Nguyễn Bá Thanh bị TC đầu độc bằng phóng xạ?
Hí họa về vụ Nguyễn Bá Thanh |
Trong những ngày gần đây, tràn lan trên mạng Internet những tin đồn về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội Chính TW đảng, nhiệm vụ chính là chống tham nhũng.
Nhiều tin giật gân như: Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ. Ai đã đầu độc Nguyễn Bá Thanh?, Nguyễn Bá Thanh từ Mỹ về Đà Nẵng để chờ chết…
Nhưng tin giật gân nhất do trang mạng “Chân Dung Quyền Lực” đưa ra là, chính Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc đã hạ độc thủ, thông qua Trung Nam Hải (Trung Cộng).
Rất nhiều tin tức trái ngược nhau, nhưng tin được xem là chính thức từ Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Cán bộ Trung ương đưa ra đã xác nhận Nguyễn Bá Thanh bị hạ độc.
Những hình ảnh Nguyễn Bá Thanh trong bịnh viện Mỹ với những bác sĩ Mỹ và chiếc phi cơ tải thương (Air Ambulance) sẽ đưa Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng là sự thật
2* Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc
Theo nguồn tin của Ban Bảo Vệ Sức Khỏe TW, thì vào tháng 5 năm 2014, sau khi kết thúc hai hồ sơ về Dương Chí Dũng và Bầu Kiên thì ông Thanh bắt đầu choáng váng phải đưa đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán ông có triệu chứng “rối loạn sinh tủy”.
Trước đó, khi từ Đà Nẵng ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính thì sức khỏe của ông hoàn toàn bình thường.
Ông Thanh không tin vào chẩn đoán “rối loạn sinh tủy” nên tiếp tục làm việc bình thường.
Ai cũng thấy sắc mặt ông ngày càng xám, những mụn đỏ dưới da. Sức khỏe ngày càng yếu và tiếp tục ngất xỉu trong chuyến công tác Thụy Điển vào đầu tháng 6 năm 2014.
Khi đó, ông Thanh đồng ý để Ban Bảo Vệ Sức Khỏe đưa đi Singapore điều trị hai lần vào trung tuần tháng 6 và tháng 7 (2014)
Singapore có nền y tế hàng đầu khu vực nhưng không tìm ra đích thực của căn bịnh, chỉ kết luận “nhiễm độc xương tủy”. Và Singapore đề nghị đưa ông qua Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư Fred Hutchinson (Mỹ) là bịnh viện hàng đầu thế giới về ung thư.
Ngày 16-8-2014, được sự phê chuẩn của Ban Bí Thư, ông Thanh được đưa sang Mỹ điều trị ở bịnh viện The Johns Hopkins Hospital.
Ngay lúc nhập viện, bác sĩ Mỹ chẩn đoán là “ngộ độc phóng xạ ARS”. (ARS=Acute Radiation Syndrome=Hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính)
Sau ca giải phẩu ghép tủy ông có dấu hiệu phục hồi và được chuyển sang Trung Tâm Y Tế Đại học Washington (Washington University Medical Center).
Bác sĩ F. Marc Stewart, người trực tiếp điều trị ông Thanh ở Trung Tâm Y Tế Đại Học Washington, cho biết ông Thanh vừa được hóa trị lần thứ ba nhưng mạng sống có thể duy trì thêm một thời gian ngắn.
Khoa Điều trị Ung thư của thành phố Seattle (Seattle Cancer Care Alliance Clinic) do GS. TS Elihu Estey làm bác sĩ chính cũng đã vào cuộc, nhưng hy vọng rất mong manh. Có thể nói sự sống của ông Thanh còn được tính bằng ngày mà thôi.
Tính đến tháng 10 (2014), ông Thanh vẫn liên lạc thường xuyên với Ban Bí Thư để báo cáo tình hình sức khỏe và liên lạc chỉ đạo công việc của Ban Nội Chính.
Ông Phan Thanh Tâm, thư ký riêng, tháp tùng chăm sóc sức khỏe cho biết bịnh của ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu trở nặng do biến chứng của ca giải phẩu ghép tủy. Người của ông Thanh bắt đầu khô quắt, xám xịt toàn thân.
Tháng 12 (2014) Ban Bí Thư và Ban Bảo Vệ Sức Khỏe lập một phái đoàn do lãnh đạo của Ban Tổ Chức Đảng hướng dẫn qua Mỹ, đi thẳng đến Trung Tâm Y Tế của Đại học Washington, làm việc trực tiếp với các bác sĩ điều trị để tìm hiểu về căn bịnh và tìm giải pháp trị liệu.
3* Ai đã đầu độc Nguyễn Bá Thanh?
Kẻ mặt trơ trán bóng Nguyễn Xuân Phúc đã mượn tay Trung Nam Hải hạ độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất phóng xạ
Ngày 31-12-2014 trang mạng Vàng Anh News đăng một bài viết của trang mạng “Chân Dung Quyền Lực”, tựa đề “Ai đã đầu độc Nguyễn Bá Thanh?” tiếp theo là dòng chữ lớn in đậm: “Kẻ thù ác không thể là ai khác ngoài Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Phó Trưởng Ban Chỉ Đạo TW phòng chống tham nhũng”.
Bài viết nêu những động cơ và kế hoạch thực hiện tóm tắt như sau.
3.1. Những lý do hạ độc thủ của Nguyễn Xuân Phúc
1). Tranh giành địa vị độc tôn “nhân tố miền Trung” trong Bộ Chính Trị
Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng về chạy chọt để được vào Bộ Chính Trị (BCT) mà người Quảng Đà gọi là “nước chảy ngược”. Có hơn 65 đoàn đại biểu tham dự mà Nguyễn Xuân Phúc đã đãi cơm 60 đoàn, và các ủy viên trung ương Đảng để vận động bỏ phiếu cho ông vào BCT.
Trong BCT, người miền Trung duy nhất là Nguyễn Xuân Phúc. Khi thấy tiếng tâm đang lên của Nguyễn Bá Thanh được đề nghị làm ứng cử viên vào BCT, Phúc lo ngại và, tiên hạ thủ vi cường bằng đòn phủ đầu Nguyễn Bá Thanh, là phổ biến vụ điều tra về đất đai ở Đà Nẵng mà bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh chịu trách nhiệm.
Ông Phúc lợi dụng sự bất mãn của người đồng hương miền Trung là Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng tên Võ Duy Khương. Khương làm Phó chủ tịch lâu đời mà không được cho lên chức chủ tịch vì bố vợ của Khương có “nợ máu với cách mạng” nên bị xử bắn.
Khương cung cấp tài liệu về vụ đất đai để Phó Trưởng Ban Phòng chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc ra lịnh điều tra và buộc Thanh về tội lãng phí làm mất 3,400 tỷ đồng.
2).Nguyễn Xuân Phúc âm mưu tách Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Xuân Phúc khai thác sự mâu thuẩn giữa Ba Dũng và Tư Sang để thực hiện âm mưu tách Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Thủ tướng Dũng.
Trương Tấn Sang hỏi Phúc: “Tôi muốn đi một tỉnh miền Trung để thực hiện chính trị tại cơ sở”.
Phúc đáp: “Đà Nẵng, vì ở đó sôi động”.
Tư Sang muốn đi Đà Nẵng vì biết được Thủ tướng Dũng đã nhận lời mời tham dự lễ khánh thành bịnh viện 1,000 tỷ đồng (Chính phụ cấp 200 triệu đồng). Binh viện lớn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
Tư Sang suy nghĩ, được, ta sẽ đi trước một bước để tách Thanh ra khỏi Thủ tướng Dũng, để cùng Thanh và Phúc hợp lực đánh Ba Dũng.
Nguyễn Xuân Phúc lại kích động Thủ tướng Dũng: “Ông Tư đã đi thăm bịnh viện ung thư Đà Nẵng rồi, vậy anh đừng đi dự lễ khánh thành. Mất uy”.
Ba Dũng quyết định không đi, như vậy là đã mắc vào cái kế của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
3). Nguyễn Bá Thanh quyết định đánh tham nhũng vào Nguyễn Xuân Phúc
Theo tài liệu của trang mạng “Chân Dung Quyền Lực” thì Nguyễn Bá Thanh quyết định tấn công vào Nguyễn Xuân Phúc. Đã nắm trong tay nhiều đơn tố cáo Phúc, ông Thanh đã bí mật lập một tổ công tác đặc biệt, tiến hành điều tra khối tài sản tham nhũng khổng lồ của gia đình Nguyễn Xuân Phúc.
Theo chỉ thị của TBT Nguyễn Phú Trọng thì hồ sơ tham nhũng của Phúc sẽ được trình lên Thường trực BCT và Ban Bí Thư vào Hội Nghị TW 10 ngày 5-1-2015.
Biết được tin tức nầy, nên Nguyễn Xuân Phúc (NXP) ra tay trước. Hạ gục Nguyễn Bá Thanh (NBT).
4). Thực hiện đầu độc Nguyễn Bá Thanh
Cũng theo trang mạng “Chân Dung Quyền Lực” thì Nguyễn Xuân Phúc có quan hệ đặc biệt với Trung Nam Hải (Trung Cộng) qua Đại sứ Trung Cộng ở Lào và Hoa kiều Đặng Văn Thành, người có vai trò quan trọng trong cộng đồng người Hoa, và có liên hệ gắn bó với Tổng lãnh sự TQ ở Sài Gòn.
Với mối quan hệ chồng chéo như vậy, NXP chịu nhận làm tay sai của TQ để âm mưu diệt NBT được thực hiện.
5). Diễn tiến thực hiện kế hoạch
Ngày 16-12-2013, Nguyễn Bá Thanh lên đường viếng thăm Trung Quốc thì cũng ngày 16-12-2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên đường sang Lào với danh nghĩa dự phiên họp liên chính phủ Hợp tác Lào-Việt.
Những người thân cận tháp tùng tiết lộ, NXP đã đến gặp riêng với Đại sứ Trung Cộng ở Lào là Quan Hoa Bình.
Theo thông tin từ ông Phan Thanh Tâm, thư ký riêng của NBT, cho biết ngay sau chuyến công tác Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm 2013 thì ông Thanh có triệu chứng mệt mõi, suy kiệt, thường xuyên bị choáng váng.
4* Lịch trình đưa ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng
4.1. Lịch trình chuyến bay thứ nhất
Máy bay cứu thương Lear Jet sẽ đưa ông Nguyễn Bá Thanh từ Seattle, Washington về thẳng sân bay quốc tế Đà Nẵng vào trưa hoặc chiều ngày 2/1/2015
Bác sĩ Mỹ chạy. Gia đình muốn đưa ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng để gặp lại bà con dòng họ, thân bằng quyến thuộc trước khi thẳng cẳng.
Lịch trình chuyến bay lần thứ nhất. Phi cơ cứu thương (Air Ambulance) sẽ đến Đà Nẵng vào ngày 2-1-2015. Tuy nhiên phi cơ chưa cất cánh được mà lý do được báo chí Việt Nam nêu ra là “công tác chuẩn bị chưa hoàn tất”.
Có lẻ mấy ôngMỹ làm việc lạng quạng, tuyên bố lịch trình trước khi hoàn tất việc đưa ông Thanh về Đà Nẵng. Lịch trình nầy có chi tiết đầy đủ về lúc khởi hành, quá cảnh tiếp nhiên liệu và về đến Đà Nẵng đúng vào ngày 2-1-2015.
Ngày 2-1-2015, sân bay Đà Nẵng báo động. Anh ninh phi trường được siết chặt. Siết chặt an ninh để ngăn ngừa hoặc chống lại cái gì? Tình hình thực tế thì chỉ có ngăn ngừa chống biểu tình mà thôi.
Lý do “công tác chuẩn bị chưa hoàn tất” tạo nghi ngờ. Nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câu giải đáp.
4.2. Lịch trình chuyến bay thứ hai
Lịch trình chuyến bay đương nhiên là do phía Mỹ có liên hệ đưa ra.
Ngày 5-1-2015. Lúc 10:15 sáng, phi cơ cứu thương cất cánh tại Seattle, bang WA. Chuyến bay sẽ tạm dừng để tiếp tế nhiên liệu hai lần: một ở Alaska (Mỹ), và một ở Osaka (Nhật). Sau đó tiếp tục bay thẳng về Đà Nẵng và đáp xuống phi trường quốc tế Đà Nẵng vào lúc 8:35 tối ngày thứ ba 6-1-2015 ở Việt Nam.
Tuy nhiên, khi đang viết bài nầy thì đã có tin tức là chuyến bay sẽ hoãn lại “vì lý do thời tiết xấu”.
4.3. Dời chuyến bay về Đà Nẵng
Lúc 22h55 đêm 5-1-2015, ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã quyết định dời chuyến bay về Đà Nẵng sang một ngày khác.
Trước đó, lúc 18h00 ông Thơ cho báo chí biết gia đình NBT bày tỏ với lãnh đạo Đà Nẵng sự quan ngại về việc số người ra đón ông Thanh ở sân bay quá đông rồi họ theo xe về bịnh viện hoặc về nhà sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của ông Thanh.
Qua những tin tức, có thể biết được sự lo ngại biểu tình ở sân bay đồng thời ông Thanh có thể đã nghỉ thở rồi, do chi tiết về “người biểu tình có thể theo xe chở ông Thanh về nhà”. Về nhà tức là ngưng điều trị, để phát tang.
Chuyến bay bị hoãn lại hai lần với những lý do rất mơ hồ trong lúc Việt Nam đang có những tình huống nhạy cảm, đó là Hội Nghị TW 10 để bàn việc “cơ cấu” nhân sự cho Đại hội Đảng thứ 12 vào năm 2016.
Được sự đồng ý của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Bá Thanh mở cuộc điều tra tham nhũng của Nguyễn Xuân Phúc và kết quả sẽ được trình lên thường trực Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư vào Hội nghi Trung ương 10 vào ngày 5-1-2015.
Không biết ông Thanh có mang theo tài liệu hoặc hồ sơ bí mật nào làm nguy hại đến chiếc ghế của các đồng nào hay không?
4.4. Ông Nguyễn Bá Thanh không phải là một bịnh nhân bình thường
Bịnh nhân bình thường là uống thuốc rồi ngủ, lại uống thuốc chờ ngày xuất viện.
Theo báo cáo thì trước tháng 10 năm 2014 ông còn liên lạc thường xuyên với Ban Bí Thư và với Ban Nội Chính của ông để chỉ đạo công tác. Công tác gì?
Ông Thanh là nạn nhân chính của căn bịnh của ông. Căn bịnh được cho là bị ngộ độc phóng xạ ARS, bị đầu độc phóng xạ gây ra ung thư.
Có thể ông đang mang trong mình một đống tài liệu, chứng cớ có liên quan đến công việc, sức khỏe và tánh mạng của ông và cũng liên quan đến sự nghiệp, địa vị và tài sản của những đồng chí của ông.
Các chuyến bay bị đình hoãn có thể liên hệ đến những hồ sơ đó. Không biết chắc nhưng ngăn ngừa vẫn hơn.
5* Trang mạng bí ẩn: “Chân Dung Quyền Lực”
5.1. Trang mạng gây sóng gió
Thời gian gần đây, trước Đại hội đảng XII, xuất hiện trang mạng “Chân Dung Quyền Lực”, trang mạng bí ẩn đã gây sóng gió trên cộng đồng mạng với hàng trăm bài viết về các lãnh đạo đảng CSVN, nhất là trong cuộc đấu đá nhau để tranh giành quyền lực “cơ cấu nhân sự” cho Đại hội Đảng thứ 12 vào năm 2016.
Câu hỏi được đặt ra là “Ai đứng sau Chân Dung Quyền Lực?”.
5.2. Nhận xét của một nhà báo kỳ cựu trong nước
Một nhà báo kỳ cựu đã từng giữ mục an ninh nội chính, xin giấu tên, cho biết hầu hết những bài viết đã vạch ra những bí mật của các lãnh đạo Đảng mà người bên ngoài không biết được, và đặc biệt về những hình ảnh khó tìm thấy ở những nhân vật liên hệ.
Cách hành văn thì giống như một bản báo cáo nội bộ mà người bên ngoài khó bắt chước hay giả mạo.
Kế đến, các văn kiện, các tài liệu được đưa lên rất trùng hợp với hình thức những văn bản hiện nay.
Bên cạnh đó, “Chân Dung Quyền Lực” được đánh giá là được tổ chức rất có bài bản, sắp xếp rất khoa học, và bài nào cũng có trọng tâm đánh đối tượng theo một trình tự rất chuyên nghiệp.
Hình ảnh dồi dào mà nó trích dẫn không thể có từ một nhà báo nước ngoài và ngay cả các cơ quan an ninh tình báo nữa. Chỉ có công an bảo vệ chính trị VN mới có khả năng làm việc đó. Và cũng từ cái nút thắt đó, giới thạo tin lần dò theo để tìm ra thủ lãnh thật sự của “Chân Dung Quyền Lực” là ai, là điều không khó lắm.
Trang mạng nầy do ai lập ra thì không dám khẳng định nhưng khi nhìn vào cách điều hành của nó thì không khó lắm để đưa ra những suy đoán hợp lý. Người đó là Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài trang web “Nguyễn Tấn Dũng” còn có trang “Chân Dung Quyền Lực” nầy nữa. Ông Dũng có thời gian làm Thứ trưởng Bộ Công An (từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 5 năm 1996). Người cố vấn về an ninh và tôn giáo của Thủ tướng Dũng là Thượng tướng nghỉ hưu Nguyễn Văn Hưởng cũng có thời kỳ làm Thứ trưởng Bộ Công An. Đó gọi là sự suy đoán hợp lý.
5.3. Đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trả lời phỏng vấn của biên tập viên Mặc Lâm đài RFA ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam ở Thụy Sĩ, ông Hùng nêu nhận xét: “Tuy có đấu đá nhau, có những xì xầm chỉ trích nhau nhưng không có tình trạng như hiện nay. Ở Đại Hội XI không có. “Chân Dung Quyền Lực” là những nét mới trong đấu tranh quyền lực, nổi bật nhất là thái độ “không đi trong hàng” của Nguyễn Tấn Dũng. “Đi trong hàng” có nghĩa là phải theo đường lối chung, theo kỷ luật, nếu không theo thì bị loại.
Để chứng minh, ông Hùng cho biết tiếp: “Những lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng chỉ nhắm vào lợi ích cho bản thân, cho tư thế của ông, chớ không theo đường lối chung. Không đi trong hàng.
Kỷ luật của Đảng là cá nhân phải theo đương lối của tập thể, nếu không thì bị loại.
Ông Dũng đi riêng vì ông có sức mạnh hơn ba người kia, họ chỉ có chức vụ mà không có thực lực. Trong cuộc đấu đá nầy, ông Dũng là ngưởi mạnh nhất cho nên những người kia phải theo ông, để đứng chung với ông.
5.4. Đơn tố cáo
1). Ngày 1-12-2014. Mai Văn Lâm, cán bộ Văn phòng Chính phủ, đại diện tập thể nhân viên đưa đơn kiện lên Tổng Bí Thư, Chủ Tịch QH, Chủ Tịch Nước, Thường trực Ban Bí thư và Ban Tổ Chức đảng, tố cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về những tội tham nhũng, cửa quyền, ngâm dự án của các doanh nhân để tống tiền… Con người giảo hoạt, thượng đội hạ đạp, lừa thầy phản bạn, thâm độc, cơ hội…
Đoạn trích trong đơn tố cáo như sau”
“Sang nhiệm kỳ mới, đáng lẽ với vị trí là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, thì ông Nguyễn Xuân Phúc phải là người sát cánh nhất với Thủ tướng để lãnh đạo Chính phủ điều hành hoạt động của đất nước. Nhưng không, ông Phúc chẳng làm gì cả, để mặc Thủ tướng chèo chống trong khi kinh tế-xã hội đất nước muôn vàn khó khăn. Không những thế, ông Phúc còn nói rằng: Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về khó khăn của đất nước, phải có ai đó bị kỷ luật…, còn ông Phúc thì liên tục tổ chức thăm, làm việc với các bộ, ngành, tỉnh, thành. Anh em cán bộ trẻ của Văn phòng Chính phủ cứ than vãn, không hiểu Phó Thủ tướng Phúc đi gì nhiều thế, chẳng có nội dung làm việc gì, phát biểu toàn những điều đao to, búa lớn, nhưng rỗng tuếch, khổ cán bộ ở dưới không biết viết báo cáo, kết luận như thế nào, nhưng chúng tôi thì hiểu rõ mục đích của ông Phúc đâu phải làm việc mà cần nội dung, chủ yếu là đi vận động để lên Thủ tướng mà thôi”.(Trích trong đơn tố cáo)
2).Nhận xét đơn tố cáo.
Một nhân viên trong văn phòng dưới quyền trực tiếp của Phó thủ tướng tại chức mà dám cả gan chửi bới vô cùng nặng nề cấp chỉ huy của mình là một điều hiếm có. Phải có ai đó chống lưng mới dám làm như thế. Trong đơn có đoạn binh vực Thủ tướng Dũng như sau: “Nhưng không, ông Phúc chẳng làm gì cả, để mặc Thủ tướng chèo chống trong khi kinh tế-xã hội đất nước muôn vàn khó khăn. Không những thế, ông Phúc còn nói rằng: Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về khó khăn của đất nước, phải có ai đó bị kỷ luật”.
6* Ai phổ biến tài sản tham nhũng của Nguyễn Xuân Phúc?
Trong bối cảnh hỗn loạn đấu đá nhau tưng bừng để chen chân vào những chức vụ lãnh đạo Đảng ở Đại Hội XII vào năm 2016, những độc chiêu được tung ra để hạ gục đối thủ. Việc đưa ra công luận về tài sản tham nhũng của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nằm trong âm mưu đó.
Tham nhũng là bản chất, là thuộc tính của lãnh đạo các đảng Cộng Sản. Ai ai cũng tham nhũng. Đối thủ yếu thì bị vạch mặt tham nhũng để loại trừ. Trung Cộng và Việt Cộng cũng giống nhau y chang như vậy. Nhìn vào tham nhũng Trung Cộng thì thấy được tham nhũng Việt Nam.
Đối với đồng chí Ếch thì Nguyễn Bá Thanh đã bị loại, chỉ còn lại Sang, Trọng, Phúc là đối thủ lợi hại cho nên tài sản tham nhũng của Nguyễn Xuân Phúc là tuyệt chiêu có thể loại ông nầy ra khỏi cuộc chơi.
Tài sản tham nhũng thường được để cho bà con họ hàng các bên nội ngoại, con cháu đứng tên sở hữu chủ.
6.1. Khối tài sản của con rể Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Con rể của Nguyễn Xuân Phúc là Vũ Chí Hùng, chồng của Nguyễn Thị Xuân Trang.
6.1.1. Những tài sản nằm trong bản kê khai
(1) Bất động sản: 5 căn nhà
Về nhà ở: Vũ Chí Hùng khai mình đang sở hữu 5 nhà ở, cụ thể:
- Nhà thứ nhất: Căn hộ rộng 260m2 tại tại Khu căn hộ cao cấp 5 sao City Garden (số 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh).
- Nhà thứ hai: Căn hộ rộng 180m2 tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hoàng Đạo Thuý, Q. Cầu Giấy, Hà Nội).
- Nhà thứ 3: Căn hộ rộng 127m2 tại Khu căn hộ cao cấp Parkson Hùng Vương (126 Hùng Vương, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh)
- Nhà thứ 4: Nhà mặt tiền số 29A Đồng Khởi, Q1, Tp. Hồ Chí Minh - khu đất kim cương đắt đỏ nhất Sài Gòn.
- Nhà thứ 5: Căn biệt thự rộng 340m2 tại số HS04-29 Hoa Sữa, Vinhomes Riverside (Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội).
(2) Về quyền sử dụng đất: Vũ Chí Hùng khai mình đang sở hữu 02 mảnh đất, tổng diện tích 1.600m2 tại Quận 2 và Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh:
(3) Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng: 34,5 tỷ đồng. Cổ phiếu: 9 tỷ đồng.
6.1.2. Những tài sản nằm ngoài bảng kê khai của Vũ Chí Hùng
Về bất động sản, phát hiện vợ chồng Vũ Chí Hùng còn sở hữu 3 căn tại các khu căn hộ cao cấp, chi tiết cụ thể:
- Căn hộ số 1A12-5 rộng 133m2 tại Khu căn hộ cao cấp Garden Court II, Phú Mỹ Hưng (lô số CN72, đường Tôn Dật Tiên, phường Tân Phong, Q.7, Tp. HCM).
- Căn hộ số T1-0507, rộng 134m2 tại Khu căn hộ cao cấp Ruby, Saigon Pearl (Q. Bình Thạnh, Tp.HCM).
- Căn hộ số W511, rộng 219m2 tại Khu căn hộ cao cấp Golden West Lake (số 162A Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội). Căn hộ này cũng đang được Nguyễn Thị Xuân Trang cho ông Lin Li, Trưởng văn phòng đại diện Tập đoàn Central Trading & Development (CT&D) tại Việt Nam thuê với giá 3.500 USD/tháng. Tiền thuê hàng tháng cũng chuyển vào tài khoản của Nguyễn Thị Xuân Trang tại Ngân hàng Sacombank.
Về cổ phiếu, Vũ Chí Hùng nắm giữ 43.49 tỷ đồng
6.2. Tài sản của Nguyễn Xuân Phúc ở Mỹ: hai ngôi biệt thự
Ngày 22-12-2014, trang mạng Vàng Anh lấy tin từ “Chân Dung Quyền Lực” cho biết, Phó Thủ tướng chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc có hai căn biệt thự tại Mỹ.
1. Căn thứ nhất
Mua ngày 3-6-2005 với giá 790,000 USD, thời giá năm 2014 là trên một triệu USD. Địa chỉ 636 South Halliday Street, Anaheim, CA 92804.
2. Biệt thự thứ hai
Cũng nằm trong thành phố Anaheim, ở địa chỉ 7556 East Calle Durango St. Anaheim, CA 92808. Mua ngày 18-10-2010 với giá 575,000 USD
Bản tin cho biết Nguyễn Xuân Phúc đã có kế hoạch thực hiện bãi đáp an toàn khi có biến cố xảy ra từ cả chục năm nay.
Con trai là Nguyễn Xuân Hiếu, du học Mỹ năm 2009.
Về nguồn tài chánh, với những số trương mục, số tiền, số cổ phiếu, số tiền và ngày mua nhà ở Mỹ…của Phó Thủ tướng chống tham nhũng được nêu lên một cách công khai như thế, thì nguồn gốc những tài liệu đó phải là từ cơ quan hoặc thẩm quyền của nhân vật nặng ký trong đảng hoặc nhà nước CSVN.
7* Những mâu thuẩn trong ban lãnh đạo đảng CSVN
7.1. Mâu thuẩn nội bộ
Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng công khai đấu nhau. Trương Tấn Sang về phe Nguyễn Phú Trọng tấn công Thủ tướng Dũng. Nguyễn Bá Thanh chống Nguyễn Tấn Dũng về tham nhũng cụ thể là vụ Vinashin của Dương Chí Dũng và tuyên bố dẹp nhóm lợi ích dưới tay Ba Dũng gồm có Nguyễn Thanh Phượng, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước là Nguyễn Văn Bình gồm Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), Trầm Bê, Trần Xuân Giá…
Mâu thuẩn giữa Nguyễn Bá Thanh với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tham nhũng.
7.2. Mâu thuẩn giữa Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Tấn Dũng
Ngày 8-4-2012, Youtube phát hình băng video cuộc nói chuyện của Nguyễn Bá Thanh trước 4,500 cán bộ Đà Nẵng nội dung như sau:
“Ông tưởng ông ngon lành lắm. Ông tưởng họ kính nể, họ chấp tay bái phục ông, cho nên đừng vội nhìn cái mặt tốt bên ngoài. Thật ra còn nhiều vấn đề lắm. Họ làm sai là họ từ chức chứ mình làm sai mà cứ nhơn nhơn tĩnh queo coi như không có vấn đề gì. Cách chức ảnh thì ảnh phải chịu thôi. Chứ còn biểu ảnh từ chức thì ảnh không từ. Ảnh nói, biết bao nhiêu người có từ đâu mà tôi phải từ”.
8* Vì sao Nguyễn Bá Thanh rớt vào Bộ Chính Trị?
8.1. Cuộc bầu cử
Ngày 4-5-2013, Ban Chấp Hành Trung Ương đảng bỏ phiếu bầu chọn 3 nhân sự vào Bộ Chính Trị và 2 nhân sự bổ sung cho Ban Bí Thư.
Sau nhiều tranh cãi, gay cấn, nẩy lửa, cuộc bỏ phiếu sít sao cho 10 ứng cử viên, trong đó có ba người được Bộ Chính Trị (BCT) giới thiệu là Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ...
9:30 tối.
Kết quả vòng 1. Duy nhất chỉ có Nguyễn Thiện Nhân được 90% ủng hộ. Vương Đình Huệ bị rớt với số phiếu rất thấp.
Kết quả vòng 2. Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nguyễn Phú Trọng đã tích cực vận động cho Nguyễn Bá Thanh nhưng ông cũng rớt. Cũng có ý kiến cho rằng đó là một cuộc “đảo chánh nội bộ”
8.2. Những lý do khiến cho Nguyễn Bá Thanh bị rớt
Theo trang mạng “Chân Dung Quyền Lực”, được cho là Nguyễn Tấn Dũng đứng sau, thì có ba lý do khiến cho Nguyễn Bá Thanh thất bại.
1). Lý do thứ nhất
Nguyễn Bá Thanh là người được kỳ vọng, chắc chắn sẽ được vào BCT nhưng bị rớt một cách đau đớn.
Ngay từ đầu ông Thanh đã phạm nhiều sai lầm là tuyên bố giật gân quá sớm “bắt hết! nhốt hết! không nói nhiều” Tuyên bố như thế cho thấy ông không hiểu rõ chức năng và quyền hạn của Ban Nội Chính.
Những tuyên bố như thế làm cho những người có quyền bỏ phiếu cho ông, như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc và cùng phe nhóm cương quyết “đánh rớt” ông.
Nhưng lý do chính là âm mưu nham hiểm của Trương Tấn Sang. Ông Sang đã kéo Nguyễn Phú Trọng vào nhóm “Thường trực nghị quyết TW 4” có tên gọi là “Chấn hưng đảng”. Kế hoạch đầu tiên là nhờ tay của Nguyễn Bá Thanh tìm mọi lý do để thi hành kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng.
Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc lôi kéo Nguyễn Phú Trọng áp đặt việc tái lập Ban Nội Chính và Ban Kinh Tế (được công bố ngày 2-1-2013) vốn đã bị giải thể hồi tháng 5 năm 2007.
Tự tiện bổ nhiệm Nguyễn Bá Thanh vào Ban Nội Chính và Vương Đình Huệ vào Ban Kinh Tế mà không xin ý kiến của Ban Chấp Hành TW đảng.(BCH/TW)
Việc tái lập hai ban nói trên đi ngược lại chiều hướng phát triển của Đảng, đồng thời để lộ âm mưu gian trá nhằm mục đích bảo vệ địa vị cá nhân. Ý đồ nầy không được BCH/TW đảng nhất trí hay nói cách khác là phe của Nguyễn Tấn Dũng còn mạnh.
2). Lý do thứ hai
Nguyễn Bá Thanh bị lọt vào cái bẫy của Trương Tấn Sang.
“Chân Dung Quyền Lực” cho biết sự “lật kèo” của Trương Tấn Sang thể hiện vào giờ phút chót, đó là thời điểm nghỉ giải lao trước khi vào bỏ phiếu vòng một và vòng hai của đêm 4-5-2013. Tại hành lang của hội nghị, Tư Sang chỉ đạo cho toàn bộ quân của ông phải bỏ phiếu cho Trương Hòa Bình, một đàn em của ông, thay vì bầu cho Nguyễn Bá Thanh như những lời hứa ngon ngọt trước đó. Việc “trở kèo” khiến cho ông Thanh chỉ thiếu có 5 phiếu để được vào vòng hai.
Thủ đoạn nham hiểm của Tư Sang là trước đó ông chỉ thị cho đàn em là Hải Lùn và Nguyễn Công Khế chỉ đạo báo chí tung hô để người dân hiểu lầm là Tư Sang ủng hộ Nguyễn Bá Thanh.
Nếu Nguyễn Bá Thanh “đậu” vào BCT thì đó là công lớn của Tư Sang. Nếu rớt thì đổ thừa, “đổ bẩn” cho Nguyễn Tấn Dũng. (Nham hiểm là ở chỗ nầy)
3). Lý do thứ ba
Một rào cản lớn của Nguyễn Bá Thanh vào BCT chính là Nguyễn Xuân Phúc. Với vai trò của ủy viên BCT, Thường trực ban chống tham nhũng, đã tung ra quả đấm thôi sơn là “Thanh tra vụ đất đai Đà Nẵng” bán đất làm sân golf Đa Phước làm mất tiền nhà nước đến 3,400 tỷ đồng. Đó là tội lãng phí.
Tội lãng phí bị xem như tội tham nhũng vì làm mất tiền của nhà nước, chỉ khác là tham nhũng ăn cắp tiền cho bản thân, trái lại lãng phí là quản lý kém hoặc làm sai chính sách nhà nước. Nguyễn Bá Thanh bị rớt một phần vì mất uy tín trong vụ nầy. Đối thủ khai thác trong việc bỏ phiếu bầu vào BCT.
9* Quyền hạn của Ban Nội Chính Trung Ương Đảng
9.1. Ban Nội Chính
Ban Nội Chính TW Đảng trực thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết. Ban nầy được tái lập do Quyết định số 158-QĐ/TW của Bộ Chính Trị, ký ngày 28-12-2012, ban gồm có 108 thành viên.
Trưởng ban: Nguyễn Bá Thanh
4 Phó Trưởng ban: Phan Đình Trạc, Nguyễn Doãn Khánh, Phạm Anh Tuấn, Lê Minh Trí.
9.2. Nhiệm vụ của Ban Nội chính
1). Nhiệm vụ 1.
Đề xuất lên Bộ Chính trị, lên Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng:
- Về việc xây dựng luật pháp chủ yếu là phòng chống tham nhũng.
- Về việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan được xác định, gồm có: Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao, toà án, tư pháp, công an, quân đội.
Đề xuất là đề nghị chớ không có quyền quyết định. Đề nghị lên Bộ Chính trị gồm 16 ủy viên, mà hiện nay bộ nầy có khuynh hướng không ưa “chuyên gia chống tham nhũng” Nguyễn Bá Thanh, cụ thể là không cho ông ta vào Bộ CT.
2). Nhiệm vụ 2.
Nhiệm vụ thứ hai là: kiểm tra, giám sát, theo dõi các cấp ủy. Chỉ đạo, hướng dẫn, xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, được Ban Bí thư và Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng giao cho.
“Nhiệm vụ xử lý được Bộ Chính trị giao cho”, nhưng Bộ CT gồm 16 ủy viên lại cũng không ưa ông Thanh, cho nên chưa chắc gì họ giao cho xử lý những vụ án có liên đến nhóm tham nhũng gộc.
Bộ Chính trị gồm 16 ủy viên. Hai tân ủy viên là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ban Bí thư 11 người gồm có: Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư), Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh (Thường trực Ban Bí thư), Tô Huy Rứa, Ngô Văn Dụ, Đinh Thế Huynh, Ngô Xuân Lịch, Trương Hoà Bình, Hà Thị Khiết, Nguyễn Thị Kim Ngân (UV/BCT, Phó Chủ tịch Quốc hội) và Trần Quốc Vượng.
3). Nhiệm vụ 3
Tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật về những chức danh thuộc Bộ Chính trị, thuộc Ban Bí thư, các kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao, thẩm phán toà án tối cao. (*Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là cơ quan trực thuộc Quốc hội Việt Nam, có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố Nhà nước)
Xem qua 3 nhiệm vụ nêu trên thì thấy toàn là nhiệm vụ chung chung, quyền hạn không rõ ràng, như đề nghị, kiểm tra theo dõi, tham gia góp ý…mà không thấy có một quyền quyết định nào cả. Do đó, việc chống tham nhũng của Ban Nội chính cũng mù mờ chung chung.
9.3. “Hốt hết bầy sâu làm nghèo đất nước”
Ngày 10-1-2013, với tư cách Trưởng Ban Nội Chính TW Đảng, trước hết ông Nguyễn Bá Thanh chiếu cố đến những bê bối rõ ràng của ngành ngân hàng, đã tạo ra những khoản nợ xấu khổng lồ làm mất tiền nhà nước (200,000 tỷ), xuất tiền cho vay mà không đòi lại được. Ông tuyên bố: “Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái ngân hàng, “cho hốt liền, không nói nhiều”.
1). Ngân hàng nâng giá khống
Những bê bối của ngân hàng là “nâng giá khống” các tài sản được dùng để thế chân khi vay tiền, được cố ý nâng lên cao hơn số vốn thật sự, căn cứ vào đó nhận tiền hối lộ, gọi là trả ơn. Ví dụ cụ thể như, một miếng đất hay một công ty có số vốn thật sự là 100 tỷ, thì chỉ được vay 60 tỷ. Nhưng ngân hàng cố tình nâng giá từ 100 tỷ lên thành 500 tỷ để được vay 300 tỷ, và tay tham nhũng của ngân hàng đớp 100 tỷ. Công ty đi vay ký nhận thiếu nợ 300 tỷ nhưng thật sự chỉ nắm trong tay có 200 tỷ mà thôi. Với số vốn thật sự 100 tỷ của công ty, của miếng đất, cho dù ngân hàng có xiết nợ, tịch thu tài sản của công ty, đem ra bán đấu giá thì cũng không thu về đủ số tiền mà ngân hàng đã xuất ra là 300 tỷ. Hơn nữa, lãnh đạo tham nhũng của ngân hàng cũng không dám làm mạnh, vì đã đớp 100 tỷ rồi.
9.4. “Cho hốt liền” không phải dễ
Tội ngân hàng nâng giá ẩu thì có thật, nhưng muốn hốt không phải dễ, bởi vì muốn bắt bỏ tù một người thì phải theo tiến trình của những bước pháp định. Đó là chỉ có cơ quan điều tra của Bộ Công An mới có quyền điều tra. Sau khi điều tra xong, chuyển hồ sơ qua Viện Kiểm Sát Nhân Dân để viện nầy thực thi quyền pháp định là quyền công tố, (vai trò của biện lý buộc tội) đưa qua tòa án khởi tố những tội do công an điều tra kết luận, để toà xét xử và kết án, có tội hay vô tội.
Cơ quan Điều tra thì thuộc Bộ Công An, toà án thì thuộc Bộ Tư Pháp, mà hai ông bộ trưởng nầy dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ban Nội Chính thuộc về mặt Đảng, nhưng Đảng chỉ lãnh đạo chớ không cai trị. Ban Tổ Chức Đảng có quyền cách chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ đảng viên, nhưng không có quyền xét xử bắt bỏ tù. Trong tình trạng Đảng và Chính phủ đang đối đầu nhau như hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không nắm được đa số ủy viên trong Bộ CT cho nên Nguyễn Bá Thanh khó thực hiện được việc “hốt liền, không nói nhiều”.
10* Nguyễn Bá Thanh bị tố tham nhũng
10.1. Nhận hối lộ trong vụ rút ruột công trình cầu Sông Hàn
Trong suốt thời gian “trị vì” ở Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã gây nhiều sóng gió, tai tiếng và bị tố cáo tham nhũng.
Cầu Sông Hàn do nhân dân góp tiền xây dựng. Ngay sau khi được khánh thành thì người chủ thầu là Phạm Minh Thông bị bắt.
Sau vài lần”tạm hoãn xét xử”, cuối cùng ông Thông bị kết án 13 năm tù và ông đã khai là dùng tiền tham ô để làm quà biếu cho một số cá nhân và tập thể, nói trắng ra là đưa cho Nguyễn Bá Thanh số tiền 4.4 tỷ đồng theo yêu cầu của ông Thanh.
Nguyễn Bá Thanh lấy đất của dân, mỗi mét vuông đền bù là 19,500$/m2 nhưng lại lấy của chủ nhà thầu 150,000$/m2.
10.2. Độc tài và tham nhũng
Tổng lãnh sự Charles Bennett gọi ông Thanh là “Chủ nhân của đất và gió”. “Những nhà đầu tư địa ốc nào dại dột xây cất vườn tược trước khi hỏi ý kiến ông là trồng cây gì, lối đi được xây làm sao chẳng hạn, thì sẽ bị đóng cửa và phải bới lên xây lại từ đầu”. Những nhà đầu tư nào không chịu nói chuyện trước với Nguyễn Bá Thanh trước khi nạp đơn đều nói rằng họ chẳng bao giờ được cấp giấy phép cả. Nguyễn Bá Thanh là ông vua ở Đà Nẵng.
11* Cầu cứu Đức Phật từ bi
Một cán bộ kêu gọi: “Khoa học đã bó tay nhưng chúng ta đừng tuyệt vọng. Mọi người hãy thành tâm cầu xin Đức Phật từ bi cứu độ. Thế là nhiều lễ cầu an cho Nguyễn Bá Thanh được tổ chức. Người Cộng Sản duy vật chống phá tôn giáo nhưng khi gặp nạn lại cầu cứu Đức Phật từ bi thì đó không phải là thành tâm.
Chị Tống Mỹ Loan ở Pháp có chuyển bài thơ như sau:
Luật Nhân Quả
Bá Thanh ơi hỡi Bá Thanh
Xưa đang có tiếng bỗng gây khổ sầu
Đánh dân giáo xứ Cồn Dầu
Trong tay quyền lực anh hầu lập công
Cho dù Đà Nẵng trổ bông
Là nơi sạch sẽ bên con sông Hàn
Nhưng bao oan ức điêu tàn
Đổ trên đầu của dân làng kêu oan
Cồn Dầu chứng tích khăn tang
Anh gây cái chết hờn oan cho người
Dù anh làm tốt mấy mươi
Nhưng gây tang tóc tội đời vẫn mang
Nay anh đã thấm thía gan
Một lần làm ác tội ngàn chẳng phai
Ác giả, ác báo không sai
Đó là nhân quả nào ai nhớ giùm!
12* Kết luận
Chuyện ông Nguyễn Bá Thanh bị bịnh và sang Mỹ điều trị là có thật. Ban Bảo Vệ Sức Khoẻ TW cho rằng ông Thanh bị đầu độc cũng có thể là có thật. Việc đấu đá nhau trong nội bộ trước những kỳ Đại Hội Đảng đã thường xảy ra thì lần nầy cũng không ngoại lệ.
Nguyễn Bá Thanh bị hại vì tham nhũng và tranh giành quyền lực do mâu thuẩn chồng chéo nhau nên khó xác định ai đã ra tàn độc với đồng chí của mình.
Mâu thuẩn giữa Ba Dũng và Tư Sang, giữa Nguyễn Phú Trọng với Nguyễn Tấn Dũng, giữa Nguyễn Xuân Phúc với Nguyễn Bá Thanh…nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh thật tùm lum nên không biết ai là thủ phạm.
Còn chuyện ai hạ độc thủ thì hiện giờ chưa biết được, phải chờ “người trong chăn” mới biết được thủ phạm là ai. Người trong chăn mới biết chăn có rận.
* Tin giờ chót. Nguyễn Bá Thanh về tới Đà Nẵng. Xin trích bản tin như sau:
“Hơn 21h30 tối 9/1, Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh đã được đưa vào Khoa Ung bướu Bệnh viện Đà Nẵng. Đại diện ngành y tế cho biết ông rất tỉnh táo, việc di chuyển diễn ra an toàn.
Theo một nguồn tin có thẩm quyền, vì sức khỏe không cho phép, xe cấp cứu đã chở ông Thanh từ chuyên cơ ra khỏi sân bay theo lối khác về Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Người dân thành phố hầu như không có cơ hội được nhìn thấy nguyên Bí thư Thành ủy của họ. Tuy nhiên, ít phút trước đó khi xe cứu thương chở ông Thanh và đoàn người đi cùng di chuyển trên đường Hải Phòng, chứng kiến cảnh hàng trăm người đứng hai bên đường theo dõi, người thân trong gia đình ông Thanh đi trên ôtô đã giơ tay bày tỏ sự cảm ơn trước tấm lòng của bà con
Trớt quớt. Cũng chưa được thấy mặt.
Để tránh lây lan truyền nhiễm, việc cách ly được thực hiện nghiêm nhặt cho nên không có ai được nhìn thấy mặt của ông Thanh cả.
Nếu như ông Thanh còn sống thì những gì mà trang mạng Chân Dung Quyền Lực phổ biến sẽ được từ từ làm sáng tỏ. Và ai là người đứng sau “Chân Dung Quyền Lực. Cho đến giờ chót mà vụ việc Nguyễn Bá Thanh cũng còn nằm trong bí mật. Vì sao không cho nhiều trăm người dân Đà Nẵng nhìn mặt ông Thanh, dù chỉ trong năm ba phút?
Bí mật vẫn còn bao trùm, vì những người liên hệ mà trang mạng CDQL đã vạch mặt chỉ tên mà không thấy có ai lên tiếng đính chính hoặc thanh minh thanh nga gì cả.
Trúc Giang
Minnesota ngày 10-1-2015