Matt Mahan

ads header

Breaking News

Điểm Tin Thứ Tư 07.03.2018


Điểm Tin Thứ Tư 07.03.2018
Anh Tuấn Phạm
  • VNTB - Dự Luật Về Hội và quyền tự do chính trị của công dân (VNTB) - Trần Thành (VNTB) Hiến pháp 2013 bảo hộ cho công dân Việt Nam quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình, quyền công dân về chính trị. Tuy nhiên, nếu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì các quyền này bị hạn chế bởi một văn bản không chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật hiện hành. Văn bản đó có tên “Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”, do Bộ Chính trị ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017.
  • VNTB- Vì sao Việt Nam hứa tháng 10/2020 mới hoàn tất Công ước công đoàn độc lập? (VNTB) - Thiền Lâm - Cali Today - Vietnam – Cali Today news – Ngay cả sự cam kết, hoặc hiểu một cách dễ dãi nhất thì chỉ là lời hứa hẹn cho qua chuyện của chính thể Việt Nam về “đến tháng 10 năm 2020 thì Công ước về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập (Công ước số 87 của ILO) sẽ được hoàn tất”, cũng chẳng có cơ sở nào để được tin cậy vào độ xác tín của nó.
  • VNTB- “Vương Kỳ Sơn Việt Nam” chính thức trở thành nhân vật quyền lực thứ hai (VNTB) - Phạm Chí Dũng - Cali Today - Vietnam – Cali Today news – 6 tháng sau khi được Tổng bí thư Trọng bổ nhiệm làm “thành viên thường trực Ban bí thư” – một chức vụ không có trong điều lệ đảng, ông Trần Quốc Vượng đã chính thức trở thành Thường trực Ban Bí thư để “thay ông Đinh Thế Huynh đang tiếp tục chữa bệnh dài hạn” – theo một quyết định và diễn giải của Bộ Chính trị vào ngày 2/3/2018.
  • Ông McCain nhắc tới TQ trong tuyên bố về USS Carl Vinson (VOA) - Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ có nhiều “duyên nợ” với Việt Nam hôm 5/3 nói rằng chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Carl Vinson là “bước tiến lớn” trong quan hệ Hà Nội – Washington giữa lúc cả khu vực bị Trung Quốc “đe dọa”.
  • Quan hệ Mỹ-Việt: Biểu tượng Carl Vinson và ý muốn chống Trung Quốc (RFI) - Chuyến ghé cảng Đà Nẵng mang tính lịch sử của tàu sân bay Mỹ Carl Vinson bắn đi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhưng quan hệ chiến lược Việt-Mỹ vẫn còn mang tính tượng trưng hơn là thực chất. Trên đây là nhận định của giáo sư Richard Javad Heydarian, chuyên gia về địa chính trị châu Á thuộc Đại Học De La Salle (Philippines), trong một bài phân tích công bố ngày 05/03/2018 trên báo mạng Asia Times tại Hồng Kông.
  • Châu Á vẫn vô địch nhập khẩu động vật quý hiếm châu Phi (RFI) - Kể từ năm 2006, số lượng nhập khẩu động vật được bảo vệ tại châu Phi vào châu Á đã tăng lên nhiều lần. Theo một nghiên cứu được tổ chức Traffic công bố ngày 06/03/2018, nguyên nhân là do thị hiếu nuôi động vật quý hiếm tại châu Á, chủ yếu là rùa, trăn và vẹt.
  • Nam Bắc Triều Tiên họp thượng đỉnh vào cuối tháng Tư (RFI) - Sau khi gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên tại Bình Nhưỡng, hôm nay, 06/03/2018, một đặc sứ của tổng thống Hàn Quốc thông báo là hai nước Triều Tiên đã thỏa thuận với nhau là sẽ tổ chức họp thượng đỉnh vào cuối tháng 4 tại biên giới hai miền, đồng thời mở một đường dây liên lạc khẩn cấp giữa hai lãnh đạo.
  • Hàn Quốc lạc quan sau cuộc gặp liên Triều (VOA) - Một quan chức Hàn Quốc nói Triều Tiên ra dấu hiệu rằng họ sẽ không cần duy trì chương trình hạt nhân nếu các mối đe doạ quân sự chống lại Bình Nhưỡng bị loại bỏ, đồng thời cho biết là Triều Tiên sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ.
  • LHQ tố cáo Miến Điện tiếp tục đàn áp người Rohingya (RFI) - Chiến dịch « thanh lọc sắc tộc » chống lại người Rohingya vẫn tiếp tục tại Miến Điện, bất chấp các tuyên bố mở rộng cửa cho người tị nạn tại Bangladesh hồi hương. Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hôm nay 06/03/2018, ra thông báo khẳng định thực trạng này.
  • LHQ: Người Rohingya ở Miến Điện vẫn bị thanh trừng (VOA) - Một quan chức Liên Hiệp Quốc nói rằng các lực lượng Miến Điện tiếp tục đẩy các tín đồ Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine nằm ở Tây Bắc nước này vào cảnh phải gánh chịu các vi phạm nhân quyền.
  • Trung Quốc cố bành trướng thế lực quân sự, nhưng chưa thể bắt kịp Mỹ (RFI) - Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, một mặt củng cố thế lực trong nước qua việc trở thành chủ tịch suốt đời, mặt khác đẩy mạnh phát triển tiềm lực quân sự, để thách thức thế thượng phong của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, qua dự án triển khai đến 6 hàng không mẫu hạm đến mọi đại dương trên thế giới. Nhưng hiện giờ, Trung Quốc hãy còn thua xa Hoa Kỳ về hải quân, về chi tiêu quân sự và về số căn cứ quân sự ở nước ngoài, theo nhận định của hãng tin Bloomberg hôm nay, 06/03/2018.
  • Quân đội Syria oanh kích Đông Ghouta bất chấp đoàn xe cứu trợ của LHQ (RFI) - Đoàn xe cứu trợ đầu tiên của Liên Hiệp Quốc đã vào được khu vực do quân nổi dậy chiếm đóng ở Đông Ghouta ngày 05/03/2018. Tuy nhiên, nhóm cứu trợ đã không phân phát được hết hàng vì các trận oanh kích của quân đội chính phủ Syria và phải rút lui vào đầu buổi tối để đảm bảo tính mạng cho nhân viên.
  • Cựu điệp viên Nga tị nạn tại Anh Quốc dường như bị đầu độc (RFI) - Hôm Chủ Nhật, 04/03/2018, một cựu nhân viên tình báo Nga, tị nạn tại Anh, đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê, sau khi bị phơi nhiễm một loại « hóa chất lạ ». Cựu điệp viên Nga từng bị Matxcơva bỏ tù, vì cung cấp cho Luân Đôn thông tin về mạng lưới tình báo Nga ở châu Âu.
  • Ông Trump vấp áp lực lớn vụ đánh thuế thép và nhôm (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 5/3 đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các đồng minh chính trị, ngoại giao và công ty Mỹ, thúc giục ông rút lại đề xuất áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu.
  • Iran thách thức áp lực phương Tây (VOA) - Chương trình phi đạn của Iran vẫn tiếp tục dù có áp lực của phương Tây yêu cầu ngưng lại, một chỉ huy cao cấp của quân đội Iran tuyên bố ngày 5/3.
  • Công du Iran : ngoại trưởng Pháp vấp phải lập trường cứng rắn của Teheran (RFI) - Lãnh đạo ngoại giao Pháp Jean Yves Le Drian tới Teheran hôm qua, 05/03/2018, với mục tiêu cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Iran, mà Hoa Kỳ hiện đang muốn xem xét lại. Lập trường của Paris là Teheran phải có các nhân nhượng trong chương trình tên lửa đạn đạo và trong chính sách Syria. Tuy nhiên, về cả hai vấn đề này, ngoại trưởng Pháp đều bị phía Iran cự tuyệt.
  • Bầu cử Ý : Phe dân túy về đầu, Liên Âu như « chuông treo mành chỉ » (RFI) - Kết quả bầu cử Quốc Hội tại Ý là chủ đề chính trên các báo Pháp số ra ngày 06/03/2018. Việc các đảng dân túy theo xu hướng chống hệ thống về đầu cuộc bầu cử như Phong Trào 5 Sao (M5S), hay như đảng cực hữu Liên Đoàn Phương Bắc (LEGA Nord) còn khiến cho số phận của Liên Hiệp Châu Âu thêm mong manh.
  • Ý chuẩn bị có chính phủ dân túy? (RFI) - Phe nào sẽ điều hành nước Ý sau cuộc bầu cử lập pháp Chủ Nhật 04/03/2018 ? Cánh tả thất bại nặng nề và cựu thủ tướng Matteo Renzi phải từ chức chủ tịch đảng Dân Chủ Ý chỉ một ngày sau đó.
  • New York: Trường học đóng cửa vì bị đe dọa (VOA) - Trường đại học Utica thuộc vùng nông thôn bang New York ngày 5/3 chỉ thị cho sinh viên vào nơi ẩn náu an toàn vì “một mối đe dọa thục sự, khả tín,” theo loan báo của trường trên Twitter.
  • Bị bắt vì ‘trộm’ giải thưởng Oscar (VOA) - Một người đàn ông bị bắt và bị cáo buộc tội lấy cắp tượng Giải Oscar của nữ diễn viên Frances McDormand sau lễ trao giải của Viện Hàn Lâm Điện ảnh Mỹ vào tối Chủ nhật 4/3 vừa qua.
  • Bản đồ Emile : Paris trong mắt các nhà văn (RFI) - Mỗi lần đi chơi xa, bạn không cần phải mang theo bản đồ giấy. Giờ đây, chỉ cần một chiếc smartphone bỏ túi nhỏ gọn, bạn có thể chọn các địa điểm yêu chuộng và tìm ra ngay bản đồ tương tác trên mạng để xem trước đường đi nước bước. Ngoài các dịch vụ bản đồ thông dụng, thủ đô Paris bây giờ còn có thêm bản đồ Emile.