ly hương sót sa dời nhau
Mắt lệ rơi trên khắp năm châu.
Mẹ ơi đoái thương chúng dân sầu đau
Mẹ ban phước thánh ơn nhiệm mầu
Tổ quốc thân yêu qua cơn bể dâu
Nước Việt Nam giông bão tan mau.
Ở nước ngoài, một số nhạc sĩ cũng đã góp công vào việc tranh đấu chống bạo quyền CSVN qua những bài hát như "Trả Lại Cho Dân", "Triệu Con Tim", "Đáp Lời Sông Núi", "Phải Lên Tiếng", "Hát Cho Ngày Saigon Quật Khởi", "Anh Vẫn Mơ Một Ngày Về", “Một Ngày Việt Nam”, “Cả Nước Đấu Tranh”, “Nước Mắt Quê Hương”, “Việt Nam Ơi”, “Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ”, “Trả Ta Sông Núi”, “Hát Cho Ngày Saigon Quật Khởi”, ... Những bài hát này đã được phổ biến rộng rãi ở trong nước và đang góp phần không nhỏ vào việc thức tỉnh trách nhiệm của người dân Việt khắp nơi chống lại cuộc xâm lăng trắng trợn và hung bạo của Hán Cộng và lật đổ chế độ độc tài CSVN đang làm tay sai cho Tầu, ác với dân hèn với giặc. Không khí nhạc đấu tranh ngày nay bừng lên không khác gì thời kỳ lịch sử toàn dân kháng chiến chống Pháp. Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, một tập hợp văn nghệ sĩ với chủ trương dùng văn nghệ để đấu tranh đòi nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt Nam, đã có công phát động nhạc đấu tranh từ 1985 với sự xuất hiện lần đầu tiên tại Washington DC và Houston ở Hoa Kỳ. Gần 40 năm sau phong trào nhạc đấu tranh đã phát triển rộng lớn khắp năm châu và ngay tại Việt Nam.
Xin mời tất cả thưởng thức một vài bài đã thu vào Youtube với hàng triệu lần nghe, mở đầu bằng một bài hát cũ Hội Nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước. Bài hát hay thì mới được nhiều nghe như vậy. Xin lưu ý là mổi bài hát có nhiều phiên bản khác nhau. Nếu cộng tất cả những lần nghe của nhiều phiên bản này lại, con số lần nghe còn cao hơn gấp bội. Xem như thế lòng dân đã sôi sục như thế nào.
Chân thành cảm tạ các ca nhạc sĩ. Đất nước đời đời ghi ơn họ.
Nguyễn Quốc Khải
Một ngày tuyết rơi cuối mùa ở miền Bắc Virginia.
Hội Nghị Diên Hồng, Lưu Hữu Phước, 396 ngàn lần nghe
https://www.youtube.com/watch?v=uTjIr31JTEk
Việt Nam tôi đâu, Việt Khang, 6.7 triệu lần nghe.
https://www.youtube.com/watch?v=CTlOVxrdZ6U
Triệu con tim, Trúc Hồ, 2.1 triệu lần nghe.
https://www.youtube.com/watch?v=2onQ7KU2mB8
Anh là ai? Việt Khang, 3.2 triệu lần nghe.
https://www.youtube.com/watch?v=gdH35FC1MPI
Trả lại cho dân, 1.3 triệu lần nghe.
https://www.youtube.com/watch?v=dt7qloJxdr0
Đáp lời sông núi, Trúc Hồ, 445 ngàn lần nghe.
https://www.youtube.com/watch?v=hPVKh-p9szc
Phải lên tiếng, Anh Bằng, 474 ngàn lần nghe.
https://www.youtube.com/watch?v=UAeMcTuhyV0
Việt Nam ơi, Trúc Hồ, 384 ngàn lần nghe.
https://www.youtube.com/watch?v=w5risSUYZPQ
Anh vẫn mơ một ngày về, Nguyệt Ánh, 80 ngàn lần nghe.
https://www.youtube.com/watch?v=tTXhqe925I4
Một ngày Việt Nam, Trầm Tử Thiệng & Trúc Hồ, 58 ngàn lần nghe.
https://www.youtube.com/watch?v=zoQ03wB-mNY
Tham khảo:
“25 Năm Phong Trào Hưng Ca Việt Nam”, Thy Nga, RFA.
“Âm Nhạc Việt Nam”, Wikipedia.
“Con Đường Xưa Mi Đi”, Nguyễn Thanh Sang và Đỗ Đức Hợp, Basam.
“Giao Hưởng Quê Hương”, Hoàng Việt.
“Khái Quát về Âm Nhạc Việt Nam”, Phạm Duy.
“Lịch Sử Tân Nhạc Việt Nam”, Trần Quang Hải.
“Nhạc Đỏ”, Wikipedia.
“Tân Nhạc Việt Nam Dưới Thời Xã Hội Chủ Nghĩa”, Lê Dinh.