Người Tầu qủy quyệt biến sông nước thành vũ khí hủy diệt
Sông Hồng, đoạn gần cầu Long Biên (Hà Nội), mùa khô năm 2011. |
của tác giả Trần Nhu xuất bản năm 2014
NGƯỜI TẦU QỦY QUYỆT BIẾN SÔNG NƯỚC THÀNH VŨ KHÍ HỦY DIỆT
( Xin lưu ý bạn đọc viết về đề này tác giả buộc phải tổng hợp các nguồn tài liệu chuyên môn nên việc trích dẫn khá nhiều)
Tầu cộng tiến hành cùng lúc nhiều cuộc chiến chống nhân loại: Cuộc chiến trên đất liền, cuộc chiến dưới biển, cùng với nhiều cuộc chiến không tuyên bố, trong đó có cuộc chiến các nguồn nước. Đây là cuộc chiến không mấy ai quan tâm, nhưng là cuộc chiến sinh tử. Cuộc chiến nào người Tầu tiến hành cũng nguy hiểm.
Chiến tranh dùng 8 dòng sông lớn từ Tây Tạng còn thâm hiểm hơn nhiều. Bởi vì nó cung cấp nước cho 1.8 tỷ người tựa như một bể chứa nước trong một làng vậy. Tất cả dân cư trong làng sống không thể không có nước. Tàu cộng âm mưu quản lý chặt hồ chứa nước này. Gần đây tiểu vùng sông Mekong thu hút sự chú ý lớn của giới hoạch định và nghiên cứu chính sách gồm nhiều các học giả, chính trị gia, sử gia. Từ vấn đề nguồn nước, môi trường, biến đổi khí hậu, nguồn thủy lợi, sự đa dạng sinh học đến vị trí chiến lược, tiểu vùng với diện tích (795.000 km2) con sông dài nhất Đông Nam Á (4800 km) và dung lượng nước đứng hàng thứ 8 thế giới (475 tỷm3) đã đang và sẽ là khu vực có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược của nhiều nước. Những nước phải đối mặt với nước Tầu là các nước hạ nguồn sông Mekong, còn Ấn Độ, và các nước vùng Trung Á cũng khởi nguyên từ các dòng sông Tây Tạng mà Tầu cộng đang rắp tâm tiến hành còn lớn hơn nó sẽ thay đổi cả hành tinh.
Về mặt phong thủy, người Hán còn nhắm đánh vào các nền văn hóa tiềm tàng của các nền văn minh, chúng ta đều biết rằng các nền văn minh cổ đại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn như văn minh Hoa Lục gắn liền với Trường Giang, Hoàng Hà, văn minh Ai Cập với lưu vực sông Nil. Sông Nil Ai Cập dài 6685 km, các quốc gia lưu vực: Ai Cập-Xu Đăng, Ethiopia, Uganda và trên một số nước khác vv…
Sông Nil gồm hai bộ phận là sông Nil Xanh và sông Nil Trắng. Hồ Victoria, nằm giữa Uganda, Kenya và Tanzamia, được xem là nơi bắt nguồn của sông này. Sông Nil Xanh bắt nguồn từ Hồ Tana trên vùng cao nguyên Ethiopia. Dòng sông Nil Xanh dài khoảng 1.400 km, rồi tới Khartoum thì hai dòng. Nil Xanh và Nil Trắng gặp nhau, hợp lưu lại thành sông Nil. Văn minh sông Nil (Ai Cập) trên khu vực sông Nil chiếm khoảng 1/10 diện tích Châu Phi là nơi phát triển tàn lụi của nhiều nền văn minh cổ đại. Cư dân hai bờ sông Nil là những nhóm người đầu tiên biết trồng trọt, làm nông nghiệp và sử dụng cày. Lưu vực sông Nil được giới hạn ở phía bắc bởi biển Địa Trung Hải, phía Đông bởi biển đỏ (Red Sea Hills) và cao nguyên Ethiopia. Phía nam cao nguyên Đông Phi, trong đó bao gồm cả Victoria là một trong hai nguồn của sông lớn Nil, phía Tây Bắc tiếp giáp lưu vực sông Chard, sông Công Gô và trải dài xuống Tây Nam đến dãy Marrah thuộc Sudan, Sông Nil với nguồn nước đỏ dồi dào đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất “Lục địa đen”. Nó đã góp phần rất lớn tới sự hình thành nền văn Minh Ai Cập.
Nói một cách tổng quát, văn minh Lưỡng Hà, văn minh cổ Babylon hay nền văn minh Ấn Độ với di sản khoa học, phát minh số không. Ấn Độ trở thành cái nôi của số học hiện đại, các Hệ số thập phân, một di sản đóng góp vĩ đại của toán học Ấn cho nền văn minh nhân loại.
Văn minh Tầu.
Đọc lịch sử ta mới thấy nước Tầu chịu ảnh hưởng khá nhiều các nền văn minh khác ở Châu Á, nhất là các phát minh sáng chế. Trước hết, ngay từ đời Thương khoảng 1.600 năm trước TL, người Tầu đã học được các hợp kim chế tạo ra đồ đồng của Tây Á, rồi về sau học cách dùng chiến xa, cách xây thành lũy thời Tây Chu, cách dùng kỵ binh thời Chiến Quốc, những phát minh đó đều do các dân tộc du mục phương Bắc và Tây Bắc truyền lại cho họ. những que tính, những phát minh hàng hải như bánh lái, la bàn và thuyền buồm hoặc chiếc bàn đạp đi ngựa cho kỵ binh, súng thần công. Nói một cách khái quát, văn minh Hoa Lục là một trong những nền văn minh lâu đời và phức tạp nhất thế giới nếu muốn tìm chân lý.
Địa lý của Hoa Lục vào đầu kỷ nguyên Tây lịch gồm nhiều nước, nhiều dân tộc khác nhau về lịch sử, văn hóa, phong tục, lối sống. Các dẫy núi lớn ở phía Tây chạy từ Bắc tới Nam, ngoài ra lại có những dẫy núi nhỏ, thấp hơn ở hướng Tây qua hướng Đông, chia nước Tầu thành nhiều miền cách biệt, chỉ thông với nhau bằng đèo núi như Thiển Tây và Hà Bắc, Thiển Tây với Tứ Xuyên, Hà Nam với Hồ Bắc v.v… lại thêm những con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử Giang, sông Hoài, Tây Giang đều chảy từ Tây qua Đông, sông lớn với núi nguyên thủy đã chia thành nhiều quốc gia.
Bình nguyên Sơn Tây (nước Tấn thời Chiến Quốc), Cánh đồng Thiển Tây, Trung tâm của Tây Chu, sau này là nước Tần thời Chiến Quốc. Bán đảo Sơn Đông (nước Tề thời Chiến Quốc). Đó là phía Bắc, về phía Nam có, cánh đồng trung lưu sông Dương Tử (nước Sở thời Chiến Quốc), còn miền lòng chảo Tứ Xuyên phía Tây gần sông Dương Tử.
Địa lý, khí hậu và truyền thống văn hóa khác nhau nên nước Tầu khó thành một khối.
Bởi các vùng văn hóa nước Tầu thống trị ngày nay, trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông Châu Á, các phong tục tuyền thống rất nhiều điểm khác nhau giữa các tỉnh, như đã trình bày ở trên, trước kia là những quốc gia, gần đây như Tây Tạng cũng là văn hóa Hán hay sao? Nước Tầu có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hán, tự cho tổ tiên của họ gốc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiển Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Lãnh thổ nước Tầu cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều sẽ đề cập đến ở chương cuối. Địa hình Hoa Lục cũng đa dạng, phía Tây có nhiều núi cao, khí hậu khô lạnh. Ở một bình diện khác như đầu giai đoạn lịch sử đến trung cổ chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền thống. Vì thế văn minh, văn hóa Hoa Lục cổ khó xác định trong vùng lục địa rộng lớn có nhiều dân tộc. Thành tựu chủ yếu chữ viết, đời nhà Thương, người Tầu đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lý. Kinh thì gồm ba phần: Phong, Nhã, Trung. Thơ Đường là đỉnh cao của nền văn hóa Trung Hoa. (Nhưng căn cứ theo các tài liệu về khảo cổ học mới và triết lý Kim Định thì thành tựu chữ viết chưa chắc là của người Hán.)
Còn nói về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, toán học, triết học và tư tưởng. Thuyết âm dương, Bát quái, Ngũ hành v.v… Về những điểm này người Ấn Độ đi trước và hơn hẳn người Hoa Lục. Đời sống tôn giáo và triết học gồm nhiều triết hệ, họ phô diễn một hỗn hợp phong phú đầy kinh ngạc được phát triển từ hơn 3.000 năm trước, chúng gồm những ý tưởng, các thực hành và phong tục xã hội tại Ấn Độ, không có một tôn giáo thuần nhất, cũng chẳng có một nền triết học độc nhất như người Tầu. Đúng hơn với nhiều cách thức am hiểu và liên hệ với thế giới trong một bầu không khí tự do thanh khiết. Triết học Ấn Độ cũng như tôn giáo, là một kho tàng chứa đựng các ý tưởng được bàn cãi một cách rộng rãi. Chúng tôi lưu ý người đọc rằng thuật ngữ triết học Ấn Độ hay Tầu và tôn giáo, tác giả không ngụ ý bàn ở đây những ý tưởng bao la và diệu vợi ấy.
Văn minh lưu vực sông Ấn Độ, Văn minh sông Ấn cũng còn đươc gọi là văn minh hóa Haragppa theo địa danh của một trong những nơi khai quật chính là nơi văn minh cổ đại phát triển khoảng thời gian 2800 trước Công Nguyên.
Văn minh sông Hồng.
Văn minh rực rỡ 4.000 năm của Việt Nam không có dòng sông nào khác ngoài Sông Hồng, con sông có nhiều phù sa nuôi dưỡng bao nhiêu tâm hồn Việt Nam.
Sông Hồng gắn liền với văn minh lúa nước của tiền nhân chúng ta. Nó bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn trên đất Tầu, ở độ cao 1776 m, thuộc huyện Nhị Độ tỉnh Vân Nam theo hướng Tây Bắc- Đông Nam vào Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) rồi chảy qua tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên (ranh giới giữa hai tỉnh Nam Định và Thái Bình), với chiều dài 1160 km, trong đó phần chảy qua Việt Nam khoảng 550 km. Trên lãnh thổ Tầu, sông mang tên Nguyên Giang chảy vào lãnh thổ Việt Nam, sông lại mang nhiều tên: Hồng Hà, Sông Cái. Đoạn từ tỉnh Lào Cai đến ngã ba huyện Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), mang tên Sông Thao, đến Thăng Long (Hà Nội) thì chảy vòng quanh giống như hình cái vành tai nên gọi là Nhĩ Hà, Nhị Hà hay Bạch Đằng Giang.
Cũng là nơi xẩy ra trận Đại thủy chiến giữa thủy quân Nguyên với thủy quân Đại Việt. Đây là trận thủy chiến vô tiền khoáng hậu trong lịch sử chiến tranh nhân loại, chỉ trong vòng nửa ngày (9-4-1288). Quân Đại Việt đã tiêu diệt 80.000 thủy quân và 400 chiến thuyền của quân Nguyên.
Bạch Đằng Giang điểm hẹn lịch sử- cũng trên con sông này hơn ba thế kỷ trước Ngô Quyền phá quân Nam Hán. Chấm dứt đêm dài đen tối. Bị đô hộ hơn một ngàn năm ông cha ta vẫn còn đủ sức mạnh và trí tuệ chiến thắng kẻ thù khổng lồ phương Bắc năm Mậu Tuất (938). (Xin xem “Thăng Long Xưa Hà Nội Nay” cùng tác giả).
Bạch Đằng hai lằn ranh: Bản A Mú Sung huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai là vị trí khởi đầu sông Hồng vào đất nước Việt Nam, nơi mầu đỏ phù sa của dòng sông Hồng hòa lẫn với màu xanh mát dịu của suối Lũng Pô chảy từ các khe núi ra.
Địa danh đó được đánh dấu bằng cột mốc 92, cột mốc đầu nguồn Việt Nam của Sông Hồng. Từ đây sông Hồng cuồn cuộn chảy phù sa bồi đắp cho những cánh đồng xanh mướt, cho những đàn thiên nga vươn cổ dài, vịt trời, bình lông đùa với cá, chàng công khoe lông đuôi tuyệt mỹ. Những làng quê trù phú hai bên bờ sông đặc biệt nhất là khởi nguyên văn minh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long.
Những đại họa cho dân tộc đã ập đến, sông Hồng đang biến thành sa mạc trong vài thập niên qua: Nguồn nước sông Hồng đang bị khô kiệt do các đập thủy điện tích nước và xả nước từ các hồ chứa nước thượng nguồn của Tầu cộng, nguồn nước dẫn đến sông Hồng bị cạn kiệt quá mức, dù không phải mùa hạn. Có lẽ Việt Nam chẳng có thể làm gì khác hơn là ngồi nhìn trong tuyệt vọng với nhóm lãnh đạo tay sai của Bắc Kinh, luôn mồm nói: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt ”,
Trên thực tế Tầu cộng luôn luôn là: láng giềng xấu, bạn bè xấu, đồng chí xấu, đối tác xấu.
Tầu cộng vốn có ý đồ xấu với các quốc gia lân bang, ngoài việc xây các đập thủy điện khổng lồ, người Tầu có kế hoạch nắn dòng sông để chuyển lưu lượng nước của một con sông lớn bắt nguồn từ Tây Tạng cho chảy về những vùng đất khô hạn của nước mình. Điều đó khiến vùng đông Bắc Ấn Độ trở thành sa mạc
Tài liệu
Hội thảo trong nước:
4/ 4/ 2012, Đài Quốc Tế Pháp có buổi thảo luận về đề tài “Những giải pháp cho sông Hồng dòng sông đang bị “bức tử" do anh Trọng Nghĩa phụ trách.
Sông Hồng, đoạn gần cầu Long Biên (Hà Nội), mùa khô năm 2011. |
Xin trích dẫn một số ý kiến dưới đây:
Không còn dòng sông ký ức
Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Thế Sơn là một trong 17 nghệ sĩ đến từ năm nước Đông Nam Á tham gia vào cuộc triển lãm « Phong cảnh sông nước biến đổi », do Bảo tàng mỹ thuật VN và Viện Goethe tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 12 đến ngày 29/04/2012 (sau đó các tác phẩm sẽ được trưng bày tại TP HCM và thủ đô các nước Đông Nam Á khác). Tác phẩm được trưng bày thể hiện cái nhìn của các nghệ sĩ về sự thay đổi của các dòng sông lớn của khu vực, các sông Hồng, Mê Kông, Irrawaddy và Chaopraya. Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn giải thích nguồn cơn nào đã khiến ông chọn đề tài sông Hồng, khi tham gia triển lãm này.
« Tôi học nhiếp ảnh tại Bắc Kinh (Trung Quốc) từ năm 2008. Khi tôi về nước năm 2009, tôi giật mình khi thấy sông Hồng… sông Hồng như trong ký ức gần như không còn nữa. Nước mất hết. Con sông gắn với những áng văn thơ của Việt Nam từ xưa đến giờ gần như không còn tồn tại nữa.
Chính vì ám ảnh về thị giác ấy mà tôi tham gia dự án triển lãm này. Thật ra công việc này giúp tôi tìm lại nguồn cơn, vì sao nước ở phía dưới này nó lại cạn kiệt như thế.» (...)».
Sau đây là phát biểu của ông Marc Laimé với RFI, trước hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về nước lần thứ 6 ở Marseilles.
«Về vấn đề quản lý nước, không nên đặt tin tưởng vào một giải pháp mầu nhiệm trong nay mai, nhờ vào một tổ chức của LHQ chuyên về nước, nhờ sự ra đời của một loạt các hiệp định, hiệp ước. Toàn bộ sự khó khăn trong vấn đề này là ở chỗ: Việc cải thiện năng lực quản trị nước nằm ở công việc thương thuyết trên mọi cấp độ, cấp độ quốc tế đối với một số vấn đề, cấp độ quốc gia đối với một số vấn đề khác, cấp độ khu vực và cấp độ địa phương.”
Trung Quốc hợp tác rất ít với Việt Nam trong việc quản lý sông Hồng
Bên cạnh việc xây dựng mới hệ thống quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam, việc hợp tác quốc tế đối với con sông xuyên quốc gia như sông Hồng là một điều mang tính quyết định. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này hợp tác với phía Trung Quốc có thể coi là việc hết sức khó, bà Đỗ Hồng Phấn, cố vấn trưởng Mạng lưới Cộng tác vì Nước Việt Nam cho biết :
«Việt Nam đã từng đặt vấn đề với Trung Quốc nhiều rồi. Tỉnh liên quan đến mình là Vân Nam. Nhưng Vân Nam luôn luôn nói là phải hỏi ý kiến Trung ương, cho nên cũng chưa bao giờ họ cho tài liệu cả, cụ thể là về sông Hồng, sông Đà và sông Lô. »
Về vấn đề này, giáo sư Ngô Đình Tuấn bổ sung :
« Bộ Tài nguyên Môi trường đã cử nhiều đoàn, ở cấp thứ trưởng trở lên sang làm việc bên Trung Quốc. Hiệu quả là, họ cung cấp cho ta một số tài liệu về một số trạm khí tượng, thủy văn trong mùa lũ, còn mùa cạn thì không có. Thứ hai là, về yêu cầu của ta về thông tin, đặc biệt là về quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Hồng, bên phần Trung Quốc, thì họ chưa cung cấp. Ngoài ra, các đoàn nghiên cứu khoa học có sang, bản thân tôi có sang, họ có cho một số tài liệu, nhưng đều là những cái đã in thành sách, còn những thông tin khác thì không đáp ứng được yêu cầu của ta ».
“Quan niệm của Trung Quốc về tài nguyên nước xuyên biên giới lạc hậu so với thế giới”
Hợp tác quốc tế để quản lý các dòng sông xuyên quốc gia, trong đó có sông Hồng là một vấn đề nan giải, tuy nhiên đây là một vấn đề liên quan trực tiếp đến hơn một nửa cư dân hành tinh, sống ở các vùng châu thổ của các con sông xuyên quốc gia. Căng thẳng về nước có thể là đầu mối cho những xung đột quốc gia. Hiện tại, như các nhận xét của giáo sư Ngô Đình Tuấn và bà Đỗ Hồng Phấn, hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam về sông Hồng chỉ vừa mới bắt đầu và sự đóng góp của Trung Quốc là rất ít. Bản thân Trung Quốc lại vốn là một trong ba quốc gia không tham gia vào Công ước LHQ về các dòng nước quốc tế 1997. :
(…)
Bây giờ thì khi Việt Nam tham gia đàm phán với Trung Quốc, thì Trung Quốc vẫn tự cho mình là một nước lớn, và vẫn cho rằng là, họ có toàn quyền trên vùng nước thuộc lãnh thổ của mình. Nhưng, rõ ràng là trong sự hợp tác quốc tế và theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế, thì Trung Quốc cũng phải có nghĩa vụ trao đổi, cũng như là gìn giữ để cho Việt Nam được hưởng đó. Nếu chúng ta biết sử dụng tốt các diễn đàn quốc tế, công luận quốc tế, dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về các nguồn nước, thì có lẽ chúng ta có thể bảo vệ được lợi ích của chúng ta trên vùng nước sông Hồng, nguồn nước sông Hồng.»
Báo chí ngoại quốc:
Gần đây báo Asia Times Online có bài “Trung quốc- Ấn Độ tranh chấp nguồn nước”:
“Trung Quốc có kế hoạch nắn dòng để chuyển lưu lượng nước của một.
Dòng sông được đề cập là sông Brahmaputra, bắt nguồn từ vùng tây nam Tây Tạng với tên gọi Yalong Tsangpo. Nó chảy về hướng đông, qua miền nam Tây Tạng khoảng 1.600 ki lô mét rồi đột ngột đổi hướng về tây; chỗ dòng sông quay đầu được gọi là điểm Shuomatan, hay là “Khúc ngoặt vĩ đại”. Ngay sau khúc ngoặt này dòng sông chảy vào đất Ấn Độ, hợp lưu với hai dòng sông lớn khác và có tên là sông Brahmaputra. Sông Brahmaputra lại chảy vào đất Bangladesh, hợp lưu với sông Hằng (Ganges) để tạo ra vùng châu thổ rộng lớn nhất thế giới trước khi đổ vào vịnh Bengal.
Chính “Khúc ngoặt vĩ đại” của sông Yalong Tsangpo là nơi Trung Quốc có kế hoạch nắn dòng và xây dựng một dự án thủy điện khổng lồ có công suất 40.000 megawatt. Vụ nắn dòng chảy của sông Yalong Tsangpo là một phần của một dự án thủy lợi, thủy điện lớn lao hơn nhằm đưa nước từ cao nguyên Tây Tạng băng giá về miền Hoa Bắc khô hạn. Nước của ba dòng sông Yalong, Dadu và Jinsha - đều khởi nguồn từ Tây Tạng, sẽ được chuyển vào sông Hoàng Hà, từ đó cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và công nghiệp cho những vùng khan hiếm nước ở bắc và đông bắc Trung Quốc. (…)
Quả thật cao nguyên Tây Tạng là một nguồn nước phong phú, nơi sinh ra hơn 10 dòng sông lớn, trong đó có sông Yalong Tsangpo/Brahmaputra, sông Sutlej, sông Ấn hà (Indus) và sông Mê Kông/Cửu Long; 47% dân số thế giới ở Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Pakistan, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam sống nhờ vào những dòng sông này. ..
Việc nắn dòng sông Yalong Tsangpo tại “Khúc ngoặt vĩ đại” không chỉ gây tai họa cho cao nguyên Tây Tạng mà cho cả các quốc gia phía hạ nguồn như Ấn Độ và Bangladesh, đe dọa cuộc sống và sinh mạng của hàng chục triệu người. Khi sông Yalong Tsangpo bị nắn dòng, lưu lượng sông Brahmaputra sẽ sút giảm đáng kể, gây khô hạn cho vùng đông bắc Ấn Độ và nước Bangladesh; nông nghiệp và ngư nghiệp sẽ bị tác động nặng nề vì độ mặn của nước tăng lên, phù sa làm cạn dòng ở phía cuối nguồn.”(Trich dẫn trong bài “Trung Quốc- Ấn Độ tranh chấp nguồn nước”.