Công Lý Trò Hề Của CSVN
Ngày 17 tháng 12 năm 2014
H,
Sáng 28 tháng 11, 2014, Quốc hội CSVN đã biểu quyết thông
qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc có tên đầy đủ là “Công Ước
Chống Tra Tấn và Trừng Phạt hoặc Đối Xử Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo Làm Mất Phẩm Giá
Khác” (UNCAT= United Nations Convention against Torture).
Được biết UNCAT nằm trong nhóm những công ước được soạn thảo nhằm bảo vệ nhân quyền của cộng đồng quốc tế. Tuy được Liên Hiệp Quốc thông qua từ năm 1984, có hiệu lực từ năm 1987, nhưng CS Việt Nam vẫn thuộc một nhóm rất nhỏ các quốc gia không tham gia. Không tham gia đồng nghĩa với không phải thực hiện, không bị giám sát, chế tài, dẫu cho mục tiêu của UNCAT chỉ là phòng chống tra tấn, đối xử tàn bạo làm mất phẩm giá con người.
Bên cạnh UNCAT còn có một nghị định thư tùy chọn được gọi là OPCAT (Optional Protocol to the Convention against Torture), được Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc thông qua hồi năm 2002, có hiệu lực từ Tháng Sáu, 2006, quy định về việc thành lập “một hệ thống các chuyến viếng thăm thường xuyên do các cơ quan độc lập quốc tế và quốc gia thực hiện tại những nơi có người đang bị tước quyền tự do, để ngăn chặn việc tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.” OPCAT được giám sát bởi một “tiểu ban phòng chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.”
Được biết UNCAT nằm trong nhóm những công ước được soạn thảo nhằm bảo vệ nhân quyền của cộng đồng quốc tế. Tuy được Liên Hiệp Quốc thông qua từ năm 1984, có hiệu lực từ năm 1987, nhưng CS Việt Nam vẫn thuộc một nhóm rất nhỏ các quốc gia không tham gia. Không tham gia đồng nghĩa với không phải thực hiện, không bị giám sát, chế tài, dẫu cho mục tiêu của UNCAT chỉ là phòng chống tra tấn, đối xử tàn bạo làm mất phẩm giá con người.
Bên cạnh UNCAT còn có một nghị định thư tùy chọn được gọi là OPCAT (Optional Protocol to the Convention against Torture), được Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc thông qua hồi năm 2002, có hiệu lực từ Tháng Sáu, 2006, quy định về việc thành lập “một hệ thống các chuyến viếng thăm thường xuyên do các cơ quan độc lập quốc tế và quốc gia thực hiện tại những nơi có người đang bị tước quyền tự do, để ngăn chặn việc tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.” OPCAT được giám sát bởi một “tiểu ban phòng chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.”
Lâu nay
CS Việt Nam không tham gia UNCAT vì công ước này cấm tuyệt đối việc tra tấn, đối xử
tàn bạo, vô nhân đạo, xúc phạm phẩm giá con người. UNCAT đòi các quốc
gia cam kết thực thi phải có những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa, chống tra
tấn. Phải xem tra tấn là tội hình sự. Người tra tấn, đối xử tàn bạo, vô
nhân đạo, xúc phạm phẩm giá con người sẽ bị dẫn độ để xét xử tại một quốc gia
khác nếu quốc gia người đó cư trú không làm việc này, đồng thời
nghiêm cấm các quốc gia trả ai đó về nguyên quán nếu có lý do để tin rằng, ở
đó, họ sẽ bị tra tấn, ngược đãi.
Nhưng, dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, hôm 7 Tháng 11, 2013, CS Việt Nam ký
cam kết thực hiện UNCAT. Song việc thực thi UNCAT còn phải chờ Quốc Hội của chế độ phê chuẩn. Do vậy CSVN cứ coi như công ước
chưa có giá trị. Sau dó, áp lực quốc tế ngày càng đè nặng thêm, nên hơn một năm
sau, xin nhắc lại, ngày 28 tháng 11,
2014, Quốc hội CSVN mới biểu quyết thông qua.
Tin được đài BBC loan tải ngày 9/12/2014 cho hay Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
(OHCHR) vừa ra thông cáo hoan nghênh quyết định thông qua Công ước về chống tra
tấn của Quốc hội CS Việt Nam. Bà
Matilda Bogner, trưởng đại diện khu vực của OHCHR tại Bangkok, nói điều này đã
giúp thực hiện được một trong các cam kết mà Việt Nam đưa ra khi ứng cử vào
Hội đồng Nhân quyền LHQ; và nay Việt Nam đã là thành viên Hội đồng Nhân quyền
nhiệm kỳ 2014-2016.
Dù vậy, việc “Tra Tấn
và Trừng Phạt hoặc Đối Xử Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo Làm Mất Phẩm Giá Khác” vẫn liên
tục tiếp diễn ở Việt Nam. Đúng vậy,
mặc dầu những nguồn tin chưa ghi nhận hết cũng đủ cho thấy:
“Chỉ từ đầu năm 2014 đến nay, đã
có 18 người dân chết trong tay công an tại Việt Nam, khi mới bị tạm giam
giữ để thẩm vấn điều tra, thân thể đầy dấu vết tra tấn nhục hình, trong
đó, có năm nạn nhân bị công an hô hoán là ‘tự tử’.”
Xin kể vài trường hợp điển hình:
1.
Tin được phổ
biến trên đài RFA
ngày 02-11-2014 cho biế t: “Sáng nay trên đường từ nhà vợ anh (ký giả Trương Minh Đức) [xem hình) ở Bến Cát,
Bình Dương về Sài Gòn thì có một toán khoảng 7, 8 người chạy xe bám theo anh.
Và khi đến ngã ba Suối Giữa gần vào đến Thủ Dầu Một thì nhóm người này ép vào định
xô đạp cho anh ngả. Anh cố gắng
thoát vào một quán cà phê gần đó, nhưng toán người lạ mặt này ngang nhiên đuổi
theo và đánh tới tấp vào người vào đầu anh, rồi bỏ đi, bỏ mặc anh nằm mê man đó…
Anh được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Hoàn Mỹ ở Sài Gòn. Vợ anh là chị Thanh cho biết trong số người tấn công anh có
một vài người là công an ở Bến Cát, Bình Dương mà anh biết mặt…”
2. Theo nguồn tin từ
Báo Lề Dân, đánh đi từ Sài Gòn, cho biết “Ngày 4 tháng 12 năm 2014, cựu tù nhân lương tâm, nhà hoạt động nhân
quyền Nguyễn Bắc Truyển [xem hình],
vừa bị một nhóm 4 công an côn đồ tấn công và hành hung một cách vô cùng dã man,
vào lúc 17g30, khi vợ chồng cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển vừa về đến
trước cửa nhà ở số 383/6 đường Bà Hạt – Q.10 – Saigon là nơi Ông thuê trọ. Thấy
chồng mình bị 4 tên côn đồ dùng nón bảo hiểm cùng một số loại hung khí khác tấn
công một cách man rợ, vợ ông, chị Bùi Thị Kim Phượng đã xông vào ngăn cản nhưng
đã bị xô ngả gây chấn thương. Ông cho biết cả 4
tên côn đồ tấn công và hành hung vợ chồng ông đều là
những tên an ninh vẫn thường xuyên canh gác trước cửa nhà.” Được biết thêm là “Vào
lúc 10 giờ 45 cùng ngày, một nhóm công an đã chặn taxi không cho hai vợ chồng
Ông Nguyễn Bắc Truyển đến điểm hẹn để gặp gỡ hai nhà ngoại giao Hoa Kỳ là
Raymond Richhart và Charles Sellers để trao đổi về tình trạng vi phạm nhân
quyền tại Việt Nam. Trước thái độ hung hãng của nhóm người này, vợ chồng cựu tù
nhân lương tâm, Nguyễn Bắc Truyển đã phải chạy lánh nạn vào nhà thờ Dòng Chúa
Cứu Thế tại số 38 Kỳ Đồng. Đến 17g30
chiều nay, tưởng rằng mọi việc đã yên ổn rồi, nên vợ chồng Ông Truyển quyết
định rời nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế để quay về nhà, nhưng khi vừa về đến trước
cửa nhà thì đã bị nhóm côn đồ này đánh đập, hành hung dã man như trên.” Cũng được biết thêm là “Chỉ riêng trong năm
2014, cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Tuyển đã hơn 5 lần bị tấn công, khủng bố và
mưu sát:
§ Ngày 9 tháng 02 hàng trăm công an côn đồ thuộc
huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp bao vây và tấn công cựu tù Nguyễn Bắc Truyển tại
tư gia thuộc ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, Lấp Vò, Đồng Tháp, sau khi cướp bóc
một số tư trang và phá hủy một số tài sản của gia đình, chúng đã hành hung và
bắt giữ cựu tù Nguyễn Bắc Truyển và giải giao về văn phòng 2 Bộ Công An tp. HCM
để giam giữ;
§ Ngày 24 tháng 02 trong khi đi vận động nhân quyền
tại các Đại Sứ Quán ở Hà Nội, cựu tù Nguyễn Bắc Truyển cùng vợ Bùi Thị Kim
Phượng đã bị tấn công và hành hung dã man trên đường Đội Cấn Liễu Giai, khi ông
đang trên đường đến Đại Sứ Quán Úc;
§ Ngày 28 tháng 8 một nhóm tông thẳng xe mô tô vào
người gây thương tích rất nặng khi ông Truyển đang trên đường từ Dòng Chúa Cứu
Thế trở về nhà trọ;
§ Ngày 05 tháng 11, cùng với viên chức Tổng Lãnh Sự
Pháp tại Sài Gòn Emmanuel Ly – Battallan, cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển
cũng đã bị hành hung một cách vô cùng man rợ;
§ Và vụ việc xãy ra hôm nay là vụ tấn công khủng bố
lần thứ 5 trong năm nay.”
3. Tin được phóng viên Hoà Ái của đài RFA
phát đi ngày 10-12-2014 cho biết “Blogger
Nguyễn Hoàng Vi, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, bị hành
hung 1 ngày trước ngày Quốc tế Nhân quyền, 10/12”. Trả lời phỏng vấn của
Hòa Ái, Blogger Nguyễn Hoàng Vi kể lại vụ việc như sau: “Việc xảy ra vào khoảng 3:30 giờ chiều hôm qua lúc đi bộ ra ngoài. Khi
đi thì thấy có nhiều người an ninh mặc thường phục đi theo. Bắt đầu khi đi về
nhà thì có 3 phụ nữ đi trên 2 xe máy, tông vào em… Họ từ tứ phía vây lại, đánh
em rất nhanh, rất dã man [xem hình]. Người phụ nữ tông xe vào em thì dàn cảnh
hô lên là em giựt chồng này kia… người dân kêu em đi bệnh viện và gọi giúp em
chiếc taxi… Đây là lần thứ 3 Hoàng Vi bị
hành hung… Lần đầu tiên xảy ra sau ngày
“Dã ngoại Nhân quyền” năm ngoái vào ngày 6/5 ngay tại đồn công an Phường Phú Thạnh...
Lần thứ hai vào ngay ngày Quốc tế Nhân quyền năm ngoái. Tại quán cà phê của em
thì họ cũng dàn cảnh kiểu như vậy…” Khi
được Hòa Ái hỏi: “Hoàng Vi có thể
đoán biết được nguyên nhân vì sao bị tấn công trong lần này?” thì cô đáp: “Tiếp tục thúc đẩy chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” để thúc đẩy quyền
được biết của người dân và tiếp tục vận
động xóa bỏ Điều 258 thì vừa rồi Mạng lưới Blogger có những cuộc gặp với phía ngoại giao của các Đại sứ
quán các nước. Mới đây nhất vào ngày 8/12, Mạng lưới Blogger cũng tổ chức 1
tiệc nho nhỏ để kỷ niệm ngày thành lập Mạng
lưới Blogger và cũng hướng tới các hoạt động vinh danh ngày Quốc tế Nhân quyền. Hôm đó em tổ chức bất ngờ cho
nên phía an ninh họ không biết, không chặn được trong khi ở Nha Trang và Hà Nội
đều bị họ ngăn chặn hết. Riêng Sài Gòn thì tổ chức được. Sang ngày hôm sau thì
họ bắt đầu canh em và có hành động trả thù em như vậy.” Sau cùng, khi Hòa
Ái hỏi: “Nhân ngày Quốc tế Nhân quyền,
thông điệp Hoàng Vi muốn gửi cho những người quan tâm đến quyền làm người của họ
trong xã hội VN hiện nay là gì?” thì cô nói: “Mạng lưới Blogger nhắn gửi
đến mọi người trong nước là Mạng lưới Blogger từ ngày thành lập cho đến bây giờ
gặp rất nhiều trở ngại khó khăn từ nhiều phía nhưng Mạng lưới Blogger luôn luôn
có những chiến dịch vận động để thúc đẩy
nhân quyền rất tốt như là từ chiến dịch “Không 258” cho đến “Không
bán nước” rồi chiến dịch “Chúng tôi
muốn biết” gần đây, nhận được sự ủng hộ rất nhiều từ phía các cơ quan ngoại
giao. Mong rằng các bạn nếu quan tâm những hoạt động để thúc đẩy nhân quyền
cùng Mạng lưới Blogger thì hãy mạnh dạn
tham gia cùng với chúng tôi.”
4. Tin được Blogger Nguyễn Tường Thụy cho
biết: “Sáng chủ nhật 07/12 ông Trương Văn Hưởng [xem hình] vừa đi xe
máy ra khỏi nhà đã bị 5-6 tên an ninh mật vụ của tỉnh Hà Nam bao vây, gây sự rồi
đâm xe vào xe của ông. Vì ở gần nhà có người quen nên ông đã tránh được rồi
quay về nhà. Sáng 9/12 ông về quê ở xã Bắc
Lý, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam để sáng nay tham dự đám ăn hỏi của đứa
cháu. Đến 4giờ chiều 10/12 sau khi xong
việc, ông về nhà ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Khi ông vừa đi xe
máy rời khỏi cổng làng khoảng 1km thì bị 3 thanh niên mặc thường phục đi 2 xe
máy không có biển số ép xe, chúng nhẩy xuống đánh đấm ông túi bụi. Khi ông hô
lên, người dân ở đó chú ý thì bọn chúng bỏ chạy.” Được biết Ông Trương Minh Hưởng thành viên
ban điều hành Hội Dân Oan Hà Nam, ông Hưởng là một người tích cực đấu tranh bảo
vệ nhân quyền và chống tham nhũng. Ngoài
việc đấu tranh tố cáo tội ác và những việc làm sai trái của chính quyền địa
phương đối với gia đình ông, ông còn giúp bà con dân oan tỉnh Hà Nam trong công
cuộc đấu tranh đòi công lý, bảo vệ tài sản, ruộng vườn, nhà cửa đất đai và đặc
biệt là những người bị công an, chính quyền địa phương bách hại.
5. Diễn đàn Danlambao vừa cho đăng “Lời kêu cứu của một bà mẹ - bà Nguyễn Thị Thanh Liễu [xem hình] có
con là chị Trần Thị Hải Yến bị
đánh chết trong đồn công an huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên hồi năm 2013”. Gia đình bà Liễu đã gửi khiếu nại tới tới các
cấp có thẩm quyền ở tỉnh Phú Yên và Trung ương nhưng không được hồi đáp. Mấy
ngày vừa qua bà Liễu đã ra tận Hà Nội để trực tiếp gửi Đơn tố giác tội phạm tới
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm Bộ Công an nhưng đã bị từ chối nhận đơn trực tiếp
với lời giải thích là họ không nhận đơn trực tiếp, buộc bà lại phải gửi theo đường
bưu điện. Đây là lần thứ 3 bà Liễu gửi đơn tới Cục Cảnh sát điều tra tội phạm Bộ
Công an. Lần ra Hà Nội này, bà Liễu cũng gửi đơn tới Thanh tra Bộ Công An, Viện
Kiểm sát tối cao, Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Văn phòng tiếp dân của Quốc hội.
Thanh tra Bộ Công an cũng từ chối nhận đơn của bà Liễu.
Bên cạnh 5 trường hợp điển hình ghi trên, trong lãnh vực
tòa án cũng có khá nhiều trường hợp điển hình những nạn nhơn bị hại đã bị công
an điều tra dùng nhục hình tra tấn buộc phải nhận tội trong khi họ vô tội,
dẫn đến hậu quả vô cùng tệ hại là nạn nhơn bị án tù chung thân hoặc tử
hình…, như vài trường hợp điển hình được ghi lại như sau:
1. Nhớ lại chuyện cũ, theo thông báo của viện
KSND tối cao, cách đây hơn 10 năm, ngày 15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án giết
người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan… Ngày
17/8/2003, cơ quan cảnh sát điều tra, công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định
khởi tố… Ngày 30/8/2003, cơ quan điều
tra đã mời ông Nguyễn Thanh Chấn đến trụ sở làm việc và lấy lời khai… Ngày 28/9/2003, cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm
giữ đối với ông Nguyễn Thanh Chấn… Ngày
29/9/2003 đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn
Thanh Chấn về tội danh giết người… Ngày
26/3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thanh
Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với mức án tù chung thân…
Bị cáo Chấn kêu oan và làm đơn kháng cáo.
Ngày 26 và 27/7/2004, Toà phúc thẩm, TAND tối cao tại Hà Nội xét xử phúc
thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm… Trong
quá trình điều tra bị cáo có khai nhận hành vi giết người nhưng tại các phiên
toà sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo không nhận tội… Bản án phúc thẩm có hiệu lực,
phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã và đang chấp hành hình phạt chung thân… Trong
quá trình ở trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã có một số lần kêu oan… Bà
Nguyễn Thị Chiến, vợ của phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn cũng có đơn kêu oan Nội dung đơn cho rằng thủ phạm gây ra vụ án
giết người vào đêm 15/8/2003 là Lý Nguyễn Chung (trú cùng thôn Me,
xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên), chứ không phải là ông Nguyễn Thanh Chấn… Ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú
và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối ngày
15/8/2003 để cướp tài sản… Ngày
4/11/2013, Viện trưởng viện KSND tối cao Nguyễn Hoà Bình đã ký quyết định số
01/QĐKNTT-VKSNDTC kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn. Cùng ngày, Phó viện trưởng viện KSND tối cao
Lê Hữu Thể ký quyết định số 04/QĐTĐCTHA tạm đình chỉ thi hành án đối
với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn… Sau đó,
ông
Chấn được trả tự do… Tại buổi làm việc đầu tiên với Cục Điều tra của Viện
KSND Tối cao, ông Chấn đã khai lại toàn bộ quá trình bị bắt, việc bị các điều
tra viên Công an tỉnh Bắc Giang ép cung và dùng nhục hình…
Theo lời ông Chấn, có nhiều hơn hai cán bộ đã đẩy ông vào con đường phải nhận tội oan.
Ông Chấn bần thần nhớ lại và nói: “Trực
tiếp là điều tra viên Trần Nhật Luật, Nguyễn Hữu Tân, Ngô Đình Dung, Nguyễn
Trung Thành, Đoàn Văn Biên và kiểm sát viên Đặng Thế Vinh... Họ thay nhau hỏi cung tôi cả ngày lẫn đêm. Lúc thì ông
Tân cầm con dao đe dọa, rồi đến
ông Luật cầm cái búa đòi đánh vào đầu
tôi. Họ đọc rồi bắt tôi chép lại đơn
tự thú. Riêng ông Vinh, lần nào gặp tôi ông cũng dọa nếu không ký nhận tội sẽ đánh cho đến chết”. [xem hình Ông Chấn tại cuộc gặp PV báo Đời
sống và Pháp luật hôm 10/5 cho biết hiện ông vẫn còn di chứng trên tay do bị
các điều tra viên ép cung từ 10 năm trước].
cho chồng…
2. Vụ án Nguyễn
Văn Chưởng bị tử hình oan: Tin được
Blogger Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội, đăng trên đài RFA ngày 6/12/2014 nhắc
lại chuyện Thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải quận Hải An Tp Hải
Phòng bị giết vào khoảng hơn 21 giờ ngày 14/7/2007 khi đang đi tuần tra… Vụ án
được đưa ra tòa xét xử: Bị cáo Nguyễn Văn Chưởng, sinh năm 1983, trú quán phường
Đông Hải, quận Hải An, Hải Phòng, quê ở xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải
Dương; bị kết án tử hình… Vụ án hoàn toàn không xác định được vật chứng để xác
định tội phạm mà chỉ căn cứ vào lời khai của một bị cáo và một nhân chứng rồi kết
tội. Điểm mấu chốt trong vụ án này là, nếu
xác định được trong thời điểm xảy ra án mạng, Nguyễn Văn Chưởng có mặt tại huyện
Kim Thành (Hải Dương) thì Chưởng vô tội. Còn nếu không, vẫn phải xác định bằng
các chứng cứ khác một cách công tâm, khách quan… Nhiều người dân ở xã Bình Dân xác
nhận tối hôm có án mạng, Nguyễn Văn Chưởng về quê cùng với một người bạn
(Trịnh Xuân Trường) cùng nơi cư trú ở Hải Phòng… Sau khi anh Nguyễn Quang Tuất làm giấy xác nhận
sự có mặt của Chưởng ở xã Bình Dân vào tối 14/7/2007 thì bị ép viết lại vì anh sợ bị bắt
tù. Để đe khủng bố tình thần anh Tuất, công an đã xích tay anh vào ghế,
dọa bắt giam, làm việc căng thẳng suốt một ngày. Nhiều nhân chứng đã bị
khủng bố để rút lời khai và nhiều nhân chứng không được triệu tập đến tòa… Nhiều
tình tiết chưa được làm sáng tỏ, tử tù có nhiều nhân chứng xác nhận ngoại phạm
và việc tra tấn bức cung dẫn đến những lời khai không thống nhất. Từ
đó, mất đi tính khách quan của vụ án… Đã
hơn 7 năm nay, ông Nguyễn Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích bỏ bê việc làm ăn đi kêu
oan cho con là tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Ông bà đã đi khắp các cấp, các
cơ quan có thẩm quyền từ địa phương đến trung ương, nhưng đến nay gần như tuyệt
vọng. [xem hình cháu Nguyễn Thị Thanh Hải
con gái của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, khi bố bị bắt còn đang nằm trong bụng mẹ,
lớn lên đi đi kêu oan cho bố; và toàn văn Tuyên bố về hai vụ án tử hình
Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải trong phần ph ụ đính]
3. Vụ án Hồ
Duy Hải bị tử hình oan: Theo hồ sơ của
cơ quan điều tra VC, khoảng 7 giờ sáng ngày 14.1.2008, như thường lệ, anh Phùng
Phụng Hiếu (là nhân viên của Bưu điện Thủ Thừa) đến Bưu điện Cầu Voi để
giao báo. Tới nơi, anh Hiếu thấy cửa vẫn còn đóng kín, cổng trước và cổng
sau chưa mở. Gọi nhiều lần không thấy ai lên tiếng, anh vòng ra ngõ sau leo rào
vô thì thấy cửa chỉ khép hờ. Nhưng vừa kéo cửa ra thì anh hoảng hồn khi nhìn thấy
thi thể của 2 nữ nhân viên nằm bất động dưới nền gạch bê bết máu. Khi cơ quan điều tra tới khám nghiệm hiện trường
đã chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng: nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (23
tuổi) bị cắt lìa cuống họng, trên mặt đầy thương tích, nằm ngửa bên dưới chân cầu
thang, áo bị cuốn lên khỏi ngực. Cạnh
đó, thi thể Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) trong tư thế nằm ngửa, đầu gối lên đùi
trái của Ánh Hồng, chân trái dang ra và gác lên một cái ghế xếp, cổ có vết cắt
và trên đầu có nhiều dấu vết do vật cứng va chạm… Sau khi đã triệu tập trên 20
người để lấy lời khai, hơn 2 tháng sau, ngày 21.3.2008 cơ quan điều tra khởi tố
và bắt tạm giam Hồ Duy Hải (23 tuổi, ngụ ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) và
xác định đây chính là hung thủ đã sát hại dã man 2 nữ nhân viên Bưu cục Cầu
Voi… Với những kết luận trong cáo trạng truy tố, những tưởng vụ án sẽ nhanh
chóng khép lại. Thế nhưng, mọi chuyện đã
không phải như vậy khi bị cáo luôn một mực kêu oan… Mấy ngày qua, nhiều tờ báo đã lên tiếng về vụ án
có dấu hiệu oan sai… Tại biên bản
khám nghiệm hiện trường ghi nhận trên kính (cửa vào buồng ngủ), mặt trong của
kính trên cánh cửa (buồng vệ sinh) và bồn rửa có một số dấu vết đường vân. Những
vết vân tay này được nhà chức trách thu giữ…
Tuy nhiên, bản kết luận giám định số 158/KL-PC21 ngày 11/4/2008 ghi rõ: Các dấu
vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ
10 ngón in trên bản chỉ của Hải.
Hồ Duy Hải đã kêu oan từ lúc chưa ra cáo trạng nhưng lời kêu oan ấy
không vang đến các cơ quan chức năng mà chỉ có lời nhận tội. Trước hai tòa và
khi gặp thân nhân, anh đều kêu oan và cho biết mình đã bị tra tấn dã man nên phải ký nhận
những bản khai viết sẵn. Trong tiến trình ấy, luật sư chỉ định nguyên
trưởng phòng Cảnh Sát Điều tra Võ Thành Quyết đã liên tục ép Hải và gia đình nhận
tội. Trong khi khiếu nại và kêu oan về vụ này chưa được giải quyết, Mẹ
bị án Hồ Duy Hải cho biết TAND Tỉnh Long an thông báo sắp tử hình Hồ Duy Hải,
bà đang ra Hà Nội tiếp tục kêu oan cho con. Trong vụ án này, có quá nhiều vi phạm
về tố tụng, vi phạm này có thể để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nên
cần thiết phải huỷ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Do vậy, chỉ 1 ngày
trước ngày thi hành án, trước thông tin từ báo chí và dư luận, các cơ quan chức
năng đã quyết định hoãn thi hành án [xem
hình Mẹ Hồ Duy Hải kêu oan cho con và toàn văn Tuyên bố về hai vụ án tử hình
Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải trong phần phụ đính]
Từ
việc Sáng 28 tháng 11, 2014, Quốc hội
CSVN đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn “Công Ước Chống Tra Tấn và Trừng Phạt hoặc Đối Xử Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo
Làm Mất Phẩm Giá Khác”, rồi được Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ra
thông cáo hoan nghênh, cho đến những bằng chứng không cách gì chối cải được về những vi phạm trắng trợn Công Ước Chống Tra Tấn và Trừng Phạt hoặc Đối
Xử Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo Làm Mất Phẩm Giá Khác” đó, dư luận đã thấy rõ công
lý của Việt Cộng chỉ là thứ “Công Lý Trò Hề” như chính chúng
công nhận qua bức hí họa vẽ hình tên hề “Công Lý” được in hình trên sách:
“Cuốn sách 'Bộ luật
dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014', in 1.000 cuốn, được xuất bản năm
2014 với hình một người đứng trên quả cầu lửa, hai tay cầm hai cán cân và không
khó để nhận ra gương mặt (được ghép) đang cười trên thân thể một người đàn ông
chỉ mặc một chiếc quần nhỏ không ai khác chính là nghệ sĩ Công Lý” [trích từ
Vietnamnet ngày 17/11/2014]; thay vì
“NỮ THẦN CÔNG LÝ như biểu tượng cả thế giới hay dùng, với tay trái cầm
cán cân ở mức tuyệt đối quân bình không nghiêng lệch, tay mặt cầm thanh kiếm uy
lực, một dãi băng che mắt để không bị dao động bởi ‘con mắt’, để mà vô tư khi
xét xử”.
Như vậy, phải hành động thế nào để tệ trạng đó đừng xảy ra nữa; để việc “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” được mau hoàn mãn. Muốn vậy, song song với việc “Chống Tàu”, mọi người cần cùng nhau tận lực “Diệt Việt Cộng” bằng những phương tiện khả hữu; trong đó ít nhứt cũng có chuyện phải làm sao cho “Việt Cộng Không Còn Là Việt Cộng” nữa.
Điểu này mọi người đã thấy, trong thời gian qua tuổi trẻ
trong nước, đặc biệt là các bogger, đã đạp qua mọi sợ hãi trên đường vận động giải
trừ trước hết các luật lệ đã được Việt cộng lập ra và đang dùng nó để
áp chế các thành phần chống đối, bắt giam những người tù lương tâm… như các điều
258, 79, 88…; các điều đang khiến các blogger thành những tù nhân dự khuyết;
song song với nổ lực đòi hỏi sửa đổi Hiến pháp, cải cách Tư pháp để đảm bảo sự
độc lập của Tư pháp…. Sửa đổi Bộ luật Hình sự, sửa Luật Báo chí, Luật Đất đai,
v.. v...; không để bị Việt cộng và tay sai đánh lạc hướng sự tập trung của cuộc
đấu tranh; không bị đẩy ra khỏi các vấn đề có tính chất tử huyệt của chế độ.
Cuộc vận động này đang được cùng lúc thực hiện trên 2 lãnh
vực truyền
thông và vận động quốc tế. Đó là
2 lãnh vực Việt cộng rất sợ; và mọi sự đối đầu cho thấy chúng càng lúc càng
thua thiệt nhiều hơn, cho dầu bọn thái thú và tay sai có tận lực dùng các lực
lượng công an, côn đồ và “Công Lý Trò Hề” để áp đảo; để mọi
người cùng thấy “Tương lai đích thực cho
người Việt Nam tuy vẫn còn nằm ở phía trước nhưng đại đa số người Việt hiểu được
rằng dân chủ tự do và quyền con người quan trọng hơn cơm áo
qua ngày của một loại đời sống cúi mặt nhẫn nhục chờ đợi… như hiện nay; để mọi người cùng các blogger đứng dậy, tìm đến
nhau cho cuộc đấu tranh chung…”
Hẹn con thư sau,
Giáo Già (Đại gia
đình Nguyễn Ngọc Huy)
PHỤ ĐÍNH
Tuyên bố về
hai vụ án tử hình Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải
Kính gởi:
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Chính phủ và Quốc hội các quốc gia dân chủ
- Các tổ chức nhân quyền quốc tế và các hãng thông tấn
hoàn vũ
- Các cơ quan tư pháp tại các nước văn minh.
Từ 6-7 năm nay, có hai tù nhân là Nguyễn Văn Chưởng (sn
1983) và Hồ Duy Hải (sn 1985), bị tòa án sơ thẩm lẫn phúc thẩm Việt Nam kết án
tử hình, đã liên tục kêu oan và sống trong khắc khoải. Gia đình họ cũng phải bỏ
công ăn việc làm, thậm chí tán gia bại sản để đi đòi công lý cho người thân
trong đau khổ và tuyệt vọng. Nỗi bất hạnh tột cùng này lên đến đỉnh điểm khi bản
án tử được thông báo sẽ thi hành cuối năm nay (đối với NVC) và có thể đầu năm tới
(đối với HDH). Tin tức này cũng khiến công luận và báo chí đòi xét lại toàn bộ
hai vụ án, vì có vô số điều phi lý, mâu thuẫn, mờ ám, oan ức do chính các luật
sư, gia đình lẫn công luận nêu ra.
1- Sự kiện
a- Vụ án Nguyễn Văn Chưởng.
Đây là việc 1 thiếu tá công an ở Hải Phòng bị giết chết
đêm 14-7-2007. Vụ án có 3 bị cáo gồm Vũ Đoàn Trung, ở Hải Phòng, nhận tội, 23
năm tù giam; Đỗ Văn Hoàng, ở Hải Phòng, không nhận tội, tù chung thân; và Nguyễn
Văn Chưởng, ở Hải Dương (bị Vũ Đoàn Trung tố cáo là chủ mưu), không nhận tội, tử
hình.
Tháng 7 năm ấy, bị cáo Nguyễn Văn Chưởng cùng với em trai
đang lao động ở Hải Phòng. Tuy nhiên, cả 2 không có mặt tại đó vào thời điểm xảy
ra án mạng (vì họ thường về thăm nhà ở thôn 1, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh
Hải Dương mỗi cuối tuần). Nhiều người thân lẫn người dân trong thôn đã làm chứng
về sự có mặt của 2 anh em đêm 14-7-2007, xa phạm trường tới 40km. Thế nhưng lời
khai của các nhân chứng bị cơ quan điều tra hoặc xuyên tạc (như bà Nguyễn Thị
Bích, mẹ bị cáo) hoặc dùng tra tấn để phải rút lại (như chị Nguyễn Thị Bảy, vợ
bị cáo hoặc nhiều người dân trong làng). Các nhân chứng ấy lại không được ghi lời
khai trong bản án cũng chẳng được triệu tập đến tòa trong ngày xử.
Nhiều tình tiết cho thấy công an đã áp đặt tội cho Nguyễn
Văn Chưởng ngay từ khi khởi sự điều tra. Đó là bắt giam Nguyễn Trọng Đoàn (em của
Chưởng) khi anh này đem đơn của mẹ kêu oan cho con (10-08-2007), sau đó kết án
anh 2 năm tù vì “che giấu tội phạm”. Đó là tra tấn dã man bị cáo Chưởng và nhiều
chứng nhân để hủy bằng cớ ngoại phạm của anh. Đó là trong hồ sơ vụ án, giấy tờ
giám định thương tích của Chưởng, lời khai của nhiều nhân chứng không có; chữ
ký của Đoàn bị giả mạo; lời khai của hai bị cáo Vũ Toàn Trung và Trần Thị Lan
Phương (người yêu) rất mâu thuẫn nhau; yêu cầu của Chưởng xin được khôi phục
các cuộc điện thoại của mình tối ngày 14 và sáng ngày 15-07-2007 cũng bị lờ hẳn.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn gây khó khăn và chậm trễ
trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa (hơn 3 tháng so với qui định là 3
ngày) khiến nhiều cuộc thẩm vấn bị cáo và nhiều biên bản lời khai không có luật
sư tham dự (hay nếu có thì công an chẳng giới thiệu là luật sư). Đến ngày xét xử,
tòa án chẳng triệu tập nhân chứng nào cũng không cho các bị cáo đối chất với
nhau. Chưởng kêu bị tra tấn nhục hình thì Hội đồng xét xử bác bỏ vì cho rằng
trong biên bản không ghi điều đó.
Nhận thấy vụ án bất công, gia đình thuê luật sư bào chữa
thì được trả lời: “VN không có luật! Nếu thực hiện đúng luật thì chúng tôi
có thể cãi cho ông. Luật như các nước khác thì chúng tôi cãi được còn VN không
có luật nào cả. Luật của ‘chúng nó’ nên chúng tôi chịu thua” (RFA
3-12-2014). Sau đó, thấy bản án oan ức, thân phụ bị cáo cho biết: đã
làm “đơn gửi văn phòng Chủ tịch nước hàng ngàn lá. Tôi cũng đã lên tận nhà
riêng ông Trương Tấn Sang, đã gửi kể cả đơn bằng máu mà báo Người Đưa Tin chụp
tung lên mạng… nhưng hiện nay không có phản hồi nào” (RFA 3-12-2014). Hiện
cả gia đình và nạn nhân không làm đơn xin ân xá mà chỉ kêu oan vô tội.
b- Vụ án Hồ Duy Hải.
Đây là vụ 2 nữ nhân viên bưu điện bị hãm hiếp, giết chết
đoạn cướp của ngày 14-01-2008 ở bưu cục Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
mà chẳng có ai chứng kiến. Khoảng 3 tháng sau, cơ quan công an điều tra tỉnh bắt
sinh viên Hồ Duy Hải. Rồi cả hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử
hình cho anh về các tội “giết người”, “cướp tài sản”.
Tuy trong các bản khai, Hồ Duy Hải có thừa nhận tội lỗi,
nhưng trước hai tòa và khi gặp thân nhân, anh đều kêu oan và cho biết mình đã bị
tra tấn dã man nên phải ký nhận những bản khai viết sẵn. Trong phiên sơ thẩm
ngày 28-11-2008, luật sư bào chữa Nguyễn Văn Đạt đã đưa ra đến 41 điểm sai phạm
trong quá trình tố tụng và điều tra xét hỏi, như không có vật chứng (các dấu
vân tay tại phạm trường chẳng phải là của bị cáo, con dao và tấm thớt gây nên
cái chết cho 2 nạn nhân là đồ đi mua ở chợ về sau, mẫu máu và tóc lại để tới 5
tháng sau đó mới xét nghiệm), cũng không có nhân chứng xác nhận bị cáo có mặt tại
phạm trường. Không chi tiết nào trong 41 chi tiết này được cơ quan điều tra giải
đáp. Đến phiên xử tiếp, luật sư chỉ định Nguyễn Thành Quyết đã không bào chữa,
lại còn “xin nhận tội” và “xin được hưởng” án chung thân giùm cho bị cáo!?!
Trong đơn đề nghị giám đốc thẩm viết ngày 11-01-2012, luật
sư Trần Hồng Phong cũng chỉ ra vô số điểm mâu thuẫn (đặc biệt các lời khai của
nhiều nhân chứng trong bút lục đã bị sửa chữa mà chẳng có chữ ký xác nhận của họ)
để rồi nhận định: “Việc xét xử phiến diện, thiếu khách quan, bất chấp kết
quả giám định khoa học, bỏ qua tình tiết ngoại phạm của bị cáo; kết luận trong
bản án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng, làm sai lệch hồ sơ vụ án; áp dụng pháp luật không đúng, xét xử
sai tội danh”. Ngoài ra, sau khi vụ án xảy ra, nhiều tờ báo đã có bài viết, nêu
nhiều tình tiết cho thấy hung thủ có thể là một kẻ khác và đã được cơ quan điều
tra lấy lời khai ngay từ khi mới phát hiện vụ việc (như Thanh Niên ngày
16-01-2008; Người Lao Động ngày 17-01-2008). Thế mà toàn bộ các tình tiết ấy đã
không nằm trong hồ sơ. Đó là chưa kể có mật lệnh cấm nhiều tờ báo không được viết
gì về vụ Hồ Duy Hải!?!
Sau khi có bản án tử hình, bị cáo Hải và gia đình không
viết đơn xin ân xá (dù có bị ép) gửi đến Chủ tịch nước mà chỉ liên tục kêu oan
vì họ cho rằng anh không có tội. Sáu năm qua, gia đình đã gửi đơn khắp nơi đề
nghị giám đốc thẩm để giải oan cho anh, nhưng đều chỉ nhận được trả lời là “đã
đúng người đúng tội” hay “hết thẩm quyền xử lý vụ án”. Bà mẹ còn tìm đến Quốc hội,
nhà riêng của các lãnh đạo cao cấp để kêu cứu nhưng vô vọng. Thậm chí bà còn bị
dọa đổ keo vào miệng để không la được nữa, còn dì ruột của Hải thì bị công an
côn đồ đánh cho thâm tím tay chân khi hai bà căng băng-rôn biểu tình trước cổng
Tòa án tối cao ngày 28-11-2014.
2- Nhận định và tuyên bố
Trước những vụ việc trên đây, các tổ chức xã hội dân sự
nhận định và tuyên bố:
a- Vì tại Việt Nam chỉ có tam quyền phân công chứ không
phân lập, nền tư pháp hoàn toàn nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, chi phối toàn
diện của đảng Cộng sản, nhằm bảo vệ sự tồn tại của đảng bằng mọi giá chứ không
nhắm bảo vệ tính mạng và quyền lợi người dân, nên nhiều vụ án oan khốc đã xảy
ra xổ toẹt luật pháp, thách thức công luận, với những bức cung, nhục hình, với
cáo trạng dối, chứng cứ giả, với âm mưu cá nhân và ý đồ tập thể... Ở hai vụ án
trên, hai chàng thanh niên bị bắt một cách tình cờ (vì không có mặt tại hiện
trường), kết tội chỉ bằng "lời khai" là chủ yếu, không cần những vật
chứng, lý chứng, nhân chứng có sức thuyết phục. Cũng như “nhà nước được đẻ ra từ
nòng súng”, lời khai đó đã được đẻ ra từ đấm đá đòn vọt, theo
thói "không có tội thì đánh cho có, có tội thì đánh cho chừa".
Biện pháp dùng tra tấn, nhục hình để mớm cung, ép cung là chuyện chẳng ai lạ ở
VN, khi mà cơ quan điều tra luôn cho mình có quyền hành động bí mật, loại bỏ
vai trò luật sư trong tiến trình thẩm vấn.
b- Việc công an nhất quyết cho hai bị cáo là thủ phạm dù
giữa bản thân và gia đình họ với công an chẳng có tư thù, điều ấy có thể lý giải
bằng hai cách. Một là sau thời gian không tìm ra thủ phạm (vụ HDH) hoặc
không tìm ra bằng chứng nơi kẻ bị coi là thủ phạm (vụ NVC), rồi bị áp lực đạt
chỉ tiêu phá án để bảo vệ thành tích của đơn vị, công an đã bắt đại một người
nào đó để kết tội hay kết tội đại một người nào đó đã bắt. Chẳng may HDH và NVC
trở nên vật tế thần. Hai là công an biết rõ thủ phạm thật của vụ việc,
nhưng thủ phạm này lại là kẻ có quyền hoặc có tiền và đã biết dùng tiền hoặc
quyền để khuynh đảo công lý. Việc đề nghị khởi tố hai nạn nhân với án tử hình nếu
thành công thì vừa cứu thoát người được che chở vừa tránh hậu họa, vì một lý do
nào đó, thủ phạm đích thực bị bắt hay ra đầu thú, sẽ khiến công an bị kết tội
gây án oan sai như vụ "tù oan 10 năm Nguyễn Thanh Chấn".
c- Khi hồ sơ điều tra chuyển lên viện kiểm sát, viện này
có hai chọn lựa: hoặc miễn tố 2 bị cáo với lý do không đủ chứng cớ, hoặc giúp
công an bảo vệ thành tích phá án bằng cách khởi tố họ dựa trên biên bản điều
tra. Kiểm sát và công an là hai cơ quan cùng thuộc bộ tư pháp, dưới quyền chỉ đạo
của cùng một đảng, nghĩa là có quan hệ "người nhà". Cho nên việc kiểm
sát giúp công an bảo vệ thành tích phá án là điều dễ hiểu. Khi hồ sơ được viện
kiểm sát chuyển sang tòa án để xét xử, quan hệ "người nhà" giữa tòa
án và công an cùng viện kiểm sát lại được vận dụng. Tòa án cũng có hai chọn lựa,
hoặc xét thấy không đủ yếu tố buộc tội nên trả nội vụ về công an điều tra lại,
hoặc kết án bị cáo theo hồ sơ điều tra. Thực tế, việc chuyển hồ sơ về lại công
an chỉ mất thì giờ chứ kết quả điều tra lại thường không thay đổi, nên khuynh
hướng của tòa án là căn cứ trên hồ sơ của công an để xét xử và luận tội. Mà một
khi chọn giải pháp kết án thì cũng do lo sợ hậu quả là sẽ có thể bị khuyết điểm
xử sai, mất thành tích công tác, nên tòa án sẽ đồng lõa với công an và kiểm sát
kết án tử hình cho xong chuyện, chưa kể là còn hưởng mối lợi từ thủ phạm thật
đang có quyền hoặc có tiền. Rồi để chắc chắn bản án không bị bác bỏ, tòa sơ thẩm
đã hội ý trước với tòa phúc thẩm để thống nhất bản án. Việc này mang tính cách
"thông đồng", trái với nguyên tắc độc lập của việc xét xử. Nhưng đó
là trình tự thông thường diễn ra đằng sau các vụ án quan trọng của hệ thống tư
pháp Việt Nam.
d- Do đó chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải
xét lại toàn bộ hai vụ án (và nhiều vụ án tử hình khác nữa). Không thể chấp nhận
việc bắt người vô tội chết thế cho thủ phạm đích thật hoặc đem sinh mạng dân đổi
lấy thành tích cho ngành và giữ lấy quyền lực cho đảng. Chúng tôi cũng kêu gọi
quốc dân và quốc tế ý thức rõ ràng để hợp lực xóa bỏ tình trạng một nhóm người
chiếm độc quyền cai trị cả nước, tự tung tự tác hơn nửa thế kỷ, đang sinh ra những
đám mafia thao túng tất cả các lãnh vực, từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến tư
pháp, bất chấp đạo đức lẫn công lý, lương tâm lẫn tình người. Nếu ai cũng im lặng
mà bỏ qua thì rồi có thể một ngày nào đó, bất cứ công dân Việt vô tội nào cũng
sẽ là một nạn nhân như Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Chúng tôi cũng kêu gọi
“Các bà mẹ bà vợ bị oan ức, hãy đoàn kết lại!” (như “Các bà mẹ Thiên An Môn”
bên Tàu) để đứng lên tranh đấu, ngõ hầu bảo vệ mạng sống và tự do của con, của
chồng mình, cứu bao nhiêu nạn nhân vô tội có thể bị nền tư pháp mafia giết
trong tương lai.
Làm tại Việt Nam ngày 10 tháng 12 năm 2014, Ngày Nhân quyền
Quốc tế lần thứ 66.
Các tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên:
1- Bach Dang Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá
Hải.
2- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang
A.
3- Giáo hội Cao Đài. Đại diện: Các CTS Hứa Phi, Nguyễn Bạch
Phụng, Nguyễn Kim Lân.
4- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện:
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
5- Giáo Hội PGHH Thuần túy. Đại diện: Hội trưởng Lê Quang
Liêm.
6- Hiệp hội đoàn kết Công - Nông Việt Nam. Đại diện: Ông
Nguyễn Mai.
7- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại
diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.
8- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài.
9- Hội Bảo vệ Quyền tự do tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị
Vân.
10- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
11- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam. Đại diện: Bác sĩ
Nguyễn Đan Quế
12- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Cô Huỳnh Thục
Vy.
13- Hội thánh Mennonite Chuồng bò. Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh
Hùng và Ms Lê Quang Du.
14- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải.
15- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục
Phan Văn Lợi.
16- Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu. Đại diện: Bà
Trần Ngọc Anh.
17- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích
Không Tánh.
18- Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT Sài Gòn. Đại diện:
Linh mục Đinh Hữu Thoại.
Hải ngoại
19- Đài + báo Việt Nam Tự Do. Đại diện: Giáo sư Vương Kỳ
Sơn.
20- Liên mạng truyền thông Báo Động. Đại diện: Ông Huỳnh
Tâm.
21- Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 New Orleans, HK. Đại diện:
Giáo sư Vương Kỳ Sơn.