Bài xã luận lạnh xương sống nổi da gà
Người viết bài xã luận này là Song Miou, không rõ đây là một tên thật, chính danh, bút danh, hay bí danh vì người đảng viên cộng sản thường có nhiều tên và hay dùng bí danh. Song Miou đã bút-sa-gà-chết khiến cho rất nhiều người nước ngoài đang làm ăn tại Hoa Lục phải nổi-da-gà rùng mình khi nghe lời kêu gọi hướng dẫn như sau, “hãy dứt khoát bỏ xuống cái trạng thái tâm lý nạn nhân...và tuân theo những luật lệ mới” của Luật An Ninh Quốc Gia Tàu Cộng đã ban hành có hiệu lực trong thời gian gần đây. Cái luật an ninh mới này bao trùm mọi khía cạnh đời sống của mọi người ở trong Hoa Lục.
Trong bài xã luận có đoạn viết rất rõ là “đã qua mấy chục năm, những người nước ngoài đầu tư làm ăn tại Hoa Lục đã thu nhập rất nhiều lợi tức từ một nền kinh tế lớn mạnh nhanh nhất của thế giới, đồng thời có lợi thế khai thác nhân công trả lương thấp, thị trường lớn tiêu thụ nhiều, và còn được hưởng một “siêu-ưu-đãi của nhà nước” cho phép giảm miễn nhiều thứ thuế nặng. Những điều này đã đang thúc giục nhiều người nước ngoài có cảm tưởng là họ đương nhiên có quyền được hưởng những chính sách ưu đãi trong thời gian làm ăn tại Hoa Lục, và họ vẫn muốn đóng-vai-trò-nạn-nhân chỉ để tiếp tục thúc bách đòi hỏi những ưu thế thuận lợi cho việc làm ăn của họ trong lúc đối phó với các chi phí nhân công ngày càng tăng cao và trong lúc nhà cầm quyền đang cố gắng cư xử với họ như những pháp-nhân-bình-đẳng với những doanh nhân Hoa Lục trong nước.” Những doanh nhân nước ngoài đang làm ăn thu nhập nhiều lợi tức cũng còn là các công ty đa quốc gia đã đang và sẽ còn kinh doanh ở trong Hoa Lục (?)
Sau khi Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng ban hành cái Luật An Ninh Quốc Gia, một luật an ninh mới có tầm ảnh hưởng mạnh, tác động tới toàn diện xã hội Hoa Lục và nó đặc biệt đã khiến rất nhiều doanh nhân nước ngoài đang hoạt động kinh doanh trong khu vực kỷ thuật cảm thấy bối rối, rất khó chịu. Họ tin rằng Nhà Nước Tàu Cộng muốn xem-xét-lại cái quyền sở hữu kỷ thuật thuộc về ai, Doanh Nhân Ngoại Quốc hay Doanh Nhân Hoa Lục? Bởi vì luật an ninh này chỉ định rất rõ rằng các công ty kỷ thuật “phải được bảo toàn an ninh và nhà nước có thể kiểm soát được”. Như vậy khiến cho những doanh nhân nước ngoài và các công ty đa quốc gia trong khu vực kỷ thuật phải lo lắng về cái nhóm chữ này “phải được bảo toàn an ninh và nhà nước có thể kiểm soát được” sẽ được giải thích với ý nghĩa thực tế ra sao. Hiện giờ không ai có thể biết được sẽ ra sao, nhưng có người nghĩ rằng các doanh nhân nước ngoài và công ty kỷ thuật ngoại quốc sẽ bị bắt buộc phải có các đối tác người Hoa Lục và trong tương lai gần phải chuyển nhượng quyền sở hữu kỷ thuật cho đối tác Hoa Lục, hoặc là họ phải chấp nhận để cho Nhà Nước Tàu Cộng có thể kiểm soát được qua một “cánh cửa sau để tiếp thu các dữ liệu được lập trình lưu trữ trong máy điện toán của họ” (access through backdoor), hoặc là họ phải vẩy tay chào…từ giả Hoa Lục mà chưa biết chắc ngày hẹn gặp lại.
Cả ba cách thức vừa nêu trên căn cứ vào một nhóm chữ “phải được bảo toàn an ninh và nhà nước có thể kiểm soát được” bắt buộc phải làm theo luật an ninh mới đều khiến cho các doanh nhân nước ngoài và công ty kỷ thuật ngoại quốc rất khó chịu, nhưng rõ ràng là Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng không cần để ý tới điều đó vì mục đích cuối cùng của họ là “hợp-lý-hợp-pháp-cưỡng-chiếm” mọi thứ hiện có trong tay của doanh nhân nước ngoài để trao lại cho doanh nhân Hoa Lục mà doanh nhân Hoa Lục chính là Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng.
Mặc dù Đảng Trưởng Tàu Cộng Xi Jinping đang dẫn đầu cả nước Hoa Lục đi vào “thời kỳ quá độ được gọi là tình trạng bình thường mới/a transition called the new normal” chuyển tiếp tới buổi hoàng hôn của một đêm dài đen tối sau một ngày của “Hoa Lục chói chang loá mắt” đã chóng trôi qua đúng như Đảng Trưởng Xi đã đề cập tới một “tình trạng bình thường mới/the new normal”, nền kinh tế Hoa Lục chắc chắn vẫn còn phải tiếp tục điều chỉnh cái “tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường tự do theo kiểu Tàu Cộng”, và vẫn còn phải cần tới rất nhiều đầu tư ngoại quốc trực tiếp bằng tài chánh và kỷ thuật công nghệ chuyên môn cao cấp. Tuy nhiên, cái Luật An Ninh Quốc Gia Hoa Lục vừa mới ban hành, đối với các doanh nhân nước ngoài và công ty đa quốc gia, nhất là các công ty kỷ thuật cao cấp của Mỹ được xem như các mối đe doạ cho nền an ninh của Hoa Lục, nên cần phải được đặt dưới sự kiểm soát an ninh chặt chẽ của Nhà Nước Tàu Cộng.
Cũng có những người đã từng khảo sát diễn biến tình hình chính trị-kinh tế-thương mại-tài chánh của Hoa Lục kể từ ngày Đảng Trưởng Xi nắm quyền cai trị Hoa Lục cho đến nay, thì họ có thể xác định rằng cái luật an ninh mới này chỉ là một dấu hiệu chỉ rõ tình trạng làm ăn hiện tại của Hoa Lục đang xấu sẽ càng xấu hơn vì những nỗi lo sợ Nhà Nước Tàu Cộng bắt đầu áp dụng các chính sách độc tài toàn trị kiểu mới (neo-totalitarian). Hơn nữa, ở một khía cạnh khác rất tế nhị đối với những người cầm quyền Hoa Lục thì cái luật an ninh mới này còn bộc lộ rõ cho người ta thấy cái tâm lý bất an của Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng lo sợ cho sự ổn định sống còn của chế độ độc đảng độc tài toàn trị, vì thông thường khi nhà cầm quyền ban hành một luật an ninh trong nước để kiểm soát mọi sinh hoạt xã hội là họ đã đang lo sợ cho chế độ của họ không còn kéo dài vững chắc ổn định. Hãy nói cụ thể như cái Luật Chống Khủng Bố (Counterterrorism Law) cũng đã đang bị Nhà Nước Tàu Cộng lạm dụng tối đa để trấn áp các dân tộc thiểu số ở trong Hoa Lục khi họ chống đối sự bất công của người cầm quyền. Nhà Nước Tàu Cộng cũng còn áp đặt các tổ chức ngoại quốc bất vụ lợi Phi-Chính-Phủ (Non-Governmental Organizations/NGOs) dưới sự giám sát, kiểm tra của Bộ Công An.
Cũng có những chương trình đang được nhà nước áp dụng như Chương Trình 2006 (the 2006 Program) và Dự Án 863 (the 863 Project) đặt ra những qui định quản lý các công ty kỷ thuật nước ngoài “nếu muốn được tiếp tục làm ăn tại Hoa Lục thì phải chuyển nhượng kỷ thuật lại cho công ty đối tác Hoa Lục”. Các chương trình, dự án vừa kể trên bây giờ lại được tăng cường hiệu lực bằng cái luật an ninh mới khi nó yêu cầu bất cứ một doanh nhân nước ngoài hay một công ty ngoại quốc nào hiện đang kinh doanh ở trong Hoa Lục đều phải giao nạp cho nhà nước các bộ khoá giải mã và mật mã máy vi tính của họ, cũng như phải cung cấp “một cánh cửa sau (backdoor) để nhà nước có thể vào tiếp thu những dữ liệu của mạng lưới thương mại được lưu trữ trong các lập trình của máy điện toán (!)
Rất rõ rệt là Nhà Nước Tàu Cộng có một mục đích cuối cùng là phải hữu hiệu ngăn cấm được sự cạnh tranh của các doanh nhân nước ngoài và công ty kỷ thuật đa quốc gia. Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng có thể dùng cái luật an ninh mới để quyết định chọn ra những công ty ngoại quốc nào phải bị cấm nhập cảng vào Hoa Lục trong khi có một công ty Hoa Lục nào đó ở trong nước đã có khả năng làm ra những sản phẩm thay thế, cho dù đó là loại “hàng nhái”! Với kết quả như vậy, Nhà Nước Tàu Cộng áp dụng cái luật an ninh mới này để xô đẩy các công ty kỷ thuật đa quốc gia ra khỏi lãnh thổ Hoa Lục. Bây giờ không còn nghi ngờ thêm gì nữa khi đã quá rõ rệt là Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng muốn hoàn toàn thay thế kỷ thuật tin học điện toán nước ngoài bằng cái kỷ thuật tin học điện toán Hoa Lục. Một thí dụ điển hình là nhà nước đã ngăn cấm sử dụng những sản phẩm của các công ty Apple, Microsoft, Cisco ở trong văn phòng của nhà nước. Nhu cầu văn phòng của nhà nước đã được các công ty kỷ thuật Hoa Lục giải quyết cung cấp theo một hệ thống do Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng quản lý.
Người ta cũng còn nhận ra là cái hệ thống do Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng quản lý này có một sự liên hệ rất bí mật và thiết yếu giữa những tên tin tặc thuộc quân đội (military hackers) đã xâm nhập ăn cắp những bản thiết kế sản phẩm, bí mật thương mại, và những chương trình khác nữa của các công ty Mỹ để giao lại cho các công ty Hoa Lục thực hiện xây dựng lên một công kỷ nghệ kỷ thuật cao cấp của Hoa Lục. Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã có mục đích rõ ràng là các công ty kỷ thuật Hoa Lục phải thay thế các công ty kỷ thuật ngoại quốc để làm ra những sản phẩm được sử dụng nhiều trong nước và Nhà Nước Tàu Cộng còn yểm trợ các công ty Hoa Lục này đem bán ra sản phẩm của họ ở thị trường thế giới.
Quả thật người ta cũng có thể nói là Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã đang tiến hành một cuộc chiến tranh mậu dịch (Trade War), bởi vì cái Luật An Ninh Quốc Gia Hoa Lục chắc chắn sẽ có ảnh hưởng mạnh lên sự giao thông thương mại quốc tế. Cái luật an ninh mới này sẽ làm giảm sút sự giao lưu mậu dịch trong cùng một lúc nó yễm trợ các công ty Hoa Lục chiếm lĩnh độc quyền ở thị trường trong nước, và còn nâng đỡ cho các công ty Hoa Lục này để cạnh tranh mạnh hơn trong thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, ngưới ta cũng phải xem xét lại tính cách hoạt động thương nghiệp lâu dài của một nến kinh tế phát triển toàn bộ, không chỉ là sự phát triển cục bộ ngắn hạn. Nếu được xem xét lại như thế thì cái Luật An Ninh Quốc Gia Hoa Lục sẽ tạo ra một “hệ-thống-cách-ly” (the insulated system) chẳng có lợi ích gì cho các công ty Hoa Lục; bởi vì cái luật an ninh mới này chỉ là mục đích phục vụ cho cái chế độ Độc Tài Toàn Trị Kiểu Mới (Neo-Totalitarian) của Đảng Trưởng Xi, và những chế độ độc tài toàn trị kiểu cũ hay kiểu mới đều đã được chứng minh là sự thất bại, sụp đổ; nó không thể xây dựng được một nền kinh tế-thương mại-tài chánh của thị trường tự do.
Để kết luận người ta có thể nói theo một cách khác là cái luật an ninh mới này dưới chế độ Độc Tài Toàn Trị Kiểu Mới (Neo-Totalitarian) của Đảng Trưởng Xi chính là một “Tình Trạng Bình Thường Mới (the New Normal) của Hoa Lục trong thời kỳ quá độ quay trở lại nền kinh tế hoạch định kiểu mới của hệ tư tưởng Mác-Mao. Với kết quả như thế thì cái bài xã luận của Song Miou đã phổ biến trên hệ thống thông tin tuyên truyền Tiếng Nói Hoa Lục đúng là khiến cho những doanh nhân nước ngoài và công ty ngoại quốc đang làm ăn ở trong Hoa Lục phải cảm thấy lạnh-xương-sống-nổi-da-gà rất khó chịu, rất lo sợ, bởi vì sớm muộn gì họ cũng bị bọn chúng cướp sạch, đuổi đi khỏi Hoa Lục. Họ mất hết trắng tay nhưng còn giữ được cái mạng của họ. Thế Là Không Sao Đâu (So No Star Where! Haha :)) Lo gì, họ còn sống là còn làm ra tiền./.
Nguyễn Thành Trí
Sài Gòn, Chủ Nhật 12/7/2015