Người Nhật Tha Thứ, Việt Cộng Căm Thù
Add caption |
------ o0o ------
Người Nhật Tha Thứ, Việt Cộng Căm Thù
Sông Lô
Đúng nửa thế kỷ khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Trường Kỳ và Quảng Đảo, các phương tiện truyền thông trênkhắp thế giới, lại một lần nữa có dịp phô trương khả năng khơi lại đống tro tàn dĩ vãng trong lòng những người phương Tây.
Hai trái bom đã làm xoay chuyển cục diện thế giới . Thế giới bước vào thời kỳ “chiến tranh lạnh”, một cuộc chiến yên bình ít đổ máu nhất. Con người khắp địa cầu được dạy thù ghét chiến tranh nóng, e sợ chết chóc (ít nhất là chểt chóc cho dân tộc mình). Các phong trào phản chiến ra đời ồ ạt nhất trong lịch sử. Nhưng trong khi phương Tây ồn ào xiến dương thái hoà, thì phương Đông, dường như “mặt trận vẫn yên tĩnh”
Hậu Quả Dây Chuyền
Thật vậy, Tháng Tám không phải là chỉ tai hoạ của riêng Nhật Bản, mà Tháng Tám còn khởi đầu một định mệnh khốc liệt tại Việt Nam.
Tai hoạ khủng khiếp nhất, như ai nấy đều biết, là sự xuất hiện của một cái tên lạ hoắc không khác gì tên của hai trái bom nguyên tử là “ CHÚ EM” (Little Boy) và “BÁC MẬP”(Fat Man) rơi xuống Trường Kỳ (Hiroshima) và Quảng Đảo (Nagasaki) tháng Tám năm 1945. Với thế giới, CHÚ EM và BÁC MẬP gợi lên hình ảnh cột khói hình nấm của hai trái bom nguyên tử. Nhưng ở Việt Nam, một xú danh xuất hiện trong tháng Tám năm 1945 không những gợi lên mà còn thực hoá một tai hoạ chồng chất khác: BÁC HỒ.
CHÚ EM rơi ở Nhật và BÁC HỒ rơi ở Việt Nam. Con số tử vong do CHÚ EM gây ra ở Nhật là khoảng 140,000 người, chưa kể những hậu quả dây chuyền kéo dài mấy năm sau. Các phóng viên ngoại quốc đến Hiroshima sau khi thành phố này bình địa còn tường thuật thêm, chẳng hạn những người sống sót tuy không bị thương tích gì bên ngoài, nhưng chỉ ít lâu sau là thất khiếu chảy máu và người bệnh chết ngay.Cái hình ảnh đó quả là khủng khiếp vì người ta hình dung ra ngay trước mắt. CHÚ EM mà đã tai hại đến thế. Nhưng sở dĩ nó khủng khiếp vì “nhờ” phương tiện truyền thông đại chúng của phương Tây mang hình ảnh đi khắp thế giới. Và với thủ thuật dù “tin lành cũng biến thàng tin dữ”, thế giới thương hại thay cho người Nhật Bổn .
Ở Việt Nam, sự xuất hiện của BÁC HỒ mang một hình ảnh trái ngược. BÁC HỒ xuất hiện đẹp đẽ, từ tốn, là hình ảnh tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, tất nhiên là đối với nhãn quan lệch lạc của phương tiện truyền thông phương Tây. Nhưng với người Việt Nam, khi BÁC HỒ xuất đầu lộ chân thì không khác gì đối với người Nhật khi CHÚ EM rơi xuống Hiroshima. Ngay sau khi BÁC HỒ xuất hiện, thất khiếu của nhân dân dân Việt Nam cũng chảy máu. Chảy máu vì ngay sau khi ló đầu, BÁC HỒ cho gắng những cái loa phóng thanh trên cột điện, và ra rả những bài ca ngợi một thế giới đại đồng trong đó mọi người đều bình đẳng y hệt các loại thú cùng được chăm sóc trong một cái chuồng.
Thế rồi liên tục trong 50 năm, BÁC HỒ cùng với đồng đảng tiếp tục đưa hết thế hệ Việt Nam này đến thế hệ Việt Nam khác đi lên con đường xã hội chủ nghĩa không tưởng bằng cách thiêu rụi từng lớp thanh niên trong lò lửa chiến tranh. Những lớp thanh niên lên đường “chống Mỹ”, tiềm năng Việt Nam được dành hết cho cuộc chiến và chỉ để lại một hậu phương hùng mạnh nhẩt về sự ngu dốt.
Thất khiếu nạn nhân của CHÚ EM chảy máu và chết liền. Còn thất khiếu của nhân dân Việt Nam đã chảy suốt 50 năm nay từ sự xuất hiện của BÁC HỒ, và tiếp tục chết cho mãi đến nay!
Cũng Từ Hoang Tàn Đổ Nát
Với một lịch sử kinh hoàng như thế, chỉ riêng người Việt Nam là khó có thể bị giới truyền thông Tây phương đánh lạc hướng khi họ rầm rộ đưa hình ảnh kinh hoàng do CHÚ EM gây ra ở Nhật năm mươi năm trước. CHÚ EM tác động trực tiếp đến đời sống phương Tây, và ở một mức độ nào đó, tuy có tác động đến lịch sử Việt Nam với sự rút lui của Nhật, tạo thời cơ cho BÁC HỒ lên ngôi, nhưng hậu quả tác hạ̣i nghiêm trọng nhất đối với dân tộc Việt Nam không phải là CHÚ EM mà vẫn là BÁC HỒ.
Vì thế khi nhìn những trang báo tiếng Anh tràn ngập những hình ảnh kinh hoàng do CHÚ EM gây ra trong suốt tháng qua, cái dân tộc bé xíu ở phương Đông chỉ nhìn thấy cũng kinh hoàng, nhưng là những cuộc kinh hoàng hậu quả từ chính sách Cải Cách Ruộng Đất, chính sách nướng quân bằng chiến thuật biển người học của Mao Trạch Đông, chính sách Học Tập Cải Tạo, chính sách Cải Tạo Công Thương Nghiệp, chính sách Kinh Tế Mới, chính sách Nghĩa Vụ Quân Sự, chính sách Bảo Vệ Biên Giới phía Nam tận Căm Bốt, chính sách Vượt Biên Bán Chính Thức, chính sách Công An Khu vực, chính sách Hộ Khẩu , và sau cùng , cả cái gọi là chính sách Đổi Mới nữa.
Tất cả những chính sách có cái tên đẹp đẽ ấy, cũng đẹp đẽ như sự xuất hiện của BÁC HỒ trong lòng báo chí phương Tây, đã đưa đến một Việt Nam với hình dong tiều tụy của một cô thương nữ hết thời xuân sắc đứng đường đón Mỹ qua.
Ký giả Les Carly trong lần viếng thăm Hiroshima gần đây, đã mô tả một thành phố “ Hậu” CHÚ EM hết sức thanh bình và phát triễn. Các cửa tiệm sáng loáng, những tài xế taxi mang găng tay và thành tựu hơn nữa là mức thất nghiệp chỉ có3.1%. Riêng mức sống của người dân thành phố “Hậu “ CHÚ EM thì mới ghê gớm hơn nữa, cao hơn cả mức sống ở Melbourne và Sydney: không có chiếc xe hơi nào quá 4 năm chạy trên đường phố. Và đặc biệt hơn nhiều công viên và tên đường mang tên Thanh Bình. Thanh bình thực thực sự như hình ảnh những phụ nữ Nhật đêm khuya một mình tản bộ trong những công viên vắng vẻ
Ngày hôm nay, Hiroshima sạch hơn Hoa Thịnh Đốn về mọi măt sau năm mươi năm. Điều đó chỉ có thể giải thích hết sức đơn giản là tuy người Nhật vẫn tướng niệm quá khứ nhưng họ không nuôi thù hận, họ không đem thù hận để xây cất tương lai. Điều này còn chứng tỏ hơn như hôm thứ sáu tuần trước, Thị Trưởng thành phố Hiroshima Takashi Hiraoka, đã kêu gọi người Nhật hãy xin lỗi những dân tộc (Á Châu) đã đau khổ do các toán quân viễn chinh Nhật gây nên trong thời chiến. Ông Hiraoka nhắc đến bom nguyên tử, nhưng “nhắc đến cùng nhau nhớ rằng con người cần an lạc hơn ai hết, và dân tộc Nhật cần thực lòng tạ lỗi với những mất mác đau thương mà các dân tộc Á Châu phải gánh chịu do chính lỗi lầm của người Nhật”
Lời kêu gọi của ông Hiraoka có ý nghĩa đặc biệt nếu người ta nhớ rằng năm nay ông đã 58 tuổi, tức là chứng nhân tai hoạ do CHÚ EM gây ra . Ấy thế mà ông lại mở lòng bao dung xuất phát từ một trí tuệ viễn kiến. Lòng bao dung ấy, lạ thay, lại được dùng để đối đãi với nhân loại chứ không chỉ riêng đối với đồng bào ông mà thôi. Còn lãnh đạo Việt Nam nào có cái nhìn thấu suốt như thế! Ngay khi tràn vào miền Nam, lãnh đạo Hà Nội đã thẳng tay trả thù chính đồng bào họ. Họ cai trị đất nước nơi chính họ sinh ra bằng lòng thù hận. Họ mở ra các trại giam, rồi đầy ải dân tộc lên rừng sâu nước độc, đẩy hàng triệu người ra biển, lần lượt thiêu hủy mọi di tích lịch sử cùng với sức mạnh Việt Nam
Kết quả là gì? Kết quả không chỉ ở hiện thực. Việt Nam ngày nay sau 50 năm BÁC HỒ xuất hiện, mà kết quả có thể có thể thấy ngay tại Úc hôm Đỗ Mười cùng đi với Paul Keating lên Queensland tuần trước . Đỗ Mười nói với Thủ Tướng Úc: “CHÚNG TÔI CẦN MỌITHỨ” !
Đó là kết quả của lòng căm thù và ngu dốt nên ông Vua một nước mới có khẩu khí như thế. Bom nguyên tử CHÚ EM rơi trên Trường Kỳ (Hiroshima) 50 năm trước giết liền một lúc 150,000 người Nhật; bom nguyên tử BÁC HỒ rơi trên Việt Nam cách đây 50 năm và chỉ “giết lai rai” chừng ba triệu người Việt Nam thôi
Năm mươi năm sau, Trường kỳ (Hiroshima) trở thành thành phố thanh bình và phát triển, năm mươi năm sau, Việt Nam thành đất nước phát triển loạn lạc.
Bài học ấy có lãnh tụ Việt Nam nào sẽ học được???
Việt Nam Tự Do 22-8- 1995
Sông Lô