Xấc xược và mất dạy
Nguồn: Dân Làm Báo |
Viên D. (Danlambao) - RFA dẫn một câu nói được cho là của Hồ Chí Minh về "kiều bào" và chính phủ. Câu nói đó được Nguyễn Phú Trọng nhai lại như sau: "Tổ quốc và Chính phủ luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ các người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà"! Đó là một quan điểm xấc xược và mất dạy của Hồ Chí Minh và Trọng lú.
Tổ quốc là một khái niệm, không phải thực thể hữu cơ. Chính phủ là một tập thể từ dân mà ra (trên lý thuyết). Chính phủ không thể xem mình là "bố mẹ" và kiều bào là "con cái" được. Người dân đẻ ra chính quyền và đảng, chớ không phải ngược lại. Hồ và Trọng lú dám thốt lên câu nói đó thể hiện tính xấc xược và mất dạy. Xấc xược vì xem chính phủ là cha mẹ của dân - một tư duy hoàn toàn sai lầm. Mất dạy vì không có người có giáo dục nào dám xem dân là con cháu của chính phủ. Đảng cộng sản và cái sản phẩm "nhà nước" của nó không phải là Tổ quốc; chúng không có tư cách gì xem dân là con cháu.
Đây không phải là lần đầu mà cũng chưa hẳn là lần cuối những kẻ cầm quyền xem dân là con cái. Trước đây, Tôn Nữ Thị Ninh khi trả lời phỏng vấn báo chí phương Tây về việc nhà cầm quyền bắt giam những người đấu tranh cho nhân quyền cũng xem họ là "con cái trong nhà". Vì xem là con cái, Thị Ninh còn tự cho cái nhà nước của bà cái quyền "trừng phạt" con cái! Xem mối quan hệ giữa nhà nước và dân như cha mẹ và con cái là một cách tự cho nhà nước cái quyền đạo đức để đàn áp người dân.
Nguồn gốc của câu nói chiêu dụ này là tiền. Năm 2018 người Việt ở nước ngoài gởi về Việt Nam 18,9 tỷ USD (chớ không phải 16 tỷ USD như Trọng nói). Con số 18,9 tỷ USD tài trợ không hoàn lại còn cao hơn tổng sản lượng xuất khẩu từ Đồng Bằng Sông Cửu Long, và nhiều hơn mấy lần cái gọi là "thủ đô" ăn bám có tên Hà Nội. Trọng lú thấy đô la, chứ đâu thấy tình cảm hay cái gọi là "kiều bào". Chỉ có những kiều bào ngây thơ và xu nịnh mới cuối đầu gập lưng tin lời của Trọng lú.
Trọng lú (hay Hồ) nói chính phủ luôn “thương nhớ đồng bào”. Dóc. Xạo. Bọn con cháu và đàn em của Hồ chính là những kẻ xua đuổi người miền Nam ra biển. Phạm Văn Đồng trong vai thủ tướng đã dõng dạc nói trước báo chí quốc tế rằng người miền Nam vượt biển là những đĩ điếm, trộm cướp, ma tuý. Đồng đã chết nhưng y vẫn phải sống với câu phát biểu ngu xuẩn và vô giáo dục. Đàn em của Hồ đã từng lấy tiền và vàng của người miền Nam, xua đuổi họ ra biển, và nả súng giết họ. Tội ác của các người còn lưu danh mãi mãi. Những lời hoa mỹ của Trọng lú hay Hồ không xoá được những tội ác tày trời của chúng và đàn em chúng.
Thương nhớ nhưng sao cấm đoán một số kiều bào về nước. Trong khi những người Việt về quê ăn Tết, trong số đó có những kẻ xu nịnh chụp hình với Trọng lú, thì có những người Việt bị cấm về Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản lấy quyền gì cấm những người Việt về thăm Việt Nam? Đất nước Việt Nam là của mọi người Việt, chớ đâu phải của đảng cộng sản Việt Nam. Nói rằng "thương nhớ" người Việt ở nước ngoài là đạo đức giả.
Thương nhớ nhưng sao bắt bớ kiều bào. Ngay trong lúc Trọng lú phát biểu có một người Úc gốc Việt bị bắt giam ở Việt Nam. Trước đó vài tháng, công an thành Hồ bắt giam và tra tấn sinh viên Lee Nguyễn, người Mỹ gốc Việt. Cái câu "thương nhớ" thật là trơ trẻn và đạo đức giả, thể hiện suy nghĩ tiêu biểu của những kẻ thấp kém như Hồ và Trọng lú.
Hồ Chí Minh đã để lại những tác hại vô cùng to lớn cho đất nước Việt Nam. Những kẻ đàn em của Hồ như Trọng lú và băng đảng nâng những câu nói của Hồ thành "tư tưởng" để duy trì sự cai trị của đảng cộng sản. Nhưng Hồ không có một tư tưởng gì hết. Hồ đơn giản là một kẻ đạo đức giả và phản bội ân nhân, một kẻ xấc láo (xưng “bác” với đồng bào), một kẻ học lóm những ý tưởng của những tên đồ tể Mao, Stalin và Lenin. Hồ không có tư tưởng. Ưu tiên của Việt Nam không phải thoát Trung mà là thoát Hồ. Chỉ khi nào hình tượng Hồ bị đánh đổ thì Việt Nam mới thoát Trung.
Nhắn với Trọng lú và con cháu của Hồ rằng đảng và "nhà nước" của các người không bao giờ là cha mẹ của dân. Nói như vậy và tư duy như vậy là xấc xược và mất dạy.
29.01.2019