Matt Mahan

ads header

Breaking News

Làm báo là phải nỗ lực đi tìm sự thật?

Đại hội “Việt Nam: Con Đường Nhân Bản” do “Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền” tổ chức từ ngày 07-10.2017 tại Fairmont Resort Blue Mountains, Úc Châu. Người đứng đầu phong trào là luật sư Trần Kiều Ngọc.
Làm báo là phải nỗ lực đi tìm sự thật?

Nguyễn Bích Hằng 
Úc châu, 28/09/2017

Dẫn nhập:

Nhiều tuần qua, trước và sau đại hội “Việt Nam: Con Đường Nhân Bản” diễn ra vào ngày 7 tới 10 tháng 9 tại Blue Mountains, ông Hữu Nguyên thuộc báo Sàigòn Times đã cho phổ biến mười bài viết nhằm mục đích tố cáo, vạch trần LS Trần Kiều Ngọc, trưởng ban tổ chức của đại hội này, là con cờ của Việt Tân, mà theo LS Lê Đình Hồ, Việt Tân chính là Việt Cộng. Vì sự quan tâm đó mà hai ông và phe nhóm muốn lên tiếng cảnh tỉnh những người yêu nước và chống Cộng đích thực như ông Võ Đại Tôn, Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long vân vân để họ không bị rơi vào cái bẫy nguy hiểm do Việt Cộng đứng đằng sau.

Tôi có đọc kỹ tất cả mười bài này, và một số bài khác của ông Hữu Nguyên, để xem những bằng chứng và lý luận ông đưa ra có khả tín không, và có đúng lương tri nghề nghiệp không. Kết luận của tôi là: một, tất cả các nghi ngờ của ông đều thiếu cơ sở, chưa đạt mức nghi ngờ hợp lý, khoan nói kiến thức hay sự thật; hai, tất cả các bằng chứng ông đưa ra đều ít ỏi, yếu ớt và một chiều chứ không dựa trên dữ kiện chính đáng nào cả; ba, tôi đặt nghi vấn tại sao ông, phe nhóm và một số thành phần khác cứ tiếp tục không chỉ thuần tuý nghi ngờ hay đặt vấn đề mà thật sự là đánh phá liên tục vào nhiều người và tổ chức có lập trường đấu tranh và quá trình hoạt động cho một Việt Nam dân chủ hẳn hoi?; bốn, trước hiện tượng như báo Sàigòn Times và phe nhóm thì thái độ cần thiết là gì ?

Cách nhìn và đặt vấn đề của tôi

Trước khi phân tích các bài viết của Hữu Nguyên, thiết tưởng tôi cũng nên trình bày một vài vấn đề căn bản để độc giả hiểu cách nhìn vấn đề của tôi.

Trước khi đánh giá một sự kiện một cá nhân hay một tổ chức, để thuyết phục độc giả thì người đánh giá, trong trường hợp này là hai ông Hữu Nguyên và ông Hồ, cần hội đủ một số điều kiện căn bản: tính chuyên môn; khả năng nhận định và lý luận; đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, người đánh giá cũng cần cho biết dựa trên tiêu chuẩn nào để mình đánh giá. Mỗi địa hạt có những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Đó là những tiêu chuẩn tổng quát mà những ai trong lãnh vực chuyên môn tại những nước tân tiến đều được học tập không ít thì nhiều và là nền tảng căn bản cho những nhà nghiên cứu, phân tích mà chúng ta gọi là chuyên gia (expert).

Ngoài ra, những ai làm việc liên quan đến ngành luật đều cần trang bị cho mình lối suy nghĩ phê phán, không chấp nhận bất cứ điều gì là hiển nhiên, là sự thật cho đến khi được chứng minh là thế. Người hành nghề luật giỏi thì phải nghi ngờ mọi thứ, phải mổ xẻ và đặt vấn đề, phải lật ngược lật xuôi để soi xét và soi sáng nhiều góc cạnh khác nhau, nhìn từ trong ra và từ ngoài vào.

Phần trên là những điều cơ bản độc giả nên dùng để đánh giá phẩm chất của một bài phân tích, nghiên cứu hay những lý luận trong một bài viết. Thí dụ sự khả tín của người viết có không, họ chuyên môn đến cỡ nào trong những vấn đề họ viết, những dữ liệu có sâu rộng đủ để kết luận v.v... Có những trường hợp mà một bài nghiên cứu đã bị nhiều người bác bỏ vì sự thiếu khách quan trong luận đề.

Bàn sang vấn đề nghi ngờ. Nghi ngờ là điều bình thường của mọi người. Nghi ngờ, trong một số trường hợp, chính là khả năng sống còn để tiên liệu các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Càng va chạm, càng kinh nghiệm và nhất là đã từng sống dưới chế độ Cộng sản, tính nghi ngờ của mỗi người càng gia tăng. Mà đó cũng là chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) từ lúc hình thành cho đến nay. ĐCSVN muốn người dân hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của họ, nhưng hoàn toàn không tin tưởng nhau. Sau 30 tháng 4 năm 1975, họ chủ trương tạo mọi sự nghi kỵ, nghi ngờ lẫn nhau để người dân không thể kết thành một khối thống nhất chống lại họ.

Nghi ngờ, vì thế, có những hệ luỵ vô cùng tiêu cực của nó. Nhiều người Việt, trong và ngoài nước, một cách không ý thức, tưởng sự nghi ngờ là kiến thức, hay sự thật, mà không sử dụng lý trí để phân biệt những gì đang có trong đầu thật ra chưa được kiểm chứng. Nó chưa thể chứng minh được gì cả. Hiện tượng này vô cùng phổ biến trên truyền thông xã hội, thông tin giả do một số thế lực tung ra nhằm tung hoả mù, gây hoang mang cho bao nhiêu người.

Nghi ngờ có thể được định nghĩa là khi một người nghĩ rằng một cái gì đó có thể đã xảy ra, nhưng không nhất thiết là có đủ bằng chứng để xác định nó đã xảy ra. Nó là trạng thái lý trí (não trạng) chủ quan của một người vào lúc đó.

Tuy nhiên, để các nhân viên công quyền, thí dụ như cảnh sát Úc, thi hành công vụ của mình, chẳng hạn như dùng lệnh khám xét, đột nhập vào một nhà nào đó, thì không thể chỉ có nghi ngờ mà phải ít nhất là nghi ngờ hợp lý (reasonable suspicion). Để nghi ngờ có thể hợp lý, nó cần có cơ sở hợp lý cho sự nghi ngờ đó. Nó tuỳ thuộc vào các dữ kiện mà sự nghi ngờ dựa vào, và sự khả tín của các dữ kiện này.

Thí dụ: Nếu có khoảng 400 người trẻ tham dự một Đại Hội Giới Trẻ, mà ĐH được tổ chức bởi đảng Việt Tân và điều kiện tham dự phải là đảng viên Việt Tân, thì một người có thể khẳng định gần như chắc chắn là bất cứ tham dự nào trong ĐH này đều là đảng viên Việt Tân. Đó là kiến thức (knowledge/fact). Còn nếu điều kiện tham dự ĐH không chỉ là đảng viên Việt Tân mà cũng có thể là thân hữu của Việt Tân, thì một người chỉ có thể có cơ sở nghi ngờ hợp lý (chứ không phải là kiến thức) rằng bất cứ tham dự viên nào cũng đều có thể là đảng viên Việt Tân. Còn nếu ĐH được một vài người trong đảng Việt Tân đứng ra tổ chức, mở rộng cho tất cả mọi người tham dự, thì không thể có cơ sở nghi ngờ hợp lý để xác định rằng bất cứ tham dự viên nào cũng có thể là đảng viên Việt Tân.

Những ai chịu khó đọc các bài viết của ông Hữu Nguyên có thể nhận ra rằng các nghi ngờ của ông về LS Trần Kiều Ngọc là rất nhiều nhưng không được sắp xếp một cách có hệ thống mà nó tản mác và lập đi lập lại khắp nơi trong mười bài viết. Với lối đại ngôn, dùng chữ hoa để làm nổi bật vấn đề/sự kiện, và luôn tạo ấn tượng là ông điều tra từng chi tiết, biết mọi vấn đề và có đủ mọi bằng chứng để kết luận một cách chắc nịch. Tuy nhiên, những ai có đầu óc phán xét hay tinh tế một chút có thể nhận ra liền là người viết thiếu tinh thần khách quan cần có của một nhà báo. Chẳng hạn trong phần trích dẫn câu nói “không chống cộng, chỉ chống cái ác” của cô Kiều Ngọc, thì ông chẻ câu trả lời của cô Kiều Ngọc thành nhiều đoạn, xen kẻ với các nhận xét của ông, để rồi người đọc không thể hiểu trọn vẹn ý của cô như thế nào. Nếu không có thời gian tìm hiểu cặn kẽ thì độc giả chỉ tin vào những nhận xét của tờ báo. Thêm vào đó, trong các bài mới vừa đăng, ông có gửi link về đoạn video mà cô Kiều Ngọc phát biểu, nhưng video đó đã bị cắt mấy câu nói cuối nhưng quan trọng của cô Kiều Ngọc. Đây là việc làm thiếu lương thiện và cố tình đánh lận con đen của người làm truyền thông.

Tất nhiên tôi không ảo vọng mong đợi một cơ quan truyền thông nhỏ bé như Sàigòn Times có được các khả năng chuyên môn, kinh nghiệm và tư cách đạo đức nghề nghiệp như một số cơ quan truyền thông chính mạch, thí dụ ABC và Fairfax. Những ai có theo dõi cuộc điều tra nghiên cứu của hai cơ quan này vừa qua về sự xâm nhập của Đảng Cộng sản Trung quốc đối với chính trường Úc qua tình báo/gián điệp chuyên môn nhưng sử dụng các hình thức hợp pháp như ủng hộ tài chánh cho các đảng chính trị, thì sẽ thấy rõ tính chuyên nghiệp của họ. Ngay cả khi các bằng chứng trưng bày quá rõ ràng và đầy đủ, và chính ASIO cũng chính thức cảnh báo cho các chính đảng Úc về mối an nguy quốc gia, các phóng viên điều tra cũng không làm công việc kết án thủ phạm là ai bởi vì trách nhiệm chính của họ là tường thuật những kết quả điều tra của họ cho người dân Úc, và quốc hội Úc, để có thái độ và hành động thích hợp. Nói chung, việc chính thức điều tra và truy tố là thuộc quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền từ liên bang (như AFP, ACIC, CDPP v.v...), tiểu bang, lãnh thổ hay địa phương. Còn việc xét xử và phán quyết là thẩm quyền của các toà án liên bang, tiểu bang, lãnh thổ hay địa phương, tuỳ theo từng vấn đề và tuỳ theo vấn đề đó đang nằm ở cấp toà nào.

Tuy không ảo vọng, tôi cũng mong những người như ông Hữu Nguyên cố gắng chịu khó tìm tòi học hỏi những cái hay và cách làm việc khoa học và hệ thống của giới truyền thông Úc, nhất là đạo đức nghề nghiệp của họ. Vậy mà trong tất cả các bài viết nêu trên và bao nhiêu bài khác trước đây, những luận điệu ông đưa ra rất mù mờ, đoán mò, nghe nói (hearsay) rồi đi liền đến việc quy chụp và kết tội, nên phẩm chất và mức độ khả tín của các bài viết này rất kém.

Thêm vào đó, nếu là một người làm báo có lương tâm và công tâm, thì ông Hữu Nguyên lẽ ra phải cho LS Trần Kiều Ngọc cơ hội để trình bày các nghi vấn của ông để cô phản hồi, giải đáp các vấn đề này. Đúng ra ông Hữu Nguyên phải cho phổ biến quan điểm của tờ báo và phản hồi của cô Kiều Ngọc để rộng đường dư luận. Trong khi đó, không những ông chỉ phỏng vấn LS Lê Đình Hồ về các thông tin cực kỳ bất lợi cho cô Kiều Ngọc thôi, và không cho cô Kiều Ngọc phản hồi, mà còn dựng ra cái gọi là “phỏng vấn giả tưởng” để “phơi bày cốt lõi” của vấn đề, một trò hết sức phi lý và bất công trong vấn đề này.

Cũng nên biết rằng các cơ quan truyền thông uy tín đều tạo cơ hội cho những người chịu các thông tin thất thiệt cơ hội này, vì đó là sự công bằng tối thiểu. Trong pháp luật của các nước văn minh như Úc, quy tắc cơ bản này gọi là công lý tự nhiên 4 (natural justice), qua các hình thức như công bằng về thủ tục (procedural fairness). Các quy tắc này phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, nếu không thì toà án sẽ quyết định hoàn toàn bất lợi cho phía bất tuân.

Điều tôi muốn trình bày sau cùng trước khi đi vào phần phân tích của mình là đạo đức nghề nghiệp của nghề ký giả/truyền thông. Truyền thông trong một nhà nước dân chủ được xem là đại tứ quyền. Tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do căn bản và quan trọng nhất của con người. Nhưng tự do ngôn luận không đồng nghĩa là truyền thông hay các chính trị gia hay công dân muốn nói gì thì nói. Một công dân bình thường muốn nghĩ gì nói gì chửi gì cũng được vì quyền tự do này được bảo đảm tối đa, trừ phi quyền tự do đó ảnh hưởng đến quyền tự do của người khác. Nhưng quyền/lực luôn đi đôi với trách nhiệm trong xã hội dân chủ pháp trị đích thực. Càng nắm quyền lực càng cao người lãnh đạo càng phải thận trọng trong lời nói của mình (tất nhiên luôn luôn có ngoại lệ, rất nhỏ).

Người làm truyền thông càng có uy tín và ảnh hưởng càng phải thận trọng trong từng bài viết và từng chữ mình đặt bút. Họ dùng dữ kiện khả tín, kiểm chứng từng chi tiết, và dùng lý luận sắc bén để thuyết phục độc giả. Tinh thần khách quan, khoa học và tôn trọng sự thật là tiêu chuẩn cần có để tiến dần đến sự thật. Nên nhớ, trong mọi trường hợp, sẽ không có sự thật hoàn toàn mà chỉ là sự thật tương đối, sau khi đã lĩnh hội tất cả thông tin, dữ kiện và kiến thức trước khi đi đến quyết định nào đó. Do đó trong tất cả các cơ quan truyền thông lớn của Úc hay các nước tiên tiến, họ đều có các nguyên tắc chung để hướng dẫn những người hoạt động trong lãnh vực truyền thông hành xử cho đúng tiêu chuẩn, mẫu mực hầu tiến dần đến sự thật.

Những ai muốn tìm hiểu có thể vào google đánh chữ quy tắc đạo đức hoặc nguyên tắc hành xử (code of ethics, media hoặc solicitor v.v...). Hầu như mọi cơ quan truyền thông lớn nhỏ đều cố gắng tuân thủ các nguyên tắc hành xử và đạo đức nghề nghiệp này. Lý do không chỉ thuần tuý là đạo đức, mà còn để nâng cao chất lượng chuyên môn, đồng thời tránh những kiện tụng pháp lý liên quan đến phỉ báng/mạ ly. Cộng đồng Ký giả Chuyên môn (Society of Professional Journalists) hoặc Hội đồng Báo chí Úc (Australian Press Council) có đưa ra một số nguyên tắc chung. Chẳng hạn, của APC là rõ ràng và chính xác; công bằng và quân bình; tôn trọng riêng tư và tránh gây tổn hại; liêm chính và trong sạch. Của SPJ là tìm sự thật và tường thuật; giảm thiểu tổn hại; hành động độc lập; chịu trách nhiệm và trong sáng. Các chi tiết dưới các tiêu đề này của hai tổ chức có nhiều điểm giống nhau.

Ngay cả khi một người rành rành gây những tội lỗi này, như giết người, hãm hiếp chẳng hạn, thì người ký giả cũng phải tránh tối đa cách viết hay ngôn từ mà có thể gây phẫn nộ cho người nghe. Dù họ có là tội phạm rành rành đi nữa thì họ vẫn còn có cha mẹ, gia đình, anh chị em v.v... Đạo đức nghề nghiệp không phải là gây tối đa thiệt hại cho người đọc, người nghe hay người xem sản phẩm truyền thông của mình, mà là giảm thiểu tối đa. Trong khi đó, mườ bài đăng trên báo Sàigòn Times có chủ ý gây tối đa thiệt hại cho cô Kiều Ngọc và những người chung quanh cô, mặc dầu, như tôi sẽ chứng minh dưới đây, các bằng chứng và lý luận của ông Hữu Nguyên và ông Hồ hoàn toàn ngược lại các nguyên tắc và cung cách hành xử chuyên môn.

Các nghi ngờ của tờ Sàigòn Times

Mười bài viết của ông Hữu Nguyên, kể cả bài phỏng vấn ông Lê Đình Hồ, đã chỉa mũi nhọn tấn công vào bốn thành phần chính sau đây: một, LS Trần Kiều Ngọc; hai, ông Lê Văn Hiếu; ba; đảng Việt Tân; bốn: những người liên hệ với Việt Tân. Hai ông khẳng định rằng cô Kiều Ngọc và ông Hiếu đều là đảng viên Việt Tân, mà Việt Tân chính là Việt Cộng, cho nên những người ủng hộ cô Kiều Ngọc đều là “phản bội tổ quốc”.

Đối với cô Kiều Ngọc, ông Hữu Nguyên và ông Hồ đã sử dụng những từ ngữ rất nặng nề: dối trá, điêu ngoa, lừa bịp, phản bội tổ quốc, tiền hậu bất nhất, Việt Tân, Việt Cộng v.v... Không những thế, ông Hữu Nguyên còn bày ra cái trò phỏng vấn giả tưởng trong bài số bảy với ý đồ vô cùng thâm độc: muốn thuyết phục độc giả tâm địa “xấu” của cô Kiều Ngọc.

Đối với Toàn quyền Lê Minh Hiếu, ông Hữu Nguyên và ông Hồ đã quy chụp và lên án ông là đảng viên Việt Tân chìm, tiếp tay cho Việt Cộng và Trung Cộng, và tin rằng tiểu bang Nam Úc sẽ dần dần bị nhuộm đỏ v.v...

Đối với đảng Việt Tân, ông Hữu Nguyên và ông Hồ khẳng định Việt Tân là Việt Cộng. Hai ông cho rằng khi Việt Cộng nhìn thấy lực lượng đối kháng đang hình thành tại hải ngoại, nên liền nặn lên các tổ chức phong trào phục quốc giả, những tổ chức đấu tranh giả hiệu để thu hút và thủ tiêu những nhà đấu tranh dân chủ chân chính. Họ đã thành lập lên Mặt Trận, Việt Tân, để nghe theo sự chỉ đạo của Việt Cộng.

Đối với những ai liên hệ đến đảng Việt Tân, ông Hữu Nguyên và ông Hồ đều đặt vấn đề về lập trường quốc gia của những người này, và kêu gọi họ tẩy chay ĐH. Nếu họ đi tham dự ĐH, thì hai ông cho họ là phản bội tổ quốc, nên “Lửa địa ngục đang thiêu đốt quý vị ngay ở trần gian này…”

Các dữ kiện Saigon Times đưa ra

Báo Sàigòn Times, qua hai ông Hữu Nguyên và ông Hồ, đã trưng bày các nguồn dữ kiện sau đây: 1) bài nói chuyện của cô Kiều Ngọc qua dạng video ở Montreal; 2) phỏng vấn của ông Hữu Nguyên với ông Hồ, đăng trong bài số 4; 3) phỏng vấn của ông Trần Hưng Việt với cô Kiều Ngọc, được in lại trong tuyển tập và có đăng trên web của Phong Trào; 4) trao đổi giữa cô Kiều Ngọc và bà Hoàng Lan Chi; 5) trang web của công ty cô Kiều Ngọc về một số hoạt động thời sinh viên; 6) trang web của Phong Trào có bài viết của ông Phạm Phú Đức.

Hai ông Hữu Nguyên và ông Hồ đã đặc biệt dành rất nhiều thời gian để nghe thật kỹ các bài nói chuyện của LS Trần Kiều Ngọc ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chỉ sử dụng một đoạn ngắn ngủi trong bao nhiêu bài như thế để lên án lập trường của cô. Tiếng Anh gọi là contextomy (ngữ cảnh), diễn tả hành động trích đoạn thế nào để mất đi ý chính của người nói. Ngoài ra, hai ông chứng tỏ đã đọc rất kỹ các bài tham luận của cô Kiều Ngọc và các quan điểm, lập trường của cô trong các tuyển tập đã in cho ĐH này.

Về LS Trần Kiều Ngọc

Riêng về chứng cớ mà báo Sàigòn Times trưng bày để lên án cô Kiều Ngọc là đảng viên Việt Tân chìm, thì những ai muốn đọc nguyên văn xin lên trang mạng của tờ báo này (saigontimes.org). Ở đây, tôi xin được phản biện tất cả các luận điệu này sau đây.

Trước hết, cô Kiều Ngọc công khai xác nhận đã từng tham dự ĐH do Mạng Lưới Lên Đường tổ chức, đến hai lần, ở Melbourne và ở Nam California, mà không hề chối bỏ hay giấu diếm gì cả. Thứ hai, cô Kiều Ngọc cũng công khai xác nhận cô từng là thành viên Ban Chấp Hành Hội Chuyên Gia Nam Úc, và là thành viên của ban xét duyệt cấp phát học bổng cho học sinh nghèo ở Việt Nam, theo chương trình do Hội Chuyên Gia Nam Úc đề ra. Nhưng cô khẳng định, với bà Hoàng Lan Chi, là cô chưa từng tham gia bất cứ sinh hoạt nào do Việt Tân tổ chức. Cô cũng hỏi bà Hoàng Lan Chi ông Hoàng Cơ Định là ai, có bà con gì với ông Hoàng Cơ Minh không. Tất cả những điều nêu trên, thật ra, không có gì mâu thuẫn cả, và hoàn toàn chẳng phải giấu đầu giấu đuôi, hay dối trá, điêu ngoa, lừa bịp, tiền hậu bất nhất v.v... như hai ông Hữu Nguyên và ông Hồ phỉ báng cô.

Trong các dữ kiện trên, cô Kiều Ngọc có một sơ sót, tuy không đáng kể. Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Thế Giới kỳ 1, thật ra, là do Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh Việt Nam Liên Bang Úc Châu tổ chức đầu năm 1999, lúc đó chưa có MLLĐ. MLLĐ chỉ được hình thành sau ĐH, và sau đó nhiều người cũng biết là do một số, không phải tất cả, đảng viên Việt Tân lãnh đạo cho đến khi không còn hoạt động nữa. Đảng Việt Tân cũng không giấu diếm chuyện này, có đăng tin trên trang mạng của họ. Cô Kiều Ngọc có thể không biết hoặc có thể sơ sót nói rằng MLLĐ tổ chức lần đầu, thế thôi. Việc nói ra như thế không thể là bằng chứng khẳng định rằng cô là đảng viên Việt Tân nên giấu đầu lòi đuôi. Lần thứ hai trở đi, như ở Nam California vào lần thứ ba, thì đúng là do MLLĐ chính thức tổ chức. Còn ông Phạm Phú Đức, trong bài viết, chỉ xác nhận gặp cô Kiều Ngọc ở ĐH1, không hề gặp lại cô từ đó trở về sau mãi cho đến tháng Năm vừa qua, và không hề xác nhận cô là đảng viên Việt Tân gì cả, nhưng trong bài viết của ông Hữu Nguyên thì lập lờ về việc ông PPĐức viết bài xác nhận. Xác nhận cái gì???

Ngoài ra cô Kiều Ngọc, cũng như bao bạn trẻ khác, chưa hẳn đã biết về gia đình ông Hoàng Cơ Minh, nên cô không biết ông Hoàng Cơ Định là ai. Có bao nhiêu bạn trẻ trong cộng đồng Việt Nam thời cô Kiều Ngọc và sau đó biết về ông Hoàng Cơ Minh, khoan nói đến ông Hoàng Cơ Định? Tôi đoán chừng xác xuất những bạn trẻ có tham gia sinh hoạt cho cộng đồng/đất nước thời của cô Kiều Ngọc trở về sau nhiều lắm là 30% nghe đến tên ông Hoàng Cơ Minh, và trong số này nhiều lắm là 50% nghe tên ông Hoàng Cơ Định. Nghĩa là cũng chỉ có chừng nhiều lắm 15% nghe tên ông Hoàng Cơ Định, chứ chưa hẳn đã biết ông là ai. Cho nên sự ngây thơ của cô Kiều Ngọc khi hỏi có phải ông Hoàng Cơ Định là con cháu của Hoàng Cơ Minh không, vì nghe qua thấy sự trùng họ Hoàng Cơ, là điều bình thường. Nếu cô Kiều Ngọc thật sự biết về ông Hoàng Cơ Định thì cũng chẳng có lý do gì để cô phải giấu cả. Có bao nhiêu người trẻ biết hay nghe về ông Hoàng Cơ Định mà đồng thời cũng là đảng viên Việt Tân? Cũng xin nhớ rằng ông Hoàng Cơ Minh đã hy sinh cách đây đúng 30 năm, hơn một thế hệ rồi, cho nên thành phần giới trẻ ở trong và ngoài Việt Nam biết về ông hay gia đình của ông có lẽ là thiểu số vô cùng nhỏ.

Nếu ông Hữu Nguyên thắc mắc, nghi ngờ thì cho cô Kiều Ngọc cơ hội trả lời. Đằng này không cho cô bất cứ cơ hội nào và lại tiếp tục kết tội cô là dối trá, gian manh đến mức vô liêm sĩ. Làm như thế đã gây tối đa tổn hại đến cô Kiều Ngọc.

Nên nhớ cô Kiều Ngọc không hề giấu hoạt động của mình với Hội Chuyên Gia Việt Nam, và các việc làm của cô cho Việt Nam. Ngay trong tiểu sử mà cô để trên công ty luật của cô cũng ghi rõ điều này. Đối với cô Kiều Ngọc và với đa số những người đã từng tham gia các sinh hoạt của Mặt Trận, Liên Minh Việt Nam Tự Do, HCGVN, MLLĐ tổ chức, thì đó là các đoàn thể quần chúng mà có đảng viên Việt Tân tham gia. Chưa chắc tất cả mọi người đều biết đây là các tổ chức ngoại vi của Việt Tân. Nhưng cho dù có người biết rất rõ thì họ vẫn tham gia có thể vì mục tiêu và ý nghĩa của nó hay cùng quan điểm. Tuy nhiên nếu cô Kiều Ngọc khẳng định, với lòng thành của cô, rằng cô không hề tham gia bất cứ sinh hoạt nào do Việt Tân tổ chức, thì đâu có sai chút nào. Việt Tân không hề đứng tên tổ chức các sinh hoạt mà cô từng tham dự. Còn nếu mà cô Kiều Ngọc đã từng đi tham dự một hội nghị của đảng Việt Tân, cho đảng viên Việt Tân thôi, mà cô còn xác định như trên, thì mới có thể kết luận cô nói dối, hoặc giấu đầu lòi đuôi. Đằng này chuyện đó không hề có.

Còn các bằng chứng và lý luận khác mà hai ông Hữu Nguyên và ông Hồ trình bày, thì tất cả cũng chỉ là nghi ngờ, phỏng đoán hoặc quy chụp chứ chẳng phải bằng chứng gì cả. Chẳng hạn như ba bốn thân chủ của ông Hồ cảnh báo ông rằng cô Kiều Ngọc là đảng viên Việt Tân muốn tập sự luật sư tại văn phòng luật của ông chủ yếu để thâm nhập báo Sàigòn Times, hoặc cô từng về Việt Nam nhiều lần mà thật ra được Việt Tân tuyển chọn về Việt Nam huấn luyện để trở thành nữ cán bộ tuyên huấn cho CSVN. Cũng chỉ nghe qua vài người rồi tin. Cũng chỉ nghi ngờ với chừng đó bằng chứng, như đã nêu trên, rằng cô là đảng viên Việt Tân, rồi thêu dệt thêm với sự tưởng tượng phong phú của mình. Nó cũng không đáng để được gọi là nghi ngờ hợp lý, nói gì đến dữ kiện hay kiến thức. Không hiểu vì sao một người có kinh nghiệm làm báo nhiều năm, chẻ từng sợi tóc làm đôi, vạch từng chiếc lá tìm sâu, cộng với một luật sư lẽ ra phải có đầu óc phán xét, phân tích kỹ càng và chặt chẽ, lại có thể dựa vào điều “nghe nói” nhảm nhí và lại kết luận hồ đồ như vậy!

Hai ông và bao người đã từng theo dõi các sinh hoạt trong cộng đồng đều rõ rằng có bao nhiêu người từng hoạt động trực tiếp với đảng Việt Tân nhưng họ chỉ là thân hữu hoặc cảm tình viên, và cũng có hàng ngàn người ở khắp thế giới tham gia các hoạt động của các tổ chức MT, LMVNTD, HCGVN hay MLLD trong nhiều thập niên qua mà chưa hề là đảng viên Việt Tân.

Báo Sàigòn Times đã đi đến hai bài, năm và sáu, lên án cô Kiều Ngọc là “chống cái ác, không chống cộng” trong phần cô trả lời câu hỏi tại Hội Thảo Nhân Quyền Việt Nam vào tháng Sáu 2017 tại Montreal. Báo Sàigòn Times lược trích từng đoạn ngắn và xen kẻ các nhận xét một chiều của mình. Cách thức này dễ đánh lừa dư luận, làm nhiều người rất dễ hiểu lầm quan điểm của cô Kiều Ngọc, và qua đó đã đặt vấn đề về lập trường của cô.

Tuy nhiên, nếu ai chịu khó nghe toàn bộ phần trả lời trên video, thì câu trả lời của cô Kiều Ngọc là như sau: Tuổi trẻ, thế hệ của con, của em con, khi mình nói đến chống 8 cộng sản, các em thấy quan niệm đó nó rất xa vời; thành ra cái việc của chúng con không phải là chống cộng mà là chống cái ác; xuất phát từ yêu thương; tất cả những ai, không kể thế lực nào, luôn cả thế lực cộng sản, mà làm hại dân, làm cho đồng bà anh em của chúng con đau thương, thì bằng mọi giá, con sẽ cố gắng hy sinh, để bảo vệ anh em của chúng con; mục đích của chúng con làm là vì yêu thương, không phải vì chống cộng; đó là thông điệp mà chúng con dễ dàng kêu gọi các bạn trẻ, anh em của chúng con, trong và ngoài nước, đến với nhau; thật sự bản thân con, trong thâm tâm con, là hiển nhiên rồi, không cần nói ra, đi đâu con cũng khoác cờ vàng ba sọc đỏ, con yêu người lính Việt Nam Cộng Hoà lắm; nhưng với thế giới ngày hôm nay, để kêu gọi các em trong và ngoài nước, kêu gọi tình nhân bản của tuổi trẻ Việt Nam, vì yêu thương đồng bào và anh em của mình, tụi con rất dễ kêu gọi.

Đọc xong đoạn trên của cô Kiều Ngọc, một người dù không đồng ý với cô về quan niệm hay cách nói này cũng chưa hẳn phản ứng bằng khi đọc kiểu trích đoạn và nhận xét xen kẻ của ông Hữu Nguyên. Nó rất khác với những gì tờ báo Sàigòn Times muốn tô vẽ cô. Chính tờ báo dùng từ ngữ sau đây cước chú dưới tấm hình phát biểu của cô Kiều Ngọc: “Trần Kiều Ngọc với giọng nói chanh chua, lối lý luận đanh đá, hùng hổ, giống hệt cán bộ cái VC và mấy bà tổ trưởng dân phố của VC sau 1975.”

Nếu thận trọng đánh giá rằng %60 nội dung của cô Kiều Ngọc đã trình bày trong các buổi nói chuyện khắp nơi là có lập trường tích cực về nhân quyền và dân chủ, %35 phần trăm kia thì không có vấn đề gì về lập trường, còn lại %5 mà trong đó có những điều cô trình bày như trên (xin nghe nguyên văn của cô, không phải phiên bản của ông Hữu Nguyên) nghe không “đúng chính trị” lắm (politically correct), thì cũng không có lý do gì để mà xuyên tạc và quy chụp cô là Việt Tân hay Việt Cộng hay có vấn đề về lập trường cả. Hành động đó có gì hay ho, hoặc hay hơn, thói xuyên tạc chụp mũ của chế độ độc tài hiện nay với các nhà dân chủ trong nước. Điều rõ ràng là các ông nghe rất kỹ tất cả các video và các bài viết phát biểu của cô Kiều Ngọc, nhưng chỉ tìm ra được và chỉ trích được câu nói này, rồi dàn dựng để đánh phá cô, một lần nữa cho thấy các ông không tôn trọng sự thật, thiếu công tâm và tìm mọi cách gây tổn hại tối đa cho cô.

Còn cái gọi là “phỏng vấn giả tưởng” của ông Hữu Nguyên với cô Kiều Ngọc trong bài số bảy là cực kỳ vô lý và khôi hài. Phỏng vấn một người đã chết thì người thực hiện đã có đầy đủ thông tin, dữ kiện về sự nghiệp, tư tưởng và hành động của người đó, nhất là những người rất nổi tiếng, nên việc thực hiện cũng dễ dàng và khó sai. Nhưng nó khác hoàn toàn với phỏng vấn một người còn sống, một người đang hoạt động mà ông không hiểu rõ và có nhiều nghi ngờ, nhưng ông lại tỏ vẻ biết đi guốc trong bụng người ta, nên cuộc phỏng vấn này tuy mục đích “phơi bày cốt lõi” vấn đề nhưng nó chỉ phơi bày tâm địa của ông dành cho cô Kiều Ngọc mà thôi.

Trong bài số chín, một lần nữa ông Hữu Nguyên đã vi phạm những sai lầm căn bản trong ngành truyền thông, sử dụng kỹ thuật “ngữ cảnh” để xuyên tạc các ý chính của cô. Ông mổ xẻ từng đoạn từng câu của một tâm tư mà cô Kiều Ngọc viết để chia sẻ, trao đổi với các bạn trẻ và những người đang theo dõi trang của mình. Ông vội vàng kết luận rằng cô Kiều Ngọc thú nhận ba điểm: một; cô bị nhiều người phản đối; hai, các người phản đối đều thuộc thế hệ trẻ như cô; ba, họ giống như cô, đều lớn lên tại 9 hải ngoại. Thật ra một người đọc khách quan, không thành kiến, thì đều thấy rằng cô Kiều Ngọc không hề thú nhận cái gì cả, ngoại trừ ghi nhận rằng câu nói “không chống cộng, chỉ chống cái ác” của cô đã gây khá nhiều tranh luận trên các trang mạng xã hội. Nó hoàn toàn khác với kiểu suy diễn và vẽ vời thêm của ông. Cái vấn đề là vì ông có quá nhiều thành kiến với cô Kiều Ngọc trong đầu nên không nhận ra được đâu là ý của cô, đâu là ý của ông. Cho nên tất cả các đoạn phân tích còn lại của ông trong bài số chín cũng đầy thành kiến nên chẳng có giá trị gì cả cho độc giả.

Không chỉ dừng lại ở đó, trong bài số 10, ông Hữu Nguyên đã công khai tấn công, triệt hạ uy tín của cô Kiều Ngọc, bằng một Thư Ngỏ cho Ban Chấp Hành CĐNVTD/LBUC và các Hội Cựu Quân Nhân v.v... thuộc mọi cấp liên bang, tiểu bang. Trong thư này, ông Hữu Nguyên trình bày tiểu sử của mình để độc giả hiểu vì sao ông có một quan điểm lập trường chống cộng dứt khoát, không khoan nhượng. Nhưng trong toàn bài, ông cũng chỉ tiếp tục sử dụng lại tuyên bố “không chống cộng, chỉ chống cái ác” của cô mà ý nghĩa đã bị chính ông xuyên tạc bóp méo, như đã trình bày trên. Ông Hữu Nguyên kết án cô nằm trong kế hoạch “xoá bỏ lằn ranh quốc cộng, dọn đường cho du sinh gốc cộng từng bước xâm nhập và nhuộm đỏ cộng đồng hải ngoại”. Sau đó ông Hữu Nguyên cảnh cáo và lên án tất cả những ai biết cô Kiều Ngọc tuyên bố như vậy mà còn hậu thuẫn cho cô thì đó là hành động phản bội quê hương, dân tộc, cộng đồng v.v...

Có ba điều cần nói về bài số mười này. Một, ông Hữu Nguyên đã dựa vào các dữ kiện sai, đã đóng khung suy nghĩ về cô Kiều Ngọc, và các lý luận thiếu lôgíc, nên bài viết một lần nữa chẳng có giá trị và tính thuyết phục nào cả. Hai, tuy lập trường chống cộng dứt khoát của ông Hữu Nguyên đáng thán phục, bất cứ một cá nhân nào sống tại Úc đều có quyền suy nghĩ khác ông, có quan điểm chính trị khác ông, và có quyền thực hiện những gì họ quan niệm là hữu hiệu nhất cho lý tưởng của họ. Ông có quyền phê bình hay chỉ trích quan điểm này, đó là quyền tự do ngôn luận và làm báo của ông. Nhưng cô Kiều Ngọc hay các bạn trẻ lắng nghe hay không là quyền của họ. Ông không có bất cứ quyền gì để xuyên tạc rồi áp đặt các suy nghĩ của ông lên người khác, dù là sự thật đi nữa. Trong khi đó trong chuyện này, nó hoàn toàn giả dối và thiếu mọi bằng chứng cần thiết. Và ba, ông Hữu Nguyên quá coi thường những người đang sát cánh với cô Kiều Ngọc, những người đã biết cô một hai thập niên qua, những linh mục đã dìu dắt cô bấy lâu nay. Không những biết cô Kiều Ngọc, họ còn biết gia đình cô, cha mẹ cô, chồng cô, những người chung quanh cô. Nó là cả một quá trình dài để tìm hiểu và kiểm chứng các suy tư và hành động của cô, không phải một sớm một chiều. Còn ông, ông chỉ biết về cô Kiều Ngọc mới đây, chỉ nghe qua một số nghi ngờ từ ông Hồ hoặc thân chủ của ông Hồ, hơn 10 năm về trước, và nghe và đọc các bài quan điểm của cô với bao thành kiến, rồi quy chụp cô là Việt Tân là Việt Cộng mà hoàn toàn không dựa trên nghi ngờ hợp lý hay dữ kiện khả tín nào cả. Ông quá coi thường sự hiểu biết của người khác trong khi quá coi trọng sự nghi ngờ của mình. Đó là cái lỗi lớn nhất của ông, một người làm truyền thông thiếu nỗ lực đi tìm sự thật.

Rõ ràng tờ Sàigòn Times có chủ ý phá sập tên tuổi và uy tín của cô Kiều Ngọc ngay từ ban đầu, và muốn dập tắt ngọn lửa mà cô Kiều Ngọc đang đốt lên.

Về Toàn quyền Lê Văn Hiếu

Đối với Toàn quyền Lê Văn Hiếu, ông Hữu Nguyên và ông Hồ quy cho ông Hiếu là VT và VC, bắt tay với cộng sản, và Kiều Ngọc chắc chắn có mối quan hệ với ông Hiếu, vì cùng ở Nam Úc. Tuy nhiên, cả hai ông không đưa ra được một bằng chứng nào về ông Hiếu là đảng viên Việt Tân, ngoại trừ hình ảnh và việc thăm viếng Việt Nam của ông Hiếu, nên kết án ông Hiếu là Việt Cộng. Ông Hồ đi xa hơn, khẳng định ông Hiếu bị Việt Cộng gửi gắm cho quan thầy Trung Cộng, rồi ông lo ngại tiểu bang Nam Úc dần dần sẽ bị nhuộm đỏ. Ông Hồ kết luận VT và VC là kể thù nguy hiểm cho quê hương, dân tộc và cộng đồng, nên cực lực phản đối tất cả những ai tiếp tay cho VT/VC/TKN.

Trước hết, xin nhớ rằng ông Lê Văn Hiếu là Toàn Quyền của tiểu bang Nam Úc, mà cộng đồng Việt Nam là một thành phần nhỏ trong đó, chừng một phần trăm dân số. Trong vai trò toàn quyền, ông Hiếu đi nhiều nơi, kể cả Việt Nam và Trung Quốc, một điều bình thường trong vai trò của ông Hiếu và trong chính sách ngoại giao của tiểu bang Nam Úc nói riêng, toàn Úc nói chung. Những ai chỉ trích vai trò của ông Hiếu là hoàn toàn không hiểu nền chính trị và ngoại giao của Úc. Khi đã tuyên thệ làm Toàn quyền, ông Hiếu có bổn phận phục vụ quyền lợi tối thượng của Nam Úc và nước Úc, dù quan điểm chính trị của ông như thế nào đi nữa. Nhất là trong vai trò Toàn quyền, điều kiện quan yếu để phục vụ tối hảo là quan điểm phi chính trị (apolitical or politically neutral) của ông trước bao nhiêu quan điểm khác nhau của các đảng phái chính trị dòng chính.

Còn nếu bảo ông Hiếu viếng thăm Việt Nam, kêu gọi sinh viên qua đây du học, rồi ông đến viếng thăm Trung Quốc v.v... để kết luận rằng dần dần cả Nam Úc sẽ bị nhuộm đỏ là một sự vu khống trắng trợn và sự lo ngại quá sức tưởng tượng. Cả hai ông Hữu Nguyên và ông Hồ chẳng lẽ không hiểu trước ông Hiếu và sau ông Hiếu, vấn đề sinh viên qua Úc du học từ khắp nơi là chính sách lớn của nước Úc, trong đó Bộ Ngoại giao và Thương mại cũng như Bộ Di trú đóng vai trò lãnh đạo. Ngoài ra, nếu bảo rằng các cuộc viếng thăm như thế rồi sẽ nhuộm đỏ Nam Úc thì quả là hai ông quá coi thường vai trò của các cơ quan tình báo nước Úc, kể cả ASIO, ASIS, ASD, DIO, DIGO và ONA. Các cơ quan này hoạt động độc lập, trong phạm trù quy định pháp luật của Úc, có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và phục vụ hiến pháp và pháp luật Úc, như cơ quan FBI hay CIA của Mỹ, chẳng hạn.

Để được lên đến chức Toàn quyền như ông Lê Văn Hiếu hiện nay thì mỗi một giai đoạn, từ Chủ tịch Uỷ hội Đa văn hoá và Sắc tộc Sự vụ của Nam Úc đến nay, và trước đó, ông Hiếu cũng đã trãi qua nhiều lần các điều tra lý lịch cá nhân. Cho nên hai ông Hữu Nguyên và ông Hồ ngồi đó với vài chi tiết sơ sài như thế mà lại phán xét còn hơn các tổ chức tình báo Úc, và kết luận còn chắc nịch như đinh đóng cột, thì tính ra cũng liều lĩnh thật. Hai ông không nên đánh giá quá cao vai trò hay sự hiểu biết của mình. Điều chắc chắn là không dễ gì qua mặt được ASIO và các cơ quan tình báo của Úc khi đụng đến quyền lợi và an ninh quốc gia của nước này.

Về đảng Việt Tân

Ông Hữu Nguyên và ông Hồ khẳng định Việt Tân và Việt Cộng là một. Lý do? Theo ông Hồ, bởi vì VC khi nhìn thấy lực lượng đối kháng đang hình thành tại hải ngoại, nên liền nặn lên các tổ chức phong trào phục quốc giả, những tổ chức đấu tranh giả 11 hiệu để thu hút và thủ tiêu những nhà đấu tranh dân chủ chân chính. Nếu vậy thì chẳng lẽ mọi tổ chức đấu tranh hiện nay đều do VC nặn lên sao?

Còn bằng chứng? Theo ông Hồ, là qua tiết lộ của cụ Nguyễn Quang Toại khi gặp ông Lý Thái Hùng vào giữa thập niên 1980, và qua tiếp xúc của hai ông với các lãnh đạo mà hai ông cho là rất nhiều mưu mô, thủ đoạn và đảng viên Việt Tân tuy nhiều người có thể yêu nước nhưng vẫn còn non nớt, ngây thơ và dễ bị dụ.

Như đã trình bày trong phần đầu, chuyện nhào nặn ra một số tổ chức kháng chiến ma để VC dẹp tan mọi mầm móng chống đối họ từ trong trứng nước là có thật ở Việt Nam sau năm 1975. Chắc chắn VC cũng muốn len lõi vào cộng đồng hải ngoại, nhưng điều này không hề dễ. Tuy nhiên hai ông đã đánh tráo dữ kiện để những ai không nắm vấn đề dễ tin vào các điều ông trình bày. Chẳng hạn ông Hồ cho rằng “Bước sang thế kỷ 21, trước sự phát triển của các phong trào dân chủ, VC liền nặn lên những tổ chức đấu tranh dân chủ giả hiệu, trong đó có Việt Tân...” Thật ra Mặt Trận là phong trào rộng lớn mang tính quần chúng được hình thành năm 1980 tại Hoa Kỳ. Còn đảng Việt Tân được thành lập trong chiến khu năm 1982, mà tướng Hoàng Cơ Minh được bầu làm Chủ Tịch. Ông Hoàng Cơ Minh, nhiều lãnh đạo của Việt Tân cùng nhiều thành viên tiên phong của họ đã hy sinh trên con đường Đông Tiến để xâm nhập Việt Nam cách đây 30 năm. Phần lớn những người tiên phong trong Mặt Trận và đảng Việt Tân xuất thân từ chính quyền và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Cho nên khi hai ông bảo rằng VC đã lợi dụng cơ hội để nhào nặn ra nhiều tổ chức kháng chiến ma, trong đó có Mặt Trận và bước sang thế kỷ 21 có Việt Tân, nhưng lại thay đổi cả không gian và thời gian của hai dữ kiện quan trọng trên, thì hai ông đã bẻ cong ngòi bút, bóp méo sự thật của một giai đoạn lịch sử.

Nếu đây là sự hiểu biết nông cạn hay sự sai lầm vô ý của hai ông, thì còn bỏ qua được. Nhưng có thể nó không phải là một sơ sót bình thường hay vô tình được.

Không rõ cụ Nguyễn Quang Toại tiết lộ những gì cho hai ông, nhưng dù nhận xét của cụ có như những điều hai ông nói đi nữa, thì đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân thôi. Một cái đầu làm sao so sánh với hàng trăm cái đầu, tai mắt của những người từng vào sinh ra tử với Việt Cộng? Hai ông đã chọn tin vào ông Toại, không tin vào MT/VT, thì cũng chẳng sao. Nhưng nên nhớ rằng chung quanh các lãnh đạo Việt Tân là hàng ngàn đảng viên, hàng chục ngàn thân hữu hay đồng bào cũng như bao nhiêu lãnh đạo của tổ chức khác từng cộng tác với Việt Tân nhiều thập niên qua. Một số đảng viên có thể hoàn toàn chấp nhận mọi mệnh lệnh của lãnh đạo, nhưng chắc chắn tất cả không mù quáng thi hành các quan điểm hay chương trình hành động của MT/VT đưa ra, đặc biệt nếu nó có lợi cho Việt Cộng. Nếu VT đã làm những gì có lợi cho VC, hay nếu VT là VC, thì đâu dễ gì qua mặt được hàng ngàn đầu óc và tai mắt của những người quan tâm chung quanh, trong đó có vô số đầu óc biết phán xét.

Còn nếu tất cả các thành phần nêu trên cũng không nhìn ra được đâu là VT đâu là VC, thì chắc chắn các cơ quan tình báo Mỹ như CIA hay FBI, hay tình báo Úc như ASIO, cũng sẽ thấy. Mặt Trận/Việt Tân được hình thành đầu thập niên 1980, trong thời chiến tranh lạnh. Những hoạt động của VT trong chiến khu và khắp nơi trên thế giới không chỉ ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Mỹ, Úc v.v... mà còn là vấn đề an 12 ninh của họ nữa. Nếu VT là khủng bố hay là Việt Cộng thì chắc chắn ông Đỗ Hoàng Điềm hay các phái đoàn của Việt Tân không thể được TT Hoa Kỳ tiếp đón trong Toà Bạch Ốc, được mời điều trần về nhân quyền trong các quốc hội Mỹ, Úc, Âu châu và được dễ dàng đi lại nhiều nơi trên thế giới.

Ông Nguyễn Ngọc Đức, người mà ông Hồ có nêu trong phần phỏng vấn của ông Hữu Nguyên, mới đây bị côn đồ Việt Cộng tạt ác xít đến bị thương tích trong lúc đi thi hành công vụ. Hàng trăm đảng viên VT đã bị giết bởi VC, hàng trăm đảng viên khác đã bị tù đầy nhiều năm trời, ngay cả lúc này cũng có bao đảng viên, già có trẻ có, bị giam cầm. Những người từng ở tù VC mà sau này được thả ra là chứng nhân. Tôi tin hai ông Hữu Nguyên và ông Hồ đều biết các thông tin này, nhưng hai ông đã bỏ qua coi như không biết, và còn dựng lên bao nhiêu sự tưởng tượng đầy thành kiến.

Lương tâm và đạo đức nghề nghiệp làm báo để đi tìm sự thật ở đâu?

Về những người liên hệ với Việt Tân

Ngoại trừ ông Võ Đại Tôn, Giám Mục Nguyễn Văn Long, Linh Mục Chu Văn Chi, Linh Mục Nguyễn Văn Khải, là những người không bị báo Sàigòn Times liệt kê là có vấn đề, còn lại tất cả những người ông Hữu Nguyên nêu ra là “từng ít nhiều bị NGHI NGỜ về lập trường quốc gia, hoặc là đảng viên đảng VT”. Trong đó có Nguyễn Văn Hoàng, Trịnh Hội, Nam Lộc, Trúc Hồ, Bùi Trọng Cường, Lưu Tường Quang, Tuấn Lê, Nguyễn Văn Thân, Trần Hưng Việt, Hoàng Ngọc Diêu, Chu Văn Cương, Nancy Nguyễn, Đinh Kim Phúc v.v...

Phần này thì ông Hữu Nguyên đoán mò nhất, chẳng đưa ra dữ kiện gì cả. Ngược lại những gì ông Hữu Nguyên quy chụp, tất cả các tên tuổi trên đều có lập trường quốc gia rõ ràng, và không một ai, theo chỗ tôi biết bấy lâu nay, từng là đảng viên Việt Tân cả. Trước đây một số họ đã từng cộng tác với Việt Tân, ở các hoạt động khác nhau, trong các sinh hoạt chung của cộng đồng, và họ cũng cộng tác với các tổ chức khác vì mục tiêu chung mà thôi, không riêng gì Việt Tân. Tôi cũng biết rõ đa số những người này đã có ít hay nhiều một số quan điểm khác với Việt Tân, và một số đã từng đụng chạm và không ưa gì Việt Tân trong quá trình sinh hoạt. Do đó lấy bằng chứng nào để báo Sàigòn Times quy kết hết lập trường quốc gia của những người trên có vấn đề và họ là đảng viên VT?

Bài số tám có nêu đích danh BS Nguyễn Văn Hoàng, đặt vấn đề có phải ông là đảng viên VT không. Bằng chứng duy nhất là ông Trịnh Du, từ bên Mỹ, đã phỏng vấn livestream ông Hoàng và cô Kiều Ngọc, trong khi ông Trịnh Du đã từng chụp hình với ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của đảng Việt Tân (mà ông Hữu Nguyên nghi ngờ là Việt Cộng). Nếu bằng chứng và lý luận quá sơ đẳng và đơn giản như thế ai cũng có thể là VT, ai cũng có thể là VC, ai cũng có thể là Dân chủ, Cộng hoà, Tự do, Lao động v.v...

Bàn bạc trong các bài viết/phỏng vấn, chúng ta có thể thấy hai ông đánh giá cộng sản quá cao, nhìn đâu cũng thấy Việt Cộng, nhất là khi quy chụp Việt Tân với Việt Cộng là một. Hai ông cũng tự đánh giá mình quá cao, hiểu biết hơn hàng ngàn cái đầu khác trong cộng đồng Việt Nam khắp nơi, biết trước cả các cơ quan tình báo chuyên môn. 13 Hai ông đã cố tình vẽ ra một bức tranh thê thảm, đen tối về cộng động hải ngoại vì VT/VC đã lũng đoạn hết mọi sinh hoạt cộng đồng từ trước đến nay. Ngay cả phong trào tuổi trẻ do cô Kiều Ngọc khởi xướng mới đây cũng do VT/VC dựng lên. Đúng là chế độ cộng sản tại Việt Nam rất độc tài quỷ quyệt, nhưng nếu không khéo nghe theo thực trạng mà hai ông vẽ ra, thì không còn một ai có thể hy vọng cho một viễn ảnh Việt Nam tươi sáng cả.

Phải chăng đó là thông điệp hai ông muốn nhắn gửi qua các bài này?

Theo tôi, đó mới là điều nguy hiểm và tai hại nhất mà báo Sàigòn Times cũng như thành phần ủng hộ quan điểm này muốn gieo vào đầu độc giả.

Việt Tân: Khủng bố? Việt Cộng?

Ở trong nước, nhà nước CSVN liệt kê Việt Tân là tổ chức khủng bố. Trên thực tế, Việt Tân không hề có hành động nào để bị kết án khủng bố theo định nghĩa chung về khủng bố, và Việt Tân cũng không đủ mạnh đến nỗi bất cứ ai lên tiếng về dân chủ cũng là đảng viên Việt Tân. Những ai tinh ý sẽ thấy rằng đó chỉ là cái cớ để nhà nước Việt Nam có thể bắt bớ bất cứ một ai mà họ cho là nguy hiểm, dám thách thức sự cầm quyền của họ hiện nay. Tóm lại, đó là chủ trương của ĐCSVN để tiêu diệt mọi mầm móng chống đối họ từ trong trứng nước.

Ở hải ngoại, báo Sàigòn Times và một số người xúm vào quy chụp Việt Tân là Việt Cộng. Họ đã chụp cơ hội “thừa nước đục thả câu”. Họ vu khống hầu như tất cả mọi người đã từng sinh hoạt cộng đồng và có uy tín. Chiêu bài của họ là đặt nghi vấn và rồi lôi xuống bùn lầy từng nhân vật có uy tín và ảnh hưởng trong cộng đồng. Sau một thời gian, không còn một ai, dù có khả năng và thành tích đến mấy, dù tâm huyết và kiên trì đến mấy, có thể giữ nguyên vẹn hoàn toàn sự liêm chính và trong sáng cả. Riết rồi ai cũng có vấn đề, không quan điểm lập trường thì cũng tư cách cá nhân. Không một ai có đủ tư cách và tầm lãnh đạo.

Cho nên một người như cô Kiều Ngọc bị tấn công dữ dội, để bị “diệt từ trong trứng nước”, trước cả khi ĐH vừa qua bắt đầu, là điều không có gì lạ. Nếu không phải là cô Kiều Ngọc mà là một người khác, mà không chống cộng giống như báo Sàigòn Times, chẳng hạn, thì sau một thời gian hoạt động cũng sẽ bị quy chụp là VT hay VC.

Tại sao có hiện tượng lạ lùng như vậy?

Làm như vậy có phải là mục đích triệt tiêu mọi khả năng nỗ lực, trong lẫn ngoài nước, trong việc hỗ trợ liên kết nhau để đứng lên giành lại quyền sống cho đúng nhân phẩm lương tri, để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và nhân bản, để xoá bỏ độc tài độc ác tại Việt Nam?

Con đường đi tới

Ông Hữu Nguyên và ông Hồ, qua mười bài viết đánh phá cô Kiều Ngọc, cho thấy tính chuyên môn, khả năng nhận định và lý luận, và đạo đức nghề nghiệp hoàn toàn thấp và hạ cấp, hoàn toàn không khả tín, như đã phân tích trên. Hai ông đã cố ý gây tổn hại tối đa cho cô Kiều Ngọc. Cô Kiều Ngọc còn có chồng con, cha mẹ, có bao nhiêu 14 bạn trẻ trong phong trào đang hành trình cùng cô, và bao nhiêu người khác mà cô đang cộng tác hiện nay. Từ ngữ mà các ông dùng để thoá mạ, phỉ báng cô Kiều Ngọc còn nặng nề hơn các bồi bút hay dư luận viên của Việt Cộng dành cho một số nhà đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.

Cô Kiều Ngọc có thể mạnh mẽ vượt qua các đòn đánh phá này, nhưng các bạn trẻ khác sẽ nghĩ gì, và gia đình cô và họ sẽ nghĩ gì, ngoài lo lắng, xót xa? Đó là chưa kể các ông đã cố tình dựng đứng việc cô Kiều Ngọc là đảng viên Việt Tân, và nhào nặn ra cái phỏng vấn giả tưởng với một người các ông chưa từng phỏng vấn bao giờ. Các ông đã bóp méo sự thật về những hy sinh xương máu của ông Hoàng Cơ Minh và lãnh đạo của Việt Tân trước đây, cũng như những người đang tiếp tục kiên trì đấu tranh để mang lại thay đổi tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Các ông còn quy chụp và kết án những người đã hết mình cho cộng đồng, đất nước là đảng viên Việt Tân, là Việt Cộng, trong khi họ không hề là đảng viên Việt Tân, và chắc chắn không là Việt Cộng. Các ông biết chắc chắn như thế nhưng vẫn quy chụp phỉ báng họ. Tại sao???

Nhìn chung, tờ Sàigòn Times chỉ là một hiện tượng. Các thành phần nhao nhao vào ủng hộ các luận điệu này, vì không nắm vững vấn đề, vì có thành kiến với Việt Tân, hay vì có cùng mục đích/quan điểm với tờ báo, thì không thiếu ở khắp nơi. Chắc chắn bọn bồi bút và dư luận viên của chế độ cũng không bỏ lỡ những cơ hội như thế.

Ở xã hội nào cũng có những thành phần muốn tin vào thuyết âm mưu (conspiracy theory) hơn là kiến thức/dữ kiện trình bày. Trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật, nghi ngờ là điều kiện căn bản, nền tảng để khám phá ra kiến thức. Nhưng không ai lấy được bằng cao học hay tiến sĩ qua các luận án của mình chỉ bằng sự nghi ngờ. Họ phải chứng minh được rằng tất cả những nghi ngờ của họ đã được hậu thuẫn bằng đầy đủ dữ kiện hợp lý và liên quan, nghĩa là kiến thức khám phá được. Không những thế, nó phải được thách thức và thử nghiệm, và phải đạt được tối thiểu 95% khoảng tin cậy thì mới đủ khả tín. Nếu không chứng minh được thì các luận án nghiên cứu này đều bị đánh rớt.

Không có tư duy tôn trọng sự thật mà chỉ tin vào thuyết âm mưu, và không có nỗ lực để đi tìm sự thật mà chỉ lười biếng muá máy, rồi ngồi một chỗ mà cho mình là thông thái, am tường mọi chuyện, thì hệ quả là các sản phẩm làm ra không chỉ tồi tệ về nội dung mà còn vô cùng phá hoại cho mục đích chung, cho nhân bản.

Hai ông Hữu Nguyên, ông Hồ và báo Sàigòn Times đã có những khuyết điểm đáng kể như sau: một, dựng chuyện, xuyên tạc, bóp méo sự thật về cô Kiều Ngọc và nhiều người khác; hai, thiếu hẳn tính khách quan và công bằng cần thiết của một ký giả, không hề gọi điện thoại phỏng vấn cô Kiều Ngọc để tìm hiểu khía cạnh của cô và cho trình bày quan điểm của cô trên báo; ba, sử dụng từ ngữ rất nặng nề để lên án kết tội cô, cố tình gây tổn hại đến uy tín, danh dự và tinh thần của cô, cho nghề nghiệp và doanh nghiệp của cô, và gia đình thân nhân của cô, trong khi bỏ qua 95% hoặc hơn những quan điểm đúng đắn của cô; bốn, vi phạm rất nhiều các điều khoản về tính chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, sử dụng các kỹ thuật ngữ cảnh và trích đoạn xen kẻ với nhận xét có chủ đích để làm người đọc hiểu lầm quan điểm của cô Kiều Ngọc, dù họ thừa biết là sai trái. Tóm lại, nếu chiếu theo tiêu chuẩn của APC thì các 15 ông đều vi phạm bốn nguyên tắc: rõ ràng và chính xác; công bằng và quân bình; tôn trọng riêng tư và tránh gây tổn hại; liêm chính và trong sạch.

Tất cả các điều nêu trên đều nằm trong định nghĩa phỉ báng (defamation, như có ghi dưới đây để rộng đường dư luận). Các bằng chứng mạ lỵ, phỉ báng cô Kiều Ngọc quá rõ ràng trong trường hợp này. Các bằng chứng này cần phải được thu thập trước khi họ cố tình xoá bỏ nó. Nhưng tờ Sàigòn Times không chỉ phỉ báng cô Kiều Ngọc, Toàn quyền Lê Văn Hiếu và đảng Việt Tân, mà còn bao nhiêu người khác, kể cả BS Nguyễn Văn Hoàng, LS Trịnh Hội, và những người đã dấn thân vào các hoạt động cho cộng đồng, đất nước bấy lâu nay.

Làm một luật sư như ông Lê Đình Hồ, ông cũng thừa biết rõ các nguyên tắc hành xử và đạo đức nghề nghiệp, như có ghi trong các điều luật (the Legal Profession Uniform Law vào ngày 26 tháng Năm 2015, chẳng hạn). Điển hình là: trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của một luật sư là trung thực và nhã nhặn đối với mọi trường hợp trong khi hành nghề luật; tránh mọi thoả hiệp có thể ảnh hưởng đến sự chính trực và tính độc lập chuyên môn của mình; ngoài ra một người luật sư chân chính sẽ không tham gia vào các hành động/hành xử trong nghề nghiệp mà cho thấy mình không xứng đáng để hành nghề khi có những dữ kiện cho thấy tính phân biệt, hoặc làm mất đi sự tin tưởng của công luận, trong việc thi hành công lý vân vân...

Nói chung các bài viết và phỏng vấn của hai ông trên báo Sàigòn Times gây tổn hại nặng nề về uy tín và tinh thần đối với cô Kiều Ngọc nói riêng, nhiều người trong cộng đồng Việt Nam ở Úc và nhiều nơi trên thế giới, nói chung.

Cô Kiều Ngọc và nhiều nạn nhân của hai ông có quá nhiều bằng chứng để đưa các ông và công ty Ledinh Lawyers Pty. Ltd ra toà vì tội phỉ báng, kiện tập thể. Bao nhiêu người trong cộng đồng người Việt tại Úc đã là nạn nhân của các trò quy chụp, vu khống của các ông. Có thể cô Kiều Ngọc và những người này chẳng muốn phí thời gian cho chuyện này vì tin rằng họ có chính nghĩa, vì “vàng thật không sợ lửa”. Nhưng nếu họ khởi kiện thì tờ Sàigòn Times và công ty luật của ông Hồ sẽ khó thoát khỏi hậu quả của các hành động tất trách của mình.

Điều căn bản trong sinh hoạt dân chủ là chấp nhận quan điểm khác biệt. Đằng này hai ông đã từng và sẵn sàng quy chụp bất cứ ai không có cùng quan điểm với mình.

Nếu hai ông biết ăn năn hối lỗi và muốn chứng tỏ biết thành tâm nhìn nhận lỗi lầm của mình, thì tốt hơn hết hai ông nên, càng sớm càng tốt, chính thức rút lại tất cả mười bài. Sau đó chính thức viết thư xin lỗi cô Kiều Ngọc, ông Lê Văn Hiếu, đảng Việt Tân và tất cả những ai mà hai ông đã mạ lỵ phỉ báng trước đây.

Tôi tin người Việt Nam thường có tinh thần tha thứ cho những ai biết điều và biết ăn năn hối lỗi.

Nguyễn Bích Hằng
Úc châu, 28/09/2017


The offence
A person commits an offence if they falsely publish something that is defamatory about another person without having any regard to whether it is true or false. The offence also has an element of intent, in which the person committing the offence, wishes to cause serious harm to the person, or without having regard to whether there is serious harm.

Turning to s529(3) of the Crimes Act 1900 (NSW) as our legislative example, an offence of criminal defamation may be committed if a person without lawful excuse, publishes matter defamatory of another living person (the victim): knowing the matter to be false, and with intent to cause serious harm to the victim, or any other person, being reckless as to whether such harm has been caused – is guilty of an offence.

What is defamation?
At its most basic level, defamation is the publishing of something that is likely to
cause harm to a person’s reputation by:

- having others think less of the person;
- causing others to shun and avoid the person;
- causing hatred, contempt or ridicule of the person;
- having the estimation of the person to be lowered by others;
- affecting the person’s private character and reputation, and also their business or professional life.

One of the key questions is not whether the person has been offended or insulted, but rather, has the perception of that person by others been harmed through the publication of words, pictures, or any other medium that can convey meaning. Furthermore, the presumption of harm and actual harm may not need to be demonstrated.