Matt Mahan

ads header

Breaking News

TT Nixon: Quốc Hội Hoa Kỳ đã bức tử Miền Nam Việt Nam

NB Huỳnh Lương Thiện và cuốn sách No More Vietnam
Tổng Thống NIXON:
Quốc Hội Hoa Kỳ đã bức tử Miền Nam Việt Nam

(Viết lại từ bài phát biểu của nhà báo Huỳnh Lương Thiện tại Lễ Giổ Tổ Hùng Vương ngày 16-4 tại San Francisco)

Kính thưa quý vị.

Chủ đề hôm nay là "Giỗ Tổ Hùng Vương. Nhớ Ngày Quốc Hận". Về ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ông Trưởng Ban Tổ Chúc Nguyễn Phú và Cụ Nguyễn Phú Biên đã nói đầy đủ. Bây giờ tôi xin nói đến chủ đề kế là "Nhớ Ngày Quốc Hận".

Thưa quý vị ,

Đã 41 năm qua, mỗi dịp tháng tư đen về là mỗi dịp chúng ta tiếp tục thắc mắc tại sao quân lực VNCH chiến đấu anh dũng như vậy cùng với sự hổ trợ đắc lực của các quốc gia đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ mà chúng ta bị thất trận. Đã có những cố gắng giải thích sự kiện này. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị quan điểm của một người ngoại quốc, không phải người Việt về lý do này. Đó là quan điểm của Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon mà ông đã trình bày trong cuốn sách nổi tiếng "NO MORE VIETNAMS" được xuất bản năm 1986 tức khoảng 10 năm sau khi Miền Nam thất trận.

"No More Vietnams" tức "Không muốn có (cuộc chiến) Viêt Nam nữa", là khẩu hiệu, là tiếng hô vang trên đường phố của các cuộc biểu tình của phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ lúc bấy giờ.

Mở đầu cho cuốn sách No More Vietnams, TT Nixon đã viết:

" Không sự kiện nào trong lịch sử Hoa Kỳ bị hiểu nhầm hơn là chiến tranh Việt Nam. Nó đã bị báo cáo, mô tả sai lạc trước đây, và được ghi nhớ lại sai lầm bây giờ. Thật là hiếm hoi (khó hiểu) khi có quá nhiều người đã bị lầm lạc như thế và hơn bao giờ hết, những hệ lụy của sự hiểu biết sai lầm này thật là thảm hại như vậy."

Việt Nam là đề tài của trên 1200 cuốn sách (tính đến năm 1986), hàng ngàn những bài báo trên báo chí, tạp chí, hàng mấy chục cuốn films tài liệu cho các màn ảnh nhỏ, màn ảnh lớn. Cố gắng lớn lao của những nỗ lực này nhằm vẽ lên những kết luận về những sự thể sau đây:

1. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến.

2. Hồ Chí Minh đầu tiên là người quốc gia , sau đó mới là người cộng sản và y đã được sự ủng hộ của đa số người dân Việt cả Bắc lẫn Nam.

3. Ngô Đình Diệm là một con rối của Pháp.

4. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là một phong trào cách mạng ở Miền Nam, độc lập với CS Bắc Việt.

5. Việt Cộng đã chinh phục được con tim và khối óc của dân quê qua các chính sách nhân đạo của họ.

6. Tuyên Cáo Geneve năm 1954 có giá trị ràng buộc pháp lý cho chính phủ Ngô Đình Diệm và Hoa Kỳ thống nhất Nam Bắc VN thông qua bầu cử.

7. Nhiều quân nhân Hoa Kỳ nghiện ngập ma túy và dính líu vào các hành động tội ác của họ trong chiến tranh và đã có những hành động độc ác, phi nhân.

8. Hoa Kỳ đã thua trong cuộc chiến về mặt quân sự.

9. Cuộc tấn công của cộng sản vào Tết Mậu Thân 1968 là một thất bại cho Hoa Kỳ.

10. Hoa Kỳ thả bom vào những mục tiêu dân sự ở Bắc Việt là cả một chính sách có tính toán (chớ không phải lầm lẫn)

11. Tù binh Mỹ đã được Bắc Việt đối xử nhân đạo.

12. Phong trào phản chiến ở Mỹ đã (giúp) rút ngắn chiến tranh.

13. Khi Hoa Kỳ rút đi rồi, đời sống ở Đông Dương bây giở đã tốt đẹp hơn...

Tất cả những khẳng định trên đều sai lầm. TT Nixon khẳng định như vậy.

Thưa quý vị, là những người trong cuộc, tôi nghĩ là chúng ta cũng đồng ý với nhận định nói trên của Tổng thống Nixon.

Tác giả Nixon viết tiếp: "Mười năm trước, vào tháng 4/1975, một nền hòa bình tàn bạo đã ngốn mất Việt Nam theo sau sự rút lui của người Mỹ và chiến thắng của cộng sản. Bộ đội Bắc Việt đã lái những chiến xa của Liên Sô vào khắp đường phố Sài Gòn như những dấu hiệu báo trước của một nền độc lập tàn bạo và khốn khổ cho người dân Việt và Đông Dương bởi sự bất lực và mất phương hướng của Hoa Kỳ...

Sự rút lui của người Mỹ đưa tới chiến thắng của cộng sản hoàn toàn là một tấn thảm kịch của 40 triệu người dân Việt, Campuchia, Lào. Trước khi chúng ta rút lui, họ đã từng có một đời sống tốt đẹp hơn, dưới những chính phủ do Hoa Kỳ hậu thuẫn và ảnh hưởng. Ngày nay, vì chúng ta đã thất bại trong cam kết của chúng ta với họ, họ đã bị đọa đày dưới một trong những chính thể tàn bạo nhất thế giới. Những kẻ phản chiến đã rêu rao sẽ chẳng có tắm máu ở miền Nam Việt Nam nếu cộng sản chiến thắng. Nhưng, khi máu có thể không dính vào tay họ, nhưng, khi đêm về, họ có thể ngủ yên giấc không khi nghĩ đến 600.000 người Việt đã trầm mình dưới lòng đại dương trên đường vượt biển để trốn chạy chế độ cộng sản bạo tàn? Rồi, hàng vạn người hay nhiều hơn nữa, đã bị cầm tù trong các Trại tù "cải tạo".

Qua chiến tranh VN, đa số nhân dân Mỹ chẳng bao giờ ngưng được niềm tin là có thể ngăn chận được sự chiến thắng của cộng sản. Nhưng những thiện chí của họ muốn giúp đỡ miền Nam VN chống cự lại sự xâm lăng của cộng sản đã bị xoi mòn nhuệ khí và có vẻ như nhìn thấy sự vô ích của cuộc chiến bởi những tiếng la hét inh ỏi (trên đường phố) của những người chống đối và bởi cơn chấn thương Watergate.

Rõ ràng vào những năm 1974 và 1975, khi chúng ta đã có thể giữ miền Nam VN thịnh vượng bằng sự tiếp tục duy trì những cam kết của chúng ta trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Nam VN với một tầm mức tương xứng với sự hỗ trợ của Liên Sô cho Bắc Việt Nam. Nhưng quốc hội Hoa Kỳ đã từ chối. Nhân dân Mỹ thời ấy đã mỏi mệt, mất can đảm và hoang mang, mặc nhiên chấp nhận một quyết định của quốc hội đã đưa tới sự thất bại đầu tiên trong lịch sử của Hoa Kỳ chúng ta. Giới lãnh đạo quân sự và chính trị đã có những quyết định sai lầm chính trị, chiến lược và chiến thuật khi bắt đầu tham gia cuộc chiến. Những lãnh tụ ấy, trong quốc hội đã từ chối làm nhiều thứ (giúp) cho Nam VN như Liên Sô đã giúp cho Bắc Việt. Và những người lãnh đạo này, với những sáo ngữ chống chiến tranh, vô trách nhiệm của họ, đã đập nát một nền hòa bình công chính. Trong khi tàn cuộc, Việt Nam đã thua trên mặt trận chính trị ở ngay trên nước Mỹ, chứ không phải trên chiến trường ở Đông Nam Á."

Thưa quý vị, đó là quan điểm của Tổng Thống Richard Nixon về cuộc chiến Việt Nam vừa qua mà chúng tôi trích một phần từ cuốn sách "No More VietNams" của ông. (Qua phần chuyển ngữ của cố Dân Biểu Nguyễn Hữu Hiệu). Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng mà ông không nhắc tới nhưng giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã vạch ra cho chúng ta: Đó là yếu tố các thế lực Do Thái tại Hoa Kỳ lúc đó muốn lèo lái, lôi kéo Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến Việt Nam càng sớm càng tốt để Hoa Kỳ rảnh tay mà giúp họ đương đầu với cuộc chiến chống lại các quốc gia Ả Rập sát nách họ.

Theo GS Huy, các thế lực đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ được giới truyền thông Hoa Kỳ. Họ lại đưa được nhiều vị dân biếu hay thượng nghị sĩ của họ vào quốc hội Hoa Kỳ là nơi hoạch định chính sách cho nước Mỹ.

Họ khéo léo lèo lái giới truyền thông Mỹ bôi nhọ chính phủ và tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH cũng như Hoa Kỳ. Mà vụ án tướng Westmoreland kiện đài TV CBS là một trường hợp điển hình. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào phản chiến làm nhân dân Hoa Kỳ hiểu lầm, chán nản cuộc chiến VN đưa tới việc các vị dân cử trong quốc hội Hoa Kỳ dễ dàng ra những quyết định chấm dứt hỗ trợ VNCH chống lại sự xâm lăng của CSBV do Nga Tàu và khối cộng sản trên thế giới tích cực hổ trợ đưa tới sự thất trận của miền Nam vào tháng 4/1975.

Quang cảnh ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại San Francisco
Nghi thức Tế Lễ do Hội Cao Niên San Francisco tổ chức
Thưa quý vị.

Hôm nay, chúng tôi nói lên điều đáng buồn này không phải để oán hận mà là để chúng ta nhìn lại lịch sử, lấy những kinh nghiệm đau thương này mà hướng dẫn con cháu có những đóng góp hữu ích cho quê hương. Có nghĩa là, chúng ta vẫn khuyến khích con cháu cố gắng học hành, đỗ đạt thành tài, thành luật sư, kỹ sư, hay bác sĩ...Nhưng cũng đừng quên khuyến khích các cháu nên quan tâm, học thêm ngành chính trị nữa. Phải vào guồng máy công quyền hay quốc hội để có tiếng nói, có thế lực thì mới có thể tranh đấu và bảo vệ được quyền lợi cho cộng đồng, cho quê hương một cách hữu hiệu.

Trân trọng kính chào quý vị

Huỳnh Lương Thiện