Tưởng Niệm 40 năm Ngày Quốc Hận (30/04) tại Melbourne, Úc
Các người bạn trẻ thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 đã tổ chức một buổi tưởng niệm 30/04 trước tiền đình Quốc Hội tiểu bang để nhớ đến một biến cố đen tối nhất của Miền Nam Việt Nam. Một biến cố lịch sử đã đưa hàng triệu người vào ngục tù CS, đẩy hàng triệu người ra Biển Đông, gây bao oan nghiệt, ly tán cho hàng triệu gia đình,... và ngày nay đã làm cho đất nước Việt Nam mất dần chủ quyền về đất đai, biển đảo,... rồi tương lại có thể cả dân tộc Việt sẽ bị thống trị bởi giặc phương Bắc với sự tiếp tay của cái đảng thái thú CSVN.
Các buổi lễ tưởng niệm Ngày 30/04 hàng năm đã không những giúp các bạn trẻ cảm nhận được những sự đau thương, mất mát mà các thế hệ cha, anh phải hứng chịu mà còn là dịp để thúc đẩy việc tranh đấu đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Trong buổi lễ cô Uyên Di, anh Hoàng Quốc Thành (một người tỵ nan chỉ mới có chiếu khán tạm thời) đã mạnh mẽ lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam, bên cạnh một hình ảnh sống động (live) của các tù nhân lương tâm. Cô Phượng Vỹ (PCT Nội Vụ CĐNVTD/VIC), qua một bài phát biểu bằng Anh ngữ (xin đọc bài đính kèm bên dưới), đã kêu gọi các bạn trẻ hãy dấn thân, hãy hành động, chớ có làm ngơ, thờ ơ trước việc người dân trong nước bị tước đoạt những quyền tự do căn bản của con người.
Buổi lễ có đông đảo các vị dân cử tham dự:
- Ông Matthew Guy, Thủ Lãnh đảng đối lập
- Ông Luke Donnellan, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông và Bến Cảng (Minister for Roads, Roads Safety and Ports)
- Ông Tim Watts, Dân Biểu liên bang vùng Gellibrand
- Ông Cesar Melhem, Dân Biểu vùng Western Metropolitan
- Bà Inga Peulich, Bộ Trưởng Bộ Đa Văn Hóa Sự Vụ (Đảng đối lập)
- Ông Bernie Finn, Dân Biểu vùng Western Metropolitan
- Ông Phillip Vlahogiannis, Thị Trưởng thành phố Yarra
Qua lời phát biểu, các vị đã cùng chia sẽ về ngày Sài Gòn thất thủ, một biến cố đen tối cho cả dân tộc Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh đến tình trạng tồi tệ về nhân quyền đang xảy ra dưới chế độ CS và hứa là sẽ tiếp tục hỗ trợ công cuộc đấu tranh của cộng đồng Người Việt cho một Việt Nam công bằng và tốt đẹp hơn.
Đặc biệt, em Nguyễn Như Ngọc (Student Ambassador of the Master of Engineering Spatial, The University of Melbourne), thuộc thế hệ thứ 3, đã lưu loát phát biểu bằng cả hai ngôn ngữ Anh Việt về biến cố 30/04 (xin đọc bài đính kèm bên dưới), cho thấy rằng các thế hệ con em sinh ra và lớn lên ở hải ngoại đã không những không quên nguồn gốc của mình mà còn có sự hiểu biết và quan tâm đến đất nước Việt Nam. Điều này đã làm cho các thế hệ đi trước thật ấm lòng và vững niềm tin.
Xen kẻ các bài phát biểu là các bài nhạc đấu tranh hùng hồn do Đội Hậu Duệ hợp ca. Cuối buổi lễ là một màn thoại kịch diễn cảnh ông Nguyễn Tấn Dũng sang Úc ăn xin viện trợ với những lời đối đáp trơ trẽn của NTD (do ông Lê Đình Anh thụ diễn) và những câu hỏi thật chua chát, mỉa mai của một công dân Úc gốc Việt (Thị Trưởng Quốc Nam thụ diễn).
Sau đó, một buổi thắp nến, tưởng niệm thứ hai đã được tổ chức tại Hội Quán RSL Dandenong (cách Quốc Hội 1 tiếng đồng hồ lái xe), để đánh dấu 40 Ngày Quốc Hận và đồng thời cũng là 10 năm xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Trận Vong Úc Việt (Side by Side). Tuy đường xá xa xôi và trời trở lạnh lúc về đêm nhưng đồng bào tề tựu về đây khá đông đủ, và theo lời của ông Nguyễn Thế Phong (Tổng Thư Ký CĐNVTD/VIC) là để cùng ôn lại những gì đã và đang xảy ra cho đất nước và dân tộc sau 40 năm kể từ ngày 30/4/1975 định mệnh. Đứng trước Tượng Đài Chiến Sĩ Trận Vong Úc-Việt này, mọi người cùng nhau:
Lắng đọng tâm hồn và đốt nén hương lòng để tưởng nhớ đến toàn thể các chiến sĩ và dân quân cán chính của VNCH đã hy sinh, đặc biệt những vị đã tuẩn tiết không đầu hàng giặc vào những giờ phút lâm chung của tự do, dân chủ và độc lập của miền Nam VN và hàng triệu đồng bào quân dân cán chính miền Nam đã vùi thây trong các trại tù tập trung cải tạo, trong các vùng kinh tế mới, chết cô quạnh trong rừng sâu, mất xác dưới lòng đại dương, bỏ mình tại các trại và đảo tỵ nạn trên đường vượt thoát chế độ phi nhân tàn bạo CSVN.
Ôn lại những gì đã và đang xảy ra trên quê hương yêu dấu, trên những đồng bào ruột thịt, trên những sông núi và lãnh hải mà ông cha và tổ tiên ta đã hy sinh biết bao xương máu để xây đắp và giử gìn, trên những người dân vô tội, trên những nhà trí thức, thanh niên, thiếu nữ và người dân yêu nước, trên những bậc tu hành và lãnh đạo các tôn giáo, trên thân xác của những phụ nữ và trẻ em và trên những hình hài của những cụ già bệnh hoạn, đói rách và trên tương lai vô định, tối tăm của cả Dân Tộc sau ngày định mệnh Quốc Hận 30-4 ấy.
Nhìn lại và tự vấn xem mình đã và sẽ làm gì được để đóng góp phần mình cho hiện tình nguy ngập và thê lương của Đất Nước hầu không hổ thẹn với các bậc tiền nhân và trả ơn cho những người đã nằm xuống hy sinh tương lai của họ cho ngày hôm nay của chúng ta.
Trong khi danh sách các vị tuẫn tiết trong biến cố 30/04 được xướng danh thì đồng bào lần lượt bước lên đặt nến trên bệ của tượng đài để bày tỏ lòng thương tiếc.
Lung linh theo ánh nến là giọng đọc trầm bổng của cô Thiên Thư (Viễn Xứ Radio FM88.9) và ông Nguyễn Thế Phong với các bài Hồi Tưởng về những sự hy sinh cho tự do, vì tự do của quân, dân, cán, chính VNCH và quân đội đồng minh. Xen kẻ là những bài ca bi hùng do Đội Hậu Duệ và Ban Nhạc Viễn Xứ trình bày, cùng với bài thơ "Anh Hùng Vô Danh" qua giọng ngâm cô Minh Hiếu đã tạo nên một bầu không khí trầm buồn, bi tráng.
Sau bài phát biểu của ông Nguyễn Thế Phong, ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), ông John Wells (Chủ Tịch Hội Quán RSL Dandenong), ông Murray Thompson Dân Biểu vùng Sandringham, ông Tim Richardson Dân Biểu vùng Mordialloc, và ông Đỗ văn Thắng (Hội CQN QLVNCH/VIC) là một bài phát biểu thật ý nghĩa của em Damien Nguyễn, thuộc thế hệ thứ 3. Với những lời lẽ hiểu biết và trưởng thành, em Damien đã thành thật nói rằng tuy không thể nào hiểu thấu được những kinh nghiệm đau thương mà các bậc cha anh đã trải qua sau ngày 30/04 nhưng em luôn trân quý những sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước. Damien còn bày tỏ quyết tâm bảo tồn những truyền thống, di sản và giá trị lịch sử của dân tộc và tiếp bước cha anh trong công cuộc đấu tranh đòi tự do cho Việt Nam bằng sự học hỏi và nhận thức (xin đọc bài đính kèm bên dưới).
Kế tiếp, ông Nguyễn văn Bon và ông Nguyễn Thế Phong tiến hành làm lễ dâng hương và long trọng đọc điếu văn dâng lên hương linh những người đã nằm xuống để cho chúng ta được sống ngày hôm nay. Sau cùng là phần các vị quan khách đặt vòng hoa tưởng niệm và đồng bào lên thắp nhang để bày tỏ lòng thương tiếc và tri ân.
Qua 2 buổi lễ tưởng niệm 40 năm Ngày Quốc Hận, sự kiện nổi bật nhất là hình ảnh các thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ con cháu (thế hệ thứ 3) đang dần dần tiếp bước các bậc cha ông, dấn thân vào việc bảo tồn truyền thống, di sản, giá trị lịch sử của quê cha đất tổ và có những quan tâm thật sâu sắc về đất nước Việt Nam qua việc tìm tòi, học hỏi và sự nhận thức đúng sai, thiện ác.
Melbourne
30/04/2015
Một số hình ảnh của buổi lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận (Parliament House Victoria)
Một số hình ảnh của buổi lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận (RSL Dandenong)
Buổi lễ Tưởng niệm Ngày Quốc Hận (Parliament House Victoria)
Buổi lễ Tưởng niệm Ngày Quốc Hận (RSL Dandenong)
-----
Phát biểu của Phượng Vỹ
Allow me to welcome and thank you all for joining with us this afternoon to commemorate the 40th anniversary of the Fall of Saigon.
This time 40 years ago South Vietnam fell in the hands of the communist regime, marking the beginning of the worst chapter in the 5000 years of history. My father, your parents, grandparents and loved ones were forced into the so-called reeducation camps or hard labour to perish. The Fall of Saigon also saw hundreds and thousands of Vietnamese people fleeing the country and seeking refuge in other countries including Australia. It is this country that has allowed you and I to acquire an education, to have a job and most importantly, to live in a democratic system within which our voice can be raised, heard and adhered to through our electoral process. It is this system that encourages us all to be active and to take action for the betterment of all.
This is why we are gathering here this afternoon. We have the right, the responsibility and the commitment to do our part as a citizen of this country, as a son or daughter of our ancestors of our country of heritage Vietnam, and as a global citizen in the international platform.
Human rights are fundamental rights each and every person must have, regardless of where they are in the world. The right to freedom of speech, religion, education, or freedom to participate. These rights exist in a democratic country like Australia. But democracy is a delicate flower and we must all have a role to play in nurturing democracy, domestically and internationally. We must never take this role for granted.
This is true. This is why we are here. We are not taking democracy for granted. We are here to play our role in the nurturing of our democratic system, having our say in the unacceptable level of human rights abuses that continue to take place in other parts of the world including Vietnam. In fact, in Vietnam, this record has become worse over the years. Why is a person living in Vietnam be disadvantaged to another living in Australia? Why does he or she not have the right to freedom of speech, education or participation without fear of prosecution? Why can’t they?
Why should we standby and watch our loved ones, the loved ones of those we know, the people whose only wish in life is to exercise their basic human rights, be prosecuted? We should not, we cannot and we must not.
I commend you all for taking action this afternoon, and each and every day. You have clearly demonstrated your commitment to engage, to participate and to take responsibility in making the world a better place for all. I thank you for taking action because there is nothing worse than indifference, nothing worse than standing by doing nothing, nothing worse than turning a blind eye to these abuses. I quote from the late Maclolm Fraser in his presentation to the Vietnamese community 18 months ago…” History will judge harshly those who stand on the sideline, and more so those doing it knowingly.” Thank you.
----
Phát biểu của Nguyễn Như Ngọc
Good evening
First of all, I would like to thanks the Vietnamese Community for giving me a chance to share my thoughts on this special occasion.
Ladies and gentlemen,
The 30th of April is a memorable date, an important mark in the Vietnamese history. 40 years ago on this day, Vietnam was no longer divided into North and South.
The joyful moment was short-lived followed by an unprecedented disaster for the whole nation and its people.
Since then, the Vietnamese people have been victims of a tyrannical, corrupted and injustice regime.
Not only has Vietnam lost 40 years of development but it is now one of the most under-developed countries in the world.
Ladies and gentlemen,
The late former Prime Minister Malcolm Fraser, the great savior to the Vietnamese community, once said “No one can ask you to forget your mother country.”
This is an important message to our young people that even after 40 years, we must continue to advocate and demand for human rights in Vietnam it is our duty as the second generation. So today, in front of the Victorian Parliament WE ARE ONE and we pledge to continue the fight for a new chapter in Vietnam.
Justice for Vietnam
Human rights for Vietnam
Freedom for Vietnam
Thank you
......
Xin trân trọng cám ơn Ban tổ chức đã cho tôi cơ hội chia xẽ cảm tưởng nhân ngày 30tháng4
Kính thưa ban tổ chức, quý quan khách
Kính thưa các ông, bà, cô, chú, bác
Và các bạn thân mến,
30 tháng 4 là một ngày quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
40 năm trước đây Việt Nam không còn chia đôi Nam Bắc, nhưng sau giây phút vui mừng giả tạo này là thảm họa cho cả đất nước và nhân dân ViệtNam
* Toàn nước Việt bị rơi vào chế độ độc tài Cộng sản
* Toàn dân Việt phải sống dưới sự cai trị bất công đầy tham nhũng
* Dân tộc Việt Nam bị mất đi 40 năm để phát triển vẫn còn là một trong những quốc gia lạc hậu nhất trên thế giới
Kính thưa quý quan khách, ông bà, cô bác và các bạn,
Trong tháng qua, cộng đồng Việt Nam tại Úc đã mất đi một vị ân nhân cao quý, đó là cựu Thủ tướng Malcolm Fraser, ông đã từng nói “ Không ai bắt chúng ta phải từ bỏ nguồn gốc của chúng ta.”
Lời nói trên rất chính xác, như cá nhân tôi, tuy sinh ra và lớn lên tại nước Úc, không nói rành tiếng Việt, nhưng cảm thấy gần gủi ấm cúng khi đến với Cộng đồng. Càng chính xác hơn khi nói tới Cộng đồng chúng ta, luôn hướng về Việt Nam. Trong 40 năm qua không bỏ rơi một cơ hội, dù nhỏ hay lớn, đòi hỏi Tự do, Nhân quyền cho Việt Nam.
Hôm nay đứng trước Quốc hội tiểu bang Victoria, cùng với cộng đồng, chúng ta hướng về Việt Nam tâm nguyện rằng chúng ta sẽ cùng đóng góp với Cộng đồng, với khả năng của chúng ta để sớm đem lại Tự do Hạnh phúc cho Việt Nam.
Xin hãy cùng nhau hô to
Nhân Quyền cho Việt Nam
Công Lý cho Việt Nam
Tự Do cho Việt Nam
Xin cám ơn
----
Phát biểu của Damien Nguyen
The Fall of Saigon is a tragic day for all Vietnamese.
But at the same time, it can be seen as something of a phoenix day.
From the ashes rose a new beginning.
When 2 million Vietnamese began their mass exodus from their homeland, most did so out of 2 emotions: fear and hope.
Fear is a powerful driver. It causes you to run or fight. With the fighting element removed once the government collapsed, everyone was forced to run. Anything was better than living under oppressive conditions and some, willingly or unwillingly, chose death as a better alternative.
But behind the fear is a hope. Once you run away from a certain environment, you also lose some of the baggage. You can even lose some of your past, your regrets and your mistakes.
To me, as a young Australian-Vietnamese, the Fall of Saigon meant the creation of my Dual-Identity, and my prosperity. As someone who has never known hardship and hopes he never will, the Fall of Saigon meant that I had a rare opportunity, to prosper in a developed country, to be free, not just from oppression, but also poverty and harsher living conditions.
Just being born here, meant that I could live to a ripe age of 82 if nothing drastic happened.
Had I been born in Vietnam, I would expect a much shorter life.
The Fall of Saigon also led to my current group of friends, my education, and my home.
In essence, every aspect of my life is due to that event that occurred on the 30th of April in 1975.
I am part of a younger generation. Perhaps spoiled, perhaps ignorant, but also painfully aware of what it means to be a child of a refugee.
To use an analogy, the Shoah is a similar experience, where those who survived the Holocaust could never truly understand their own children, because the experiences, the lessons, the hardships are worlds removed away from what their children went through.
And as children of boat people, we will never truly grasp their desperation, the fear, the hope and the struggle to create a new beginning of our parents.
Yet just because we do not understand, does not mean that we cannot honour the previous generation for their struggle.
Much like the children of the Holocaust, we too must continue the legacy that has been put in place by our forebears. The mistakes, the triumphs, and the events that has shaped families and a community together is something that a younger generation must always learn to pick up and continue.
But to do so is not an easy task.
The key question for any task of significant magnitude is HOW.
How can the younger generation of Vietnamese, who were born in a more fortunate country than others help?
Perhaps the answer lies in the most basic and simple step.
Acknowledgement
When you live in a country like Australia which is blessed in more ways than one, it is easy to forget struggle.
Struggle is not something that can be fully appreciated when you are surrounded by more wealth and resources than you realise.
This lack of acknowledgement is perhaps one of the greatest challenges that face a group of young people who could easily rise to the call for social justice in Vietnam, but has no motivation to do so.
Why should we move back to Vietnam? What can Vietnam offer us that Australia or America can’t?
Those questions are what the younger generation will ask. And there is a point to them.
Both the younger and past generation must acknowledge each other’s viewpoints.
We, as a younger generation, must acknowledge that a free Vietnam is a dream held by the older generation and that it is a part of their legacy to create that free Vietnam. We also must honour the dying traditions and unique cultural aspects of Vietnam, because that is not just part of the previous generation legacy, but our ancestors as well.
In turn, the older generation must realise the advantages that living in a country like Australia has given us as well as a new attitude. The young people do not truly understand the hardship. All we see are the benefits, and as such we merely reap what was already sown for us.
Through acknowledgement, we will see a new community.
Yet that is not the only thing that young people must contribute. To believe that one small step is enough is a dangerous precedent. Moving forwards from that step is another challenge, another special cornerstone.
Our parent’s generation will fade away. It is a part of our duty to learn the lessons that they have learned, to avoid the mistakes they have made and to carry on the legacy left behind.
We need to be interested in our own culture.
I say that, because to, many Vietnamese Australians all they know about Vietnamese culture is food, the language and little else.
Not that you can truly blame us. We reside in Australia. We want to be Australians.
And in some ways, the previous generation were too busy trying to survive, and adapt to a new country that they forgot to teach us the folklore, the culture. They too, were trying to be Australians, because they lived in Australia.
I see a lot of interest in other cultures among the young Vietnamese. Japan, Korea, Europe, America to name a few ... and with it come Western philosophies and traditions or exported Asian pop culture.
But they know precious little about Ancestor Worship or Eastern philosophies and their meanings.
I believe that through consolidating our community, learning the meaning of duty, and acknowledging the sacrifices of our forebears, we will present a threat to the Communist government of Vietnam. Through our passion and interest in Vietnam, we will want to fight.
Unified, and consolidated under a single banner of freedom for Vietnam, I believe that only then can we challenge the Communist government for Vietnam.
The Fall of Saigon did not mean the end of freedom in Vietnam. It simply meant a different phase of fighting for freedom.
Freedom is never more than one generation away from extinction. – Ronald Reagan
We will fight for it
To honour the legacy of our ancestors.
===============================
Những suy nghĩ của một người trẻ Úc-Việt về ngày 30-4-1975 tại Đêm Tưởng Niệm 30-4 năm 2015 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Úc-Việt Dandenong, Melbourne
Ngày Sàigòn thất thủ là một ngày đau thương cho mọi người Việtnam.
Nhưng cùng một lúc ấy, nó cũng có thể được xem là điểm khỡi đầu của một sự phục sinh.
Từ đống tro tàn ấy đã trổi dậy một vận hội mới.
Khi hơn 2 triệu người Việt bắt đầu cuộc hành trình vĩ đại bỏ xứ ra đi, hầu hết họ đã làm vì hai lý do: Sợ hãi và Hy vọng.
Sợ hãi là một động lực mạnh mẽ. Nó khiến cho người ta bỏ chạy hay chiến đấu để sống còn. Khi khả năng chiến đấu không còn nữa vì chính quyền đã sụp đổ, mọi người chỉ còn một con đường đó là tháo chạy, vì bất cứ nơi nào khác vẫn tốt hơn là sống dưới sự áp bức và một số người đã chọn cái chết làm cách giải quyết.
Nhựng đằng sau sự sợ hãi ấy là hy vọng. Một khi trốn chạy một hoàn cảnh nào đó, người ta cũng bị mất đi một số hành lý. Hành lý ấy có thể là những ký ức, những nuối tiếc và những lổi lầm trong quá khứ.
Đối với tôi là một người Úc gốc Việt, sự kiện Sài Gòn thất thủ đã tạo ra con người hai nguồn gốc của tôi và sự thịnh vượng của tôi ngày hôm nay. Là một người chưa hề biết khổ cực và hy vọng rằng sẽ không bao giờ phải khổ cực, Sải gòn thất thủ có nghĩa rằng tôi có được một cơ hội quý hiếm để sanh ra và lớn lên trong một đất nước tân tiến và tự do, không những chỉ là tự do về áp bức, nhưng tự do cã về nghèo đói và khổ cực.
Chỉ vì sanh ra nơi này có nghĩa là tôi có thể sống đến tuổi 82 nếu không có điều gì quá đỗi xãy ra.
Nếu tôi sanh ra ở VN, tôi có thể chắc được rằng tuổi thọ của tôi sẽ thấp hơn nhiều.
Sài Gòn thất thủ đưa tôi có những người bạn hiện nay, nền giáo dục hiện nay. Nói tóm lại, mọi khía cạnh của cuộc sống hiện tại của tôi là do biến cố 30 tháng tư năm 1975 tạo ra.
Tôi là một phần của thế hệ trẻ hơn của cộng đồng người Việt tại Úc, chúng tôi có thể bị hơi nuông chiều, ngay cã có thể hơi vô ý thức, nhưng ai trong chúng tôi cũng đều biết và cãm nhận được thế nào là con cháu của người tỵ nạn.
Tương tự như sự diệt chủng người Do thái, những kẻ sống sót từ những lò thiêu Holocaust của Đức Quốc Xã không thể nào cảm thông một cách trọn vẹn với con cái của họ vì những gì họ đã trải qua, những bài học và những gian khổ của họ quá khác biệt với những gì con cháu họ trải qua hiện nay.
Là con cháu của thuyền nhân tỵ nạn, chúng tôi cũng sẽ chẳng bao giờ thấu hiểu đủ sự quyết tâm, nỗi lo âu sợ hãi, niềm hy vọng và sự phấn đấu để tái tạo lại cuộc đời của cha mẹ, ông bà chúng tôi.
Nhưng vì chúng tôi không hiểu đủ, không có nghĩa rằng chúng tôi không có khả năng vinh danh và trân quý những nỗ lực và hy sinh cao cã của thế hệ cha ông.
Giống như những người con của lính, chúng tôi cũng phải tiếp tục những truyền thống anh dũng của các bậc tiền nhân. Những kinh nghiệm đau thương, những chiến công hiển hách và những sự kiện lịch sữ đã tạo nên gia đình và dân tộc với nhau là những gì thế hệ cháu con phải luôn luôn học hỏi và bảo tồn.
Nhưng thực hiện được những điều này không phải là một việc dễ làm.
Câu hỏi chính yếu là LÀM SAO.
Làm sao những người trẻ Việt Nam sanh ra và lớn lên trong một đất nước may mắn như nước Úc có thể giúp đồng bào tại Việt-Nam?
Có lẻ câu trả lời nằm ở một bước đơn giản và quan trọng: đó là Nhận Thức.
Khi được sống trong một đất nước như nước Úc với quá nhiều ưu đãi, người ta dễ quên thế nào là tranh đấu.
Tranh đấu là điều người ta khó cảm nhận và hiểu thấu khi họ được bao bọc bỡi tài nguyên và sung túc.
Thiếu Nhận Thức có lẽ là một trong những trở ngại lớn nhất đối với những người trẻ có dư khả năng để đáp ứng lời kêu gọi làm một điều gì đó cho công bằng xã hội tại Việt-Nam, nhưng không có đủ những thúc đẩy và động lực để thực hiện.
Tại sao chúng tôi lại phải về thăm Việt-Nam? Có cái gì Việt-Nam cống hiến mà Nước Úc hay Nước Mỹ không thể cống hiến cho chúng tôi?
Đây là những câu hỏi mà thế hệ trẻ chúng tôi sẽ thắc mắc và chúng có cái lý của chúng.
Cả hai thế hệ: thế hệ trẻ hiện nay và và thế hệ đi trước đều phải nhìn nhận những quan điểm của nhau.
Thế hệ của chúng tôi, những người trẻ, phải nhận thức được rằng: Một nước Việtnam tự do là mơ ước của thế hệ cha ông của mình và nó cũng là một phần của di sản mà cha ông đã đấu tranh để tạo dựng một nước VN tự do. Chúng tôi có bổn phận phải bảo tồn những truyền thống và văn hoá đặc thù của VN, bởi vì chúng không chỉ thuộc về thế hệ đi trước chúng tôi, nhưng là của toàn thể Tổ Tiên Dân Tộc Việt.
Tương tự như thế, thế hệ cha ông của chúng tôi cũng phải nhận ra những ưu điểm mà nước Úc đã dành cho họ cũng như cho họ có những cái nhìn mới về giới trẻ. Xin thông cảm khi người trẻ chúng tôi không hiểu thấu về khổ cực. Chúng tôi chỉ thấy có phúc lợi và chỉ biết gặt hái những gì mà cha ông đã dày công gieo trồng cho chúng tôi.
Nhờ Nhận Thức, chúng ta sẽ nhìn thấy một cộng đồng mới.
Nhưng Nhận Thức không phải là điều duy nhất mà người trẻ cần phải có hay đóng góp. Điều đáng tiếc là những quan điểm cho rằng: “Một bước nhỏ cũng là đủ rồi” . Không, bước tới với những bước sau đó mới là đặc biệt và đáng kể.
Các bạn trẻ thân mến,
Thế hệ của cha mẹ và ông bà của chúng ta rồi sẽ qua đi. Bổn phận của thế hệ trẻ của chúng ta là học hỏi, rút tỉa những bài học mà các ngài đã học, tránh những lầm lỡ mà các ngài đã vấp phải và tiếp tục duy trì những di sản mà các ngài đã truyền lại.
Chúng ta cần phải lưu tâm đến mọi di sản văn hoá của chính mình.
Tôi nói đến điều này vì rất đông người Úc trẻ gốc Việt chỉ có biết văn hoá Việt qua ngôn ngữ và thực phẩm mà thôi.
Thế hệ ông bà, cha mẹ cũng không thể khiển trách chúng tôi vì chúng tôi sanh ra và sống ở Úc và chúng tôi muốn là người Úc.
Và một cách nào đó, thế hệ cha ông của chúng tôi vì quá vất vã với nhu cầu mưu sinh, sống sót và hội nhập vào quê hương mới đã không truyền lại đủ cho thế hệ của chúng tôi những truyền thống và phong tục VN. Nhưng ông bà và cha mẹ cũng vậy, các ngài cũng cố gắng làm một người công dân Úc như chúng tôi, vì các ngài cũng muốn làm công dân Úc và vì các ngài đang sống ở Úc.
Tôi nhận thấy người Việt trẻ ở Úc rất thích tìm hiểu về những văn hoá khác như: Âu châu, Nhật Bản, Đại Hàn v.v... vì thế qua đó họ có dịp học hỏi về triết lý và truyền thống của những dân tộc ấy, nhưng tiếc thay họ lại biết rất ít về thờ kính ông bà, triết lý Á Đông và ý nghĩa của nó.
Tôi tin và cho rằng qua việc gắn bó với Cộng Đồng, học hỏi về bổn phận của mình và nhận thức được những hy sinh của tiền nhân và cha ông của mình, người trẻ chúng tôi sẽ trỡ thành mối đe dọa và lo sợ cho chế độ CS tại VN.
Chỉ qua đoàn kết và xây dựng dưới một mục tiêu duy nhất đó là “Tự Do Cho VN”, chúng ta mới có thể đương đầu với chế độ CSVN.
Sài gòn sụp đổ không có nghĩa là Tự Do đã kết thúc tại VN, nó chỉ là một giai đoạn mới của việc tranh đấu cho Tự Do của VN mà thôi.
Tổng Thống Ronald Reagan có nói: “Tuổi thọ của Tự Do chỉ cách nhau có một thế hệ mà thôi”
Giới trẻ chúng tôi sẽ chiếu đấu cho Tự Do để tiếp nối truyền thống và di sản Tự Do mà thế hệ cha ông đã để lại cho chúng tôi.
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/30-04/4123-4123