Matt Mahan

ads header

Breaking News

Yếu huyệt khinh tài Tàu cộng - Việt cộng

Sau khi Mỹ và đồng minh Nam Hàn đã thành công ngăn chặn Tàu Cộng và Hàn Cộng ở khu vực Đông Á vào năm 1953 ngưng bắn chiến tranh Triều Tiên, người ta vẫn chưa quên sự kiện lịch sử rõ ràng Việt Cộng đã là một lực lượng xung kích của cộng sản quốc tế Liên Sô-Tàu Cộng sử dụng trong thời kỳ Chiến Tranh Đông Dương II 1953-1973 để đánh chiếm cả khu vực Đông Nam Á, nhưng họ đã thất bại, đưa đến sự chia rẽ cộng sản quốc tế Liên Sô-Tàu Cộng làm tan rã đế quốc Liên Sô và khối Đông Âu. Với một nhận định lịch sử tổng quát mở đầu như vậy để dễ dàng thấy sự liên hệ Tàu Cộng-Việt Cộng đã đang có được rất nhiều năm, và bài viết này kết hợp nhận định cả hai nền kinh tế-tài chánh, nói tắt là nền kinh-tài của Tàu Cộng-Việt Cộng.  Bài viết này có vẻ rườm rà khó hiểu, nhưng nó dễ hiểu hơn nếu người đọc biết rằng hai-đảng-cộng-sản-bên-ngoài-là-hai-bên-trong-là-một.  Bởi vì kể từ ngày đế quốc Liên Sô bị triệt tiêu, Đảng Tàu Cộng đã hoàn toàn khống chế Đảng Việt Cộng như một đảng chư hầu và khiến cho nước Việt Nam trở thành một “thuộc địa kiểu mới”, hay một “nước chư hầu mới thời phong kiến kiểu cộng sản đổi mới”, hoặc một “bản sao y bản chính” của mọi lãnh vực xã hội Hoa Lục/ Việt Nam, vì vậy một nhận định đúng về nền kinh-tài Tàu Cộng cũng có thể áp dụng đúng cho nền kinh-tài Việt Cộng, tuy đã không xảy ra song song nhưng đó là diễn biến một-trước-một-sau có những tính chất rất giống nhau của một Tàu-Cộng-đế-quốc-mới và một Việt-Cộng-chư-hầu-mới của nó.  Cả hai nền kinh-tài của Tàu Cộng và Việt Cộng đều có những yếu-huyệt giống nhau.

Một cách khách quan người ta nhận thấy trong thời gian vừa qua đã có những cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chánh ở các nước Mỹ và Tây Âu.  Đó là một cú đấm thẳng tay vào mô hình kinh-tài Mỹ của chủ nghĩa tư bản.  Mặc dù là một “cú đấm thẳng tay” nhưng nó đã không làm “tan nát mô hình Mỹ”.  Kết quả là cái mô hình kinh-tài Mỹ đã được sửa chữa và được làm vững mạnh hơn trước.  Tuy nhiên, những cuộc khủng hoảng kinh-tài Mỹ và Tây Âu cũng khiến cho những người cầm quyền Đảng Tàu Cộng/Việt Cộng có dịp không ngần ngại vui mừng reo hò lên rằng họ đã thành công trong việc làm chuyển đổi cán cân quyền lực kinh tế-tài chánh ra khỏi tay của Mỹ và đem nó về tay của Tàu Cộng!  Người ta phải thắc mắc là cái mô hình phát triển “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang đặc tính Hoa Lục/Việt Nam” của Đảng Tàu Cộng/Việt Cộng đã có được một cơ thể đang khỏe mạnh đến mức độ nào để có thể được công khai mổ xẻ xem xét “tim-mạch và bắp-thịt-kinh-tài” của nó ra sao?

Trên thực tế ở cả hai nơi Hoa Lục/Việt Nam đều có ở mỗi nước này hai nền kinh-tài khác nhau, đó là một nền kinh-tài do người nước ngoài làm chủ và các tập đoàn công ty lớn do những gia đình đảng viên Trung Cộng/Việt Cộng nguỵ trang dưới danh nghĩa tư-nhân-hoá quản lý doanh nghiệp.  Ở trong hai khu vực vừa kể trên của nền kinh-tài này được điều hành theo một mô hình kinh-tài thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản thế kỷ 20, nhưng nó cũng có sức thu hút ước tính 70 phần trăm nguồn vốn tư bản đầu tư nước ngoài và nó cũng có thể làm phát sinh một nền công kỷ nghệ xuất nhập cảng có số vốn đầu tư của người nước ngoài 70 phần trăm để giúp hoạt động trao đổi ngoại tệ và giúp kiểm soát tỷ giá hối đoái.

Song song với một nền kinh-tài có hai khu vực hoạt động theo thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản thế kỷ 20, ở Hoa Lục/Việt Nam cũng còn có một nền kinh-tài đã đang phát triển chậm do các tập đoàn công ty quốc doanh quản lý, nền kinh-tài này còn gọi là hoạt động doanh nghiệp nhà nước.  Đây là một mô hình kinh-tài của nhà nước cộng sản, và nó được các ngân hàng nhà nước cung cấp vốn hoạt động.  Mặc dù là những tập đoàn công ty quốc doanh do nhà nước cộng sản quản lý điều hành, nhưng chúng cũng có đủ loại hình thức hoạt động tài chánh kiểu Mỹ như giao dịch chứng khoán, thị trường công chứng khoán, thị trường liên đới ngân hàng, vân vân…Ở trong nền kinh-tài quốc doanh này cũng có đủ thứ loại hoạt động kiểu kinh-tài Mỹ, nhưng chỉ để nguỵ trang che đậy cái thực chất “Đảng Tàu Cộng/Việt Cộng đã đang thao túng kiểm soát việc “phân phối và tái phân phối” nguồn vốn tư bản hoạt động trong nội bộ đảng”; trong khi kiểu Mỹ thì phải là kinh-tài tư doanh, và bởi vì đảng viên của một đảng chính trị đang cầm quyền không được phép làm kinh-tài, nói cho đúng là không được phép nhân danh đảng của mình để làm kinh-tài cá nhân hay kinh-tài tập thể, vì như vậy là phạm pháp, vi phạm nguyên tắc “xung-khắc-quyền-lợi/ conflicts-of-interest”.

Rõ ràng là ở Hoa Lục/Việt Nam trong những giao dịch chứng khoán mà thực chất chỉ là sự phân phối hoặc tái phân phối nguồn vốn tư bản giữa những tập đoàn công ty quốc doanh với nhau đã được giữ kín; vì vậy ít khi có sự tham gia của các nhà đầu tư nguồn vốn tư nhân.  Còn về thị trường công chứng khoán chính phủ TC/VC thực chất chỉ là sự chủ động thay đổi số hồ sơ công chứng khoán giữa những tập đoàn công ty quốc doanh khác nhau với một chỉ số lãi xuất đã chính thức được ấn định không khác gì với lãi xuất của ngân hàng quốc doanh.  Chính phủ TC/VC vẫn giữ sự hạn chế ở mức độ thấp; hoặc là không cho phép mở rộng đầu tư cho nguồn vốn tư bản nước ngoài trực tiếp vào những tập đoàn công ty quốc doanh.  Hơn nữa, chính phủ TC/VC vẫn còn dè dặt chưa áp dụng “tăng cường kỷ luật thị trường” vào nền kinh-tài Hoa Lục/Việt Nam. Trường hợp điển hình là có những ngân hàng quốc doanh lớn của Tàu Cộng/Việt Cộng đã phải “đổ dồn trách nhiệm cho nhau” về những món tiền vay rất lớn mà các tập đoàn công ty quốc doanh đã sử dụng sai mục đích yêu cầu ban đầu, dẫn tới hậu quả là khiến cho những ngân hàng này phải “tái-tạo-nguồn-vốn” để “tái-phân-phối”.  Sự kiện những ngân hàng lớn tái-tạo-nguồn-vốn-để-tái-phân-phối như vậy cũng gặp phải sự phản đối mạnh của Bộ Tài Chánh Tàu Cộng/Việt Cộng, nhưngtrên thực tế “ở đâu vẫn phải vào ở đấy” như không có chuyện gì xảy ra khi có sự chỉ đạo trực tiếp của đảng uỷ TC/VC thực hiện theo thứ bậc hàng dọc trong ngành kinh-tài TC/VC.

Trong những năm của thập niên 2000 đã có vài cuộc khủng hoảng kinh-tài toàn thế giới, dĩ nhiên kể cả ở Hoa Lục/Việt Nam, trong khi đó ở Hoa Lục/Việt Nam thì Đảng TC/VC đã có những ngân khoản khổng lồ dành cho mục đích kích thích hoạt động kinh-tài Hoa Lục/ Việt Nam; tuy nhiên những ngân khoản khổng lồ này đã bị sử dụng sai trái bởi sự cho vay có tính cách “cuống cuồng điên rồ” của các ngân hàng quốc doanh.  Kết quả của sự “cho-vay-tiền-điên-cuồng-không-hoàn-lại” này cũng đã xoá sạch những thành quả kinh-tài của Hoa Lục/Việt Nam trong những năm trước đó. Một cách khách quan nhận thấy rằng mặc dù ở Hoa Lục/Việt Nam chỉ có độc đảng độc quyền lãnh đạo mọi sinh hoạt, mọi lãnh vực xã hội, nhưng Bộ Tài Chánh Tàu Cộng/Việt Cộng cũng đã gián tiếp thành lập những Tập Đoàn Đầu Tư Hoa Lục/Việt Nam với những danh hiệu khác nhau, nhưng có cùng một bản chất “đầu-sỏ-chính-trị” để giành lấy quyền làm chủ những ngân khoản đầu tư khổng lồ cạnh tranh với Ngân Hàng Nhà Nước Trung Ương Tàu Cộng/Việt Cộng, và đã sử dụng những Tập Đoàn Đầu Tư Hoa Lục/Việt Nam này như một công cụ hữu hiệu để thu gom vàkiểm soát phần lớn những “ngân-khoản-lộn-xộn” của các ngân hàng quốc doanh ở Hoa Lục/Việt Nam.
 
Hệ thống ngân hàng ở Hoa Lục/Việt Nam rất rõ ràng là không được khỏe mạnh và các ngân hàngbệnh hoạn này cứ việc tiếp tục quay lại ngân hàng nhà nước trung ương để yêu cầu cung ứngthêm nhiều tiền mà họ không lo tới chuyện cải tiến gì cả.  Cho dù có cố gắng hết sức che đậy con số nợ công thật sự là bao nhiêu, người ta cũng có thể ước tính được con số nợ công của chính phủ TC/VC gần tròn 80 phần trăm của tổng sản lượng quốc gia (80% GDP), và nó còn có khuynh hướng tăng cao thêm vì sức tăng trưởng của nền kinh-tài TC/VC tuỳ thuộc vào sự đầu tư của nguồn vốn tư bản được tài trợ bởi tiền vay nợ!  Sự lệ thuộc vào nguồn vốn tư bản phát sinh từ tiền vay nợ khiến cho nền kinh-tài TC/VC không thể thực sự cải tiến về lãi suất, tỉ giá hối đoái, hoặc là tính cách hiệu quả cân đối của việc trao đổi dự trữ ngoại tệ có liên quan tới các thị trường tài chánh Hoa Lục/Việt Nam.  Trên thực tế rõ ràng là các tập đoàn công ty quốc doanh TC/VC có tính cách “độc quyền, đầu sỏ chính trị” đã không muốn thay đổi hoặc có cạnh tranh với người nước ngoài.  Trong nền kinh-tài Hoa Lục/Việt Nam khu vực quốc doanh do Đảng TC/VC làm chủ mà trực tiếp là đảng viên và gia đình đảng viên với thân nhân cộng sự của họ quản lý điều hành để có thể thao túng các thị trường trong nước và có thể “tham nhũng kiếm chác” được những món lợi nhuận rất lớn.  Vì vậy họ nhất định không muốn có sự thay đổi hoặc có sự cạnh tranh giữa họ với người nước ngoài.  Hiện nay các nhóm lợi-ích kinh-tài đảng viên TC/VC mới thực sự là những người có nhiều quyền lực trong chính phủ TC/VC ở Hoa Lục/Việt Nam.

Trong thời gian 20 năm qua (1995-2015) ở Hoa Lục/Việt Nam chính phủ TC/VC cũng có nói tới “cải cách kinh-tài”, nhưng họ thực sự đã không thực hiện khi họ tự nhận thấy rằng biện pháp “in thêm nhiều tiền” có thể cứu vớt họ khỏi bị “chết chìm” trong cơn khủng hoảng tài chánh, và cũng có thể để cho họ tiếp tục móc-nối-tham-nhũng thoải mái một cách rất phi pháp, nhưng có hệ thống tổ chức maoao!  Với một quan điểm như vậy là chính phủ TC/VC đã ngưng mọi cố gắng cải cách kinh-tài, và Hoa Lục/Việt Nam đã chưa bao giờ thực sự mở cửa ra thế giới bên ngoài để “hít thở không khí trong sạch của tính chất minh bạch”.  Cũng đã có một nhận xét châm biếm nghiêm khắc, cay độc rằng, “Đảng Trung Cộng/Việt Cộng gồm có những người gian manh, lừa đảo; họ không có bản tính lương thiện, minh bạch”.  Quả thật, trong khu vực kinh-tài nội địa Hoa Lục/Việt Nam với chính sách của Đảng TC/VC “độc-quyền, đầu-sỏ-chính-trị” thì các công ty tư nhân nước ngoài chỉ có thể tham gia vào thị trường tài chánh nội địa này dưới 2 phần trăm một cách khiêm nhường.

Cũng còn có một vấn đề lớn hơn nữa là các ngân hàng nhà nước kiểm soát có một hệ thống giao dịch nội bộ với chính họ.  Điều này đã gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn khi những tin tức thiết yếu quan trọng liên quan tới những “khoản nợ phải trả và tỷ giá”  đã bị họ cố ý che giấu hoặc là “khiến cho rất khó biết được nó là gì”.  Rõ ràng là cũng không có những thực thể tài chánh bên ngoài Đảng TC/VC có thể thiết lập tỷ giá bằng cách kêu đấu giá trên thị trường tự do. Điều đó làm ảnh hưởng xấu lên sự phân phối vốn tư bản có hiệu quả, và có thể làm “ung-thối” vốn tư bản dư thừa trong một cách thức nào đó để cho đảng viên TC/VC móc nối cùng nhau “tham- nhũng-có-hệ-thống”.  Cũng có một nguy cơ tiềm ẩn ở trong cách thức “bí-mật-nhà-nước-nhà-nghề” phân phối vốn tư bản từ những ngân hàng nhà nước TC/VC kiểm soát tới những thực thể kinh-tài quốc doanh, còn gọi là doanh nghiệp nhà nước.  Điều này đã gây ra hiểu lầm rằng chính phủ TC/VC có đủ khả năng thanh toán nợ công, bởi vì nợ công của chính phủ TC/VC có vẻ như rất thấp, ước tính là dưới 20 phần trăm tổng sản lượng quốc gia (20% GDP); trong khi trên thực tế tổng số nợ công của chính phủ TC/VC đã tròn 80% GDP.  Một con số đã vượt “mức ấn định nợ công của một chính phủ bình thường” rất xa!

Lẽ dĩ nhiên là có nhiều đảng viên TC/VC có kiến thức cao và có chức trách kinh-tài TC/VC biết rõ vấn đề lớn này, nhưng họ sẽ bị “vi-phạm-xung-khắc-quyền-lợi” (conflicts of interest) khi phải giải quyết vấn đề theo lẽ phải luật pháp minh bạch.  Đảng TC/VC đã đang chỉ huy toàn bộ guồng máy kinh-tài TC/VC, họ đã đang điều hành nó một cách rất bí mật để phân phối, tái phân phối, thu nhận, và kiểm soát chặt chẽ số lượng tiền lưu hành nội địa Hoa Lục/Việt Nam.  Nếu căn cứ trên nguyên tắc minh bạch để mở rộng cánh cửa kinh-tài TC/VC bước ra thị trường tự do của thế giới tư bản, thì công việc đó đi ngược lại lợi ích của riêng Đảng TC/VC, và làm hại cho chính phủ TC/VC ở Hoa Lục/Việt Nam; vì vậy mà họ đã không thành thật giải quyết vấn đề nợ công theo lẽ phải luật pháp minh bạch.  Ở đây người ta phải khẳng định rõ ràng rằng “lợi ích của riêng Đảng Trung Cộng/Việt Cộng không phải là lợi ích của Nhân Dân Hoa Lục/Việt Nam”.  Có một thí dụ điển hình về việc Đảng TC/VC đã chỉ huy toàn bộ guồng máy kinh-tài TC/VC, vào năm 2000 gần như cả hệ thống ngân hàng ở Hoa Lục/Việt Nam đã phá sản. Một số lượng rất lớn ước tính trên 70 phần trăm tiền cho vay sai mục đích yêu cầu vay tiền ban đầu, và số tiền vay đã không thể trả lại ngân hàng.  Tình hình đã như vậy, mà năm 2010 tất cả ngân hàng quốc doanh lớn của TC/VC lại là những ngân hàng thành công có con số IPO rất lớn.  Con số IPO rất lớn gây ấn tượng rất mạnh, nhưng hệ thống ngân hàng TC/VC không phải là một thể loại ngân hàng có thể hiểu được rõ ràng theo tiêu chuẩn của thị trường tài chánh phát triển kiểu Mỹ hay Tây Âu.  Làm thế nào các ngân hàng quốc doanh TC/VC có thể làm trò ảo thuật để những món tiền lớn đã đầu tư vào các công-trình-không-hoạt-động mà nó lại phát sinh lợi nhuận cao?  Đó là do họ đã tiếp tục gia hạn tái tạo nguồn vốn nợ cũ thành nợ mới để làm biến mất “số tiền lỗ”, và làm xuất hiện “số tiền lời” ở trên các bảng cân đối ngân hàng trong nhiều năm qua.   Người ta có một thắc mắc được nêu ra là “Tiền-nợ của những tập đoàn công ty quốc doanh TC/VC là tiền-nợ của ngân hàng nhà nước TC/VC?  Và tiền-nợ của ngân hàng nhà nước TC/VC là tiền-nợ của chính phủ TC/VC? Và tiền-nợ của chính phủ TC/VC là tiền-nợ của Đảng TC/VC? Bởi vì Đảng TC/VC lãnh đạo, chỉ huy chính phủ TC/VC.  Không thể nào nói một cách vô trách nhiệm rằng chính phủ TC/VC sẽ bảo trợ tiền cho ngân hàng nhà nước TC/VC khỏi bị sập tiệm, vì chính phủ TC/VC sẽ in thêm nhiều tiền, sẽ làm cho lạm phát tăng cao, và con số nợ công của chính phủ TC/VC sẽ chồng chất lên nữa.  Rất rõ ràng là không thể có cải cách nền kinh tế-tài chánh ở Hoa Lục/Việt Nam, nếu không có cải tổ chính trị Đảng TC/VC.

Bởi vì hai Đảng TC/VC đã tập trung chỉ huy nền kinh-tài Hoa Lục/Việt Nam nên tính chất chính trị rất cao và chi phối ảnh hưởng rất mạnh lên sự phát triển kinh-tài trong nước. Có lẽ những người cầm quyền Đảng TC/VC nghĩ rằng nếu họ có được và với số lượng dự trữ ngoại tệ của họ nhiều, thì họ sẽ dễ dàng dùng nó như một tác động của “lực đòn bẩy” để làm điểm tựa cho nền kinh-tài yếu kém của họ không bị sụp đổ.  Tuy nhiên, ngoại tệ dự trữ rõ ràng là tiền nước ngoài, và số tiền này không thể nào dùng để giải quyết vấn đề gì ở nội địa Hoa Lục/Việt Nam.  Trường hợp Đảng TC/VC có đủ ngoại tệ dự trữ để trả nợ nước ngoài thì rất tốt, nhưng ngoại tệ dự trữ không được dùng để bảo trợ cho những ngân hàng nội địa phá sản, hoặc là để cho Đảng TC/VC in thêm nhiều tiền nội địa, bởi vì việc in thêm nhiều tiền mà dựa trên số lượng ngoại tệ dự trữ thì không đúng nguyên tắc; nó chỉ làm hại cho nền kinh-tài Hoa Lục/Việt Nam, và làm thất bại các nổ lực cải cách kinh-tài TC/VC mà thôi.  Đảng TC/VC đã đang trực tiếp chỉ huy nền kinh tế-tài chánh Hoa Lục/Việt Nam nên nguồn vốn tư bản của hai nước này được họ giữ tuyệt đối bí mật, một thứ “bí-mật-nhà-nước-nhà-nghề-ảo-thuật”; đây cũng là lý do giải thích tại sao họ lại phải tích luỹ một số lượng lớn ngoại tệ dự trữ, và phải kìm giữ tỷ giá hối đoái của đồng tiền nội địa một cách không lành mạnh.

Khi xem xét về việc chính phủ TC/VC đã bảo trợ cho những ngân hàng nội địa khỏi bị phá sản, người ta nhận thấy chính phủ TC/VC đã làm trò ảo thuật xoay vòng tròn gian trá trong việc để cho những ngân hàng này mua lại các món nợ công của chính phủ, rồi sau đó chính phủ TC/VC lại cung cấp tiền bảo trợ cho những ngân hàng này khi họ khai phá sản.  Quả thật đấy là chính phủ TC/VC đã làm trò ảo thuật hô biến một số tiền nợ từ chỗ này chạy sang chỗ kia, và từ số nhiều trở thành số ít bằng những số liệu kế toán thống kê không đáng tin cậy để cho họ có vẻ như là đã làm kinh-tài rất thành công. Có một thực tế trong nền kinh-tài TC/VC không thể che giấu được lâu hơn nữa là số tiền nợ công đã tăng lên quá cao trong khi mức tăng trưởng xuống thấp nhất trong 20 năm nay.  Đây là ảnh hưởng ngược chiều khi mức tăng trưởng giảm xuống và mức tiền nợ công tăng cao do hậu quả của sự phân phối và tái phân phối nguồn vốn tư bản không đúng.  Và cũng do sự ám ảnh về việc bằng mọi cách Đảng TC/VC cũng phải làm tăng cao mức tăng trưởng nền kinh-tài TC/VC một cách giả tạo, nên họ càng ngày càng bị lệ thuộc vào số tiền vay tín dụng mà số tiền này lại không được sử dụng đầu tư vào những công trình làm ra tiền để hoàn trả số tiền nợ công khi đáo hạn.  Rõ ràng là trong ngắn hạn hoặc dài hạn thì số tiền vay tín dụng này đã được sử dụng cho những mục đích khác hơn là để hoàn trả số tiền nợ công.  Như vậy để tránh tiếng là “một-bọn-ăn-giựt-ăn-cướp” tiền của Nhân Dân Hoa Lục/Việt Nam, thì Đảng TC/VC phải “chủ-trương-ăn-bám” vào tiền vay nợ tín dụng càng ngày càng nhiều, và làm trò ảo thuật kế toán tài chánh công để “mang kết số nợ cũ sang trang làm kết số nợ mới” trong một chu kỳ khép kín “bí-mật-nhà-nước-nhà-nghề-ảo-thuật”, và rất sai nguyên tắc minh bạch của một nền kinh-tài quốc gia.  Đảng TC/VC đã đang làm kinh-tài để đưa tới hậu quả chắc chắn làm tổn hại đất nước Hoa Lục/Việt Nam một cách rất trầm trọng!

Đúng là vì bị ám ảnh triền miên về “con-số-tăng-trưởng-Tổng-Sản-Lượng-Quốc-Gia”  (annual increasing numbers of GDP growth) phải gia tăng mỗi năm để phô trương lừa bịp thiên hạ, để đạt danh hiệu một “Đảng Chính Trị TC/VC Xuất Sắc Lãnh Đạo Vượt Qua Khủng Hoảng Tài Chánh”, nên Đảng TC/VC đã tự mình gây ra cuộc “khủng-hoảng-nợ-công-nghiêm trọng” cho chính mình trong một thời gian dài 20 năm vừa qua. Vào thời gian sau khi được gia nhập WTO-Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới thì Đảng TC/VC đã tạo ra những hình ảnh phát triển nền kinh-tài nội địa Hoa Lục/Việt Nam một cách giả tạo, vì trên thực tế Hoa Lục/Việt Nam đã không có sức mạnh cạnh tranh với các nước khác.  Bây giờ đã tới lúc Đảng TC/VC không còn có thể tiếp tục che đậy sự thật của nền kinh-tài TC/VC yếu kém có nhiều yếu huyệt và tính cách sai lầm trong “việc in thêm nhiều tiền” có liên quan tới mức gia tăng lạm phát đang xảy ra khi mọi thứ giá cả nhu yếu phẩm, dịch vụ, và tiền lương cho công nhân thấp nhất cũng phải tăng mỗi năm cho họ sinh sống theo kịp giá sinh hoạt nội địa.  Đảng TC/VC đã cố ý tạo ra sự phồn vinh giả tạo cùng với một số đông Người Giàu Mới ở Hoa Lục/Việt Nam, nhưng trên thực tế thật mỉa mai là họ lại “mang-tiền-bỏ-nước-ra-đi” tìm nơi an toàn hơn như ở Mỹ, Gia Nã Đại, Úc để tiếp tục được sống!  “Mang-Tiền-Bỏ-Nước-Ra-Đi” là muốn nói tới một tình trạng có thật ở Hoa Lục/Việt Nam đã đang “bị thất thoát nguồn vốn tư bản” rất trầm trọng cũng giống như một người đang bệnh lại còn bị chảy mất nhiều máu.  Lẽ tất nhiên là sự phồn vinh giả tạo đã gây ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng ở Hoa Lục/Việt Nam.  Sức chịu đựng của người dân Hoa Lục/Việt Nam bị Đảng TC/VC bóc lột đàn áp đè nén lại như trong một “nồi hơi áp suất rất lớn”.  Ai có thể nhìn thấy trước những hình ảnh của toàn thể người dân Hoa Lục/Việt Nam làm bùng nổ nồi hơi áp suất này không?

Nói tóm lại, vấn đề nợ công của chính phủ TC/VC và vấn đề ngân hàng quốc doanh ở Hoa Lục/Việt Nam rất nghiêm trọng, nhưng đã không được Đảng TC/VC thực tâm giải quyết theo nguyên tắc minh bạch, lẽ phải luật pháp.  Trong 20 năm qua họ cứ việc “tái tạo nguồn vốn”, rồi “phân phối, tái phân phối” và làm cho “nợ cũ trở thành nợ mới” trong khi “chính bản thân và gia đình của họ hoặc thân nhân cộng sự của họ” càng ngày càng giàu; cứ như thế tiếp tục che đậy sự dối trá theo một chu kỳ tích luỹ nợ công càng ngày càng nhiều, nhưng họ phải giữ “bí-mật-nhà-nước-nhà-nghề-ảo-thuật” và khép kín như một quả bong bóng càng ngày càng căng phồng cho tới lúc chắc chắn phải vỡ nợ.  Chúng ta là toàn thể Công Dân Hoa Lục/Việt Nam không bao giờ xác nhận rằng “Nhân Dân Hoa Lục/Việt Nam phải “trả-nợ” thay cho Đảng TC/VC, một loại “Đảng Ăn-Cướp”./.

Nguyễn Thành Trí, Sài-Gòn 15/3/2015